Đề tài Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều

Xã hội Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thời kỳ cuối Lê sang Nguyễn, là một xã hội phong kiến, rối ren, mục nát. Trong hoàn cảnh ấy văn học lại phát triển mạnh mẽ. Có thể coi đây là thời kỳ huy hoàng của nền văn học nước nhà. Giai đoạn này đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, là những tài liệu quý có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội và cả ngôn ngữ Việt thời kỳ này. Tiêu biểu hơn tất cả là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với ngôn ngữ Việt, chữ viết Việt, cách nói, cách viết của người Việt, Nguyễn Du đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại cho dân tộc Việt Nam. Mở đầu của quyển “Từ điển Truyện Kiều” của mình, cụ Đào Duy Anh đã viết “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó”.

pdf121 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều Nguyễn Thị Nguyệt Minh 1 DẪN NHẬP 1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thời kỳ cuối Lê sang Nguyễn, là một xã hội phong kiến, rối ren, mục nát. Trong hoàn cảnh ấy văn học lại phát triển mạnh mẽ. Có thể coi đây là thời kỳ huy hoàng của nền văn học nước nhà. Giai đoạn này đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, là những tài liệu quý có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội và cả ngôn ngữ Việt thời kỳ này. Tiêu biểu hơn tất cả là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với ngôn ngữ Việt, chữ viết Việt, cách nói, cách viết của người Việt, Nguyễn Du đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại cho dân tộc Việt Nam. Mở đầu của quyển “Từ điển Truyện Kiều” của mình, cụ Đào Duy Anh đã viết “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó”. Điều ấy cho thấy Truyện Kiều không chỉ có giá trị văn học vô cùng to lớn mà nó còn có giá trị đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Vì ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du là “ Đại biểu cho ngôn ngữ văn học của thế kỷ 19” (Hà Huy Giáp, Truyện Kiều ,1976) Đọc Truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được những điểm giống nhaụ và khác nhau giữa ngôn ngữ thời đại Nguyễn Du với ngôn ngữ đương đại. Có những cách diễn đạt thường dùng ngày trước nhưng bây 2 giờ không dùng nữa. Có những cách diễn đạt ngày nay là quen thuộc nhưng Nguyễn Du chưa biết đến.Đặc biệt chúng ta có thể thấy được những đóng góp to lớn của tác giả vào sự phát triển của tiếng Việt. Vì muốn tìm hiểu sâu sắc vấn đề từ ghép thế kỷ XVIII và XIX , muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Du, chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều”cho luận văn. Lý do thứ hai để chúng tôi chọn đề tài này vì tôi yêu Truyện Kiều. Chúng tôi đã lớn lên bằng lời ru từ những câu Kiều của bà và mẹ. Chúng tôi đã sống bên cạnh những người nông dân chân chất, thật thà, những người đã thực sự lưu truyền Kiều vào đời sống nhân dân. Họ đọc Kiều và hiểu Kiều theo cách của mình. Họ không nhận xét được cái hay, cái đẹp trong Kiều, cái tài của Nguyễn Du bằng ngôn ngữ khoa học nhưng họ tìm thấy cách nói, cách nghĩ, cách làm của mình và cả những bài học nhân nghĩa ở đời trong đó. Chính họ giúp chúng tôi yêu Kiều và cảm nhận Kiều gần gũi, thương yêu như ca dao, tục ngữ. Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân chúng tôi sẽ được tiếp cận với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều nói riêng và ngôn ngữ học nói chung. Điều ấy giúp tôi tìm hiểu hơn về Truyện Kiều và củng cố thêm kiến thức về ngôn ngữ học để phục vụ nhiệm vụ giảng dạy của mình. Đây cũng là lý do để chúng tôi chọn đề tài này. 2 . PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Hà Huy Giáp đã nhận định “Ngôn ngữ Truyện Kiều đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi, sâu sắc có một không hai trong văn học cổ 3 điển Việt Nam. Chúng ta khẳng định nghệ thuật trong ngôn ngữ Truyện Kiều là niềm tự hào của tiếng nói Việt Nam”. (Truyện Kiều , 1976) Đi vào nghiên cứu Truyện Kiều, chỉ riêng ngôn ngữ đã có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu, cần nghiên cứu. Nhưng do khả năng có hạn nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong ngôn ngữ Truyện Kiều: Đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của lớp tư’ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một lớp từ trong tác phẩm văn học. Nó mang đặc tính của ngôn ngữ văn chương, tức một mã phức tạp được cấu tạo nên từ ngôn ngữ tự nhiên. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng lấy ngôn ngữ dân tộc làm chất liệu. Chính vì thế ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương vẫn mang đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc đồng thời nó lại có những đặc điểm riêng biệt, mang đặc trưng của nó. Điểm đặc biệt nhất của ngôn ngữ văn chương là nó mang dấu ấn ngôn ngữ tác giả. Ngôn ngữ dân tộc khi đi vào tác phẩm Văn chương, là sản phẩm của tác giả, do tác giả lựa chọn và sử dụng theo mục đích của mình. Vì vậy ngôn ngữ văn chương là cái đi chệch của một cái toàn thể có hệ thống so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung. Đề tài này tìm hiểu về lớp từ ghép đẳng lập trong tác phẩm Văn chương, cụ thể là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Vì vậy, những vấn đề được tìm hiểu trong đề tài, ngoài những cái cơ bản thuộc về đặc điểm của tiếng Việt nói chung, sẽ có một số điểm là cái riêng của Nguyễn Du, cái riêng của tác phẩm, đặc biệt về việc nắm bắt nghĩa của từ và chức năng ngữ pháp của từ. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Ngôn ngữ loài người với tư cách là một hệ thống ký hiệu có chức năng giao tiếp và phản ánh. Trong quá trình phát triển của mình, để đáp 4 ứng nhu cầu cần biểu hiện của thực tế khách quan, nó sẽ không ngừng phát triển về số lượng từ. Khuynh hướng phát triển tất yếu là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một lớp từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ. Ưu thế của lớp từ này là từ hình thức cũ nhưng lại có thể chuyển tải một nội dung mới.Và phương thức này đã giúp ngôn ngữ tiết kiệm tối đa “nguyên liệu” của mình khi tạo ra các sản phẩm trong giao tiếp. Đối với tiếng Việt, ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, ghép không phải là phương thức duy nhất nhưng là phương thức phổ biến , có tính sinh sản cao. Lớp từ được hình thành từ phương thức này đang ngày càng gia tăng về số lượng và cóvị trí quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Luận văn của chúng tôi không đi vào nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa và ngữ pháp của lớp từ ghép mà chỉ tìm hiểu một mảng cơ bản của lớp từ này trong Truyện Kiều. Đó là lớp từ được các nhà nghiên cứu Việt ngữ gọi là từ ghép đẳng lập (hay từ ghép song song, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép láy nghĩa). Trước khi đi vào khảo sát vấn đề, chúng tôi xin giải thích một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài. 3.1. Quan niệm về từ: Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu bất kỳ một ngôn ngữ nào người ta cũng không thể không làm việc xác định đơn vị này. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó vì trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ, đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ cũng có những đặc điểm riêng của mình. 5 Vì lẽ đó “Từ” trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc lý luận cơ bản rất quan trọngcho việc nghiên cứu một ngôn ngữ. Toàn bộ hệ thống ngôn ngữ phụ thuộc vào nó. Nhưng quan niệm về từ nói chung ở các nhà Việt ngữ học chưa có sự thống nhất. Mỗi người đều muốn xác định một khái niệm từ hoàn chỉnh trong tiếng việt. Một số người thì chấp nhận một định nghĩa nào đó về từ trong ngôn ngữ học đại cương rồi căn cứ vào đó mô tả từ tiếng Việt. Chẳng hạn, Hoàng Tuệ chấp nhận định nghĩa về từ của A. Meillet: “Từ là kết quả của một sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định và một chỉnh thể ngữ âm nhất định, có khả năng giữ một chức năng ngữ pháp nhất định”. (4) Nguyễn Văn Tu lại chấp nhận định nghĩa của R.A. Budagôp: “ Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập có hình thức vật chất và có ý nghĩa tính chất biện chứng về lịch sử”. (5) Một số người lại tự đưa ra một định nghĩa chung cho từ của tiếng Việt. Nguyễn Kim Thản viết: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập, là một khối hòan chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp”. (6) Hồ Lê định nghĩa từ một cách khác: “ Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh, phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động. Có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”. (7) Còn Nguyễn Tài Cẩn không đi vào định nghĩa từ mà chỉ chứng minh cho tính cố định của những kết cấu được gọi là từ. Như vậy đưa ra một số khái niệm hoàn hảo về từ tiếng Việt lúc này là một việc vô cùng khó khăn. Chúng tôi cũng chưa đủ khả năng để bàn luận, nhận xét về những điểm chính xác và chưa chính xác trong mỗi quan niệm về từ của các tác giả mà chỉ dám đưa ra một khái niệm về từ mà mình đồng tình. Về cơ bản, chúng tôi đồng tình với định nghĩa 6 sau đây về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. (8) Như vậy cái được gọi là từ phải đảm bảo đủ bốn thành phần: thành phần ngữ âm, thành phần ngữ pháp, thành phần cấu tạo, thành phần ý nghĩa. Bốn thành phần này không độc lập đối với nhau mà quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau thành một chỉnh thể. 3.2. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 3.2.1. Xét theo khả năng sản sinh ra các từ cho từ vựng tiếng Việt có thể định nghĩa: “Yếu tố cấu tạo từ là những yếu tố mà tiếng Việt sử dụng để cấu taọ ra các từ cho từ vựng”. (9) Như vậy, trong tiếng Việt, “các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà có ý nghĩa, được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt”.(10) Các yếu tố có đặc điểm và chức năng như trên gọi bằng thuật ngữ mang tính quốc tế : hình vị. 3.2.2. Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ. Tiếng Việt có ba phương thức cấu tạo từ sau: 3.2.2.1. Từ hoá hình vị Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, làm hình vị thành từ mà không cần có bất cứ sự thay đổi nào vào hình thức của nó. 7 Vd: Những từ chạy, ăn, nghỉ là những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị chạy, ăn, nghỉ, 3.2.2.2. Ghép hình vị là phương pháp tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa kết hợp chùng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ. Ta có sơ đồ: hình vị A , B phương thức ghép hình vị từ A+B Ví dụ : hoa, hồng ==== > hoa hồng học, hành ====> học hành núi , non ====> núi non 3.2.2.3. Láy hình vị Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ. Sơ đồ: hình vị A ===> từ AA’ Vd: mởn ===> mơn mởn đỏ === > đo đỏ tím ===> tim tím 3.3. Một vài điểm lưu ý về yếu tố cấu tạo từ 3.3.1. Sau khi nói rõ về phương thức cấu tạo thì ta có thể hiểu: Hình vị tiếng Việt là những yếu tố nhỏ nhất tự thân nó có nghĩa và đi vào một trong ba phương thức tạo từ để tạo ra cho các từ của tiếng Việt. 3.3.2. Vì hình vị tự thân phải có nghĩa nên khi một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa thì có thể sản sinh ra các từ khác nhau và vì vậy nó phải được xem là các hình vị khác nhau. Vd: Aâm tiết bạc với nghĩa gốc trong tiếng Hán là mỏng đi vào phương thức ghép sản sinh ra các từ bạc ác, bạc tình, bạc mệnh, đi vào phương thức láy lại cho ta từ bạc bẽo. Cũng âm tiết 8 này trong bạc phau thì lại là chỉ sắc trắng hoặc trong chuông vàng khánh bạc thì bạc theo đúng nghĩa gốc là chỉ thứ kim loại quý màu trắng. Như vậy chúng ta có 2 hình vị bạc khác nhau mặc dầu nó chỉ là một âm tiết. 3.3.3. Do phương thức từ hoá hình vị mà có những trường hợp cùng một yếu tố vừa là hình vị vừa là từ. Đó là khi ta xét yếu tố đó ở hai chức năng khác nhau, chức năng cấu tạo từ và chức năng là đơn vị để tạo câu. Về mặt hình thức vật chất, yếu tố này chỉ là 1 âm tiết. Vd: Aâm tiết / hoa/ -> hoa - Là từ trong “ Hoa đã nở rồi” - Là hình vị trong: hoa hồng, hoa bưởi, Tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong tiếng Việt ranh giới của một hình vị trùng với ranh giới của một âm tiết, tức chỗ bắt đầu và kết thúc của một âm tiết cũng là chỗ bắt đầu và kết thúc của của một hình vị. 3.3.4 Trong tiếng Việt hiện nay, chúng ta phải chấp nhận một số hình vị trong một số từ nhất định đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa ( không tính các hình vị láy trong phương thức láy). Lý giải vấn đề này có thể cho rằng bản thân các hình vị này sau khi sản sinh ra theo nguyên tắc chung, nó có nghĩa tự thân, tức là nó có thể đi vào các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt để có thể sản sinh ra từ. Nhưng trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, bản thân nó bị biến đổi đi do chịu tác động của các quy tắc khác không còn giữ nguyên dạng đầu tiên nữa, hoặc nó đã bị các từ khác lấn át thay thế, chính vì vậy mà nó mờ nghĩa và dần đi đến 9 mất nghĩa. Những hình vị này hiện nay đã mất năng lực cấu tạo từ, chúng chỉ còn sót lại trong một số từ mà thôi. Vd: bươu, hấu, búa, núc trong các từ ốc bươu, dưa hấu, chợ búa, bếp núc 3 .4 Phân chia hình vị tiếng Việt Hình vị trong tiếng Việt có chức năng trước hết là chức năng cấu tạo từ và nghĩa của hình vị đóng vai trò quan trọng trong chức năng này. Cho nên khả năng cấu tạo từ của hình vị, xét về mặt ngữ nghĩa, phải được xem như là tiêu chí hàng đầu để phân loại hình vị. Hiện nay có ba xu hướng cơ bản để phân chia hình vị tiếng Việt 3.4.1. Xu hướng phân chia hình vị xét theo tiêu chí khả năng cấu tạo từ Có hai loại hình hình vị: + Loại thứ nhất Là những hình vị có khả năng cấu tạo từ thấp tức là số lượng từ được cấu tạo với chúng tương đối ít + Loại thứ hai Là những hình vị có khả năng cấu tạo từ cao tức là số lượng được cấu tạo với nó là nhiều hơn và nó có thể đi vào nhiều phương thức nhiều kiểu cấu tạo hơn. 3.4.2. Xu hướng phân chia hình vị thành hình vị thực và hình vị hư + Hình vị thực Là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên hệ với sự vật hiện tượng có thể hình dung hay nhận thức được một cách cụ thể. Vd: trời, bể, nước, cây, nhà, thở, chạy, xinh, tốt 10 + Hình vị hư Là những hình vị mà ý nghĩa thường chỉ quan hệ hoặc chỉ tình thái. Vd: đã, đang, sẽ, ư, à, nhỉ 3.4.3. Xu hướng thứ ba là phân chia hình vị tiếng Việt thành hình vị độc lập và hình vị không độc lập + Hình vị độc lập Là những hình vị vừa là hình vị vừa có thể đi vào phương thức từ hoá hình vị để thành từ, tức là nó có thể hoạt động độc lập như một từ. Vd: nhà, cửa, chạy, nhảy, trắng, đen + Hình vị không độc lập Là những hình vị bản thân nó có nghĩa nhưng nó chỉ có thể để cấu tạo từ, tức nó chỉ tồn tại và hoạt động khi đi cùng một hình vị khác trong từ.ø Hình vị trong luận văn của chúng tôi sẽ được gọi tên theo cách phân chia này. 3.5. Phân chia các kiểu từ về mặt cấu tạo Việc phân chia từ về mặt cấu tạo hiện nay cũng chưa có sự thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học. Song phần lớn các tác giả đều căn cứ vào số lượng hình vị chia thành từ đơn và từ phức hợp (kép). Từ đơn là từ một hình vị, từ phức hợp là từ do hai hình vị trở lên tổ hợp lại. Các từ phức hợp lại được chia theo phương thức cấu tạo thành từ láy và từ ghép. Căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các thành tố, từ ghép lại được chia thành từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Sau đây là sơ đồ phân chia từ tiếng Việt theo phương thức cấu tạo: 11 3.5.1. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị trở lên. Hai hình vị gắn bó với nhau theo quan hệ song song, bình đẳng, không có hình vị chính, không có hình vị phụ. Có thể vì điều này mà các nhà nghiên cứu còn gọi nó là từ ghép song song, từ ghép hợp nghĩa, láy nghĩa. Cho dù có những tên gọi khác nhau, một số vấn đề nghiên cứu về nó chưa có sự thống nhất và cách phân chia các tiểu loại nhỏ hơn trong bản thân nó có những cách khác nhau, nhưng về cơ bản các nhà Việt ngữ học đều có chung quan điểm về những đặc điểm cơ bản của loại từ này như sau: - * Từ ghép đẳng lập được cấu tạo bởi hai hình vị có nghĩa trở lên. - Loại từ này bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở những thành tố trực tiếp đồng loại với nhau. Điều đó bắt buộc các thành tố trong từ ghép đẳng lập phải cùng tính chất. + Thành tố đứng trước chỉ sự vật, thì thành tố đứng sau cũng chỉ sự vật Vd: nhà – cửa => nhà cửa, gà – vịt => gà vịt + Thành tố đứng trước chỉ hành động, đặc điểm thì thành tố đứng sau cũng chỉ hành động, đặc điểm Từ tiếng Việt Từ đơn Từ phức hợp Từ đơn âm Từ đa âm Từ láy Từ ghép Láy bộ phận Láy hoàn toàn Ghép chính phụ Ghép đẳng lập 12 Vd: chạy – nhảy => chạy nhảy, tốt – xấu => tốt xấu - Các thành tố có quan hệ bình đẳng, song song nhau trong cú pháp. 3.5.2. Xét về quan hệ cú pháp thì loại từ ghép này chỉ có một kiểu quan hệ nhưng nếu xét trên góc độ mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các thành tố thì chúng tôi nhận thấy có ba kiểu quan hệ sau: a. Quan hệ hợp nghĩa: Gồm hai thành tố có nghĩa khác nhau nhưng cùng trường