Đề tài Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc khmer ở sóc trăng từ năm 1992 đến nay

Vấn đề nghèo đói là một hiện tượng xã hội đặc biệt tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đối với đời sống nhân loại. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống. Với một đất nước khá đông dân tộc như vậy, việc chăm lo cho cuộc sống đồng bào dân tộc là một việc làm cần thiết có vai trò quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển. Thông qua cơ chế phù hợp thì việc đề ra và thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc là vấn đề quan trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân mà còn tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những thành công của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc nước ta đã đạt được mục tiêu thiên niên kỉ đề ra cho năm 2015, đó là giảm ½ số người nghèo so với năm 1990 và nếu nước ta duy trì và làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo như thời gian qua, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đến năm 2015 chỉ còn rất thấp khoảng 0.7% [24]. Tuy nhiên, nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới. Vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. để giảm nghèo nhanh và phát triển bình đẳng hơn thì rất cần công tác xóa đói giảm nghèo để giúp tái phân phối các nguồn lực và bổ sung trực tiếp cho các đối tượng nghèo và góp phần phát triển đất nước. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo và chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, nhận thức rõ điều đó trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra đường lối đúng đắn và quan tâm giải quyết đúng mức vấn - 3 - đề xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước nói chung trong đó có đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng. Sóc Trăng là một trong 3 tỉnh nghèo ở khu vực phía Nam kinh tế vùng là độc canh cây lúa dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh còn cao so với các tỉnh khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của Sóc Trăng là 17,05% trong đó các hộ Khmer nghèo chiếm 28,48% trên tổng số hộ nghèo của Tỉnh [15]. Xoá đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đang là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt công tác xoa đói giảm nghèo trong đồng bào khmer ở Sóc Trăng sẽ góp phần sẽ góp phần nâng cao dân trí cải thiện đời sống kinh tế xã hội góp phần tạo nên sự phát toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng từ năm 1992 đến nay” để làm luân văn này

doc40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc khmer ở sóc trăng từ năm 1992 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - Cần thơ, 5/2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S. Hồ Thị Quốc Hồng Sơn Ngọc Như Lê Thị Út Thanh MSSV: 6055383 - 2 - MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Vấn đề nghèo đói là một hiện tượng xã hội đặc biệt tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đối với đời sống nhân loại. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống. Với một đất nước khá đông dân tộc như vậy, việc chăm lo cho cuộc sống đồng bào dân tộc là một việc làm cần thiết có vai trò quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển. Thông qua cơ chế phù hợp thì việc đề ra và thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc là vấn đề quan trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân mà còn tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những thành công của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc nước ta đã đạt được mục tiêu thiên niên kỉ đề ra cho năm 2015, đó là giảm ½ số người nghèo so với năm 1990 và nếu nước ta duy trì và làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo như thời gian qua, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đến năm 2015 chỉ còn rất thấp khoảng 0.7% [24]. Tuy nhiên, nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới. Vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số... để giảm nghèo nhanh và phát triển bình đẳng hơn thì rất cần công tác xóa đói giảm nghèo để giúp tái phân phối các nguồn lực và bổ sung trực tiếp cho các đối tượng nghèo và góp phần phát triển đất nước. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo và chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, nhận thức rõ điều đó trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra đường lối đúng đắn và quan tâm giải quyết đúng mức vấn - 3 - đề xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước nói chung trong đó có đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng. Sóc Trăng là một trong 3 tỉnh nghèo ở khu vực phía Nam kinh tế vùng là độc canh cây lúa dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh còn cao so với các tỉnh khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của Sóc Trăng là 17,05% trong đó các hộ Khmer nghèo chiếm 28,48% trên tổng số hộ nghèo của Tỉnh [15]. Xoá đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đang là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt công tác xoa đói giảm nghèo trong đồng bào khmer ở Sóc Trăng sẽ góp phần sẽ góp phần nâng cao dân trí cải thiện đời sống kinh tế xã hội góp phần tạo nên sự phát toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng từ năm 1992 đến nay” để làm luân văn này 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng đã được nghiên cứu rất nhiều như: Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Việt Thảo với đề tài “ phân tích đánh giá thực trạng nghèo đói và các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho tỉnh Sóc Trăng”, nghiên cứu Ông Mai Phước Hưng Sở Kế Hoạch Đầu Tư về “Xóa đói giảm nghèo đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng”. Nguyễn Xuân Châu với “Công tác xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào Khmer Nam Bộ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Và nhiều bài báo cáo nghiên cứu khác của Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng về tình hình đời sống thực trạng, nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer. Riêng đề tài của tôi chỉ nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng trong khoảng thời gian thành lập tỉnh (1992) đến nay, và tìm ra một số giải pháp xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ơ Sóc Trăng hiện nay. Bên cạnh đó trong đề tài tôi củng có kế thừa và chọn lọc các thành quả nghiên cứu của các tác giả này. 3. Phương pháp nghiên cứu: - 4 - Trong quá trình nghiên cứu luận văn tôi đã dựa trên cơ sở các quan điểm chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những chính sách nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời có kế thừa những thành tựu nghiên cứu các nhà nghiên cứu ở nước ta trong những năm gần đây. Để thực hiện luận văn nay tội sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp chính là phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp tổng hợp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…. 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu luận văn này là tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer và ở phạm vi tỉnh Sóc Trăng từ khi thành lập tỉnh (năm 1992) đến nay. Qua đó, nhằm tìm hiểu thiêm sự lãnh đạo nhất quán, đúng đắn toàn diện của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng và các kết quả đạt được đối với vấn đề này. 5. Ý nghĩa đề tài: Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc sẽ góp phần nâng cao dân trí cải thiện đời sống kinh tế xã hội góp phần tạo nên sự phát toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung. Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào dân tộc sẽ làm cho họ yên tâm lao động sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế và đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, thất chặt tình đoàn kết với các dân tộc khác. Từ đó họ sẽ góp phần xây dựng quê hương Sóc Trăng thêm giàu đẹp. Cũng như góp phần xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, hiện đại và giàu mạnh. 6. Kết cấu luận văn: Đề tài này được trình bày trong 3 phần: phần mở đầu phần nội dung (gồm 2 chương, 6 tiết) Chương1:Thực trạng đời sống đồng bào dân tộc Khmer và chủ truơng xóa đói giảm nghèo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đồng bào dân tộc Khmer. - 5 - 1.1. Lý luận về xóa đói giảm nghèo. 1.2. Tình hình đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ. 1.3. Chủ trương xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer. Chương 2: Quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng (1992 – Nay). 2.1. Khái quát tỉnh Sóc Trăng và tình hình đời sống đồng bào Khmer ơ Sóc Trăng 2.2. Kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. 2.3. Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. Phần kết luận: Kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. - 6 - NỘI DUNG Chương 1: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÀ CHỦ CHƯƠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER 1.1. LÝ LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO: 1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, Người rất thông cảm và hiểu rõ đồng bào các dân tộc thiểu số, nơi có trình độ kinh tế kém phát triển, thì các dân tộc anh em khác có điều kiện hơn phải giúp đỡ họ thoát nạn bần cùng, hướng dẫn họ cách thức làm ăn, giúp họ tổ chức sản xuất xoá bỏ mê tín dị đoan... để đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng lại cuộc sống mới. Ngay buổi đầu thành lập nước và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bao giờ bọn Pháp không trở lại nữa, đồng bào Kinh sẽ rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ sẽ giúp đồng bào Thổ, Mán như giúp các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày” [1; Tr 103]. Người thường lưu ý rằng: Việc chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc coi như việc đánh thắng giặc nghèo khổ lạc hậu. Người chỉ dẫn phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm, làm nhiều tiêu ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đủ. - 7 - Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về xóa đói giảm nghèo đó là, đi kèm với tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đến nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị, hiện nay chúng ta hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo, giúp người đói nghèo là áp dụng những trường hợp cụ thể với một bộ phận dân cư đặc biệt. Đó là những biện pháp tình thế nhất thời mang tính nhân đạo, còn về lâu dài phải hướng dẫn họ cách thức làm ăn, trợ giúp về vốn kỹ thuật... để họ tự vươn lên thoát nghèo, cho họ cần câu và hướng dẫn cách câu mới là biện pháp lâu dài, chỉ có phát triển sản xuất mới xóa đói giảm nghèo bền vững, bản thân người nghèo mới có thể chủ động thoát đói nghèo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao sức mạnh của dân Người yêu cầu: đem tài dân, sức dân mà giải phóng cho dân. Theo Người xóa đói giảm nghèo phải là: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm" [2 ; Tr 62]. Vậy là, mọi thành viên trong xã hội không ngừng phấn đấu vươn lên vượt qua cửa ải đói nghèo, Người quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nó xa lạ với đói nghèo bần cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hoá xã hội, quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người. Theo Người một dân tộc dốt cũng là một dân tộc yếu, giặc dốt cũng là một trong ba thứ giặc nguy hiểm nó sẽ kìm hãm sự phát triển, Người chỉ ra rằng: ăn no mặc ấm phải đi liền với học hành tiến bộ xã hội phải ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng phải đi liền với tinh thần ngày càng tốt. Qua đó chúng ta thấy rằng ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng xóa đói giảm nghèo của Người bên cạnh xóa đói giảm nghèo về vật chất phải chú ý cả xóa đói giảm nghèo về tinh thần, không nên phiến diện một chiều chỉ tập trung về kinh tế, mà bỏ quên văn hoá tinh thần lúc ấy sẽ xuất hiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển, tư tưởng này đến nay vẫn thể hiện rõ tính thời sự của nó rằng: phát triển bền vững phải bao hàm cả vật chất và tinh thần. Đó là giá trị thật sự trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo, mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo trong điều kiện tình hình - 8 - mới, phấn đấu đạt mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.1.2. Quan điểm của Đảng về vai trò và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo: Đảng Công sản Việt Nam xem xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong qua trình phát trển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện xoá đói giảm nghèo phải trên tinh thần phát huy nội lực, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, quan tâm tập trung cho các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kháng chiến củ và vùng sâu, vùng xa. Xoá đói giảm nghèo phải trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm và tiến hành đồng bộ, có sự lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác. Xác định xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững của đất nước, nguợc lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Công tác xoá đói giảm nghèo phải được xã hội hoá theo quan điểm “Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân và bản thân hộ nghèo cùng lo”. Xóa đói giảm nghèo có vai trò rất quan trong là sự nghiệp của toàn dân, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân và sự phát triển của đất nước. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Thanh Hoà cho biết: Ngày 27/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, chiếm khoảng 18% tổng số hộ ở nông thôn, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số). Nghị quyết này được Bộ LĐTB&XH quán triệt đến từng địa phương có hộ nghèo theo đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ: “xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân”, kết quả thành công phụ thuộc trước hết vào sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, trong đó Nhà nước dành nguồn lực ưu tiên đầu tư tạo điều kiện để các huyện nghèo phát triển nhanh hơn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tại Diễn đàn, các tổ chức song phương, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ…tiếp tục chia xẻ, hợp tác và cam kết hỗ trợ cả về tài chính lẫn kỹ thuật và kinh nghiệm - 9 - cho Việt Nam để thực hiện chương trình này một cách có hiệu quả. Ông Nguyễn Thanh Hoà nhấn mạnh, chương trình hỗ trợ các huyện nghèo mang tầm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì vậy cần nhanh chóng thực hiện để xóa đói giảm nghèo nhanh. Bộ LĐTB&XH cũng đã xây dựng danh sách dự kiến phân công các bộ, ngành chỉ đạo theo dõi, kiểm ra các tỉnh có huyện nghèo; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đỡ đầu, kết nghĩa các huyện nghèo, đồng thời dự kiến thành lập, phân công các nhóm công tác liên bộ hướng dẫn xây dựng đề án giảm nghèo cấp huyện, trước mắt trong năm 2009 và đầu năm 2010 phấn đấu hoàn thành xóa nhà tranh tre, dột nát và xa hơn là phấn đấu nâng mức sống của người nghèo ở các huyện nghèo lên gấp 5 - 6 lần hiện tại [25]. Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những thành công quan trọng của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ngày 25/9 tại New York, phát biểu tại Cuộc thảo luận bàn tròn về Mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nêu bật nỗ lực của Việt Nam biến cam kết thành hành động thực tế nhằm tiến tới thực hiện tám mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào năm 2015. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói: "Việt Nam hết sức coi trọng phiên họp cấp cao lần này của Đại hội đồng LHQ nhằm đánh giá những kết quả, bài học kinh nghiệm của nửa chặng đường thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG), từ đó đề ra các kế hoạch cùng biện pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành vào thời hạn năm 2015. Các mục tiêu này là nội dung quan trọng của Chiến lược tổng thể được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000 của các quốc gia thành viên LHQ, nhằm huy động trách nhiệm tập thể vì một thế giới mới công bằng, bình yên hơn. Quá trình thực hiện vừa qua cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa chiến lược của MDG là đã trở thành khuôn khổ chung cho hợp tác phát triển trên bình diện quốc tế và định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia. Chúng ta vui mừng về những đổi thay tích cực mà người dân đã được hưởng từ quá trình - 10 - này, đó là có thêm 1,6 tỷ người được tiếp cận với nước sạch so với năm 1990, số người mắc và tử vong vì một số căn bệnh như lao, HIV/AIDS đã bắt đầu giảm, có tiến bộ đáng kể về bình đẳng giới, ở nhiều nơi số trẻ em đi học tiểu học đạt trên 90%. Đặc biệt là tỷ lệ nghèo tính chung cho cả thế giới đã giảm từ 41% vào năm 1990 xuống còn 26% vào năm 2005. LHQ và các đối tác phát triển khác đã ghi nhận những kết quả ấn tượng về thực hiện MDG ở Việt Nam thể hiện qua thực tế là Việt Nam đã đạt hoặc vượt ở nhiều mục tiêu và nhiều khả năng sẽ hoàn thành các mục tiêu còn lại trước năm 2015. Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007, theo chuẩn quốc tế thì cũng là từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004 và do vậy, đã sớm đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo". Những kết quả đó gắn liền với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những năm 1980, trong đó có tăng trưởng khá cao trong thời gian dài, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có các tổ chức LHQ. Trong năm nay, Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn kinh tế do những yếu tố khách quan và chủ quan. Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam là thực hiện tốt các nhóm giải pháp đồng bộ được Chính phủ đề ra nhằm phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; tới nay, việc triển khai quyết liệt các giải pháp này đã đem lại những kết quả tích cực chiếu theo các chỉ số quan trọng. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói tiếp: "Báo cáo của các quốc gia và LHQ đều cho thấy hiện còn nhiều thách thức phải giải quyết vì kết quả đạt được chưa đều giữa các mục tiêu cũng như giữa các quốc gia và nếu theo như xu hướng hiện nay thì hàng chục nước đang phát triển có thể không đạt được các mục tiêu theo đúng thời hạn. Ở Việt Nam, chúng tôi cũng cần nỗ lực để đạt tiến bộ đồng đều giữa các mục tiêu, vùng miền, nhóm dân cư và nâng cao tính bền vững của những kết quả đạt được”. - 11 - Việt Nam khuyến nghị LHQ tổng hợp thực tiễn, ý kiến đóng góp nêu tại Phiên họp này để bổ sung cho chương trình hành động trong thời gian tới. Chúng tôi ủng hộ các khuyến nghị đã được nhiều nước nêu trong cuộc thảo luận và được đề cập trong các báo cáo chuẩn bị trong dịp này. Điều cần nhấn mạnh là tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên cho người nghèo ở các quốc gia và tăng cường hợp tác để tạo điều kiện cần thiết cho MDG như môi trường quốc tế hòa bình, kinh tế toàn cầu ổn định, quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế bình đẳng hơn và những nguồn lực lớn hơn. LHQ có vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ thực hiện MDG cũng cần tiếp tục được cải tổ, nâng cao năng lực để phát huy vai trò đó. Chúng ta cũng cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để xử lý những vấn đề hiện đang đặt ra về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và an ninh lương thực". Cuộc họp cấp cao này, do Tổng thư kí Ban Kimoon và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 63, ông Miguel D'Escoto, triệu tập với sự tham dự của gần 100 nhà lãnh đạo cấp cao cùng đại diện 192 nước thành viên LHQ, diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang vật lộn với hàng loạt khó khăn do giá nhiên liệu tăng và cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, gây trở ngại nghiêm trọng cho nỗ lực nhằm xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em, và đặt ra những thách thức mới cho các nước nghèo trong việc thực hiện một vài trong số tám mục tiêu này.[26; website] Năm 1948 trong lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo là một trong 3 thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Lời kêu gọi đó đã trở thành khẩu hiệu chiến lược trong suốt thời kháng chiến,và kiến quốc. Ngày nay, xóa đói giảm nghèo, là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là một chương trình quốc gia có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xem là nhiệm vụ trọng tâm, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. - 12 - 1.2. TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ 1.2.1. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội đồng bào Khmer Nam Bộ: Đồng bào Khmer Nam Bộ sống tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng Bẳng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 39.842 km2 , dân số khỏang 18 triệu người (năm 2008), gồm 4 dân tộc chính: Ki
Luận văn liên quan