Đề tài Công việc kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – sản xuất thú y thủy sản việt tân

Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế. Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm trong quá trình thực tập. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:  Ban Giám đốc và các anh chị Phòng ban Kế toán đã tạo điều kiện thuận lơi cho em học hỏi, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức nền tảng, kiến thức thực tế về ngành nghề kế toán. Ngoài ra, em còn học được từ các anh chị đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn mà một người kế toán cần có. Em xin chân thành cám ơn toàn thể các anh chị tại Công ty TNHH Việt Tân và gửi lời chúc sức khỏe đến các anh chị.  Thạc sĩ Lăng Thị Minh Thảo, giảng viên hướng dẫn thực tập đã tận tình chỉ bảo và truyền cho em những kinh nghiệm quý báu giúp cho em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Cô đã thắn thắn nhận xét và đưa ra ý kiến giúp em sữa chữa những thiếu sót và xây dựng báo cáo một cách hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô trong suốt thời gian vừa qua và xin chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công việc kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – sản xuất thú y thủy sản việt tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ««««« BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT THÚ Y THỦY SẢN VIỆT TÂN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lăng Thị Minh Thảo Sinh viên thực hiện: Mã số SV Họ và tên Lớp 09180811 Trần Vũ Thục Nhi ĐHKT5B TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 05 – 2013 LỜI CẢM ƠN Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế. Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm trong quá trình thực tập. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám đốc và các anh chị Phòng ban Kế toán đã tạo điều kiện thuận lơi cho em học hỏi, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức nền tảng, kiến thức thực tế về ngành nghề kế toán. Ngoài ra, em còn học được từ các anh chị đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn mà một người kế toán cần có. Em xin chân thành cám ơn toàn thể các anh chị tại Công ty TNHH Việt Tân và gửi lời chúc sức khỏe đến các anh chị. Thạc sĩ Lăng Thị Minh Thảo, giảng viên hướng dẫn thực tập đã tận tình chỉ bảo và truyền cho em những kinh nghiệm quý báu giúp cho em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Cô đã thắn thắn nhận xét và đưa ra ý kiến giúp em sữa chữa những thiếu sót và xây dựng báo cáo một cách hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô trong suốt thời gian vừa qua và xin chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Sinh viên thực tập Trần Vũ Thục Nhi NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập) NHẬN XÉT (Của giảng viên hướng dẫn) NHẬN XÉT (Của giáo viên phản biện) MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM – SX THÚ Y THUỶ SẢN VIỆT TÂN 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1. Quá trình hình thành 1 1.1.2. Vốn điều lệ 1 1.1.3. Lĩnh vực ngành nghề hoạt động 1 1.2. QUY MÔ CÔNG TY 1.3. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý 3 1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán 6 1.4. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 1.4.1. Chế độ kế toán áp dụng 8 1.4.2. Tổ chức công tác kế toán 8 1.4.3. Các hình thức chính sách khác 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX THÚ Y THUỶ SẢN VIỆT TÂN 2.1. KẾ TOÁN TIỀN MẶT 2.1.1. Chứng từ sử dụng 11 2.1.2. Tài khoản sử dụng 11 2.1.3. Sổ kế toán 11 2.1.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt 11 2.1.5. Nghiệp vụ minh họa 13 2.2. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2.2.1. Chứng từ sử dụng 15 2.2.2. Tài khoản sử dụng 15 2.2.3. Sổ kế toán 16 2.2.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng 16 2.3. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 2.3.1. Chứng từ sử dụng 20 2.3.2. Tài khoản sử dụng 20 2.3.3. Sổ kế toán 20 2.3.4. Tóm tắt quy trình kế toán phải thu khách hàng 20 2.3.5. Nghiệp vụ minh họa 22 2.4. KẾ TOÁN THUẾ 2.4.1. Chứng từ sử dụng 23 2.4.2. Tài khoản sử dụng 23 2.4.3. Sổ kế toán 23 2.4.4. Một số nghiệp vụ phát sinh 23 2.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC 2.5.1. Chứng từ sử dụng 25 2.5.2. Tài khoản sử dụng 25 2.5.3. Sổ kế toán 25 2.5.4. Nghiệp vụ minh họa 25 2.6. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 2.6.1. Chứng từ sử dụng 26 2.6.2. Tài khoản sử dụng 26 2.6.3. Sổ kế toán 26 2.6.4. Tóm tắt quy trình kế toán hàng tồn kho 26 2.6.5. Nghiệp vụ minh họa 2.7. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2.7.1. Chứng từ sử dụng 28 2.7.2. Tài khoản sử dụng 28 2.7.3. Sổ kế toán 28 2.7.4. Tóm tắt quy trình kế toán tài sản cố định 28 2.7.5. Cách tính khấu hao TSCĐ 31 2.7.6. Nghiệp vụ minh họa 31 2.8. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN 2.8.1. Chứng từ sử dụng 32 2.8.2. Tài khoản sử dụng 32 2.8.3. Sổ sách kế toán 32 2.8.4. Nghiệp vụ minh họa 32 2.9. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 2.9.1. Chứng từ sử dụng 33 2.9.2. Tài khoản sử dụng 33 2.9.3. Sổ sách 33 2.9.4. Tóm tắt quy trình kế toán các khoản phải trả người bán 34 2.9.5. Nghiệp vụ minh họa 35 2.10. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.10.1. Hình thức trả lương và cách tính lương 36 2.10.2. Các khoản trích theo lương 36 2.10.3. Chứng từ sử dụng 37 2.10.4. Tài khoản sử dụng 37 2.10.5. Sổ sách kế toán 37 2.10.6. Nghiệp vụ minh họa 37 2.11. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH 2.11.1. Chứng tử sử dụng 38 2.11.2. Tài khoản sử dụng 38 2.11.3. Tóm tắt quy trình kế toán giá thành 39 2.11.4. Tính giá thành sản phẩm 39 2.11.5. Nghiệp vụ minh họa 41 2.12. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 2.12.1. Chứng từ sử dụng 42 2.12.2. Tài khoản sử dụng 42 2.12.3. Nghiệp vụ minh họa 43 2.13. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ 2.13.1. Tài khoản sử dụng 43 2.13.2. Quy trình thực hiện 43 2.13.3. Nghiệp vụ minh họa 43 2.14. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.14.1. Sơ đồ chữ T kết chuyển tài khoản 911 44 2.14.2. Nghiệp vụ minh họa 44 2.15. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.15.1. Bảng cân đối kế toán 45 2.15.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 46 2.15.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 47 2.15.4. Thuyết trình báo cáo tài chính 50 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX THÚ Y THUỶ SẢN VIỆT TÂN 3.1. NHẬN XÉT 3.1.1. Ưu điểm của Công ty 52 3.1.2. Hạn chế của Công ty 55 3.1.3. Một số kiến nghị 57 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT THÚ Y THỦY SẢN VIỆT TÂN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Quá trình hình thành Công ty Việt Tân là công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thuốc Thú Y Thủy Sản, với tên giao dịch quốc tế là VITAVET CO, LTD. Công ty được thành lập theo giấy phép do UBND TP.HCM cấp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102008794 do Phòng Đăng Ký Kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 13/03/2002. Ngày 02/05/2002, Công ty TNHH Việt Tân chính thức hoạt động và từng bước phát triển để theo kịp với tốc độ của nền kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập vào kinh tế thị trường. Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân có văn phòng và xưởng sản Xuất, đóng gói tại: Số 94/1035A1 Đường Dương Quảng Hàm, P.17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM Điện thọai: (84.8) 39842230 Fax: (84.8) 39842240 Mã số thuế: 0302560304 E-mail: vitavet@hcm.vnn.vn 1.1.2. Vốn điều lệ: 900.000.000 đồng 1.1.3. Lĩnh vực ngành nghề 1.1.3.1. Hoạt động kinh doanh Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân hoạt động hai mảng kinh doanh chính: Thương Mại và Sản Xuất. Thương Mại: Công ty TNHH Việt Tân ngoài việc nhập các loại nguyên vật liệu từ các nguồn trong nước có xuất xứ từ nước ngoài, công ty còn nhập khẩu trực tiếp nhiều loại nguyên vật liệu, thuốc, dụng cụ y tế từ Mỹ, Tây Ban Nha, Indonesia, Hàn Quốc… để phục vụ cho việc sản xuất các loại sản phẩm. Sau đó, công ty thực hiện các công việc như đóng gói, bán nguyên vật liệu và thành phẩm cho các đơn vị công ty khác. Sản Xuất: Công ty TNHH Việt Tân là đơn vị chuyên sản xuất, đóng gói và đảm nhận cung cấp, phân phối các sản phẩm dinh dưỡng cho heo, gà, tôm, cá. Ngoài ra, công ty còn sản xuất những sản phẩm xử lý môi trường phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản, bao gồm: chất diệt khuẩn và chất xử lý cải tạo môi trường nước. 1.1.3.2. Thị trường kinh doanh Thị trường hiện nay của Công ty TNHH Việt Tân chủ yếu là thị trường trong nước. Sản phẩm chính của công ty là thuốc thú y, các sản phẩm dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngoài ra, công ty còn có các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, công ty bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế và vật phẩm vệ sinh phục vụ cho ngành Y Thủy Hải Sản. Sản phẩm của công ty sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, đại lý hay hệ thống các siêu thị. Được đánh giá cao về uy tín và chất lượng sản phẩm, các đại lý bán hàng hiện nay của công ty đã có mặt ở hầu hết khắp cái tỉnh trên cả nước từ các tỉnh miền Bắc xa xôi như Hà Nội, Hải Phòng… đến các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Nam. Đặc biệt, công ty có lượng lớn đại lý, khách hàng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc miền Tây. Công ty đang dự định đưa ra những kế hoạch để mở rộng thị trường tiêu thụ sang khai thác thị trường xuất khẩu như chào hàng hay thực hiện đơn hàng theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế. 1.1.3.3. Quy trình công nghệ sản phẩm Quy trình công nghệ của Ngành sản xuất thuốc Thú Y bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu thực hiện sử dụng đến máy móc, thiết bị nhưng có nhiều khâu khác như tách chiết thuốc khô hay phân loại đóng gói thì máy móc không thể thực hiện được. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, đạt được tiến bộ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng. Nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau: Chuẩn bị nguyên phụ liệu Đóng gói Kiểm nghiệm TP Nhập kho thành phẩm Rây Phối trộn Kiểm nghiệm Kiểm soát Kiểm soát Cân Dán nhãn – Bao bì Sơ đồ 1.1 – Chu trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 1.2. Quy mô Công ty Công ty TNHH Thương Mại – Sản Xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân do thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên văn phòng cùng xưởng sản xuất được thiết kế xây dựng trên cùng một vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát, quản lý cũng như sản xuất. Mặc dù diện tích nhà xưởng có quy mô không quá lớn nhưng được trang bị và lắp đặt nhiều máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến phục vụ một cách tốt nhất cho việc sản xuất cũng như đóng gói. 1.3. Tình hình tổ chức công ty 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Phòngnhân sự Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng TC-KT BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc điều hành Tổ Bác sĩ Thú Y Tổ định công thức, kiểm tra chất lượng Phòng giao nhận Phòng kho vận Phòng quản lý HĐSX Phòng kỹ thuật Tổ đóng gói, dán nhãn bao bì Tổ san chiết nguyên liệu Tổ sx thuốc bột Tổ sx thuốc nước Sơ đồ 1.2 – Tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Trong cơ chế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Việt Tân nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính, hạch toán độc lập. Do đó, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty đã được thu gọn lại không cồng kềnh. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn liền từng nhân viên trong Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ cũng như nhân viên cũng phải có trách nhiệm với Công ty. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Gíam đốc điều hành: Phụ trách các công tác bảo hộ và an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại các phân xường. Trực tiếp chỉ đạo sản xuất và thay mặt Ban giám đốc giải quyết các công việc được ủy quyền khi Ban giám đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Các phòng ban Phòng nhân sự: Phụ trách công tác quản lý lao động, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, sa thải lao động, lựa chọn hình thức lương, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, y tế, bảo hiểm xã hội cho Công ty. Phòng kế hoạch – kinh doanh: Chịu trách nhiệm về công tác ký kết hợp đồng, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ giao hàng của bộ phận giao nhận hàng, giải quyết các thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Có chức năng tổ chức kinh doanh hàng trong nước, chào hàng, quảng cáo sản phẩm. Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính trong Công ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính của Công ty. Phòng quản lý hoạt động sản xuất: Quản lý công tác kỹ thuật sản xuất, tổ chức và theo dõi sản xuất bảo đảm đúng tiến độ với yêu cầu phòng kế hoạch đề ra. Phòng kho vận – giao nhận: Quản lý, cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất, vận tải hàng hóa, nguyên phụ liệu phục vụ kịp thời cho sản xuất. Nhận hàng nhập khẩu, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập khẩu. Quản lý, kiểm tra số lượng, chất lượng thành phẩm, vận tải hàng hóa theo đúng đơn đặt hàng. Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị máy móc theo yêu cầu sản xuất. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, định công thức chế tạo thuốc, thành phần bảo quản. Giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán 1.3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán Thanh toán công nợ Kế toán Tập hợp chi phí, Tính giá thành KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán Tiền mặt, Tiền gửi NH Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ, XDCB Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 1.3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Phòng kế toán – tài chính có chức năng tham mưu Ban giám đốc về công tác kế toán tổ chức tại công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trưởng Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty. Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán Tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định. Làm thanh toán quốc tế, kiểm và phối hợp với các bộ phận khác có liên quan lập và hoàn chỉnh các bộ chứng từ thanh toán, gửi ra ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng. Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ, XDCB Làm kế toán TSCĐ, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ. Cân đối nguồn vốn cố định, nguồn vốn đầu tư XDCB (xây dựng cơ bản), nguồn vốn SCL, quỹ đầu tư phát triển. Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên liệu, phụ liệu của công ty, phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hóa, công cụ lao độngcó trong kho, mua vào, bán ra, xuất sử dụng Kế toán Tập hợp chi phí, tính giá thành Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán Thanh toán công nợ Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp cho công ty, theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình hình thanh toán, kiểm tra việc tính toán trong việc lập dự toán, quyết toán. Theo dõi đôn đốc việc thanh toán, quyết toán các hợp đồng kịp thời để thúc đẩy nhanh việc thanh toán của người mua và người đặt hàng. Quan tâm đúng mức đến các khoản nợ phải trả khách hàng. Mở sổ theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng để có số liệu cung cấp kìp thời khi cần thiết. Thủ quỹ Làm thủ quỹ của công ty, có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên đối chiếu số dư với kế toán quỹ. Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo quy định. Cùng với kế toán tiền lương theo dõi các khoản gửi tiết kiệm của cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty. Lập chứng từ thanh toán theo chế độ cho người lao động. 1.4. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 1.4.1. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số của Bộ Tài chính số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006. 1.4.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.4.2.1. Hình thức kế toán áp dụng Công ty TNHH Việt Tân áp dụng hình thức sổ trên máy tính – sử dụng Microsoft Excel. Việc tổ chức sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được thực hiện theo đúng quy định chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính. Trình tự ghi sổ Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu số liệu Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối SPS BÁO CÁO KẾ TOÁN Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm Excel. Theo quy trình đó, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái các tài khoản có liên quan. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính. 1.4.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán Các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác kế toán của Công ty được xây dựng giống như biểu mẫu của chế độ kế toán hiên hành và áp dụng một số chứng từ chủ yếu sau: Phiếu nhập, phiếu xuất Phiếu thu, phiếu chi Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ khác Bảng phân bổ về tiền lương, khấu hao, nguyên vật liệu... Chứng từ bán hàng như: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT. Quy trình luân chuyển chứng từ Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tổ chức và thực hiện tại phòng kế toán. Các nhân viên có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập số liệu, sau khi được Ban lãnh đạo xét duyệt sẽ gửi về phòng kế toán của công ty. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ vào bảng kê chi tiết từng tài khoản cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Các thông tin được xử lý bằng hệ thống máy tính hiện đại phục vụ kịp thời cho các kế toán quản trị cũng như yêu cầu của Nhà Nước và các bên có liên quan. 1.4.3 Các hình thức chính sách khác Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx Đơn vị tiền tệ: Được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (Thực tế số dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH Ngoại Thương TP.HCM) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Theo giá mua và chi phí
Luận văn liên quan