Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) không đưa ra khái niệm đại lý mua bán hàng hóa, cũng như khái niệm Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa mà chỉ quy định khái niệm đại lý thương mại nói chung tại điều 166. Đồng thời theo quy định tại điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng thì có thể đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa : « Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa (HĐ ĐLMBHH) là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao ».
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc trưng cơ bản của Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) không đưa ra khái niệm đại lý mua bán hàng hóa, cũng như khái niệm Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa mà chỉ quy định khái niệm đại lý thương mại nói chung tại điều 166. Đồng thời theo quy định tại điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng thì có thể đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa : « Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa (HĐ ĐLMBHH) là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao ».
Thứ nhất, chủ thể của HĐ ĐLMBHH phải là các thương nhân.
Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được xây dựng trên cơ sở hợp đồng, giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Theo điều 167 LTM 2005, chủ thể hợp đồng đại lý, tức là bên giao đại lý và bên đại lý phải là thương nhân. Có nghĩa, họ phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
Bên giao đại lý là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua. Đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Công Thương cho phép. Luật quy định chủ thể của hợp đồng đại lý là thương nhân nhưng không quy định cụ thể các thương nhân trên có đăng ký kinh doanh ngành nghề như thế nào. Để hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có năng lực chủ thể thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Xuất phát từ đó, bên giao đại lý là nhà sản xuất hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng, tiền cho bên đại lý thì phải là thương nhân được sản xuất hàng hóa đó hoặc được kinh doanh hàng hóa đó. Điều này ghi nhận trong GCN ĐKKD của thương nhân. Đây là một điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Mặc dù bên giao đại lý không trực tiếp thực hiện việc mua, bán hàng hóa. Nhưng họ chính là người sản xuất ra hàng hóa, hoặc bỏ tiền ra để mua hàng hóa hay nói cách khác họ là người trực tiếp có nhu cầu, có lợi từ việc mua, bán hàng hóa này. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua. Ngoài thương nhân Việt Nam với nhau, thì thương nhân Việt Nam có thể ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài có thể được thương nhân Việt Nam thuê làm đại lý bán hàng tại nước ngoài các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép. Cũng giống như bên giao đại lý, LTM 2005 chỉ quy định bên đại lý phải là thương nhân mà không đề cập đến việc thương nhân có đăng ký kinh doanh ra sao.
Thứ hai, bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý.
Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý, cho phép phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng đại diện cho thương nhân. Pháp luật về doanh nghiệp hiện nay vẫn đang quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp là « hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong GCN ĐKKD, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện » (khoản 1 điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Khoản 1 điều 86 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: «Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích của mình ». Còn theo điểm a khoản 1 điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 thì một trong các điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực là: « Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ». Từ các quy định nêu trên có thể đi đến nhận định: trong quan hệ hợp đồng đại lý, do bên giao đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho mình thông qua bên đại lý nên bắt buộc phải có quyền kinh doanh những hàng hóa đó, hay nói cách khách là phải có ngành, nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. Do bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý bằng chính danh nghĩa của mình nên phải có ngành, nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý mua, đại lý bán. Từ nghĩa vụ cụ thể của bên đại lý là nhân danh chính mình để thực hiện việc mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý nên bên giao đại lý phải có đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng.
Thứ ba, trong quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa mà chỉ là người được bên giao đại lý ủy thác việc định đoạt hàng hóa. Bên giao đại lý hoàn toàn không chuyển quyền sở hữu hàng hóa (trong trường hợp đại lý bán) hoặc tiền (trong trường hợp đại lý mua).
Cơ sở để bên đại lý bán hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý là sự ủy nhiệm quyền mua, bán hàng hóa của bên giao đại lý. Đặc điểm này làm cho HĐ ĐLMBHH hoàn toàn khác hợp đồng mua bán hàng hóa, nhất là các hợp đồng mua sỉ để bán lẻ. Đặc trưng nổi bật nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa là có sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa thì rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong quan hệ ĐLMBHH, bên đại lý chỉ giao hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý (bên giao đại lý chỉ chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên đại lý). Khi bên đại lý giao kết, thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ bên giao đại lý sang cho khách hàng. Bên đại lý chỉ có vai trò của một người làm dịch vụ trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng. Với tư cách là chủ sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình cũng như phải chịu rủi ro đối với hàng hóa cũng như gánh chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa hư hỏng do lỗi của bên đại lý). Đồng thời bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng hóa và bên đại lý bán hàng hóa có nghĩa vụ phải bán hàng theo đúng giá mà bên giao đại lý đã ấn định.
Thứ tư, để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý phải thực hiện các hành vi thực tế
Bên đại lý nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường hợp đại lý bán, hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng; nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên đại lý trong trường hợp đại lý mua hàng. Đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, trong đó bên được ủy thác chủ yếu thực hiện các hành vi pháp lý (bên được ủy thác chỉ sử dụng danh nghĩa của mình ký hợp đồng với khách hàng; còn việc giao hàng, thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp giữa bên ủy thác với khác hàng). Bên ĐLMBHH được tự do hơn bên nhận ủy thác trong việc lựa chọn bên thứ ba để giao kết và thực hiện hợp đồng. Theo quy định tại điều 165 LTM 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận ủy thác có nghĩa vụ: thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận; thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Việc bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa cho bên ủy thác phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bên ủy thác. Nhưng bên đại lý trong quan hệ ĐLMBHH được tự do trong việc tìm kiếm, giao kết hợp đồng với các bên thứ ba mà không chịu sự tác động của bên giao đại lý. Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thường mang tính vụ việc, đơn lẻ còn quan hệ ĐLMBHH thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Vì vậy, bên đại lý có sự gắn bó với bên giao đại lý hơn so với quan hệ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
Thứ năm, hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ
Hình thức hợp đồng
Trong quan hệ hợp đồng đại lý, lợi ích bên đại lý được hưởng chính là thù lao đại lý mà xét dưới khía cạnh pháp lý thì khoản tiền này chính là thù lao dịch vụ mà bên giao đại lý phải thanh toán cho bên đại lý do sử dụng dịch vụ mua bán hàng hóa của bên đại lý.
Theo LTM 2005, hình thức của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. LTM 2005 đã bỏ những quy định về nội dung của hợp đồng. Do đó, các bên tham gia quan hệ hợp đồng đại lý được tự do thỏa thuận các điều khoản mà họ cho là cần thiết đủ để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với nhau mà không sợ liệu những điều khoản họ thỏa thuận đã đủ điều khoản chủ yếu chưa. Hợp đồng đại lý càng được thỏa thuận rõ ràng, chi tiết thì càng ít tranh chấp xảy ra.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
Bên đại lý phải thực hiện mua, bán hàng hóa cho bên thứ ba theo giá bên giao đại lý ấn định. Đối với hình thức đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá bán hàng hóa cho khách hàng, bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa cho bên thứ ba theo đúng gia mà bên giao đại lý đã quy định. Bên đại lý không được tự ý nâng giá bán hoặc giảm giá mua. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý phải mua bán hàng hóa theo đúng giá tối đa hoặc giá tối thiểu đã thỏa thuận với bên giao đại lý. Không những thế, khi thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên thứ ba, bên đại lý phải thực hiện đúng các thỏa thuận về thời gian, địa điểm, số lượng hàng hóa (bán hoặc mua) với bên giao đại lý. Sau khi thực hiện dịch vụ đại lý, bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán, giao hàng đối với đại lý mua. Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý có sự lệ thuộc chặt chẽ vào bên giao đại lý, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý. Cùng với những nghĩa vụ bên đại lý phải thực hiện thì bên đại lý cũng có những quyền nhất định. Một trong những quyền cơ bản nhất là quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Theo điều 171 LTM, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. LTM 2005 đã bổ sung quy định so với LTM 1997 về cách xác định mức thù lao đại lý trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức thù lao đại lý hoặc khó thỏa thuận được mức thù lao.
Chấm dứt hợp đồng
LTM 2005 không quy định một cách tổng quát về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Song căn cứ vào quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự tại BLDS 2005 thì hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa chấm dứt trong trường hợp các bên thỏa thuận và trong những trường hợp: hợp đồng đã thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lực; một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; mất tư cách thương nhân; hợp đồng đại lý bị hủy bo, bị đơn phương chấm dứt thực hiện