Đề tài Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với sự chuyển đổi này mà từ sau Đại hội VI đén nay tình hình kinh tế- xã hội nước ta đã có những bước nhảy vọt rất đáng tự hào: Từ một nước liên tục bị thiếu lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, từ một nước có mức lạm phát đến ba con số trở thành một nước có mức tăng trưởng ổn định, bền vững, lạm phát luôn giữ ở mức dưới hai con số, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng phát triển với tốc độ cao, thu hẹp dần sự thâm hụt cán cân thanh toán. Đặc biệt năm 2000 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu là 25%, được xem như là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một yếu tố không thể thiếu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu không những tạo ra nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước mà còn góp phần tạo nguồn thu ngân sách,cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Hàng thủ công mỹ nghệ mặc dù không phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của đất nước. Bên cạnh việc làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm đây là một mặt hàng phát huy và bảo tồn truyền thống của dân tộc. Sự ra đời của các công ty mỹ nghệ nói chung và công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất nói riêng không nằm ngoài ý nghĩa đó. Trong nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế tri thức ngày nay, cán bộ kinh tế phải là những người có năng lực thực sự để theo kịp được sự biến đổi kinh tế diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới. Cán bộ kinh tế không những phải nắm vững lý thuyết, cơ sở lý luận mà quan trọng hơn nữa là phải am hiểu thực tế.Đặc biệt là các cán bộ kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sau gần 4 năm được học trong nhà trường, được học hỏi thầy cô, bạn bè, được đoc và nghiên cứu thêm hiều tài liệu, những sinh viên kinh tế đã được trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất cho một nhà kinh tế. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực hành luôn có những khoảng cách nhất định, trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng cũng vậy. Vì vậy thực tập là một hoạt động rất bổ ích và không thể thiếu đối với sinh viên. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được tiếp cận dần với thực tế, biết phương án giải quyết những vấn đề nảy sinh mà sau này đi làm họ sẽ gặp phải. Sau hai tuần thực tập ở công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất, em đã tìm hiểu và nắm được các nội dung sau: I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất. II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty. IV. Một vài ý kiến đánh giá bước đầu và mục tiêu, kế hoạch sắp tới.