Đề tài Cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong Tố tụng dân sự, thực trạng - Phương hướng hoàn thiện

Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa sơ thẩm và phúc thẩm là một trong những hoạt động cụ thể của hoạt động chứng minh tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của BLTTDS về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là thực sự cần thiết. Bài viết dưới đây xin phân tích về vấn đề này.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong Tố tụng dân sự, thực trạng - Phương hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TỪ VIẾT TẮT: BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự. TTDS: Tố tụng dân sự. TTHS: Tố tụng hình sự. A. PHẦN MỞ BÀI: Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa sơ thẩm và phúc thẩm là một trong những hoạt động cụ thể của hoạt động chứng minh tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của BLTTDS về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là thực sự cần thiết. Bài viết dưới đây xin phân tích về vấn đề này. B. PHẦN THÂN BÀI: I. Khái niệm vể hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm: 1. Khái niệm cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự: Trước tiên ta tìm hiểu về chứng cứ. Trong BLTTDS năm 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó: “ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là các căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”. Cung cấp chứng cứ được quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự. Như vậy ta cũng có thể nhận thấy rằng quá trình chứng minh một vụ việc cũng không có gì khác ngoài việc sử dụng chứng cứ đúng đắn. 2. Khái niệm về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự: Vì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình. Lẽ đó, đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ cug cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu đọc lập của mình. Tòa án cũng tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ, nhưng vị trí và vai trò của Tòa án trong hoạt động chứng minh có điểm khác so với các chủ thể khác. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính chất hỗ trợ các đương sự. Dưới góc độ pháp luật tố tụng dân sự (TTDS), hoạt động thu thập chứng cứ được hiểu là: Hoạt động tố tụng dân sự của các chủ thể chứng minh trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. 3. Khái niệm nghiên cứu chứng cứ trong tố tụng dân sự: Nghiên cứu chứng cứ là việc tiến hành xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ, đối chiếu các chứng cứ đã thu thập với các chứng cứ khác đề nhằm làm rõ khả năng chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc d dang xem xét, từ đó có ý nghĩa quyết định đến việc đánh giá chứng cứ tìm ra sự thật khách quan để giải quyết vụ, việc dân sự. Có thể hiểu nghiên cứu chứng cứ trong TTDS là: Việc các chủ thể chứng minh độc lập, xem xét, tìm hiểu chứng cứ trong hồ sơ vụ, việc dâ sự cũng như việc kiểm tra, xem xét chứng cứ tại phiên tòa để xác định mức độ phản ánh chính xác của chứng cứ về những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh cũng như những tình tiết, sự kiện cần thiết khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. 4. Khái niệm về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự: Trong TTDS, khải niệm về đánh giá chứng cứ phải được đặt trong mối liên hệ với nghiên cứu chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm, xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ nhằm nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác, thì đánh giá chứng cứ là quá trình xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Hay nói cách khác đánh giá chứng cứ là một quá trình logic, là hoạt động suy luận dựa trên cơ sở nhận thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá. Như vậy, đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của các chủ thể chứng minh đặc biệt là Tòa án, được tiến hành trên cơ sở những hiểu biết về những tình tiết, sự kiện đã thu thập được, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và niềm tin nội tâm để xác định mức độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như cả hệ thống chứng cứ trong vụ việc dân sự, được thực hiện trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ, việc dân sự. II. Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 1. Quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 1.1. Chủ thể của hoạt động cung cấp chứng cứ: Các chủ thể của việc cung cấp chứng cứ bao gồm: Các đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng ra một quyết định trong quá trình tiến hành tố tụng phải cung cấp chứng cứ chứng minh có yêu cầu đó. Trong các trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì Viện kiểm sát hoặc tổ chức xã hội đó có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các công dân có quyền cung cấp cho Tòa án những tin tức về vụ án, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ chứng cứ giao chứng cứ ( điểm b khoản 2 Điều 58) Ngoài ra nghĩa vụ cung cấp chứng cứ còn được quy định cho các chủ thể khác: Người đại diện hợp pháp hoặc được ủy quyền của đương sự. 1.2. Nội dung của hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm: Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật TTDS, các đương sự có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau, có quyền bình đẳng trong việc cung cấp bổ sung chứng cứ. Khi làm đơn khởi kiện, thì việc cung cấp chứng cứ với nguyên đơn là nghĩa vụ của họ. Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực tế hoặc đưa ra những chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ có tính thuyết phục để phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ. Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên họ có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, việc cung cấp chứng cứ sẽ trở thành nghĩa vụ đối với bị đơn nếu bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, có thể bị đơn chỉ chấp nhận 1 phần yêu cầu và phản đối phần còn lại của yêu cầu đó. Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra các yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý, có đúng đắn không ? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơ đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình. Theo quy định tại Điều 165, 175 BLTTDS ngay khi khởi kiện đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo, quy định tại Điều 84 BLTTDS quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa á giải quyết vụ việc dân sự, quy định tại Điều 224 BLTTDS về việc người kháng cáo phải gửi cho tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ( nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ hợp pháp. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cùng nguyên đơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quan đến vụ kiện. Việc cung cấp chứng cứ của họ là nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hoặc có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ dưới một trong các bên đương sự; hoặc chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà 1 bên đương sự đặt ra cho họ. Chứng cứ cung cấp có thể là giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ kiện và các vật chứng chứa đựng chứng cứ phải được trực tiếp chuyển giao đến Tòa án. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp điều tra cần thiết như xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định, yêu cầu cơ quan, công dân cung cấp tài liệu chứng cứ cần thiết, lấy lời khai...Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên mà đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự vẫn có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình, vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới, bổ sung những chứng cứ đã cung cấp. Ở cấp phúc thẩm, đương sự cũng có quyền đưa ra những chứng cứ mới mà vì một lý do nào đó trong quá trình giải quyết vụ kiện ở cấp sơ thẩm đương sự chưa xuất trình được. 2. Quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 2.1. Chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ: * BLTTDS đã quy định đương sự là chủ thể chủ yếu trong hoạt động thu thập chứng cứ, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định như lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( Khoản 1 Điều 87 BLTTDS ), đối chất khi có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( khoản 1 Điều 88 BLTTDS ), định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí ( điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS ). Còn lại, các biện pháp thu thập chứng cứ khác được quy định tại chương VII BLTTDS “ Chứng cứ và chứng minh”, đều thuộc về đương sự như: đương sự có quyề được khai báo ( Điều 86), yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng ( Điều 87), yêu cầu đối chất ( Điều 88), giám định, giám định bổ sung ( Điều 90), yêu cầu định giá tài sản ( Điều 92). * Người đại diện của đương sự trong TTDS là người thay mặt cho đương sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Người đại diện trong TTDS bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyề và người đại diện do Tòa án cử. Khi tham gia vào hoạt động chứng minh, người đại diện có toàn quyền trong việc đề ra các yêu cầu, phản yêu cầu và chứng minh cho những ý kiến đó. Nhưng vai trò chứng minh của người đại diện cũng phát sinh sau khi phát sinh vai trò chứng minh của đương sự. Đương sự không thể hoặc có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người đại diện hoặc Tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho họ. Hoạt động thu thập chứng cứ của người đại diện khi đó thay cho đương sự. * Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là người được đương sự nhờ và Tòa án chấp nhận, tham gia TTDS với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ( khoản 1 Điều 64 BLTTDS). Những người này có thể là Luật sư hoặc bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà được đương sự tin tưởng. Theo Điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Với quy định này làm giảm phần lớn sự can thiệp quá sâu của Tòa án vào công việc thu thập chứng cứ, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các đương sự và người bảo vệ quyền hợp pháp thông qua chứng cứ do chính mình cung cấp và thu thập. * Các cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 3 Điều 79 BLTTDS. * Viện kiểm sát cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng ( khoản 3 Điều 85). Khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động thu thập chứng cứ ( thông qua việc xuất trình bổ sung chứng cứ ). * Tòa án cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ nhưng chỉ trong phạm vi rất hạn chế, khi mà đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ 2.2. Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 2.2.1. Phương pháp thu thập chứng cứ của Tòa án: * Lấy lời khai của đương sự: khoản 1 Điều 86 BLTTDS quy định việc lấy lời khai của đương sự, biện pháp này chỉ được tiến hành khi đương sự chưa có bản tự khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS. * Lấy lời khai của người làm chứng: những trường hợp cần lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại Điều 87 BLTTDS “ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết”. Về căn bản, phương pháp lấy lời khai của người làm chứng và cách ghi biên bản lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện giống như đối với phương pháp lấy lời khai của đương sự. Sau khi lấy lời khai của người làm chứng, biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp Thư ký ghi biên bản thì cả Thư ký và Thẩm phán cần phải ký vào biên bản, có đóng dấu của Tòa án. * Đối chất: khoản 1 Điều 88 BLTTDS quy định “ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn.......người làm chứng với nhau”. Như vậy, việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự khác nhau của các bên đương sự, người làm chứng. * Xem xét thẩm định tại chỗ: thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục được quy định tại Điều 89 BLTTDS. Khi đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. * Trưng cầu giám định: khoản 1 Điều 90 BLTTDS quy định “ Theo thỏa thuận lựa chọn cảu các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự....có kết luận của người giám định”. Như vậy, Tòa án chỉ trưng cầu giám định khi một hoặc các bên đương sự có yêu cầu, có sự thỏa thuận lựa chọn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải được lập thành văn bản. Về nguyên tắc người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác ( khoản 1 Điều 136 BLTTDS). * Định giá tài sản: theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp định giá tài sản đang tranh chấp khi một trong hai trường hợp sau: Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự; Các bên thỏa thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí. Khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp theo quy định tại mục 7.2 của Nghị quyết số 04 năm 200...... Trong trường hợp cần thiết UBND cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Khi định giá tài sản cần thông báo cho đương sự biết về thời gian, địa điểm... * Ủy thác thu thập chứng cứ: Ủy thác thu thập chứng cứ là việc Tòa án này yêu cầu Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định khoản 4 Điều 93 BLTTDS lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Khi thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ. Tòa án ủy thác phải ra quyết định ủy thác......Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định ủy thác. Trường hợp không thực hiện được cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2.2.2. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ: Điều 95 BLTTDS có quy định vấn đề bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp cho Tòa án hoặc Tòa án tự thu thập thì Tòa án có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ không thể thu thập giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm bảo quản chứng cứ đó. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người thứ ba đó bảo quản. Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Nếu chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. 3. Quy định của pháp luật về hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 3.1. Chủ thể của hoạt động nghiên cứu chứng cứ: * Đương sự người tham gia tích cực trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Thông thường hoạt động nghiên cứu chứng cứ là của Thầm phán phụ trách giải quyết vụ việc dân sự hoặc các thành viên Hội đồng xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa ( Điều 199, 200, 201) được nghe trình bày của các bên ( Điều 221), được trình bày quan điểm ý kiến của mình ( Điều 197) và đặc biệt là BLTTDS đã dành hẳn một phần là mục 4 Chương XIV để quy định về việc tranh luận giữa các đương sự, đây thể hiện rất rõ về vai trò của đương sự trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. * Đối với người đại diện hợp pháp cho đương sự: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì họ cũng là một trong những chủ thể của hoạt động chứng minh, do đó họ cũng có quyền được nghiên cứu chứng cứ để thay mặt đương sự thực hiện việc tham gia tố tụng và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. * Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự: Điều 64 BLTTDS quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự bao gồm: được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất kì một giai đoạn nào; được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết; được xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; được sao chụp những tài liệu cần thiết cho hồ sơ vụ án... * Viện kiểm sát: Viện kiểm sát đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo...Từ đó thấy trách nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát trong TTDS được thực hiện chủ yếu là trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. * Tòa án: Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải nghiên cứu các chứng cứ do đương sự cung cấp, trực tiếp xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ tại phiên tòa. Trách nhiệm chứng minh của Tòa án nổi bật ở vai trò nghiên cứu và định giá về giá trị chứng minh của các chứng cứ được Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật được thực hiện trong phòng nghị án khi ra bản án quyết định về vụ việc dân sự. 3.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm: 3.2.1. Những yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ. * Nghiên cứu chứng cứ phải tiến hành khẩn trương để xác định có cần đề nghị thu thập thêm các chứng cứ nhằm bảo đảm thời hạn chuẩn bị xét xử mà pháp luật quy định. * Nghiên cứu chứng cứ phải được tiến hành theo một trình tự loogic, thông thường phải nghiên cứu từng vấn đề của vụ việc dân sự, nghiên cứu xong vấn đề này mới chuyển sang vấn đề khác. 3.2.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ: Yêu cầu của các đương sự: Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đương sự và các chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án: Khi xác định được yêu cầu của đương sự, việc nghiên cứu chứng cứ nhàm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Các quan hệ pháp luật giữa các đương sự: Để giải quyết đúng vụ việc các chủ thể chứng minh đặc biệt là Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc phải xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc, từ đó xác định tư cách đương sự. 3.3 Trình tự nghiên
Luận văn liên quan