Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Tín dụng vừa đơn điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, việc quan tâm và xem xét thực trạng và cần có những giải pháp phát triển các hình thức tín dụng đó là việc rất cần thiết không chỉ với ngành Tài chính - Ngân hàng mà còn là đối với cả đất nước.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
-----***-----
Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Tín dụng vừa đơn điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, việc quan tâm và xem xét thực trạng và cần có những giải pháp phát triển các hình thức tín dụng đó là việc rất cần thiết không chỉ với ngành Tài chính - Ngân hàng mà còn là đối với cả đất nước.
Chính sự cần thiết như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay và với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô, em chọn đề tài:
Đa dạng hóa các hình thức Tín dụng ở Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
Để có thể giải quyết vấn đề trên, trong khuôn khổ bài viết này em trình bày những vấn đề sau:
Chương 1: Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
I. Tín dụng thương mại
II. Tín dụng ngân hàng
III. Tín dụng nhà nước
IV. Tín dụng thuê mua
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển các hình thức tín dụng ở Việt Nam
I. Tín dụng thương mại
1.Thực trạng
2.Giải pháp phát triển
II. Tín dụng ngân hàng
1.Thực trạng
2.Giải pháp phát triển
III. Tín dụng nhà nước
1.Thực trạng
2.Giải pháp phát triển
IV. Tín dụng thuê mua
1.Thực trạng
2.Giải pháp phát triển
Mặc dù em đã rất cố gắng song bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.
CHƯƠNG I
CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.
1. Khái niệm.
Tín dụng thương mại là hình thức sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được thể hiện dưới hình thức các doanh nghiệp mua chịu hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.
2. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại.
Là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất, mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy xảy ra hiện tượng có một số nhà doanh nghiệp có hàng hoá muốn bán, trong lúc đó một số nhà doanh nghiệp khác muốn mua nhưng không có tiền. Trog trường hựp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người bán muốn thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hoá cho gười mua.
Mua bán chịu là hình thức tín dụng vì:
Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định.
Đến thời hạn đã được thoả thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất.
3. Vai trò của tín dụng thương mại.
Trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo kế hoạch tập trung hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều cấm tín dụng thương mại hoạt động. Đến những năm 1980 gắn liền với quá trình cải tổ và đổi mới quản lý kinh tế nhà nước đã bắt đầu cho phép tín dụng thương mại hoạt động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mạ một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu, đòng thời giúp các xí nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình. Mặt khác, sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giup cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một vai trò quan trọng khác của tín dụng thương mại, đó là nó quyết định tính không ăn khớp của quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Vì trong nền kinh tế người sản xuất có hàng hoá nhưng chưa chắc người kinh doanh đã có tiền và người kinh doanh có tiền chưa chắc người sản xuất có hàng hoá. Tín dụng thương mại đã làm tăng nhanh tóc độ lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
Tín dụng thương mại còn góp phần tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm lưu thông tiền tệ, đảm bảo mối quan hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
4. Đặc điểm của tín dụng thương mại.
Vốn tín dụng tồn tại dưới hình thức hiện vật (do đó có độ an toàn khá cao);
Toàn bộ vốn tín dụng chưa phải là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi đã rút ra khỏi quá trình sản xuất mà nó vẫn ở trong quá trình sản xuất kinh doanh (vốn sản xuất kinh doanh);
Quá trình vận đổng của vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vàc quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh.
5. Công cụ của tín dụng thương mại.
Cơ sở pháp ly xác định quan hệ nợ nợ là giấy báo nợ. Đây là một loai đặc biệt của khế ước dân sự xác định trao quyền cho người bán và nghĩa vụ thanh toán nợ của người mua khi món nợ đến hạn.
Giấy nợ trong tín dụng thương mại gọi là thương phiếu.
Thưong phiếu có hai loại đó là kỳ phiếu và hối phiếu.
5.1. Kỳ phiếu thương mại là do người mua chịu phát hành ra để cam kết trả một món nợ tiền nhất định khi đến hạn cho người bán.
5.2. Hối phiếu là do người bán chịu phát hành ra để ra lệnh cho người m ua chịu trả số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn.
Bỏ qua sự khác biệt về người phát hành ra nó, hối phiếu và kỳ phiếu đều giống nhau là thực hiện nghĩa vụ tài chính mà người mua chịu phải chiụ trách nhiệm trước người bán chịu vào thời điểm nhất định với những điều kiện nhất định.
5.3. Đặc điểm của thương phiếu.
- Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi rõ nguồn gốc và mục đích khoản nợ mà chỉ ghi nghĩa vụ tài chính.
- Tính bắt buộc: luật pháp sẽ can thiệp vào hành vi mua bán chịu đến thời hạn thanh toán người mua chịu phải chịu trách nhiệm trả tiền một cách vô điều kiện đối với người bán chịu.
- Đựơc lưu thông như tiền: nó được dùng làm phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong trời hạn hiệu lực của nó.
6. Ưu, nhược điểm của tín dụng thương mại.
6.1. Ưu điểm.
- Giúp cho các doanh nghiệp (mua và bán) đảm bảo duy trì được tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quyết định tính không ăn khớp của sản xuất hàng hoá, làm đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá;
- Góp phần làm giảm chi phí lưu thông trong nền kinh tế và tham gia điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp;
- Tiết kiệm được khối lượng lưư thông tiền mặt. Tín dụng thương mại tồn tại cùng với nền kinh tế thị trường, trở thành một đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
6.2. Nhược điểm.
Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng nó không thể thay thế các hình thức tín dụng khác, vì nó có nhữg mặt hạn chế sau:
- Hạn chế về quy mô tín dụng và chiều vận động của hàng hoá. Tín dụng thương mại do các nhà doanh nghiệp cung cấp và họ chỉ cung cấp giới hạn khả năng của mình. Nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng được.
Quy mô lớn nhất của tín dụng thương mại = tổng giá trị hàng hoá của người bán chịu
Chiều vận động của tín dụng thương mại phụ thuộc vào chiều vận động của hàng hoá.
Nó chỉ vận động theo một chiều nhất định. Do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế, dẫn đến khhủng hoảng kinh tế mang tính lan tryền, cộng hưởng nếu một khâu nào đó hay một bộ phận nào đó bị phá sản.
- Hạn chế về thời hạn cho vay: Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của một doanh nghiệp có thể phù hợp với nhau, vì vậy khi thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù hợp hau thì tín dụng không thể xảy ra. Tuy nhiên, nhờ phương pháp cấp tín dụng của ngân hàng dưới hình thức chiết khấu đã giải quyết được một phần hạn chế.
- Hạn chế phương hướng: Tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậy nhà doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số xí nghiệp nhất định-những xí nghiệp cần hàng hoá đó để sử dụng cho sản xuất kinh doanh hoặc dự trữ để bán.
- Tạo ra mầm mống của khủng hoảng sản xuất thừa
Vì nếu mua trao tay tức là chỉ mua những thứ cần thiết trong ngắn hạn vì số tiền là có giới hạn. Nhưng nếu có tín dụng thương mại tức là có tích luỹ tạo ra cầu giả tạo làm cho người sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều hơn và do đó sẽ tạo ra sự dư thừa hàng hoá.
- Loại bỏ khả năng kiểm soát của hệ thống ngân hàng với hoạt động kinh tế quốc dân làm tạo ra mầm mống cho những nguồn thu nhập bất hợp pháp.
II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1. Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian. Vì vậy, trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp, các cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời cũng là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tièn gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu đó huy động vốn trong xã hội.
Trái lại với tư cách là người cho vay ngân hàng cung cấp tina dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng.
- Vốn tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ, vốn tín dụng đã được giải phóng ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
- Quá trình vận động của vốn tín dụng ngân hàng tương đối độc lập so với quá trìh sản xuất kinh doanh;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng, phát triển sẽ làm cho nhu cầu về vốn tăng dẫn đến hu cầu về vốn tín dụng cao và điều này tất yếu dẫn đến hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển theo;
- Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Hoạt động của tín dụng thương mại sẽ tạo cơ sở để cung cấp tín dụng ngân hàng, điều này thể hiện thông qua việc cấp vốn tín dụng ngân hàng ttrên cơ sở thương phiếu của ngân hàng thươg mại. Trái lại hoạt động của tín dụng ngân hàng đã góp phần khắc phục các mặt hạn chế của tín dụng thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển.
3. Ưu nhược điểm của tín dụng ngân hàng.
3.1. Ưu điểm.
- Có thể đáp ứng nhu cầu cả về khối lượng, thời hạn;
- Không bị giới hạn bởi quy mô và chiều vận động;
- Vai trò kiểm soát của các tổ chức tín dụng, ngân hàng phát huy được vai trò kiểm soát của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, tín dụng ngân hàng trở thành một hình thức chủ đạo trong nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa trước đây;
- Tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn;
- Mở rộng phạm vi hoạt đống sang các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
3.2. Nhược điểm.
- Rủi ro tín dụng: Những kết cục không mong muốn đối với ngân hàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dẫn đến phá sản, sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng, vì quy mô của tín dụng ngân hàng là rất lớn (lợi ích giảm theo quy mô và do đối tượng là tiền nên có thể sử dụng sai mục đích, sai hướng) .
III. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC.
1. Khái niệm.
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa một bên là nhà nước và một bên là các thành phần khác của nền kinh tế và nhà nước là người đi vay.
Chủ thể trong quan hệ tín dụng nhà nước (TDNN) bao gồm người đi vay là nhà nước trung ương, nhà nước địa phương. Người cho vaylà dân chúng, các tổ chức kinh tế và ngân hàng nước ngoài.
Trong nền kinh tế nhà nước là một chủ thể có ngân sách riêng và kho bạc nhà nước là người đại diện thực hiện các khoản thu và chi ngân sách.
Thu và chi ngân sách có thể diễn ra trong ba trường hợp sau:
- Thăng bằng ngân sách, là trường hợp các khoản thu ngân sách đúng bằng các khoản chi ngân sách. Trong các khoản thu và chi này không tính các khoản vay nợ và trả nợ.
- Thặng dư ngân sách: là trường hợp mà thu lớn hơn các khoản chi ròng. Phần thặng dư có thể có thể sử dụng để trả các khoản nợ đã vay trong các tài khoản trước hoặc gửi vào ngân hàng để dùng cho các mục đích sau này.
- Thiếu hụt ngân sách: là các khoản thu nhỏ hơn các khoản chi ròng. Để bù đắp các khoản chi này kho bạc nhà nước phải đi vay phần thiếu hụt đó. Như vậy, mục đích đi vay của tín dụng nhà nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách.
2. Phân loại.
Tín dụng nhà nước phân ra hai loại:
- Tín dụng ngắn hạn:
Là khoản vay ngắn hạn của kho bạc nhà nươc để bù đắp các khoản bội chi tạm thời. Ví dụ, đầu năm ngân sách cần khoản chi ngay, nhưng tạm thời chưa có các khoản thu, cần phải đi vay để bù đắp, thời hạn vay thường dưới một năm.
Tín dụng ngắn hạn của nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành kỳ phiếu kho bạc.
- Tín dụng dài hạn:
Là các khoản vaydai hạn của kho bạc nhà nước. Thời hạn thường từ năm năm trở lên, viêc đi vay dài hạn được thực hiện bằng việc phát hành công trái
3. Ưu thế của tín dụng Nhà Nước
- Đâylà hình thưc tín dụngcó ưu thế tuyệt đối, là con đường tốt nhất không dẫn đến lạm phát và các vấn đề kinh tế xã hội
- Góp phần ổn định kinh tế xã hộivà nâng cao phúc lợi xã hội
- Đây là hình thưc tín dụng mà nhà nước không bao giờ phải trả nợ, việc thanh toán bằng cách phát hành ra đợt mới để trả nợ cũ
- Việc mua công trái đem lại cho người nông dân những khoản thu nhập và cóp thể giầu lên mộtcách nhanh chóng, hơn nữa mua công trái tương tự như gửi tiết kiệm nhưng có thể giầu lên một cách nhanh chóng mà không phải chịu rủi ro
4. Nguyên nhân mà người nông dân Việt nam không thích mua công trái
- Việc mua bán trái phiếu chính phủ là quan hệ kinh tế vì vậy mang lại lợi ích kinh tế. Nhưng ở Việt nam lại mang tính chính trị hơn kinh tế nên việc mua công trái như việc hiến tiền cho nhà nước do tốc độ lạm phát lớn.
- Chi tiêu của ngân sách nhà nước Việt nam lãng phí, chưa hợp lí
- Mua công trái và gửi tiết kiệm không có sự khác biệt, nhưng người nông dân lại có thói quen gủi tiết kiệm hơn.
IV. TÍN DỤNG THUÊ MUA
1. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ tín dụng giữa các công ty tài chính với người sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới hình thức cho thuê tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi những khoản đầu tư và phải có năng suất lao động cao, vì vậy phải đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn tích luỹtự có là không đầy đủ để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ. Do đó phải đi thuê tài sản cố định. Nó giúp cho các nhà sản xuất doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ.
2. Đặc điểm
Ở Việt Nam tín dụng thuê mua được thể hiện dưới hình thức: công ty cho thuê tài chính, thực chất là công ty tài chính thực hiện việc cho thuê đối với tài sản cô định. Tín dụng thuê mua có hai hình thức. Người cho thuê đã có tài sản cố định cho thuê,
Cho thuê theo kiểu vận hành vốn: mọi chi phí về sửa chữa, bảo dưỡng, tài vận hành sản cố định sẽ do người cho thuê chịu.
Cho thuê theo kiểu thuê tài chính: người đi thuê tìm kiếm trên thị trường những tài sản cần thuê, sau đó yêu cầu người cho thuê mua tài sản đó.
3. Tác dụng và hạn chế của tín dụng thuê mua.
3.1. Đối với nền kinh tế.
- Đây là hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là từ nước ngoài đặc biệt là những ngành có công cụ sử dụng rất đắt.
- Tiếp thu được thường xuyên tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới.
- Giá trị các tài sản thuê không tính vào hạn mức nợ quốc gia, do đó không ảnh hưởng đến việc sử dụng các hạn mức nợ từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế.
3.2. Đối với người cho thuê.
- Là hình thức đầu tư để thu lợi nhuận, đầu tư có độ an toàn cao. Vì người thuê tài sản có mục đích rõ ràng, có địa chỉ sử dụng rõ ràng và cụ thể. Người cho thuê bao giờ cũng nắm cơ sở pháp lý để chứng minh sở hữu nguồn gốc cho thuê.
- Làm đa dạng và phong phú thêm những hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại.
3.3. Đối với người đi thuê.
Có tác dụng lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trường hợp tổ chức kinh tế thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh mà khả năng và điều kiện tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng không thể đảm bảo được. Và khi vay vốn ngân hàng gặp phải khó khăn là phải có tài sản thế chấp, hoặc bị khống chế bởi giới hạn vốn cho vay.
Có tác dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ và nhu cầu sử dụng tài sản không nhiều.
Các doanh nghiệp có thể luôn luôn đổi mới và tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên hạn chế của tín dụng thuê mua đó là chi phí cho thuê tài sản cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
I. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI.
1. Thực trạng:
1.1. TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ
Sự bùng nổ hình thức TDTM quốc tế trong mấy năm gần đây đặt nước ta vào tình trạng hết sức khó khăn vì một mặt, TDTM quốc tế là công cụ thuận lợi cho kinh doanh quốc tế, nó làm tăng đáng kể khối lượng xuất nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như các ngành sản xuất có đầu vào là nguyên liệu ngoại nhập, mặt khác nó cũng gây những hậu quả cho nền kinh tế với hiện trạng.
1.1.1.Quản lý TDTM quốc tế đang bị thả lỏng
- Do thiếu hiểu biết, người ta ngộ nhận rằng nguồn vốn thu hút từ việc mở L/c trả chậm là nguồn vốn rẻ tiền và có thể dùng thoải mái tới mức họ quên đi những rủi ro đáng lo ngại và hậu quả xấu cho đất nước và các ngân hàng lao vào nghiệp vụ này một cách phiêu lưu. Nguyên nhân chính ở đây là việc quản lý hình thức tín dụng này hầu như bị thả nổi. Quỹ tiền tệ quốc tế khuyên ta nên hạn chế doanh nghiệp vay nước ngoài cho phù hợp với khả năng trả nợ nhưng con số vẫn không ngừng gia tăng.
Người ta cảnh báo rằng, nguy cơ đáng lo ngại là có những công ty TNHH với số vốn trong TNHH chỉ có 3 tỷ đồng nhưng đã mở tổng số L/c trả chậm là 41 triệu USD. Như vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ hay giá hàng nhập theo L/c đó giảm 1% là doanh nghiệp lỗ vốn 410.000USD, vượt số vốn tự có.
Khối lượng TDTM quốc tế lớn như vậy nhưng chủ yếu để nhập khẩu hàng tiêu dùng, sau đó chính cán cân thanh toán quốc tế sẽ phải gánh chịu việc trả nợ này khi đáo hạn.
Về phía quy định, việc bảo lãnh cho mỗi L/c hầu như không có thể lệ hướng dẫn thi hành, ghi chép ngoại bảng không kiểm soát nổi đến chỗ thắt chặt gần như cấm hoàn toàn. Nó thường xuyên bị lợi dụng để làm ăn phi pháp. Lúc đầu nó chỉ là nhập hàng trả chậm nhưng một số công ty móc ngoặc được với các cán bộ ngân hàng biến chất, rút được hàng hóa thế chấp cho L/c trả chậm đem bán phá giá lấy vốn quay vòng. Đến khi việc kinh doanh gặp rủi ro, ngân hàng là người gánh chịu những khoản này.
Mặc dù đã có những biện pháp ngăn ngừa như ban hành tỷ lệ ký quỹ là 80% mà thực chất là cấm mở L/c trả chậm nhưng rồi L/c vẫn tăng đáng kể. Nguyên nhân là do các công ty cần nhập nguyên liệu cho sản xuất kiến nghị đồng loạt nên việc mở L/c lại trở về lỏng lẻo như cũ. Chẳng hạn, phân bón là mặt hàng thường xuyên được nhập về để bán phá giá lấy vốn quay vòng lại thuộc loại nguyên liệu cho nông nghiệp nên các ngân hàng vẫn tăng L/c trả chậm. Vì vậy khối lượng L/c trả chậm đầu năm 1996 khoảng 1200 triệu USD; đến tháng 6/1996 đã tăng đến hơn 1400 triệu USD. Trong vụ Epco và Minh Phụng, người ta mới thấy hết tai họa của việc bảo lãnh mở L/c trả chậm không được quản lý: riêng 2 công ty này đã hút được tới 44 triệu USD vốn đem quay vòng từ các L/c trả chậm, trong đó quá hạn chiếm 31,3% hay 13,8 triệu USD.
1.1.2. Thông tin thiếu thốn: Do vậy, có khách hàng mở L/c ở nhiều ngân hàng tới vài chục triệu USC. Trung tâm thông tin tín dụng của ta không thể cung cấp số L/c mà khách hàng mở ở nhiều ngân hàng khác nhau.
1.1.3. NHTM hoạt động kém hiệu quả, nghiệp vụ yếu kém, đội ngũ cán bộ trình độ hạn chế, chưa được thanh lọc, phẩm chất chưa tốt. Từ đó dẫn đến những vi phạm nguyên tắc một cách vô tình hay cố ý, tham ô, hối lộ gây những thiệt hại lớn cho đất nước. Nghiệp vụ ngân hàng chưa cao nên không theo dõi và không có đủ thông tin về doanh nghiệp, không kịp thời can thiệp được khi có sai trái.
1.1.4. Chưa có hiểu biết đầy đủ về TDTM quốc tế
Chúng ta tiếp cận và sử dụng TDTM quốc tế như là một công cụ hiệu quả cho xuất nhập khẩu mà chưa hiểu rõ bản chất của nó. Thêm vào đó, chúng ta thiếu một hệ thống pháp luật cụ thể và hi