Đề tài Công ty tài chính - Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam

Hoạt động của các CTTC trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các CTTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trong đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển ở các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác đã tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì lại tương đối yếu thế hơn do không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời. Theo đó, nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính” được CP ban hành ngày 4/10/2002 là một bước ngoặt để các CTTC phần nào đủ sức cạnh tranh với chính khối ngân hàng. Thêm một thuận lợi nữa, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của TTCK, tạo điều kiện cho DN và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi đó, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân. sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính. Nhận định về tương lai về tương lai của các công ty tài chính tại Việt Nam, phát biểu với giới báo chí, m ột quan chức cấp cao của công ty quản lý quỹ Prudential cho biết: "Đa số doanh nghiệp Việt Nam thuộc khối tư nhân, hoạt động đầu tư trong thời gian tới sẽ còn rất sôi nổi và giàu tiềm năng. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sẽ bắt tay với các công ty tài chính để cùng phát triển theo hướng đôi bên cùng có lợi”. Một xu hướng mới sắp hình thành? Hay sẽ có một cuộc đại chiến mới trên thị trường tín dụng?

pdf30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty tài chính - Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI CÔNG TY TÀI CHÍNH - CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM GVHD: PGS.TS: BÙI KIM YẾN LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm 1 Danh sách nhóm: Hoàng Thị Khánh Hội Hồ Hữu Nghĩa Trần Hà Minh Nguyệt Trần Ngọc Uyên Phương PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 2 MỤC LỤC Lời mở đầu ............................................................................................................................... 4 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH........................................................... 6 1.1 Khái niệm về công ty tài chính .......................................................................................... 6 1.2 Đặc điểm của công ty tài chính ......................................................................................... 6 1.2.1 Bản chất và phạm vi hoạt động ...................................................................................... 6 1.2.2 Mức vốn pháp định ........................................................................................................ 6 1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động. ......................................................................................... 7 1.2.4 Thời gian hoạt động. ...................................................................................................... 7 1.2.5 Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. ............................................................................ 7 Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH ...................................................... 10 2.1 Hoạt động huy động vốn. .................................................................................................. 10 2.2 Hoạt động tín dụng. ........................................................................................................... 11 2.2.1 Hoạt động tín dụng của công ty tài chính tại Việt Nam. ................................................. 12 2.2.1.1 Hoạt động cho vay. .................................................................................................. 12 2.2.1.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. .................................................................................................................................... 12 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam.............. 12 2.3. Hoạt động đầu tư. .............................................................................................................. 13 2.3.1 Đầu tư dự án. ................................................................................................................. 13 2.3.2 Ủy thác đầu tư. .............................................................................................................. 14 2.3.3 Nghiệp vụ trái phiếu. ..................................................................................................... 15 2.3.4 Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá. ................................................................................... 15 2.4 Hoạt động bảo lãnh. ........................................................................................................... 16 2.4.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 16 2.4.2 Các loại bảo lãnh ........................................................................................................... 16 2.4.3 Hình thức phát hành bảo lãnh ........................................................................................ 17 2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh .............................................................................................. 21 2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC........................................................................ 17 2.4.6 Quyền và nghĩa vụ của CTTC thực hiện bảo lãnh .......................................................... 17 2.4.7 Ưu điểm của nghiệp vụ bảo lãnh ................................................................................... 18 2.4.8 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh .......................................................................... 18 PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 3 2.4.9 Thực trạng hoạt động bảo lãnh các công ty tài chính ở nước ta nói chung và công ty tài chính dầu khí nói riêng ............................................................................................................... 19 2.5 Hoạt động khác .................................................................................................................. 20 2.5.1 Các nghiệp vụ khác được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành ............. 20 2.5.2 Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. ............... 21 Chương 3: THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................. 23 3.1 Thành tựu ........................................................................................................................... 23 3.2 Tồn tại ................................................................................................................................. 24 3.3 Nguyên nhân ....................................................................................................................... 24 3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................... 24 3.3.2 Nguyên nhân khách quan ................................................................................................ 25 Chương 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .................................................................. 27 4.1 Đối với các công ty tài chính. ............................................................................................ 27 4.1.1 Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế. .............................................................................................................................. 27 4.1.2 Giải pháp về phát triển hoạt động. ................................................................................. 27 4.2 Đối với nhà nước. .............................................................................................................. 28 4.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước. ........................................................................................... 28 4.4 Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính. ......................................... 28 Kết luận đề tài .......................................................................................................................... 30 PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 4 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động của các CTTC trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các CTTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trong đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển ở các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác đã tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì lại tương đối yếu thế hơn do không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời. Theo đó, nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính” được CP ban hành ngày 4/10/2002 là một bước ngoặt để các CTTC phần nào đủ sức cạnh tranh với chính khối ngân hàng. Thêm một thuận lợi nữa, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của TTCK, tạo điều kiện cho DN và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi đó, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân... sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính. Nhận định về tương lai về tương lai của các công ty tài chính tại Việt Nam, phát biểu với giới báo chí, một quan chức cấp cao của công ty quản lý quỹ Prudential cho biết: "Đa số doanh nghiệp Việt Nam thuộc khối tư nhân, hoạt động đầu tư trong thời gian tới sẽ còn rất sôi nổi và giàu tiềm năng. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sẽ bắt tay với các công ty tài chính để cùng phát triển theo hướng đôi bên cùng có lợi”. Một xu hướng mới sắp hình thành? Hay sẽ có một cuộc đại chiến mới trên thị trường tín dụng? Tuy nhiên hoạt động của các CTTC ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Các CTTC đều mong muốn có một hành lang pháp lý rộng rãi sát PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 5 với thực tiễn hiện nay. Để cho CTTC hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của CTTC ở VN , nhóm đã chọn đề tài này. Bố cục chia làm 4 phần: Chương 1: Công ty tài chính Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính Chương 3: Thành tựu và tồn tại và nguyên nhân Chương 4: Kiến nghị và giải pháp PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 6 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về công ty tài chính. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.( Điều 2, chương 1 , nghị định số 79/2002/NĐ-CP) 1.2. Đặc điểm của công ty tài chính. Tại VN, hiện có đầy đủ các tổ chức trung gian tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư. Tuy nhiên do độ mở nền kinh tế ,việc các tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển các loại hình dịch vụ đã làm cho việc phân biệt các loại hình này trở nên khó khăn đặc biệt là giữa CTTC và NHTM . Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động của CTTC gần giống như ngân hàng chỉ có một số hạn chế như không có dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy nhiên, việc phân định 2 loại hình này ta có thể dựa vào điểm khác biệt về đặc điểm theo quy định của Chính phủ. 1.2.1. Bản chất và phạm vi hoạt động. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.2.2. Mức vốn pháp định. Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 7 Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng. 1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn thích hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại được chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. 1.2.4. Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng lại không bị hạn chế. 1.2.5. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 8 ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. Tại Việt Nam, hiện có tới 18 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước., các Tập đoàn lớn của Việt Nam đều có các công ty Tài chính riêng như Tập đoàn Dầu khí có Tổng CTCP Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC), Tập đoàn điện lực có Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN Finance), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam có Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam (CMF)…Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm từ đó thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động theo chiều sâu của tổng công ty. Trong đó phải kể đến công ty tài chính dầu khí VN (PVFC). Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC). Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19-6-2000, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ra đời với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của tập đoàn dầu khí VN .Sau mười năm xây dựng và phát triển, PVFC đã trở thành một định chế tài chính lớn, có uy tín cao ở trong nước và quốc tế. PVFC là công ty 100% vốn nhà nước, khởi nghiệp với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chỉ sau 7 năm vốn điều lệ tăng trưởng 30 lần, đạt tới 3.000 tỷ đồng, trên cơ sở đó đã thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí với con số đáng khâm phục là 6.700 tỷ đồng! Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh hàng đầu và nhiệm vụ trung tâm là bảo đảm nguồn vốn cho sự phát triển vượt bậc của PVN, cho công cuộc hiện đại hoá và nâng cao vị thế Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 19-10-2007 tổ chức đấu giá thắng lợi 59.639.900 cổ phần với giá đấu thành công đạt 69.974 đồng/cổ phần, mang về cho ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng vốn thặng dư; tiếp theo đó, đã nhanh chóng hoàn thành tất cả các thủ tục chuyển đổi mô hình, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, ban hành lại các quy chế, quy định nội bộ, tổ chức lại bộ máy…để xác lập thêm một PGS.TS Buøi Kim Yeán Page 9 mốc son lịch sử mới: ngày 18-3-2008 chính thức vận hành Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Từ đây, PVFC lại lập thêm những kỷ lục mới: vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng tăng lên 5.000 tỷ đồng, thu hút được đối tác chiến lược Morgan Stanley - một ngân hàng đầu tư hàng đầu của Hoa-kỳ đóng góp 10% vốn điều lệ (thành công trong trường hợp này chắc chắn không chỉ trên khía cạnh huy động thêm được một nguồn tài chính lớn từ nước ngoài, mà còn bao gồm cả những thế mạnh về thương hiệu đẳng cấp cao, kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm thương trường quốc tế dày dạn…được chuyển hoá từ ngoại lực thành nội lực). Theo một tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, hiện nay, nếu xét về quy mô đầu tư thì PVFC đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn hàng đầu tại Việt Nam, nhưng nếu chỉ xét riêng 18 công ty tài chính thì PVFC đứng đầu với mức vốn điều lệ lớn nhất và vượt xa các công ty khác. Không chỉ dừng lại ở những kỷ lục mới đó, PVFC còn năng động tiến cùng thời đại trong việc tích cực góp sức để PVN triển khai có uy tín cao trên thế giới về cơ chế phát triển sạch (CDM) và sớm áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến: Hệ thống Core banking và Flexcube… Năm 2009 tổng doanh thu đạt 5.660 tỷ đồng, vượt 45% chỉ tiêu kế hoạch được giao, lợi nhuận trước thuế hơn 611 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản lên tới 64.652 tỷ đồng. Trong giai đoạn này đã thu xếp vốn cho 16 dự án lớn của tập đoàn với tổng mức đầu tư lên tới hơn 53 nghìn tỷ đồng (gấp khoảng tám lần con số đã dẫn trên của giai đoạn 1!), trong đó có những dự án tiêu biểu, trọng điểm, có ý nghĩa to lớn đối vớ
Luận văn liên quan