Đề tài Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không còn là những hiện tượng kinh tế xã hội mới lạ đối với nền kinh tế thế giới . Công ty cổ phần đã trở thành hình thức kinh doanh phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Sau đại hội Đảng lần thứ 4 ,quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường không chỉ làm thay đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu vận hành , quan hệ sở hữu mà còn xuất hiện tổ chức kinh tế mới trong đó có công ty cổ phần. Việc đưa ra bàn bạc về vấn đề “ công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay “ là xuất phát từ sự cấp thiết và tính thời sự của nó. Trong phạm vi bài viết này , do sự hiểu biết còn hạn chế , em chỉ xin đề cập đến một số vấn đế cơ bản sau đây : ã Những lí luận chung về công ty cổ phần. ã Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiên nay. ã Một số giải pháp đẩy mạnh quá trình hình thành và nâng cao vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam.

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay Phần 1-Phần mở đầu Phần 2-Nội dung Chương 1 : Lý luận chung về công ty cổ phần Khái niệm chung về công ty cổ phần Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần Vai trò của công ty cổ phần với sư phát triển kinh tế Đặc điểm của công ty cổ phần Vai trò của công ty cổ phần Chương 2 : Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở Việt Nam Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam Tất yếu hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam Các loại công ty cổ phần ở Việt Nam Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay Thực trạng quá trình cổ phần hoá ở nước ta hiện nay Chương 3 : Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Quá Trình Hình Thành Và Nâng Cao Vai Trò Của Công Ty Cổ Phần ở Việt Nam Những nguyên nhân cơ bản cản trở quá trình hình thành công ty cổ phần ở nước ta Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hình thành và nâng cao vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam Phần 3-Kết Luận Phần 1 : Lời Mở Đầu Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không còn là những hiện tượng kinh tế xã hội mới lạ đối với nền kinh tế thế giới . Công ty cổ phần đã trở thành hình thức kinh doanh phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Sau đại hội Đảng lần thứ 4 ,quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường không chỉ làm thay đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu vận hành , quan hệ sở hữu mà còn xuất hiện tổ chức kinh tế mới trong đó có công ty cổ phần. Việc đưa ra bàn bạc về vấn đề “ công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay “ là xuất phát từ sự cấp thiết và tính thời sự của nó. Trong phạm vi bài viết này , do sự hiểu biết còn hạn chế , em chỉ xin đề cập đến một số vấn đế cơ bản sau đây : Những lí luận chung về công ty cổ phần. Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở nước ta hiên nay. Một số giải pháp đẩy mạnh quá trình hình thành và nâng cao vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam. Phần 2 : Nội Dung Chương 1 : Lý luận chung về công ty cổ phần 1.1 Khái niệm chung về công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 17 .Sang thế kỷ thứ 19 công ty cổ phần phát triển mạnh mẽ , công ty cổ phần ra đời được coi là một “ phát minh “ vĩ đại của loài người trong nền sản xuất xã hội . Vậy công ty cổ phần là gỉ ? Có khá nhiều định nghĩa về công ty cổ phần nhưng nhìn chung lại , công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn ,mỗi người đều có một số cổ phiếu nhất định ,tương ứng với số tiền họ đã bỏ ra , cùng hưởng lợi nhuận cùng chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện. Để hiểu rõ khái niệm công ty cổ phần ta phải tìm hiểu “cổ đông” là gì .Ta xuất phát từ khái niệm “cổ phần” của công ty. Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần thể hiện dưới hình thức cổ phiếu.Trong đó cổ phiếu là thứ chứng khoán có giá trị ,ghi nhận quyền sở hữu của cổ đông, đồng thời bảo đảm người chủ sở hữu cổ phiếu có quyền lĩnh một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi nhận trên cổ phiếu . Từ đó ta có thể định nghĩa về cổ đong như sau : cổ đông chính thức là những người sở hữu cổ phần hay có cổ phần góp vào công ty cổ phần. Sự ra đời của công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời cho đến nay đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển hàng mấy trăm năm .Đây là một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của công ty cổ phần không nằm trong ý muốn chủ quan của bất kì một lực lượng nào mà đó là một quá trình kinh tế khách quan do các nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất : Quá trình xã hội hoá tư bản , tăng cường tích tụ và tập chung tư bản ngày càng cao và là nguyên nhân hàng đằu thúc đẩy công ty cổ phần ra đời. Trong nền sản xuất hàng hoá ,quy luật giá trị tác động mạnh mẽ tới sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản buộc họ phải cải tiến và nâng cao trình đọ kỹ thuật , nâng cao năng xuất lao động , giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng giá trị hàng hoá của xã hội thì mới có thể tồn tại và phát triển .Điều này chỉ có các nhà tư bản lớn với quy mô sản xuất nhất định mới có đủ khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại làm cho năng xuất lao đọng tăng lên, do đó mới có thể giành được thắng lợi trong cạnh tranh , các nhà tư bản vừa và nhỏ phải tự tích tụ vốn để mở rộng cơ sở sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị, tạo điều kiện và nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm . Song đây là biện pháp hết sức khó khăn hơn nữa việc tích tụ vốn phải có một thời gian rất dài mơí có thể thực hiện được .Một lối thoát có hiệu quả là các nhà kinh tế vừa và nhỏ có thể thoả hiệp và liên minh với nhau , tập trung các nhà tư bản của họ lại với nhau thành một nhà tư bản lớn để có đủ sức mạnh cạnh tranh và giành ưu thế với các nhà tư bản khác từ hình thức tập trung vốn như vậy các công ty cổ phần hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ . Thứ hai : Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đọng lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển . Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi tư bản cố định cũng phải tăng . Từng nhà tư bản cá biệt không thể đáp ứng được nhu cầu trên nên phải liên minh tập trung nhiều nhà tư bản cá biệt đang phân tán trong nền kinh tế bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh . Hơn nũa kỹ thuật ngày càng phất triển làm xuất hiện ngày càng nhiều nghành , nhiều lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn , cố sức hút hơn với cá nhà tư bản .việc di chuyển vốn vàn các nghành , các lĩnh vực đó gây nên nhiều khó khăn cho các nhà tư bản vì họ không thể bỗng chốc xoá bỏ ngay các xí nghiệp cũ để thu hồi vốn để chuyển sang xây dựng một doanh nghiệp mới mà họ chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng phần vốn . Quá trình này có thể kéo dài và họ có thể mất thời cơ . Mâu thẫn này chỉ có thể giải quyết các nhà tư bản liên minh với nhau, cùng góp vốn xây dựng các doanh nghiệp lớn . Do có chung mục đích đi tìm lợi nhuận siêu ngạch nên họ dễ dàng gặp nhau và nhanh tróng đi đến cùng góp vốn để thanh lập công ty cổ phần và cùng kinh doanh. Thứ ba : Đó là sự phân tán tư bản để tránh rủi ro và tạo thế mạnh trong quản lí . Sản xuất ngày càng phát triển , trình độ kĩ thuật ngay càng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì sự rủi ro trong kinh doanh đe dọ phá sản đối với các nhà tư bản càng lớn . Để tránh điều đó các nhà tư bản phân tán tư bản của mình bằng cách đầu tư tư bản vào nhiều tư bản khác nhau có nhĩa là tham gia đầu tư kinh tế kinh doanh ở nhiều nghành , nhiều lĩnh vực , nhiều công ty khác nhau . Với cách làm này một mặt các nhà tư bản tìm cách chia sẻ sự thiệt hại cho nhiều người khi gặp ruỉ ro , nhưng mặt kgác do tập chung được nhiều trí tuệ của số đông người cùng tham gia quản lí nên công ty cổ phần đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn và ít rủi ro hơn . Cho đến nay công ty cổ phần là hình thức tổ chức quản lí kinh doanh được các nhà tư bản ưa chuộng nhất nên càng phát triển mạnh mẽ. Thứ tư : Đó là sự phat triển rộng rái của chế độ tin dụng đã tạo động lưc thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển . Đó là vì hai lí do sau đây: một là việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần không thể thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ phát triển nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ thị trường . Thứ hai ,thực tiễn ra đời và phát triển công ty cổ phần trên thế giới chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ có thể thực hiện thông qua các ngân hàng , đôi khi do bản thân ngân hàng phát hành .Chẳng hạn ở Đức năm 1869 , trong nghành điện lực có 39 công ty cổ phần thì đều sinh ra nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng . Như vậy về lịch sử cũng như về lôgic tín dụng có trước công ty cổ phần , tín dụng là cơ sở trực tiếp là động lực công ty cổ phần ra đời và phát triển . Tóm lại , công ty cổ phần là quá trình kinh tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường , nó là kêt quả tất yếu của quá trình tập trung tư bản , nó diễn mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dươí chế độ tư bản . Về quá trình phát triển của công ty cổ phần được chia làm bốn giai đoạn : Giai đoạn 1 : Là giai đoạn mầm mống công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện mang tên công ty Đông Ân do thương nhân người Anh thành lập năm 1773 Tại Luân Đôn hình thù đầu tiên của sở giao dịch chứng khoán ra đời vào năm 1801 thì chính thức được thành lập . Thị trường chứng khoán Mĩ được thành lập năm 1790 . Giai đoạn 2 : Là giai đoạn hình thành trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu là đầu thế kỉ thứ 19 .Các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ chức và phân phối riêng của nó . Khoảng giữa thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19 công ty cổ phần đã xuất hiên trong lĩnh vực đường sông và đường sắt . Đến năm 1837 đã có 46 công ty cổ phần . Giai đoạn 3 : Là giai đoạn phát triển , sau những năm 70 các công ty cổ phần phát triển một cách nhanh tróng , phổ biến ở mọi nơi với quy mô rộng và số lượng tư bản tập trung lớn chua từng có. Tại Anh : 86000, 90% tư bản Anh chịu sư khống chế của công ty cổ phần . Tai Mĩ năm 1909 có 262000 công ty cổ phần . Giai đoạn 4 : Là giai đoạn trưởng thành . Sau chiến tranh thế giới thứ 2, công ty cổ phần ngày càng trở nên hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và phát triển mạnh mẽ trên quy mô lớn . Công ty cổ phần trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá đặc biệt là xã hội hoá về vốn , quan hệ tín dụng phát triển , quan hệ thị trường hình thành đầy đủ .Trải qua mấy trăm năm , công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước tư bản thei xu thế tư giản đơn đến phức tạp , từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn , từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực , từ một nghành đến đa nghành , từ một quốc gia đến các công ty xuyên quốc gia . 1.3 Vai Trò Của Công Ty Cổ Phần Với Sự Phát Triển Kinh Tế 1.3.1 Đặc điểm của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doang có tư cách pháp nhân và các cổ đông chỉ có trách nhiêm pháp lí hưu hạn trong phần góp vốn của mình . Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần , Giá trị mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu trong đó cổ phiếu là một thứ chứng khoán có giá ghi nhận quyền sở hữu cổ phần , đồng thời bảo đảm cho người chủ sở hữu cổ phiếu có quyền lĩnh một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu .Mỗi công ty chỉ được phát hành số cổ phiếu nhất định . Cổ phiếu thuờng và cổ phiếu ưu đãi do công ty phát hành hình thành nên vốn cổ phần của công ty . Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của những người góp vốn vào công ty cổ phần , những thành viên này được gọi là cổ đông . Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu Quyền trách nhiệm và lợi ích của cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trong công ty . Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty cổ phần : do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong công ty cổ phần nên các cổ đong không thể thực hiện vai trò sở hưu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ tổ chức trực tiếp quản lí công ty , bao gồm : Đại hội cổ đông , Hội đồng quản trị , Giám đốc điều hành và ban kiểm soát . Đại hội cổ đông : là cơ quan quyết định cao ngất của công ty , là đại hội của những người cổ đông sở hữu đối với công ty cổ phần . Đại hội cổ đông có ba hìng thức là đại hội thành lập , đại hội bất thường , đại hội đồng cổ đông . Hội đồng quản trị : bộ máy quản lí coả công ty cổ phần bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lí giỏi để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ do đại hội đồng cổ đong giao phó . Số thành viên do đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi vào điều lệ của công ty .Hội đồng quả trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến lợi ichs của công ty , quyền lợi của công ty , trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng . Hội đồng quản trị tự bầu chủ tịch hội đồng và chủ tịch hội đồng có thể kiêm tổng giám đốc công ty nếu điều lệ công ty không quy định khác . Giám đốc điều hành : là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn được giao . Về thực chất giám đốc điều hành là người làm thuê cho chủ tịch hội đồng quản trị .Giám đốc không làm việc theo nhiệm kì mà làm việc theo hợp đồng kí kết với chủ tịch hội đồng quản trị . Ban kiểm soát : có vai trò giám sát mọi hoạt động của công ty . Số lượng uỷ viên kiểm soát tuỳ theo điều lệ của công ty . Những người này không phải là thành viên của hội đồng quản trị hoặc giám đốc . Sự phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần : Lợi nhuận của công ty sau khi đã chi trả cho các mục cần thiết được chia đều cho các cổ đông tỷ lệ với phần góp vốn của họ vào công ty . 1.3.2 Vai trò của công ty cổ phần đối với sự phát triển tế Với những đặc điểm riêng có của mình , công ty cổ phần có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế đó là khả năng huy động vốn một cách nhanh chóng với quy mô lớn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khổng lồ mà không có nhà tư bản riêng biệt nào có thể tự mình làm nổi . Chương hai : Công ty cổ phần và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam 2.1.1 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam Thứ nhất : ở nước ta cần phải hình thành công ty cổ phần dụa trên một số căn cứ sau : Xuất phát từ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá sở hữu Xuất phát từ nhu cầu huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho nhu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước . Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động của hệ thống doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế , đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp nhà nước Xuất phát từ nhu cầu cải cách hệ thống nhà nước Thứ hai :Việt Nam hiện nay đã và đang chuẩn bị đủ các điều kiện cho ra đời công ty cổ phần Nền sản xuất đang dần từng bước chuyển từ nền sản xuất nhỏ kĩ thuật thủ công sang nền sản xuất bằng kĩ thuật cơ khí hiện đại Hệ thống ngân hàng đang cho vay với lãi xuất âm sang dương Đội ngũ khoa học kĩ thuật , cán bộ quản lí được đào tạo căn bản đang từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường hiện dại Nhà nước tạo hành lang pháp lí ,luật pháp và các văn bản dưới luật cùng bộ máy tổ chức cổ phần hoá thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 2.1.2 Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam . Trong quá trình hình thành và phát triển có hai hình thức để thành lập công ty cổ phần .Đó là thành lập mới công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hiện có . Do nền kinh tế Việt Nam có những đặc điểm cụ thể riêng so với các nhà nước trên thế giới nên việc thành lập mới công ty cổ phần không được chú trọng phát triển . Chúng ta chỉ đi sâu vào việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước . Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành theo ba phương thức sau: Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển Bán một phần hiện có của doanh nghiệp Tách một bộ phận doanh nghiệp đã đủ điều kiện cổ phần hoá Có thể chia quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay thành ba giai đoạn sau đây : Giai đoạn thí điểm 1992-1995 Giai đoạn mở rộng cổ phần 1996-1998 Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá 1998 2.2 Các loại công ty cổ phần ở Việt Nam Công ty cổ phần quốc doanh Công ty cổ phần liên doanh Công ty cổ phần có 100% vốn nước ngoài 2.3Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế nước ta hiện nay Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư từ nước ngoài .Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế , hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có dủ sức mạnh về mọi mặt : vốn , tiềm lực vật chất kĩ thuật , năng lực quản lí Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay hoạt động kém hiệu quả một phần vì không xác định rõ ai là chủ sở hữu đích thực , đây là nguyên nhân gây ra sự lãng đạm thiếu trách nhiệm thiếu kỉ cương kỉ luật của người lao động , sự giảm sút về năng xuất chất lượng và hiệu quả , thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập còn trong công ty cổ phần quyền sở hữu và quyền sử dụng được xác định rõ ràng nên cơ chế phân phối lợi ích được giả quyết thoả đáng . Lợi ích của người lao động và người góp vốn gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nên trở thành động lực, cơ sở bên trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty . Hiện nay quá trình cổ phần hoá ở nước ta đang được triển khai khá mạnh mẽ . Việc hình thành công ty cổ phần thông qua cổ phần hoá góp phần năng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước bởi chỉ có thế mới năng cao được hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hơn nữa nhà nước với hình thức tham dự cổ phần có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả . Công ty cổ phần ra đời còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển thị trường chứng khóan ở Việt Nam. Thông qua thị trường chứng khoán các nhà kinh doanh có thể huy động được mọi nguồn tiết kiệm trong dân cư . Nó là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đố sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đã lựa chọn . Thiếu thị trường chứng khoán sẽ không có nền kinh tế thị trường phát triển song sự ra đời của nó không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà là kết quả của sự phát triển chung về kinh tế xã hội , trong đó sự ra đời và phát triển , hoạt động một cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định Thực trạng quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam Đến 1/1/1998 Việt Nam mới chỉ có 18 doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc nhành vận tải , 1 doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nông sản ,3 doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt nhất với 10 doanh nghiệp còn thủ đô Hà Nội thực hiện kém nhất có 1 doanh nghiệp , trong khi đó số lượng doanh nghiệp nhiều nhất với hơn 1000 doanh nghiệp Chỉ trong 6 thángcuối năm 1998 sau khi nghị định 44/CP ra đời đã có 90 doanh nghiệp cổ phần hoá đua con số doanh nghiệp cổ phần hoá lên tới 120 doanh nghiệp . Năm 1999 đẩ cổ phần hoá thêm được 250 doanh nghiệp . Như vây đến cuối năm 1999 có 370 công ty cổ phần . Mặc dù đạt được nhiều thành tích đáng kể , quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết .Các doanh nghiệp cổ phần hoá đều vừa và nhỏ . Vậy việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá ở nước ta vẫn đang là vấn đề hết sức cần thiết. Chương ba : Một số giải pháp đẩy mạnh qúa trình hình thành và nâng cao vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam 3.1 Những nguyên nhân căn bản cản trở quá trình hình thành công ty cổ phần ở nước ta Thứ nhất :Trình độ xã hội hoá sản xuất ở nước ta vẫn còn thấp .Nền sản xuất chủ yếu vẫn lá nền sản xuất nhỏ manh mún ,tản mạn,phân công lao động chưa phát triển ,kĩ thuật lạc hậu trình độ công nhân còn hạn chế từ đó đẫn đến năng xuất lao động thấp tích luỹ thấp ,các doanh nghiệp luôn thiếu vốn và khó có điều kiện đổi mới kĩ thuật để tăng năng xuất lao động .Vì vậy khi muốn trở thành công ty cổ phần doanh nghiệp phải phát hành cổ phiếu cổ thì phiếu thiếu sức hấp dẫn đối với cổ đông . Mặt khác cũng do năng xuất lao động nên thu nhập của người lao cũng thấp Khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng cũng hạn hẹp ,do đó cũng có thể dự đoán số người mua cổ phiếu cũng không nhiều Hơn nũa ở nước ta do sống trong cơ chế bao cấp nên những người có thu nhập cao thừơng có thói quen tích luỹ dưới dạng mua sắm đồ vật có giá trị chứ chua có thói quen tích luỹ theo kiểu mua cổ phiếu . Thứ hai :Sự thiếu vắng thị trường chứng khoán cũng là một nguyên nhân quan trọng ngăn cản quá trình hình thành của công ty cổ phần.Hiện na
Luận văn liên quan