Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn. Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự.
Chuyển sang một nền kinh tế thị trường từ một hệ thống y tế bao cấp, y tế Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn. Đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là một vấn đề lớn của tất cả các nước đang phát triển và cả các nước phát triển. "Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân" đã xác định: "Thách thức của ngành Y tế là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao. Đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giữ được bản chất nhân đạo của chế độ trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa là một vấn đề cấp bách, vừa là một chính sách lâu dài".
Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân. Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: "Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân" .
23 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 5152 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
MÔN: DỊCH VỤ CÔNG
Đề tài: “Cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam”.
LỜI MỞ ĐẦU
Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn. Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự.
Chuyển sang một nền kinh tế thị trường từ một hệ thống y tế bao cấp, y tế Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn. Đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là một vấn đề lớn của tất cả các nước đang phát triển và cả các nước phát triển. "Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân" đã xác định: "Thách thức của ngành Y tế là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao. Đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giữ được bản chất nhân đạo của chế độ trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa là một vấn đề cấp bách, vừa là một chính sách lâu dài".
Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân. Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: "Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân" .
Mặt khác, Việt Nam đã ký Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN vào tháng 8 năm 2006 và cam kết thực hiện vào tháng 7 năm 2009. Việt Nam cũng đang chuẩn bị ký 2 Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề y và nha khoa giữa các nước ASEAN.
NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
Y tế là các hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ con người như: các hoạt động khám và điều trị các bệnh; các hoạt động phòng bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và thẩm mỹ của con người. Mục tiêu của ngành y tế được xác định là tập trung vào bảo vệ sức khoẻ người dân thông qua các hoạt động phòng chống và kiểm soát hữu hiệu các bệnh không truyền nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao (đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người nghèo).
Đối tượng chăm sóc của y tế la con người - trung tâm của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Vì vậy y tế có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước.
2. Vai trò của y tế
2.1. Vai trò của y tế với sự phát triển kinh tế
Thứ nhất, con người sử dụng công cụ lao động tác động tới đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình. Để đạt được năng suất lao động cao, bản thân người lao động phải luôn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm nâng cao tri thức, kỹ năng kỹ ảo ở mọi lĩnh vực. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên con người phải có sức khoẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Hệ thống y tế với hai dịch vụ chủ yếu là phòng và chữa bệnh cho con người giữ vai trò quyết định tới chất lượng sức khoẻ của mọi thành viên và xă hội. Một hệ thống y tế tốt sẽ đảm bảo cho người dân có sức khoẻ tốt, trí tuệ minh mẫnvà qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Bởi chính con người tạo ra của cải vật chất làm phát triển nền kinh tế của đất nước. Một khi con người có sức khoẻ, có trí tuệ thì sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội hơn, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. Do đó y tế với mục tiêu chính là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mọi người dân giữ vai trò quan trọng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Thứ hai, y tế có vai trò rất quan trọng trong việc phòng và chống bệnh dịch, làm giảm sự thiệt hại cho nền kinh tế. Phòng bệnh là một trong hai hoạt động chính của sự nhgiệp y tế. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng bệnh mà nhiều quốc gia đã tiêt kiệm được một chi phí lớn do ngăn chặn được nhiều dịch bệnh bùng nổ. Như ta đã biết gần đây trên thế giới và cả ở Việt nam liên tục xảy ra những bệnh dịch nguy hiểm, gây thiệt hai lớn cho nền kinh tế như dịch bệnh Sars, bệnh cúm. Những căn bệnh này khi đă mắc phải thường đ̣i hỏi chi phí chữa trị rất tốn kém , thậm chí gây ra tử vong dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Nhưng sau đó ngành y tế của các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu, tích cực thực hiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã làm giảm đán kể những thiệt hại về kinh tế và con người, để tập trung nguồn lực dành cho phát triển kinh tế. Rõ ràng, nhờ sử dụng tối đa nguồn nhânlực con người và nguồn lực tài chính để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, gần đây, ở Việt nam tuy phải đương đầu với hai đại dịch lớn là Sars và cúm gà nhưng ngành y tế cũng như toàn dân đã hết nỗ lực trong công tác phòng dịch nên thiệt hại về kinh tế và con người mà ta phải gánh chịu đã được hạn chế tối đa.
2.2. Vai trò của y tế với xă hội
Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế đời sống con người ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trong khi phát triển kinh tế con người đã tác động tới môi trường tự nhiên làm thay đổi môi trường sống của chính chúng ta, kết quả là ngày càng nhiều bệnh dịch mới và nguy hiểm xuất hiện không chỉ ở phạm vi khu vực quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Y tế có vai trò toàn cầu trong phồng chống các bệnh dịch này, nên các cơ quan y tế của các quốc gia cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chữa bệnh, phòng bệnh. Tổ chức y tế thế giới (WTO) giữ vị trí quan trọng trong công tác này. Như vậy, ở một góc độ nào đó thì y tế cũng góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới
Với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em tốt, Y tế tạo ra nguồn lực cơ bản cho phát triển xă hội trong tương lai. Trẻ em hôm nay và thế giớ ngày mai. Với những chính sách y tế cung cấp nên tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, con người có điều kiện để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngày nay khi xem tới sự phát triển nói chung của một quốc gia, người ta không chỉ xem xét tới sự phát triển kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội mà còn quan tâm nhiều tới các chi tiêu phát triển con người như chỉ tiêu HDI, chỉ số Gini. Điều này là hoàn toàn đúng đắn bởi với một quốc gia chỉ phát triển kinh tế mà không chú ý đến con người xă hội thì sự phát triển của quốc gia đó không thể coi là sự phát triển bền vững. Đến một lúc nào đó, quốc gia đó sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng xã hội nghiêm trọng. Hiện nay tuổi thọ trung bình của người dân các quốc gia ngày càng được cải thiện. đạt dược kết quả đó công đầu tiên phải kể đến là ngành y tế thông qua hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh.
Cùng với một số lĩnh vực khác như: giáo dục và văn hoá y tế luôn là sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội nói chung sẽ được đảm bảo. Nhờ đó người dẫn sẽ có được cuộc sống lành mạnh, có cảm giác an toàn và tin tưởng vào chế độ xã hội
3. Đặc điểm
3.1. Tính công cộng
Dịch vụ y tế là một loại hình dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mổ như thế nào?
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần: chất lượng kỹ thuât, chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh
Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người bị đe dọa và bị cướp đi bởi bệnh tất là điều sớm hay muộn mà thôi. Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ.Trong đó, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá của dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại hình dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng.
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí không lường trước được.
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình lựa chọn loại hình dịch vụ theo ý muốn mà bị phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng. Cụ thể: khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu, hoàn toàn do thầy thuốc quyết định, như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị. Mặt khác do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dầu không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh. Đặc điểm đặc biệt này không giống với các loại hàng hóa khác, với các loại hàng hóa khác người mua có rất nhiều phương pháp để lựa chọn thậm chí có thể không mua nếu chưa có khả năng tài chính.
Trong cơ chế thị trường để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ, và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai.
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, trong thị trường tự do giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá của dịch vụ y tế do người bán quyết định.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. như trên đã trình bày. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật, và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định), nếu vấn đề này không dược kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng làm dụng dịch vụ từ phiá cung ứng, đẩy chi phí y tế lên cao
Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng”, vì nó mang tính không cạnh tranh, mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không phân biệt bất kỳ ai. Nó cũng không mang tính loại trừ vì tất cả mọi người đều được hưởng dịch vụ mà không phải mất tiền (như dịch vụ tiêm phòng).
Ví dụ các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe, có lợi cho mọi người dân trong khi họ không phải trả tiền để mua các loại dịch vụ này. Chính điều này không tạo ra được động co lợi nhuận cho nhà sản xuất không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo đủ cung, đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng.
3.2. Tính nhân đạo
Ngành y tế sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật để can thiệp vào việc bảo vệ, cứu chữa con người. ở các nước có nền kinh tế phát triển thì sự can thiệp bằng các phương tiện kỹ thuât vào con người ngày càng nhiều hơn. Nếu ngành y tế không mang tính nhân đạo, không có tinh thần trách nhiệm cao thì dễ gây tử vong cho con người. Hồ Chủ Tịch dă nhắc nhở cán bộ ngành y tế nước ta là “lương y như từ mẫu” đối với người bệnh. Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế đối với người bệnh mà còn là truyền thống, nhân cách của người thầy thuốc Việt Nam.
3.3. Tính công bằng và hiệu quả
Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không có nghĩa là ngang bằng công bằng có nghĩa là ai cũng có nhu cầu nhiều hớn, còn ngang bằng có nghĩa là mọi người có nhu cầu ít hay nhiều hơn, có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn nhưng lại ít khả năng chi trả. Như vậy, nói đến công bằng trong y tế tức là phải có sự ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, người có công với cách mạng, cho các đối tượng thiệt thòi. Quan điểm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nói lên quyền của người nghèo, người có công với nước phải được chăm sóc, không phải là lòng thương hại, không phải là sự ban ơn. Công bằng thường đi đôi với đạo đức trong y tế, đòi hỏi trách nhiệm cao của cán bộ y tế đối với người bệnh, ứng xử với người nghèo cũng như với người giàu.
Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, người dân được tạo điều kiện để tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản ngay tại cơ sở và coi đó là quyền của người dân về chăm sóc sức khoẻ. Ngành y tế và các cơ quan chức năng đa nghiên cứu và xây dựng các chỉ tiêu trong chắm sóc sức khoẻ cần đạt được trên các mặt khám chữa bênh, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và phấn đấu thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ y tế.
Công tác y tế là công tác nhân đạo, việc đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người là trách nhiệm của ngành y và quyền lợi cả mỗi công dân, là quyền được Hiến pháp Nhà nước ta công nhận, mọi công dân đều được hưởng dịch vụ y tế khi có nhu cầu.
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là một dạng công bằng xã hội nhưng nó khác ở chỗ sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người là bất kể ai cũng có nhu cầu được chăm sóc một cách tốt nhất.
Thuốc và dịch vụ y tê là một loại hàng hóa đặc biệt. Có nhiều loại dịch vụ y tế là hàng hóa dịch vụ công cộng cộng. Do đó sẽ không có một tổ chức y tế cá nhân nào có thể đứng ra cung cấp một cách thường xuyên cho cộng đồng vì khả năng thu hồi vốn chậm và không có lợi nhuận. Vì vậy chỉ có nhà nước đại diện cho lợi ích chung cả cả cộng đồng mới có thể đảm bảo sự công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ này cho cộng đồng. Đảm bảo công bằng còn góp phần giữ được bản chất nhân đạo của y tế nước ta, định hướng xây dựng nền y tế xã hội chủ nghĩa.
Công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ không phải là cào bằng cho tất cả mọi người, mà công bằng có nghĩa là phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh mà có mức độ chăm sóc thích hợp, đồng thời tạo cơ hội cho mọi người có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.
Do có những đặc điểm của dịch vụ y tế khác với hàng hóa dịch vụ thông thường khác , vì vậy Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ y tế do các cơ sở y tế cung cấp cho cộng đồng.
Hiệu quả của dịch vụ y tế ở đây là nhìn từ góc độ kinh tế, nghĩa là các dịch vụ y tế phải đảm bảo sao cho chi phí của người dân bỏ ra là tối thiểu mà hiệu quả là tối đa.
4. Khu vực cung cấp dịch vụ y tế
4.1. Khu vực công cộng
Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ y tế chính là nhà nước. Nhà nươc cung cấp các dịch vụ y tế mà thị trường không thể đáp ứng được hoặc nếu có thì cũng rất ít. Các dịch vụ được khu vực này cung cấp bằng cách:
- Xây dựng các bệnh viện phục vụ người dân. Mọi người đều có thể đến đó khám, chữa bệnh và được tư vấn miễn phí về các dịch vụ cần thiết.
- Tiêm phòng vacxin miễn phí.
- Cấp phát thuốc miễn phí.
- Tổ chức, vận động cán bộ, bác sĩ đến những vùng sâu, vùng xa để khám chữa bệnh.
- Thường xuyên mở những lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cá bác sĩ.
- Mở những cuộc trao đổi giữa các y, bác sĩ.
4.2. Khu vực tư nhân
Khu vực này cung cấp dịch vụ y tế bằng cách tự mình mở các phòng khám để phục vụ cho mọi người. Tất cả mọi người đếm đây đều được thỏa mãn nhu cầu của mình. Do đặc điểm của khu vực này là vì mục tiêu lợi nhuận nên giá cả của những hàng hóa này cũng mắc hơn so với khu vực công. Nhưng dịch vụ ở đây được cung ứng một cách nhanh gọn. Người đến đây khám chữa bệnh đều có ấn tượng khá tốt.
Về mặt nhận thức không nên phân biệt về công hay tư trong hệ thống y tế. Công hay tư chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, đa sở hữu trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, hệ thống bệnh viện nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng phân tầng xã hội và thực hiện các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên của WTO.
II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tích cực
* Về hệ thống bệnh viện:
Hệ thống bệnh viện Việt Nam gồm chủ yếu là các bệnh viện công (chiếm 93,3%). Các bệnh viện tư bao gồm cả bệnh viện bán công và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ chiếm 3,7% bệnh viện và 2,2% giường bệnh trong cả nước. Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng. Số lượng các cơ sở y tế ngoài công lập nhiều nhưng quy mô còn nhỏ. Tỷ lệ bệnh viện tư và giường bệnh tư của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30% và 22,5%), Indonesia (42% và 32%), Malaysia (62,4% và 164,4%), Philippin (67% và 50%).
Song song với bệnh viện thuộc Bộ Y tế, còn có bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý như Quân đội, Công an, Bưu điện, Giao thông, Gang thép, May mặc... Các bệnh viện này thường là bệnh viện đa khoa và điều dưỡng phục hồi chức năng, chủ yếu phục vụ cho cán bộ công nhân viên của bộ, ngành đó. Quy mô của bệnh viện thường ở mức trung bình và nhỏ.
* Về y tế dự phòng:
Đã chốt giữ thành công, qua nhiều năm không để phát sinh những dịch bệnh lớn. Một số, vụ việc đã xảy ra, nhìn chung đã bao vây, dập tắt kịp thời. Kể cả những loại dịch bệnh hiểm nghèo như cúm A/H5N1, và cúm A/H1N1
Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (sốt rét, phong, lao, uốn ván, bại liệt).
Có tiến bộ. Các HIV/AIDS, các chỉ tiêu nhiễm mới, chuyển bệnh AIDS. Tử vong so với các năm trước đều đã giảm.
* Về khám chữa bệnh:
Hệ thống Y tế đã đáp ứng phục vụ hơn 200 triệu lượt người khám chữa bệnh hàng năm, (bình quân 2,5 lượt/1 người dân/ năm); hơn 70 triệu người điều trị nội trú, (bình quân 8 ngày/ 1 bệnh nhân).
Đã chú trọng phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế như: chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, cột sống, thụ tinh ống nghiệm
Gần đây, tại Hà Nội cũng như TPHCM, nhiều bệnh viện như Việt Đức, Nhi trung ương, Bạch Mai, Chợ Rẫy, ĐH Y dược, Từ Dũ... còn giảng dạy cho nhiều khóa các bác sĩ nước ngoài trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi, hiếm muộn...
Kết hợp Y Dược cổ truyền trên diện rộng, từ trung ương đến địa phương. Đồng thời ngành Y tế cũng triển khai những chính sách như tổ chức các đợt khám chữa bệnh miến phí cho nhân dân vùng khó khăn, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, hộ đói nghèo
Ví dụ như các chương trình cấp phát thuốc miến phí, chương trình “hiến máu nhân đạo” nhằm giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn, chương trình “trái tim cho em” nhằm giúp đỡ những trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh mà chưa có điều kiện chưa trị
* Về xây dựng mạng lưới:
Tro