Cung ứng dich vụ công là một chức năng quan trọng của Nhà Nước trong xã hội hiện đại, nhất là khi các Nhà Nước đang cải cách theo hướng gần dân hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân. Một yêu cầu bức xúc đặt ra của nhiều nước trên thế giới hiện nay là làm rõ vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, từ đó xác định những nhiệm vụ nào chỉ có thể do Nhà Nước tự đảm nhận và những dịch vụ nào có thể thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công đã và đang là một chủ đề được nhiều chính phủ trên thế giới quan tâm. Ở nước ta cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nội dung của cuộc cải cách hành chính nhằm hướng vào xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa nhằm phục vụ những lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Thông qua cải cách hành chính, nhà nước từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dich vụ công cho nhân dân.
Quá trình ứng dịch vụ ở nước ta hiện nay đang tập chung vào một nội dung quan trọng là tiến hành xã hội hóa ngày càng rộng rãi các dịch vụ công trong một số lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ bên cạnh, đó yêu cầu cải cách hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung ứng các dịch vị hành chính cho công dân cũng đang trở thành một trọng tâm của việc đổi mới hoạt động của bộ máy Nhà nước. Do phạm vi của dịch vụ công bao quát quá rộng nên tùy từng loại dịch vụ mà nhà nhước có thể lựa chọn các hình thức cung ứng khác nhau phụ thuộc vào tính chất của dịch vu cũng như khả năng cung ứng nó .
24 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cung ứng dịch vụ văn hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
MÔN: DỊCH VỤ CÔNG
Đề tài: “Cung ứng dịch vụ văn hóa ở Việt Nam”.
LỜI MỞ ĐẦU
Cung ứng dich vụ công là một chức năng quan trọng của Nhà Nước trong xã hội hiện đại, nhất là khi các Nhà Nước đang cải cách theo hướng gần dân hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân. Một yêu cầu bức xúc đặt ra của nhiều nước trên thế giới hiện nay là làm rõ vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, từ đó xác định những nhiệm vụ nào chỉ có thể do Nhà Nước tự đảm nhận và những dịch vụ nào có thể thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công đã và đang là một chủ đề được nhiều chính phủ trên thế giới quan tâm. Ở nước ta cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nội dung của cuộc cải cách hành chính nhằm hướng vào xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa nhằm phục vụ những lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Thông qua cải cách hành chính, nhà nước từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dich vụ công cho nhân dân.
Quá trình ứng dịch vụ ở nước ta hiện nay đang tập chung vào một nội dung quan trọng là tiến hành xã hội hóa ngày càng rộng rãi các dịch vụ công trong một số lĩnh vực như: giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ bên cạnh, đó yêu cầu cải cách hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung ứng các dịch vị hành chính cho công dân cũng đang trở thành một trọng tâm của việc đổi mới hoạt động của bộ máy Nhà nước. Do phạm vi của dịch vụ công bao quát quá rộng nên tùy từng loại dịch vụ mà nhà nhước có thể lựa chọn các hình thức cung ứng khác nhau phụ thuộc vào tính chất của dịch vu cũng như khả năng cung ứng nó .
Đời sống Kinh tế - Xã hội phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần tất yếu cũng nâng lên đa dạng và phong phú. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật nở rộ, trò chơi điện tử, dịch vụ karaoke, kinh doanh băng đĩa phát triển, nhiều lễ hội được khôi phục đặt ra nhiệm vụ là nhà nước phải cung ứng các dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực này sao cho tốt. Sở dĩ vì vậy mà chúng tôi nhận thấy lĩnh vực Cung ứng dịch vụ công về văn hóa cũng cần được xem xét và đưa ra phương hướng cải tiến chất lượng loại dịch vụ này ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG CHÍNH
I. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa, dịch vụ công
1.1. Văn hóa
Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
- Theo UNESCO: Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống giá trị,những tập tục và những tín ngưỡng.
1.2. Dịch vụ công
Là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức, công dân, do nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.
2. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa
2.1. Hai lĩnh vực cưng ứng dịch vụ công: (phổ biến nhất)
- Dịch vụ hành chính công: là dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền. Đây là một phần trong chức năng quản lý Nhà nước. Nhà nước phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,
- Dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm:
+ Dịch vụ xã hội: xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội;
+ Dịch vụ công ích: cung cấp điên, nước sạch, vệ sinh môi trường, xây dựng đường
2.2. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa: (theo ý kiến cá nhân của nhóm)
Là một trong những hoạt động của hoạt động sự nghiệp công (chức năng xã hội) của Nhà nước.
Văn hóa bao gồm: lễ hội,triển lãm,nghệ thuật kiến trúc, bảo tàng, du lich, khách sạn,vui chơi giải trí, ẩm thực,
3. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa ở một số nước trên thế giới
3.1. Ở nước Anh
Cơ quan quốc gia đầu tiên tài trợ cho nghệ thuật là Hội đồng khuyến khích Âm nhạc và Nghệ thuật (CEMA), sử dụng quỹ công và quỹ từ thiện để hỗ trợ cho nghệ thuật.
Gần 20 năm sau chiến tranh, Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước có trách nhiệm trợ cấp cho hoạt động của Hội đồng Nghệ thuật Anh quốc, các bảo tàng quốc gia và phòng trưng bày, thư viện Anh quốc v.v... Năm 1965,g iao cho Bộ Giáo dục và Khoa học. Uỷ ban Thường trực về Bảo tàng và Phòng trưng bày Năm 1963, có trách nhiệm trợ cấp cho các Bảo tàng Quốc gia.
Các cơ quan chính quyền địa phương bắt đầu mở rộng sự hỗ trợ của mình, xây dựng hoặc khôi phục các nhà hát, các bảo tàng, phòng trưng bày và các trung tâm cộng đồng đa mục đích, cũng như điều hành các chương trình và lễ hội riêng của họ.
* Cung cấp tài chính cho Văn hoá:
Chi tiêu của Chính phủ trung ương thực hiện thông qua Bộ Văn hoá, Truyền thông và Thể thao theo năm tài chính (từ 31/4 đến 1/3 của năm sau) 2002/2003 là 1000 triệu Bảng, trong đó:
- 379 triệu bảng cho các bảo tàng, phòng trưng bày và thư viện Quốc gia;
- 296 triệu bảng cho nghệ thuật;
- 113 triệu bảng cho phát thanh - truyền hình và truyền thông (bao gồm cả điện ảnh).
- 153 triệu bảng cho các toà nhà, công trình và địa điểm có giá trị lịch sử.
- 50 triệu bảng để dự phòng cho các hoạt động thể thao và nghệ thuật.
- 8 triệu bảng cho văn hoá trực tuyến.
Trong năm tài chính 2002/2003, Hội đồng Nghệ thuật Anh chi 290 triệu bảng, xứ Wales là 21 triệu bảng, Scotland là 36 triệu bảng, và Bắc Ireland là 8.7 triệu bảng. Chính phủ Scotland đã cung cấp 65 triệu bảng cho các Cơ quan Quốc gia (bao gồm các Bảo tàng Quốc gia, Phòng trưng bày Quốc gia và Thư viện Quốc gia của Scotland). Trong cùng giai đoạn này, Quốc hội Wales đã chi 24.4 triệu bảng cho các bảo tàng và phòng trưng bày Quốc gia, 13.5 triệu bảng cho Thư viện Quốc gia, và 28.5 triệu bảng chi cho nghệ thuật. Trong khi đó Bộ Văn hoá, Nghệ thuật và Giải trí Bắc Ireland chi 11.6 triệu bảng cho các bảo tàng..
Các chính quyền địa phương vẫn duy trì tài trợ cho khoảng 1000 bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật địa phương, và một hệ thống các thư viện công,Năm tài chính 2000/2001, chi tiêu của chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh cho văn hoá khoảng 1.269 tỉ bảng.
Tổng đầu tư kinh doanh cho nghệ thuật năm 2001/2002 ước tính khoảng 111 tỉ bảng; giảm 3% so với năm 2000/2001 và thấp hơn con số được ghi nhận vào năm 1999/2000 là 150 tỷ bảng.Nghị viện anh và chính phủ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề về văn hóa của nước Anh.
* Một số hoạt động văn hóa:
- Phim tại các rạp và những trung tâm khác – Kịch.
- Nhạc cổ điển - Âm nhạc.
- Lễ hội văn hóa - Đến thư viện.
- Lễ hội, nghệ thuật đường phố, rạp xiếc - Tham quan bảo tàng.
- Triển lãm nghệ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc - Nhạc pop hoặc nhạc rock.
- Opera - Kịch câm.
3.2. Ở Hà Lan
Chính quyền công ở Hà Lan tổ chức theo hệ thống 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố địa phương.
Chính quyền ttrung ương phụ trách 1/3 trong tổng kinh phí cho các họat động liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Các viện văn hóa chính như Thư viện Hoàng gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Viện di sản Hà Lan, nhiều viện bảo tàng quốc gia, và gần như toàn bộ các cơ sở giáo dục như nhạc viện và viện giáo dục bậc cao hơn, đều nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền nhà nước. Trọng trách của cấp chính quyền trung ương là đảm bảo sao cho các viện, tổ chức và công ty này hoạt động thật tốt. Nhà nước cũng bảo trợ cho hàng trăm công ty biểu diễn nghệ thuật, các viện triển lãm nghệ thuật, các chương trình nghệ thuật, và nhiều viện cơ sở cũng như trung tâm chuyên ngành. Sau nghệ thuật và di sản văn hóa, cấp chính quyền trung ương chịu trách nhiệm trước nhất về hệ thống phát thanh công cộng quốc gia.
Các thành phố địa phương và tỉnh thành, dành gần 2/3 ngân sách cho nghệ thuật và văn hóa, cùng với nhà nước thực hiện phân phối, sắp xếp cung và cầu giữa các vùng và địa phương. Về tài chính, phần lớn các viện bảo tàng của Hà Lan đều phụ thuộc vào chính quyền thành phố địa phương. Ở Hà Lan, các cơ sở văn hóa công cộng như thư viện thường được giao cho các địa phương quản lý. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho các thư viện bằng cách cấp kinh phí hoạt động cho một trung tâm đầu não.
3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam
- Xây dựng và hoàn thện cơ chế chính sách về lĩnh vực văn hóa, cung ứng dịch vụ công về văn hóa của nhà nước.
- Phối hợp với tổ chức xã hội,tư nhân thực hiện cung ứng dịch vụ văn hóa theo pháp luật và theo quy chế nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho nhà nước mà vẫn thực hiện tốt chức năng của nhà nước.
- Cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực nhà nước và theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
- Nhà nước cho thuê hay bán một phần tài sản hoặc một phần số cổ phiếu của danh nghiệp nhà nước cung ứng dịch vụ công ra ngoài xã hội cho tổ chức xã hội hay tư nhân.
- Tạo ra và duy trì được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ (đặc biệt là các tổ chức cung ứng dịch vụ công của nhà nước), nhà nước không chỉ diều tiết mà còn khuyến khích và tạo thị trường.
- Nhà nước tạo ra sân chơi bình đẳng, đổi mới đi với nhau.
- Tạo ra những sản phẩm văn hóa - nghệ thuât đương đại đỉnh cao - vừa thích hợp với xu thế toàn cầu, vừa mang tính bản sắc, mang lại nhiều lợi ích ở nhiều phương diện (thẩm mỹ, kinh tế, chính trị).
- Thúc đẩy quá trình phát triển nền công nghiệp văn hóa (các nghành giải trí với công nghệ cao và giá thành hạ, các festval nghệ thuật đương đại,) để những sản phẩm văn hóa Việt Nam trở thành một loại hàng hóa có chất lượng trong thị trường văn hóa nội địa cũng như quốc tế.
- Nhà nước cung ứng tài chính cho việc cung ứng dịch vụ công mà nhà nước là chủ đầu tư và trợ cấp cho các tổ chức khác thực hiện cung ứng dịch vụ cho xã hội.
II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
1. Tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước về cung ứng dịch vụ công về văn hóa
Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển. Có lẽ đây là nhận thức chung của mọi quốc gia khi nhìn nhận vấn đề đầu tư cho văn hóa. Nhưng nói đến dầu tư là phải tính đến hiệu quả, mặc dù đầu tư cho văn hóa hiệu quả không phải dễ lượng hóa và nhận biết trong một sớm một chiều. Vì vậy nhà nước cần phải có những chính sách, kế hoạch quản lý phù hợp và đúng đắn. Văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm. Những biến động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đều được phản chiếu trong văn hóa. Văn hóa trong các thời điểm nhất định có thể có những biểu hiện mất trật tự, lộn xộn do xu hướng phát triển tự phát. Để lập lại trật tự kỉ cương, nhà nước phải sử dụng các công cụ như chính sách, pháp luật để quản lý văn hóa tốt hơn.
Đảng và chính phủ đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bản chiến lược phát triển văn hóa. Trong đó có các văn bản quan trọng như:
+ Luật di sản văn hóa: dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, luật di sản văn hóa được ban hành tháng 6 năm 2001 nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản van hóa thế giới; Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa đã quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa; vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa; thành lập các bảo tàng trưng bày, triển lãm các hiện vật văn hóa...; tổ chức việc thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa; khen thưởng và xử lý vi phạm về di sản văn hóa.
Luật di sản văn hóa được ban hành năm 2001 và bổ sung năm 2009 đã thể hiện quan điểm của Đảng và Chính phủ trong công tác bảo vệ các di sản văn hóa của đất nước.
+ Nghị định 103: Ngoài Luật di sản văn hóa và Chiến lược phát triển đến năm 2020 của chính phủ về văn hóa, chúng ta còn có các Nghị định, Quy chế như: Nghị định số 103/2009/NĐ- CP của Chính phủ ban hành năm 2009 cùng với Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng kèm theo
Trong Nghị định kèm theo “quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hóa công cộng”, cũng đã nêu rõ ràng mục đích, đối tượng về hoạt động văn hóa. Ví dụ Điều 1 “các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng phải nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”. Hay tại điều 2 quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
“1, Phạm vi điều chỉnh:
a, Quy chế này quy định các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bao gồm: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác.
2, Phạm vi điều chỉnh: quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.”
Ngoài ra, trong nghị định có quy định rõ ràng và chi tiết cho từng loại dịch vụ văn hóa công: Lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu. Biếu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Triển lãm văn hóa, nghệ thuật. Tổ chức lễ hội.
+ Nghị định 185/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
+ Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
+ Nghị định 53/2006/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập: nhằm huy động sự tham gia và cùng với nhà nước cung ứng các dịch vụ cho nhân dân cũng như cho toàn xã hội....
Các văn bản pháp luật khác quy định cho từng lĩnh vực văn hóa cụ thể.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cho hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng thì Nhà nước còn tham gia cung ứng trực tiếp và cung ứng gián tiếp qua các hình thức: chuyển giao cho tư nhân phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước cho cung ứng dịch vụ công hàng năm
2. Thực trạng cung ứng dịch vụ công về văn hóa ở Việt Nam
Trước hết, cần khẳng định, đời sống văn hóa xã hội ta hiện nay so với thời cơ chế cũ có bước tiến bộ rõ rệt. Điều dễ thấy là tính năng động xã hội kinh tế và tính tích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ bao cấp trong cơ chế cũ. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội tăng lên. Mặt bằng dân trí từng bước được nâng cao, sở trường, năng lực cá nhân con người được khuyến khích, tôn trọng.
2.1. Trong lưu hành, kinh doanh băng đĩa nhạc, sân khấu.
Cũng kèm theo quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trong Nghị định số 103/2009/NĐ- CP của Chính phủ; có quy định cụ thể cho kinh doanh băng đĩa nhac, thẩm quyền cấp giấy phép, thủ tục đăng ký
Nhà nước ta cũng đã nghiêm cấm và ngăn chặn các hành vi buôn bán băng đĩa lậu dưới mọi hình thức, thường xuyên chỉ đạo các đội đội kiểm tra liên ngành của các xã, phừơng, huyện, thị tiến hành công tác kiểm tra, truy quét nạn buôn bán trái phép này.
2.2. Triển lãm, Bảo tàng.
Việt Nam đang có hơn 100 bảo tàng. Nhằm mục đích bảo tồn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng rất nhiều các hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc, gìn giữ các di sản, tài sản quốc gia như: tổ chức các cuộc tìm kiếm di vật của cha ông để lại; xây dựng các bảo tàng lưu giữ hiện vật... Cũng như có các văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động không chỉ của các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng mà cả những văn bản quy định riêng cho từng mảng dịch vụ. Chẳng hạn, Nghị định số 18/2010/TT- BVHTTDL của Bộ văn hóa- thể thao và du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng: quy định chi tiết từ phạm vi, đối tượng điều chỉnh; đặt tên, tổ chức bảo tàng; tới các hoạt động trong bảo tàng
Ngoài ra, như chúng ta cũng biết Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số ngành khoa học khác, công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết (số 49/CP ngày 4/8/1993) về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó nêu rõ mục tiêu: “Mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển”.
Hơn 10 năm qua các bộ, ngành trong cả nước đã triển khai nhiều đề án và kế hoạch để thực hiện mục tiêu này. Sau khi thử nghiệm một số dự án ứng dụng tin học trong quản lý, năm 2004, Cục Di sản văn hoá cùng với Công ty Cổ phần Truyền thống Việt Nam (Vinacomm) xây dựng dự án tiền khả thi nhằm thiết lập và phát triển hệ thống thông tin của ngành di sản văn hoá. Chúng tôi đã tiến hành điều tra hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành. 90% trong tổng số 170 đơn vị bảo tàng và ban quản lý di tích đã trả lời phiếu điều tra. Kết quả như sau: 78% đơn vị chỉ dùng máy tính để soạn thảo văn bản; 3% đơn vị có sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng để quản lý hiện vật, quản lý khách tham quan, quản lý công văn, thư điện tử, kế toán; chỉ có 2% đơn vị đã kết nối và sử dụng Internet.
Sau đây chúng ta điểm qua vài nét về một số bảo tàng của Việt Nam mà Nhà nước ta cho thành lập để bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt:
* Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về lĩnh vực dân tộc học của Việt Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Ngày 14 tháng 12 năm 1987, công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập. Bảo tàng khánh thành vào ngày 12 tháng 11 năm 1997.
Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính:
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng; khu trưng bày ngoài trời; và khu trưng bày Đông Nam Á (khởi công xây dựng vào năm 2008).
Ngoài ra là khu vực cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật...
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng có một chuyến trưng bày đầy ấn tượng ở Mỹ với chủ đề “Hành trình về cõi tâm linh”, giới thiệu được những nét văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thông qua những bộ sưu tập hiện vật gốc đầy sức thuyết phục, cùng những thước phim tư liệu công phu, chân thực và sống động, đã gây được cảm tình đối với công chúng Mỹ và khách du lịch quốc tế. Một cuộc trưng bày đứng vững được trong lòng nước Mỹ, chắc chắn phải có sự hấp dẫn và độ tin cậy cao, khi trình độ Việt Nam học ở Mỹ đang là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế g