Đề tài Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư

Sau chiến tranh, Việt Nam trong con mắt nhìn nhận của thế giới vẫn chỉ là một quốc gia nghèo, đông dân, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Trong thời điểm đó, chúng ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ kinh tế (mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sự yếu kém của nền kinh tế tập trung) cho đến chính trị (bộ máy nhà nước non trẻ). Sau một loạt các chính sách sai lầm đẩy Việt Nam vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng thì tới Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính phủ đã chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam dần khởi sắc. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao và được cả thế giới công nhận về thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển con người. Để có được sự thay đổi bộ mặt đất nước như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò của hoạt động đầu tư phát triển và công tác quản lý hoạt động đầu tư. Với các chủ trương, cơ chế, chính sách thông thoáng mở cửa thu hút nguồn lực cả trong và ngoài nước , nguồn vốn đầu tư không còn bó hẹp trong ngân sách nhà nước mà đã được mở rộng rất nhiều và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần tinh táo nhận định hiện trạng đầu tư hiện nay của Việt Nam: tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho hoạt động đầu tư với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Để tạo được những bước phát triển nhảy vọt trong tăng trưởng kinh tế thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng những thành công và thất bại trong sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý hoạt động đầu tư, từ đó vạch ra phương hướng phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Mục lục Lời mở đầu 5 Chương I 7 1. Khái luận chung 7 1.1. Khái niệm 7 1.2. Phân loại đầu tư phát triển 8 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển và vận dụng trong công tác quản lý 12 2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 12 2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 13 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 15 2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 16 2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 18 Chương II 22 1. Hệ thống quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam 22 1.1. Hệ thống pháp luật về đầu tư 22 1.2. Quản lý vĩ mô 23 1.3. Quản lý vi mô 26 2. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư 27 2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 27 2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 34 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 36 2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 37 2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 37 Chương III 41 1. Định hướng đầu tư Việt Nam 41 2. Một số giải pháp tăng cường quán triệt đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư 43 2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 43 2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 51 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 53 2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 53 2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 54 Kết luận 56 Lời mở đầu Sau chiến tranh, Việt Nam trong con mắt nhìn nhận của thế giới vẫn chỉ là một quốc gia nghèo, đông dân, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Trong thời điểm đó, chúng ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ kinh tế (mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sự yếu kém của nền kinh tế tập trung) cho đến chính trị (bộ máy nhà nước non trẻ). Sau một loạt các chính sách sai lầm đẩy Việt Nam vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng thì tới Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính phủ đã chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam dần khởi sắc. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao và được cả thế giới công nhận về thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển con người. Để có được sự thay đổi bộ mặt đất nước như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò của hoạt động đầu tư phát triển và công tác quản lý hoạt động đầu tư. Với các chủ trương, cơ chế, chính sách thông thoáng mở cửa thu hút nguồn lực cả trong và ngoài nước , nguồn vốn đầu tư không còn bó hẹp trong ngân sách nhà nước mà đã được mở rộng rất nhiều và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần tinh táo nhận định hiện trạng đầu tư hiện nay của Việt Nam: tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho hoạt động đầu tư với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Để tạo được những bước phát triển nhảy vọt trong tăng trưởng kinh tế thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng những thành công và thất bại trong sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý hoạt động đầu tư, từ đó vạch ra phương hướng phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới. Bài viết “Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư” tập trung nghiên cứu những thành tựu và hạn chế khi áp dụng các đặc điểm này vào Việt Nam, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục quán triệt, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nước. Nhóm đã hết sức cố gắng nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhiều sai sót, nhóm thực hiện mong nhận được góp ý của thầy cùng toàn thể các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương và thầy giáo TS. Phạm Văn Hùng đã giúp nhóm hoàn thành được bài viết này. Chương I Lý luận chung về đầu tư phát triển Đặc điểm và vận dụng trong công tác quản lý 1. Khái luận chung 1.1. Khái niệm 1.1.1. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư. 1.1.2. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. *Phân biệt đầu tư phát triển với các loại đầu tư khác a. Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. b. Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Đầu tư  thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. c. Đầu tư phát triển: Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. Phân loại đầu tư phát triển 1.2.1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế...) 1.2.2. Theo phân cấp quản lý Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, trong đó dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ , UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. 1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư Có thể phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ( kĩ thuật và xã hội). 1.2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư Các hoạt động đầu tư được phân chia thành: Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất – kĩ thuật không thuộc các doanh nghiệp 1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội Có thể phân hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành: Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đật độ chính xác cao Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn ( 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn ), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được ( về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật, thiên tai, sự ổn định chính trị...). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc 1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư Có thể phân chia thành: Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng...Đầu tư dài hạn thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủi ro lớn do đó cần có những dự báo dài hạn, khoa học. Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên rủi ro đối với hình thức đầu tư này cũng rất lớn 1.2.7. Theo quan hệ quản lí của chủ đầu tư Hoạt động đầu tư có thể phân chia thành: Đầu tư gián tiếp: là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lí quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển.Đó là việc Chính phủ thông qua các chương trình tài trọ không hoàn lại hoặc hoàn lại với lãi suất thấp cho Chính phủ của nước khác vay để phát triển kinh tế xẫ hội, là việc các cá nhân hay các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu...để hưởng lợi tức (hay là đầu tư tài chính).Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.Loại đầu tư này tạo ra những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là triệt để để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi người trong nước và người nước ngoài, được thực hiện ở nước sở tại và cả ở nước ngoài 1.2.8. Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia Hoạt động đầu tư được chia thành: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: các hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: hoạt động đầu tủ được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài 1.2.9. Theo vùng lãnh thổ Chia thành đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ,các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn...Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển và vận dụng trong công tác quản lý 2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 2.1.1. Đặc điểm Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Quy mô các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư. 2.1.2. Vận dụng Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. Nguồn vốn huy động cho các dự án có thể do ngân sách nhà nước cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh , vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt lượng mà cả về thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn vốn huy động. Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư… ( Vốn, lao động, vật tư là những tiền đề cho bất kì cho một hoạt động đầu tư phát triển nào. Vì các dự án tiêu tốn một lượng rất lớn các yếu tố trên,  do đó  người lập dự án phải tính toán chi tiết  cả về mặt chi phí và mặt lợi nhuận để đảm bảo dự án phải có lãi cho nhà đầu tư và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. 2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 2.2.1. Đặc điểm Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường... Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn (những biến động của thị trường lao động , thị trường vật tư, do lạm phát hay do sự ảnh hưởng biến động kinh tế thế giới làm cho chi phí thực hiện biến đổi, thường theo hướng xấu nó làm sai khác  các tính toán ban đầu của người lập dự án) , hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.2. Vận dụng Vốn đầu tư lớn, thường nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể, trong giai đoạn thực hiện đầu tư dựa vào giai đoạn chuẩn bị đã được làm chi tiết và rõ ràng, cần tuân thủ đúng lịch trình của dự án. Các bước cơ bản : hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án, thiết kế và lập dự toán thi công công trình , thi công xây lắp , nghiệm thu và đưa vào vận hành thử. Trong giai đoạn này vốn nằm ứ đọng ko sinh lời, các công trình máy móc nguyên vật liệu chịu sự tác động của tự nhiên dẫn đến hao mòn về mặt vật lý. Do đó trong giai đoạn này cần nhanh chóng thực hiện xong nhưng vẫn phải đmả bảo chất lượng công trình. Tiến hành giải ngân vốn hoàn tất dứt điểm hạng mục công trình. ( Thời kì đầu tư kéo dài làm tăng mức độ rủi ro cho các dự án.  Do đó nhiệm vụ của nhà đầu tư là luôn luôn phải giám sát quá trình thực hiện, nhiệm vụ của nhà thầu là rút ngắn nhất thời gian có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 2.3.1. Đặc điểm Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn thế như Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, nhà thờ và đấu trường La Mã ở Italia...trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư phát triển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội.... Đây là đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. 2.3.2. Vận dụng Để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau: Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án. Nếu như sản phẩm không có toàn bộ thông tin về nhu cầu thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không đảm bảo đúng theo quy luật cung cầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Mặt khác nếu việc dự báo không khoa học và chính xác thì hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ bị thiệt hại. Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất, nhanh tróng thu hồi vốn đầu tư tránh hao mòn vô hình. Để vận hành tốt, cũng cần phải chú ý bảo dưỡng,  nâng cấp thành phần của công trình để đem lại hiệu quả thu hồi vôn nhanh nhất, kéo dài thời gian thu lợi nhuận sau đó. Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. ( Sau khi kết thúc quá trình thực hiện, nhà thầu bàn giao kết quả cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư  sẽ  cần phải tìm những phương pháp quản lý, nghiên cứu thị trường để vận hành kết quả đó một cách tốt nhất.   2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 2.4.1. Đặc điểm Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Đối với các công tr
Luận văn liên quan