Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mới thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy vai trò vô cùng quan trọng của mặt trận Ngoại giao. Đồng thời Người cũng nhìn nhận chính xác thánh thức to lớn mà nền Ngoại giao non trẻ phải đối mặt vào thời điểm năm 1945. Do vậy, Người đã đích thân lãnh trách nhiệm Bộ trưởng bộ Ngoại giao đầu tiên.
Dưới ách áp bức bóc lột “hai tròng” của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật, dân ta đói dốt, tình hình xã hội rối ren, Chính phủ mới chỉ nắm một quốc khố trống rỗng. Nạn ngoại xâm và nội phản lăm le đạp đổ thành quả cách mạng. Thực tế đất nước khó khăn như vậy phản chiếu qua lăng kính chủ quan của những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa như thế nào rồi mới đến được những chính sách đối ngoại hợp lý. Bác và các vị lãnh đạo trong Chính phủ biết rằng vào thời điểm này không thể lấy sức mạnh quân sự mà chống giặc, mà vũ khí hiệu quả nhất của chúng ta không gì khác chính là vũ khí Ngoại giao. Với mục đích cao nhất trong giai đoạn này là bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước và sự tồn tại của Nhà nước non trẻ, Bác cùng Chính phủ đã đề ra chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo để phân hóa kẻ thù, đồng thời kéo dài thời gian hòa bình để toàn dân tộc củng cố lực lượng chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống Pháp khó tránh khỏi.
Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những khó khăn, thử thách mà Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa non trẻ phải đối mặt trong giai đoạn mới thành lập, từ đó đi đến lý giải vì sao lại có những chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của nhận thức lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc quyết định chính sách đối ngoại giai đoạn này.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8486 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đăc điểm chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến 1946, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT
Sau “Bản Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước non trẻ cùng lúc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Không chỉ là tình hình kinh tế kiệt quệ, nạn đói, nạn dốt mà nguy hiểm hơn còn có mối đe dọa từ các lực lượng phản cách mạng và bọn ngoại xâm cùng tiến vào nước ta với ý đồ hòng bóp chết Nhà nước non trẻ mới ra đời.
Giai đoạn 1945-1946 này là một thời gian ít tiếng súng nhưng lại là một giai đoạn thử thách đối với mặt trận Ngoại giao mới thành lập. Bộ Ngoại Giao có một vinh dự lớn lao được Bác Hồ là vị bộ trưởng đầu tiên. Đứng trước tình hình như vậy, Bác cùng Chính phủ đã có những quyết sách như thế nào để đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ? Muốn hiểu thấu đáo chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1946 phải nghiên cứu từ những nhân tố nội tại tác động đến chính sách đối ngoại thời gian này. Nhân tố nội tại của một chính sách bao gồm cả nhũng yếu tố khách quan là bối cảnh thế giới, hoàn cảnh trong nước và yếu tố chủ quan là nhận thức của người lãnh đạo. Vì thế, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi tập trung làm rõ những nhân tố nội tại kể trên tác động đến chính sách đối ngoại giai đoạn này như thế nào, từ đó để trả lời cho câu hỏi chính: “ Liệu nhận thức lãnh đạo có phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946 hay không?” Qua đó, bài tiểu luận này cũng muốn làm nổi bật vai trò lãnh đạo xuất sắc của Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao Hồ Chí Minh.
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mới thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy vai trò vô cùng quan trọng của mặt trận Ngoại giao. Đồng thời Người cũng nhìn nhận chính xác thánh thức to lớn mà nền Ngoại giao non trẻ phải đối mặt vào thời điểm năm 1945. Do vậy, Người đã đích thân lãnh trách nhiệm Bộ trưởng bộ Ngoại giao đầu tiên.
Dưới ách áp bức bóc lột “hai tròng” của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật, dân ta đói dốt, tình hình xã hội rối ren, Chính phủ mới chỉ nắm một quốc khố trống rỗng. Nạn ngoại xâm và nội phản lăm le đạp đổ thành quả cách mạng. Thực tế đất nước khó khăn như vậy phản chiếu qua lăng kính chủ quan của những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa như thế nào rồi mới đến được những chính sách đối ngoại hợp lý. Bác và các vị lãnh đạo trong Chính phủ biết rằng vào thời điểm này không thể lấy sức mạnh quân sự mà chống giặc, mà vũ khí hiệu quả nhất của chúng ta không gì khác chính là vũ khí Ngoại giao. Với mục đích cao nhất trong giai đoạn này là bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước và sự tồn tại của Nhà nước non trẻ, Bác cùng Chính phủ đã đề ra chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo để phân hóa kẻ thù, đồng thời kéo dài thời gian hòa bình để toàn dân tộc củng cố lực lượng chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống Pháp khó tránh khỏi.
Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những khó khăn, thử thách mà Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa non trẻ phải đối mặt trong giai đoạn mới thành lập, từ đó đi đến lý giải vì sao lại có những chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của nhận thức lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc quyết định chính sách đối ngoại giai đoạn này.
PHẦN NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI
1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt. Trong bối cảnh đó, Hội nghị cấp cao của ba cường quốc họp tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945 đã đi đến thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Theo kết quả của hội nghị, Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
2. Tình hình các nước lớn và thái độ của họ đối với Việt Nam
Các nước lớn như Mỹ, Liên Xô, Anh đã làm ngơ cho Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương bởi nhiều toan tính như sau:
Về phía Mỹ, mặc dù không muốn cho Pháp tiếp quản Đông Dương (1944-1945) nhưng vào giai đoạn 1945-1947 khi chiến tranh lạnh bắt đầu nổ ra thì Mỹ muốn lôi kéo Pháp làm đồng minh của Mỹ trong chạy đua vũ trang, chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ này, Liên Xô chưa quan tâm đến Việt Nam và việc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Liên Xô cũng muốn Pháp đứng về phía mình trong cuộc chiến tranh lạnh nên làm ngơ cho Pháp là điều dễ hiểu.
Còn nước Anh cấu kết với Pháp đàn áp cách mạng Đông Dương vì sợ rằng phong trào ấy “làm gương” cho các thuộc địa của Anh. Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông Nam Á.
II. BỐI CẢNH KHU VỰC
Ở khu vực Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu dâng cao. Điển hình có thể kể ra Inđônêxia giành độc lập 17/8/1945 từ Hà Lan; Philippin giành độc lập năm 1946 đã cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập tự chủ ở các nước thuộc địa.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa trong khu vực và trên toàn thế giới như vậy thì sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc.
III. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 1945-1946
Có thể khẳng định chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Trong đó, nhân tố nội tại có tác động lớn đến chính sách đối nội từ đó ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại
1. Nạn đói
a. Nguyên nhân
Do hậu quả của sự vơ vét, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp từ cuộc khai thác thuộc địa để khôi phục lại nước Pháp sau chiến tranh, người dân Việt Nam đã phải chịu một đời sống vô cùng khổ cực, xã hội bị phân hóa sâu sắc. Hơn thế, việc phát xít Nhật tiến vào Đông Dương năm 1940 khi Pháp vẫn còn ở đó đã đặt nhân dân ta vào cảnh “một cổ hai tròng”. Sự áp bức bóc lột đối với nhân dân ta tăng lên gấp bội. Hậu quả là nạn đói mà thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản đã gây ra làm chết 2 triệu người và hàng triệu người bị nạn đói đe dọa.
Nạn đói đã làm cho sự yếu kém của nền kinh tế trở nên trầm trọng. Vào thời điểm này, quốc khố đã gần như trống rỗng. Thêm vào đó, chính sách vơ vét của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã làm cho lạm phát ngày càng tăng do tiền cung cấp cho Nhật tăng lên. Trong khi đồng bạc Đông Dương mất giá như vậy thì quân Tưởng tung “quan kim” và “quốc tệ” làm lũng đoạn thì trường miền Bắc.
b. Tác động lên chính sách đối ngoại
Nạn đói và vấn đề kinh tế, tài chính yếu kém vốn là khó khăn trong nước và có tác động trực tiếp đến chính sách đối nội nhưng nó cũng có những tác động nhất định lên việc hoạch định chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong tình thế này, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa phải đối mặt với hai lựa chọn về mặt chính sách đối ngoại :
Hoặc là dùng sức có hạn của mình để trực tiếp chống quân đội thực dân Pháp xâm lược và có thể lôi kéo ba lực lượng quân sự khác ngoài thực dân Pháp tham gia vào cuộc chiến (Anh, Nhật, Tưởng) chống lại sự tồn tại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong lúc chúng đang có mặt tại các vị trí chiến lược khắp hai miền Bắc Nam nước ta. : Trích “Sự chọn lọc về ngoại giao của Bác Hồ sau Cách mạng Tháng Tám”
Hoặc là tìm cách trì hoãn cuộc tiến công quân sự của chúng, tạo ra những bước hòa hoãn về chính trị, kinh tế, vũ trang để dùng biện pháp “hi sinh không gian, tranh thủ thời gian”, từng bước làm nản ý chí xâm lược, mưu đồ lật đổ của chúng nhàm phân hóa thế lực thù địch, chuẩn bị đối phó tốt nhất với thế lực thù địch, hiếu chiến và ngoan cố nhất đó là đội quân viễn chinh xâm lược Pháp. : Trích “Sự chọn lọc về ngoại giao của Bác Hồ sau Cách mạng Tháng Tám”
Tính đến nạn đói đang hoành hành, nền kinh tế tài chính kiệt quệ và lực lượng vũ trang chỉ có vỏn vẹn 5 vạn thì lựa chọn chính sách thứ hai là phù hợp nhất. Đây là một sự nhân nhượng có nguyên tắc. Ta chấp nhận là một nước tự do chứ chứa phải là một nước độc lập để thoát hiểm khỏi nguy cơ tấn công quân sự của địch nhằm bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám là sự ra đời và tồn tại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2. Nạn dốt
a. Nguyên nhân
Nạn mù chữ là hậu quả “Chính sách ngu dân” của Pháp với mục đích dễ dàng áp bức cai trị. Tính đến năm 1945 có tới 95% người dân Việt Nam không biết chữ.
b.Tác động đến chính sách đối ngoại
Nạn dốt tác động trực tiếp lên chính sách đối nội nhưng cũng có những tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiển ở những mặt sau:
Một mặt, nạn dốt kết hợp với bối cảnh ở Việt Nam lúc đó đang thực thi chế độ đa nguyên đa đảng với ít nhất ba đảng phái tham gia chính quyền đó là Đảng Cộng Sản Đông Dương, Việt Quốc, Việt Cách sẽ làm người dân không có đủ trình độ để nhận thức rõ những luận điệu mị dân, phản động của các lực lượng chống phá Cách mạng, gây ra sự chia rẽ dân tộc sâu sắc. Điều này gây khó khăn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đi theo con đường cách mạng để tiến hành cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Mặt khác, khi người dân không biết chữ, họ khó có thể thực hiện được quyền công dân của mình như tham gia tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội, thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và xây dựng hiến pháp sẽ gặp nhiều trở ngại. Đây là một điều vô cùng bất lợi đối với sự tồn tại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt ngoại giao. Bởi vì một nước khi thực hiện những hoạt động ngoại giao tiêu chí đầu tiên cần được xét đến đó là tư cách chủ thể. Bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945 mới chỉ là sự tuyên bố độc lập của dân tộc ta theo kiểu “de facto” chứ chưa có sự công nhận về mặt ngoại giao của các nước. Nền độc lập không được công nhận thì việc xâm lược trở lại của các nước thực dân và đế quốc là không vi phạm luật quốc tế. Việt Nam có nguy cơ trở thành thuộc địa một lần nữa mà không có cơ sở pháp lý nào để chống đỡ.
3. Lực lượng chống phá cách mạng
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế và trong nước đã cấu kết, bao vây, chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống trị của chúng, xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được.
a. Quân Tưởng
Gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) - đồng minh của đế quốc Mỹ - kéo vào miền Bắc dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân đảng Trung Hoa là: “Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng”.
b .Quân Anh và Pháp
Ở phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào, cũng với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật. Nhưng trên thực tế, đế quốc Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương.
Ngày 23/9/1945, được quân Anh và quân Nhật giúp sức, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương.
c. Các thế lực phản động ở trong nước
Quân Tưởng kéo theo lực lượng phản động người Việt lưu vong ở Trung Quốc tập hợp trong tổ chức Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh và Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần. Được quân Tưởng khuyến khích, hỗ trợ, các lực lượng phản động này củng cố chỗ đứng và ngày càng tǎng cường chống phá chính quyền cách mạng và chiếm giữ một số địa phương.
Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và xảo quyệt như vậy. Các thế lực xâm lược tuy có những ý đồ riêng và hành động cụ thể khác nhau song mục tiêu chung của chúng là tiêu diệt chính quyền nhà nước Việt Nam non trẻ. Trước những khó khăn, thử thách đó đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.
IV. NHẬN THỨC CỦA LÃNH ĐẠO NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945-1946
Khi Cách mạng Tháng Tám vừa mới giành thắng lợi vẻ vang thì đó cũng là lúc lịch sử của Việt Nam đã bước sang một trang mới và nhận thức của giai cấp lãnh đạo bấy giờ cũng đã đổi mới. Khi vừa mới giành được chính quyền từ tay kẻ thù xâm lược thì nước ta đã rơi vào tình thế vô cùng khó khăn về mọi mặt từ chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế… Trước tình hình đó thì vai trò của sự nhận thức đúng đắn, một đường lối, một kim chỉ nam không lệch hướng có thể được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu để cứu giúp đất nước thoát khỏi những khó khăn, phục hồi kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và khẳng định vai trò cũng như vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới cũng như trên trường quốc tế.
Ta có được phép khẳng định rằng nhận thức của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách trong suốt giai đoạn 1945-1946 đóng vai trò chủ đạo nhất trong các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới việc hoạch định và hiện thực hóa các chính sách đối ngoại hay không ? Đó chính là vấn đề mà chúng tôi sẽ xem xét và phân tích dưới đây để đi đến khẳng định cuối cùng.
Một hình ảnh minh họa cụ thể nhất cho mối quan hệ của chính sách đối nội và đối ngoại là chiếc phễu mà đầu vào của nó là các yếu tố bối cảnh thế giới, khu vực, trong nước. Những yếu tố này được sàng lọc qua lăng kính của các nhà lãnh đạo để từ đó cho ra chính sách đối ngoại.
Chính vì thế, nhận thức tình hình thế giới và khu vực đã nêu ở phần trên thì phải là những nhà lãnh đạo tài ba để đưa ra quyết sách cụ thể trong giai đoạn này là đánh hay hòa với quân Tưởng và Pháp. Trên hết thảy, trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo thì lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Vào thời kỳ này, lợi ích quốc gia là bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ và có sự công nhận của thế giới. Đó là điều quan trọng để từ đó ra đời các chính sách phục vụ cho mục đích này của Đảng và toàn dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa đến những nhận định đúng đắn, sáng suốt của Người như sau:
Bác chọn con đường độc lập dân tộc. Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu ta từ bỏ độc lập, theo Pháp ta sẽ đổi lại được một sự phát triển kinh tế đáng kể. Nhưng tại sao Người lại kiên quyết đi theo con đường gian nan : con đường độc lập dân tộc? Người có thế giới quan vừa sâu sắc vừa tỉnh táo của một người đã theo học cả văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Vì thế, Người sớm nhận ra rằng sự phát triển kinh tế mà chúng ta có được nếu theo Pháp cũng chỉ dến với một bộ phận rất nhỏ trong xã hội, nhân dân lầm than vẫn cứ lầm than, ta mãi mãi mang than phận ô nhục của người dân mất nước.
Trong lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi đi Pháp (31/5/1946): “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ dĩ bất biến, ứng vạn biến” :Trích “50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1975”
. Cái “bất biến” mà Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng chính là những lợi ích quốc gia không đổi : nền độc lập thống nhất của tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Ý nghĩa câu nói của Bác lấy cái “bất biến” là lợi ích quốc gia để ứng phó với cái “vạn biến” là sự thay đổi của tình hình và hoàn cảnh lịch sử. Trong thực tiễn cách mạng, “dĩ bất biến” phải “ứng vạn biến”, nhưng “ứng vạn biến” không được rời xa cái “bất biến”. Mục tiêu thì “bất biến” nhưng con đường đi tới mục tiêu đó còn đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi sự chiến đấu, hi sinh của nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong đấu tranh cách mạng phải dành cho được thắng lợi nhưng không phải chỉ biết mục tiêu trước mắt, mà cần quan tâm đến mục tiêu lâu dài. Trong đấu tranh có những lúc cần phải thỏa hiệp nhưng khi thương lượng với kẻ thù phải thỏa hiệp có nguyên tắc.
Trong chỉ thị ngày 25/11/1945, ta đã chỉ ra các điểm sau:
“Cuộc cách mạng Đông Dương vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng… kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng. Phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
“…Trong nước phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân…”
“Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước trên nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”. Phải đặc biệt chú ý là làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết. Đối với Tàu, vẫn chủ trương Hoa Việt thân thiện, coi Hoa kiều như dân tối huệ quốc, đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế…” Tài năng của nhà lãnh đạo đã được thể hiện qua những chính sách phù hợp với mỗi đối tượng khi cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Đảng đã thi hành chính sách hòa hoãn với Quốc Dân Trung Hoa để tranh thủ thời gian hòa bình và tránh đụng đầu nhiều lúc với nhiều quân giặc. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ta cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái nào ít hại nhất thì làm. Nếu không ta bị kẹp ở giữa hai kẻ thù là thực dân Pháp xâm lăng và bọn quân phiệt Tưởng”. Do sống và hoạt động nhiều năm trên đất Trung Quốc nên Hồ Chí Minh đã nắm được tính cách của những tướng lĩnh cầm đầu quân đội Tưởng vào Việt Nam. Người tìm mọi cách hạn chế những hoạt động phá hoại của chúng. Mặt khác, Người phát hiện những mâu thuẫn trong hàng ngũ của chúng để phân hóa chúng. Để đạt được mục tiêu đề ra trong chỉ thị có nhiều lúc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải kiên nhẫn thương lượng với quân Tưởng, đã chấp nhận mất mát khi đưa bọn “Việt Quốc”, “Việt Cách” vào chính quyền của ta để đạt được mục tiêu cao hơn. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đã đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ.
Pháp là kẻ thù chính nhưng có thể hòa hoãn, ngoài ra “Phải đặt riêng bọn thực dân Pháp sang một bên mà đánh, đừng coi họ là kẻ thù ngang nhau. Đừng công kích nước Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp”. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xác định được như vậy ? Là vì Người đã có quá trình thực tế bôn ba nước ngoài, chứng kiến và hiểu được người dân Pháp là những người hết sức ưa chuộng hòa bình,dã tâm xâm chiếm Việt Nam chỉ xuất phát từ Chính Phủ Pháp mà thôi. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ký kết với Pháp là đỉnh cao về thỏa hiệp có nguyên tắc, đã giúp đất nước ta thoát hiểm trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đàm phán hiệp định sơ bộ hoàn toàn là đàm phán cá nhân. Ở đó vai trò của nhà lãnh đạo được thể hiện rất rõ. Cụ Hồ đã đánh giá đúng tình hình lúc bấy giờ nên đã đề ra một sự nhân nhượng nhưng có nguyên tắc, không phạm vào lợi ích quốc gia dân tộc mà vẫn tạo được môi trường hòa bình không phải đương đầu cũng lúc với Pháp và Tưởng. Kí kết với Pháp là vừa đuổi được quân Tưởng ra khỏi đất nước đồng thời dập tắt được lực lượng phản động trong nước dưới sự hậu thuẫn của quân Tưởng. Không chỉ có vậy, Chính phủ Pháp đã phải nhìn nhận Việt Nam là một nước tự do có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
Sau sự thất bại tại hội nghị trù bị Đà Lạt và hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Hồ Chí Minh đứng trước một tình thế nguy hiểm: sự hòa hoãn Việt - Pháp mà ta đang nỗ lực duy trì đang đi gần tới chổ đỗ vỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải nhanh chóng lựa chọn: hoặc kiên quyết không ký văn bản nào hết, hoặc nén lòng nhân nhượng Pháp một lần nữa, cố gắng giữ mối quan hệ mỏng manh với chính phủ Pháp, tiếp tục bày tỏ thiện chí chuộng hòa bình với nhân dân Pháp và dư luận thế giới, tranh thủ thêm một thời gian nữa để xây dựng lực lượng. Chính vì vậy Tạm ước 14/9/1946 ra đời là minh chứng cho phương pháp “dĩ bất biết ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẫn theo sát chỉ thị, đường lối đã đề ra, khi Mỹ có chủ trương “không chống cũng không giúp Pháp lập lại sự kiểm soát ở Đông Dương”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy cần phải phân hóa Mỹ - Pháp, tranh thủ những mặt tích cực của Mỹ, chí ít cũng trung lập Mỹ. Chính vì lẽ đó, Người đã trích dẫn một câu nổi tiếng trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ đưa vào Tuyên ngôn độc lập của nước ta với mục tiêu giành lại tự do công bằng cho dân tộc Việt Nam, giữ vững cái “bất b