Đề tài Cuộc khủng hoảng Nga năm 1998

Năm 1998 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Tờ USA Today đã tóm tắt thị trường toàn cầu một cách chính xác vào cuối năm 1998: “Khó khăn tràn từ lục địa này sang lục địa khác như một con vi rút”. Nước Nga cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Nga đã bắt đầu tất cả mọi thứ hầu như từ số 0. Đối với nước Nga, thời gian cuối những năm 90 in đậm bởi những cơn chấn động nghiêm trọng về chính trị và kinh tế. Kết cục là những chấn động đó đưa đến sự đổ vỡ khủng hoảng năm 1998, đặt nền kinh tế Nga trước thảm cảnh tê liệt. Đòi hỏi nỗ lực khổng lồ của ban lãnh đạo mới cũng như toàn thể cộng đồng nói chung để cứu vãn tình thế. Trong tác phẩm “Chiếc Lexus và cây ôliu” của Thomas L. Friedman cũng đã đề cập rất rõ nét về toàn cảnh nền kinh tế thế giới những năm 90 và đặc biệt là nước Nga. Vào thời điểm đó, hầu hết những thứ nước Nga tạo ra được xem là có giá trị âm. Các thông báo bất ổn thị trường tài chính Nga đến một mức độ đáng kể và dẫn đến một sự suy giảm nhanh chóng trong giá trị đồng Rúp, một sự sụp đổ trong giá trị vốn chủ sở hữu chứng khoán được giao dịch tại công ty của Nga và quốc tế, thu nhập cố định dịch vụ chứng khoán của cả Nga và công ty tổ chức phát hành. Điều này làm suy giảm hệ thống tài chính Nga và áp lực giảm sâu hơn về giá trị của đồng Rúp hành động tiếp theo của Ngân hàng Trung ương và đại diện hành động của Chính phủ Nga đã làm ít để tạo sự tự tin trong cộng đồng đầu tư cho vấn đề tài chính của Nga có thể được giải quyết nhanh chóng. Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt, và khi nước Nga gặp khủng hoảng, kéo theo đó là những khó khăn với nhiều quốc gia khác. Nước Nga đã trải qua khủng hoảng như thế nào, đã vượt qua khủng hoảng ra sao? Bài tiểu luận này sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó. Bài tiểu luận có đề tài: “Cuộc khủng hoảng Nga năm 1998” gồm 2 phần chính. • Phần 1 sẽ nghiên cứu Toàn cảnh về cuộc khủng hoảng Nga 1998, bao gồm Diễn biến, nguyên nhân, tác động và biện pháp của cuộc khủng hoảng. • Phần 2 là những bài học và biện pháp dành cho Việt Nam. Việt Nam chúng ta là một quốc gia nhỏ, còn phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Vậy chúng ta đã rút ra được những bài học gì từ cuộc khủng hoảng Nga 1998 và những biện pháp giúp Việt Nam không đi vào vết xe đổ của Nga. Chủ đề về cuộc khủng hoảng ở nước Nga năm 1998 còn khá mới mẻ. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, tìm hiểu về các quốc gia khác, đặc biệt là một vấn đề kinh tế đối với một sinh viên kinh tế là điều vô cùng cần thiết. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn hẹp, bài tiểu luận của nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em mong thầy cô nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em có thể hoàn thiện một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Khủng hoảng Nga năm 1998 I.1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng 1. Giai đoạn cuối năm 1997: trong giai đoạn này, nền kinh tế Nga đã bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm: • Thặng dư thương mại sau 1 thời gian đã dần trở lại mức cân bằng • Lạm phát khoảng 11 % • Dầu mỏ, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ở mức giá 23$/ 1 thùng và đang bắt đầu giảm • Các ngân hàng Nga gia tăng các khoản nợ nước ngoài Mức lương thực tế ngày càng giảm. Chỉ khoảng 40% công nhân được trả

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3946 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc khủng hoảng Nga năm 1998, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Khủng hoảng Nga I.1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng I.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng I.2.1. Nguyên nhân chính trị I.2.2. Nguyên nhân kinh tế 1. Tình trạng đình đốn sản xuất, mà nguyên nhân chính là khủng hoảng thanh toán, nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau 2. Báo động về ngân sách 3. Ảnh hưởng từ tình hình thế giới 3.1. Ảnh hưởng từ tình hình thế giới nói chung 3.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 I.3 Tác động của cuộc khủng hoảng 1. Tác động tới nền kinh tế Nga 2. Tác động tới các nước khác. I.4. Ứng phó của Nga trước cuộc khủng hoảng II. Bài học cho Việt Nam II.1. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Nga II.2 Một số biện pháp chung đối phó với khủng hoảng II.3 Một số biện pháp đối phó với khủng hoảng cho Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Năm 1998 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Tờ USA Today đã tóm tắt thị trường toàn cầu một cách chính xác vào cuối năm 1998: “Khó khăn tràn từ lục địa này sang lục địa khác như một con vi rút”. Nước Nga cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Nga đã bắt đầu tất cả mọi thứ hầu như từ số 0. Đối với nước Nga, thời gian cuối những năm 90 in đậm bởi những cơn chấn động nghiêm trọng về chính trị và kinh tế. Kết cục là những chấn động đó đưa đến sự đổ vỡ khủng hoảng năm 1998, đặt nền kinh tế Nga trước thảm cảnh tê liệt. Đòi hỏi nỗ lực khổng lồ của ban lãnh đạo mới cũng như toàn thể cộng đồng nói chung để cứu vãn tình thế. Trong tác phẩm “Chiếc Lexus và cây ôliu” của Thomas L. Friedman cũng đã đề cập rất rõ nét về toàn cảnh nền kinh tế thế giới những năm 90 và đặc biệt là nước Nga. Vào thời điểm đó, hầu hết những thứ nước Nga tạo ra được xem là có giá trị âm. Các thông báo bất ổn thị trường tài chính Nga đến một mức độ đáng kể và dẫn đến một sự suy giảm nhanh chóng trong giá trị đồng Rúp, một sự sụp đổ trong giá trị vốn chủ sở hữu chứng khoán được giao dịch tại công ty của Nga và quốc tế, thu nhập cố định dịch vụ chứng khoán của cả Nga và công ty tổ chức phát hành. Điều này làm suy giảm hệ thống tài chính Nga và áp lực giảm sâu hơn về giá trị của đồng Rúp hành động tiếp theo của Ngân hàng Trung ương và đại diện hành động của Chính phủ Nga đã làm ít để tạo sự tự tin trong cộng đồng đầu tư cho vấn đề tài chính của Nga có thể được giải quyết nhanh chóng. Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt, và khi nước Nga gặp khủng hoảng, kéo theo đó là những khó khăn với nhiều quốc gia khác. Nước Nga đã trải qua khủng hoảng như thế nào, đã vượt qua khủng hoảng ra sao? Bài tiểu luận này sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó. Bài tiểu luận có đề tài: “Cuộc khủng hoảng Nga năm 1998” gồm 2 phần chính. Phần 1 sẽ nghiên cứu Toàn cảnh về cuộc khủng hoảng Nga 1998, bao gồm Diễn biến, nguyên nhân, tác động và biện pháp của cuộc khủng hoảng. Phần 2 là những bài học và biện pháp dành cho Việt Nam. Việt Nam chúng ta là một quốc gia nhỏ, còn phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Vậy chúng ta đã rút ra được những bài học gì từ cuộc khủng hoảng Nga 1998 và những biện pháp giúp Việt Nam không đi vào vết xe đổ của Nga. Chủ đề về cuộc khủng hoảng ở nước Nga năm 1998 còn khá mới mẻ. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, tìm hiểu về các quốc gia khác, đặc biệt là một vấn đề kinh tế đối với một sinh viên kinh tế là điều vô cùng cần thiết. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn hẹp, bài tiểu luận của nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em mong thầy cô nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em có thể hoàn thiện một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Khủng hoảng Nga năm 1998 I.1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng 1. Giai đoạn cuối năm 1997: trong giai đoạn này, nền kinh tế Nga đã bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm: Thặng dư thương mại sau 1 thời gian đã dần trở lại mức cân bằng Lạm phát khoảng 11 % Dầu mỏ, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ở mức giá 23$/ 1 thùng và đang bắt đầu giảm Các ngân hàng Nga gia tăng các khoản nợ nước ngoài Mức lương thực tế ngày càng giảm. Chỉ khoảng 40% công nhân được trả lương đầy đủ và đúng hạn Thâm hụt ngân sách ở mức cao Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tạo nên 1 đợt tấn công đầu cơ nhằm vào đồng rup. Ngày 11-11, Ngân hàng trung ương Nga đã tung ra 6 tỷ $ để ổn định giá trị đồng rup. Năm 1997 Nga chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 0.8% 2. Năm 1998: Tháng 3 – 4 : Tổng thống Yelstin sa thải toàn bộ chính phủ thủ tướng Chernomyrdin và bổ nhiệm Sergei Kiriyenko làm tân thủ tướng. Quyết định này ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ hạ viện Nga. Tuy nhiên trước đe dọa giải tán hạ viện của tổng thống, sau 1 tháng hạ viện đã chấp nhận quyết định bổ nhiệm này. Một cuộc tấn công khác nhằm vào đồng rup Nga kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính Tháng 5: Nước Nga bên bờ vực khủng hoảng Tổng thống Yelstin đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu khoảng 40 tỷ $ trước tình trạng nguồn thu từ thuế sụt giảm mạnh. Áp lực chi tiêu không ngừng gia tăng, đặc biệt là đòi hỏi trả tiền lương của công nhân. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại miền bắc. Công nhân ngành than đã biểu tình và phong tỏa hệ thống đường sắt xuyên Siberi. 19/5 Ngân hàng trung ương Nga nâng mức lãi suất cho vay từ 30% lên 50% và tung ra 1 tỷ $ để bảo vệ đồng rup. Giá dầu tiếp tục giảm. Thị trường chứng khoán giảm sau khi 1 sắc luật được thông qua nhằm hạn chế sở hữu của cổ đông nước ngoài tại UES, công ty điện lớn nhất Nga IMF từ chối hỗ trợ tài chính cho Nga Ngân hàng trung ương tiếp tục nâng mức lãi suất cho vay lên tới 150% Tháng 6 – 7: Tổng thống Yelstin kêu gọi các nước phương Tây, Mỹ và IMF hỗ trợ tài chính giúp Nga đối phó với khủng hoảng. Nga cần khoảng 10-15 tỷ $ để giải cứu nền kinh tế. IMF chỉ trích chính quyền Nga đã không hành động đủ mạnh để cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế. Trước những đòi hỏi của IMF, ngày 23/6 thủ tướng Sergei Kiriyenko đã đưa ra dự thảo 1 kế hoạch đối phó với khủng hoảng, trong đó sẽ cắt giảm chi tiêu 42 tỷ rup (6.8 tỷ $) và tăng thu thuế 20 tỷ rup (3.2 tỷ $). Ngày 13/7 IMF thông qua gói cứu trợ 22.6 tỷ $ cho Nga. 14.8 tỷ $ giao trong năm 1998 và 7.8 tỷ $ cho năm tiếp theo. Tháng 8: Khủng hoảng bùng nổ Trước những lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ phá giá đồng rup, thị trường chứng khoán và ngoại hối Nga sụt giảm mạnh. Ngày 14/8 tổng thống Yelstin khẳng định sẽ không phá giá đồng rup Tuy vậy, tới ngày 17/8 ngân hàng trung ương Nga đã buộc phải phá giá đồng rup. Đồng rup giảm mạnh, kéo theo sự tụt dốc của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã mất 80% giá trị so với đầu năm. Hàng loạt các khoản vay bị vỡ nợ hoặc phải trì hoãn hoàn trả. Chính phủ đã phải tuyên bố vỡ nợ 40 tỷ $. Người dân đổ xô đi rút tiền tiết kiệm và mua đô la. Đồng rup sụt giá mạnh khiến lạm phát ra tăng, giá lương thực tăng chóng mặt. Ngày 21/8 Hạ viện Nga kêu gọi tổng thống Yelstin từ chức. Tuy vậy Yelstin hoàn toàn phớt lờ và tiếp tục củng cố quyền lực của mình. Ngày 23/8 Yelstin sa thải toàn bộ chính phủ Kiriyenko và bổ nhiệm lại Viktor Chernomyrdin làm thủ tướng. Quyết định này lại vấp phải phản ứng từ quốc hội Nga. Tháng 9: Khủng hoảng kinh tế tiếp tục lan rộng. Ngày 2/9 ngân hàng trung ương Nga quyết định thả nổi đồng rup Ngày 21/9 tỷ giá lên tới 21 rup/ 1 đô la, đồng rup mất tới 2/3 giá trị sau khoảng 1 tháng Một loạt các ngân hàng bị phá sản: Inkombank, Tokobank, Oneximbank,… Tình hình chính trị càng phức tạp khi Chernomyrdin trong hai lần bỏ phiếu liên tiếp bị quốc hội từ chối bổ nhiệm làm thủ tướng. Để chấm dứt khủng hoảng chính trị, ngày 10/9 Yelstin đã bổ nhiệm ngoại trưởng Primakov làm tân thủ tướng. I.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng I.2.1. Nguyên nhân chính trị Ngày 11/9/98, với 317 phiếu thuận, 63 phiếu chống và 15 trắng, Đuma quốc gia Nga chấp thuận người do tổng thống B. Yeltsin đề cử là ông Y. Primakov làm thủ tướng chính phủ Nga. Ngay sau đó Tổng thống B. Yeltsin đã ký quyết định chính thức bổ nhiệm ông Y. Primakov làm thủ tướng Nga, chấm dứt ba tuần khủng hoảng chính trị. Như đã biết, ngày 23/3/1998, ông B.Yeltsin đã bãi nhiệm toàn bộ chính phủ V.Chernomyrdin và bổ nhiệm S.Kiriyenko (Nguyên bộ trưởng nhiên liệu và năng lượng) giữ chức phó Thủ tướng chính phủ và Quyền Thủ tướng. Một điều không thể phủ nhận là từ khi lên cầm quyền (1993) cho đến khi bị cách chức V.Chernomyrdin đã có công lớn trong việc chèo lái con thuyền kinh tế Nga. Vậy tại sao cuối quý I năm 1998, Tổng thống lại giải tán toàn bộ chính phủ này ? Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế là những mâu thuẫn chính trị sâu sắc. Trước hết có thể nói, mâu thuẫn B. Yeltsin - V. Chernomyrdin là một nhân tố quan trọng tác động đến quyết định giải tán chính phủ V. Chernomyrdin. Dưới vẻ êm ả giữa Tổng thống và Thủ tướng là những đợt sóng ngầm. Trong số các tập đoàn kinh tế chi phối chính trường Nga, Gasprom là công ty có thế lực nhất mà V. Chernomyrdin là cha đẻ của nó. Ai muốn lãnh đạo nước Nga thì phải biết chung sống, thỏa hiệp và nắm được tập đoàn này. Tổng thống biết rất rõ điều đó, nhưng những người do Tổng thống đưa vào chính phủ 2/1997 để nắm các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, tài chính đã bị thay thế bằng người của Thủ tướng. Tiếp theo những thành tựu nhất định về kinh tế cuối 1997 với các hoạt động ngoại giao nổi trội của Thủ tướng ở nước ngoài đặc biệt là ở Mỹ làm cho uy tín của V. Chernomyrdin tăng nhanh. Trong khi uy tín ông B. Yeltsin đang bị đe dọa. Điều này buộc Tổng thống phải nghĩ cách tính sổ với Thủ tướng để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống năm 2000. Mặc dù đã thông qua được ngân sách năm 1998, thiết lập được cơ chế "4 bên" và "hội nghị bàn tròn" với khẩu hiệu "Năm 1998 là năm của hòa giải" để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trên chính trường, nhưng phe đối lập, đặc biệt là những người Cộng sản không ưa gì toàn bộ chính phủ V. Chernomyrdin, nhất là đối với các nhân vật trẻ thân cận với Tổng thống B. Yeltsin như Trubai, Nemxôp... đã yêu cầu Chính phủ phải ra điều trần trước Duma vào ngày 9/4 và nêu lên vấn đề bất tín nhiệm. Đây là thế cờ tiến thoái lưỡng nan đối với tổng thống B.Yeltsin, buộc ông phải ra tay hành động trước. Sau 5 tháng cầm quyền, chính phủ S.Kiriyenko đã thất bại trong những chương trình cải cách của mình. Tình hình kinh tế - xã hội Nga ngày càng trầm trọng. Những chính sách kinh tế của ông S. Kirienco đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của các tập đoàn kinh tế, các thế lực kinh tế ngầm đang thao túng nền kinh tế và chính trường Nga, đẩy cơn bão khủng hoảng ở Nga lên tới đỉnh điểm. Thực trạng kinh tế Nga đã đặt ông B.Yeltsin vào tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc" "Chiếc ghế quyền lực" đang bị đe dọa từng giờ, không loại trừ khả năng Tổng thống cũng phải ra đi cùng Chính phủ nếu không ra tay trước. Đối với vị thủ tướng hơn 30 tuổi S.Kiriyenko thì "5 tháng qua là một cuộc tự sát về chính trị" còn đối với B.Yeltsin, việc gạt chính phủ S.Kiriyenko có thể làm giảm bớt sức ép của phe đối lập. Ngày 23/8 (tròn 5 tháng) B. Yeltsin ký lệnh giải tán chính phủ S.Kiriyenko, tái bổ nhiệm ông V.Chernomyrdin làm quyền Thủ tướng và đề nghị Duma thông qua. Sau hai tuần giằng co, trước sự kiên quyết của phe cộng sản không chấp nhận V. Chernomyrdin, cuối cùng ông B.Yeltsin cũng phải nhường bước, đề cử một tân thủ tướng khả dĩ được các phe phái chấp nhận - đó là Y. Primakov, cựu ngoại trưởng Nga, cùng một chính phủ có đại diện của các phe phái chính trị. Đây là lần thứ hai trong liền một năm nước Nga có sự thay đổi nội các. Sự kiện này làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, ảnh hưởng sâu sắc đến chính trường và thương trường Nga. Nó làm cho nền kinh tế Nga vốn đã yếu lại càng thêm suy yếu. I.2.2. Nguyên nhân kinh tế 1. Tình trạng đình đốn sản xuất, mà nguyên nhân chính là khủng hoảng thanh toán, nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau Từ  cuối năm 1997, giá dầu thô trên thế giới  đã có sự giảm mạnh. Vấn đề này đã gây ra một sự sa sút thê thảm cho nền kinh tế  Nga vốn coi dầu khí là nguồn xuất khẩu hàng đầu. Bên cạnh đó, Nga đang phải đối mặt với những khoản nợ lớn trong nước cũng như đối với nước ngoài. Nhà nước Nga đang nợ tập đoàn khí đốt Gazprom (của Nga và cũng là tập đoàn khí đốt đứng đầu thế giới với 32% trữ lượng toàn cầu) đến 14 tỷ rúp tiền bán khí đốt trong khi Gazprom lại nợ nhà nước đến 15 tỷ tiền thuế (vào thời điểm trước điều chỉnh tỷ giá khi mà một USD còn đổi được 6,3 rúp). Điều này cho thấy cả nhà nước lẫn các công ty đều là những con nợ khó đòi với nhau, và hậu quả là ngân quỹ nhà nước trống rỗng (nguồn: Le Nouvel Observateur số1763, 20.8.1998). Đây là một hậu quả của chủ trương hy sinh tất cả để kìm chế lạm phát và giữ đồng rúp ổn định bằng mọi giá đã thành công cho đến khi cuộc khủng hoảng bùng nổ tháng 8 năm 1998. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi nhà nước Nga dứt khoát không in thêm tiền nhằm tránh lạm phát nên  để bù đắp những thâm hụt trong ngân sách đã phải vay nợ bằng đòn bẩy lãi suất thật kích thích: 150% cho công trái, từ 15 đến 20% cho các trái phiếu châu Âu (Euro - bonds) qua sự  bảo lãnh hàng năm của IMF và G7. Hậu quả là phân nửa ngân sách liên bang được dành cho việc trả nợ, tối thiểu là 1 tỷ USD mỗi tuần. Nay khi tổng số nợ nước ngoài lên  đến xấp xỉ 100 tỷ USD, và các nguồn thu ngoại tệ giảm thiểu, nhất là từ dầu hỏa, không ai còn muốn cho Nga vay nợ nữa. Một trong những "vố nợ" kinh khủng nhất thực hiện trong khoảng 4 tháng cầm quyền của ê kíp Kirienko là việc các ngân hàng tư nhân, do hám thu lợi từ lãi suất công trái, đã vay nóng nợ nước ngoài bằng USD để mua công trái nhà nước bằng đồng rúp. Báo Le Nouvel Observateur đã đưa ra những con số kinh khủng sau: 7 ngân hàng hàng đầu ở Nga hiện phải thanh toán từ nay đến cuối năm 54 tỷ USD nợ tích lũy từ nhiều năm qua trong khi vốn tích lũy gộp lại tất cả mới được không  đầy 1,5 tỷ USD (tính theo tỷ giá trước 17.8.1998 là 6,3 rúp/1USD). Trong tình hình đồng rúp tuột giá 30% từ ngày 17.8 đến cuối tháng 8, số nợ này sẽ tăng lên tương đương 16 tỷ USD. Thế nhưng, với tỷ giá mới nhất ghi nhận ngày 6.9.1998, 1 USD đã lên đến 19,4 rúp (nguồn: Yahoo - Finance 6.9.1998), thì số nợ này coi như đã tăng 300% (tính bằng đồng rúp). Thêm vào đó, bất chấp những nỗ lực của chính phủ, tình trạng nợ lương công nhân và các khoản nợ  của các doanh nghiệp với nhau cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Ở nhiều nơi, công nhân đã đình công, sản xuất ngừng trệ. Tình hình mỗi lúc một trở  nên căng thẳng. 2. Báo động về ngân sách Như  đã nói ở trên, ngân sách nhà nước của Nga lúc này trong tình trạng trống rỗng do nhà nước vay nợ quá nhiều và tình trạng đình đốn sản xuất của các công ty khiến cho việc thu thuế trở nên khó khăn hơn. Tiền thu thuế không đủ để bù đắp số tiền trả lãi cho các khoản vay của chính phủ cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Điều này đã khiến cho phúc lợi xã hội như việc trả lương hưu và giao thông công cộng bị giảm sút.    3. Ảnh hưởng từ tình hình thế giới 3.1. Ảnh hưởng từ tình hình thế giới nói chung Kinh tế thế giới khủng hoảng đã gây ra tình trạng phát triển đình đốn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là các nước đang phát triển. Nga lại là nước phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô trong đó, xăng, khí đốt, kim loại, và gỗ chiếm tới 80% xuất khẩu Nga, khiến cho nước này càng dễ bị tác động bởi những thay đổi thăng trầm của giá cả thế giới.Nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ giảm đã tác động mạnh mẽ đến nguồn cung ngoại tệ của Nga, đặc biệt khi mức giá dầu đã rớt xuống 11 USD/ thùng vào cuối năm 1998. Trong khi đó, Nga lại đang phải chống chọi với tình trạng khan hiếm ngoại tệ do tác động của lam phát tăng cao dẫn đến tâm lí trốn chạy đồng rúp của người dân.Tháng 8/1998, Chính phủ đã phải trả 4 tỷ USD để ổn định các cuộc đình công của công nhân mỏ. Lạm phát năm 1998 lên tới 84%. 3.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng được bắt đầu từ tháng 7/1997 tại Thái Lan và nhanh chóng ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác trong khu vực. Cuộc khủng hoảng tuy được nhìn nhận ở khu vực Đông Á, và đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên như ở hai cuộc khủng hoảng lớn trước, nó tiếp tục phát triển thành một "cơn bão" tiền tệ tầm cỡ quốc tế và ảnh hưỡng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhiều quốc gia "xa xôi" nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này như Mỹ, Nga, Brazil... đặc biệt là Nga. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 cũng gây nên tâm lí lo ngại trong các nhà đầu tư quốc tế, họ nhanh chóng thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán Nga cũng như các nước đang trong suy thoái để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn như vàng và USD. Hơn nữa trước thời điểm tấng 8.1997 Nga vẫn là một trong những thị trường chứng khoán thành công nhất trên thế giới với 44 tỉ USD huy động được từ các nhà đầu tư quốc tế. Vì vậy, khi xảy ra hiện tượng thoái vốn ồ ạt thì toàn bộ hệ thống tài chính của Nga nhanh chóng sụp đổ. Trong vòng 6 tháng, TTCK mất đi 70% giá trị vốn (so với đại khủng hoảng ở Mỹ làm mất 80%). Ngân hàng Trung ương Nga chi 3,5-3,8 tỷ USD trong tuần cuối cùng cùng của tháng 7 và tuần đầu tháng 8 với nỗ lực làm tăng giá đồng rúp với hy vọng cứu các ngân hàng thoát khỏi phá sản hoàn toàn, Chính phủ đã làm giảm giá tiền tệ và tạm ngưng chi trả các khoản nợ nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lớn như Inkombank, Oneximbank và Tokobank vẫn bị đóng cửa. Khủng hoảng tài chính Đông Á cũng làm cho mức lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế tăng nhanh. Tâm lí hoảng loạn của các bên cho vay đã dẫn đến việc rút vốn lớn từ các quốc gia khủng hoảng, gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng và phá sản trầm trọng hơn bao giờ hết.Tại Nga In addition, as foreign investors attempted to withdraw their money, the exchange market was flooded with the currencies of the crisis countries, putting depreciative pressure on their exchange rates.,trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cố gắng để rút tiền của mình thì thị trường ngoại hối đã tràn ngập đồng rúp càng làm tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái đang chao đảo. To prevent currency values collapsing, these countries' governments raised domestic interest rates to exceedingly high levels (to help diminish flight of capital by making lending more attractive to investors) and to intervene in the exchange market, buying up any excess domestic currency at the fixed exchange rate with foreign reserves . Để ngăn chặn giá trị tiền tệ bị sụp đổ, chính phủ Nga cũng giống như nhiều nước khác đã tăng lãi suất trong nước lên mức trần nhằm hạn chế thoái vốn bằng cách trả lợi tức hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư và can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng việc mua hết lượng nội tệ dư thừa tại cố định tỷ giá với dự trữ ngoại hối . Neither of these policy responses could be sustained for long. Kết quả là lãi suất cao đã gây thiệt hại lớn cho một nền kinh tế lành mạnh vốn đang lung lay bởi chính trị của Nga. Cuối cùng, When it became clear that the tide of capital fleeing these countries was not to be stopped, the authorities ceased defending their fixed exchange rates and allowed their currencies to float . khi Chính phủ hiểu rằng các triều vốn chạy trốn các quốc gia này không được dừng lại, họ đã ngừng bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định và cho phép thả nổi đồng rúp. Hậu quả kéo dài vô cùng nặng nề. Hàng loạt tài sản ở Nga bốc hơi chỉ trong 1 đêm.The resulting depreciated value of those currencies meant that foreign currency-denominated liabilities grew substantially in domestic currency terms, causing more bankruptcies and further deepening the crisis.Hậu qua I.3 Tác động của cuộc khủng hoảng 1. Tác động tới nền kinh tế Nga Khủng hoảng tài chính Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát triển vốn đã không khả quan của Nga trong suốt một thời gian dài từ những năm đầu thập kỷ 90. Mặc dù nền kinh tế của đất nước này đã cho thấy một sự khởi sắc trong nửa đầu những năm 97 nhưng những yếu kém nội tại trong nền kinh tế kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 97 đã khiến cho Nga rơi vào tình trạng không thể chống đỡ được. Sức lan tỏa cũng như càn quét của nó đã khiến cho hình ảnh một nước Nga vĩ đại trong lịch sử phút chốc bị lu mờ vì những lỗ hổng của yếu tố kinh tế. Trước hết sự giảm giá của đồng nội tệ đã làm cho hà
Luận văn liên quan