Kinh tế tri thức (hay kinh tế kiến thức) là một giai đoạn phát triển mới của các
nền kinh tế phát triển cao sau giai đoạn kinh tế công nghiệp. Sự nổi lên của nền kinh
tế mới này được khẳng định với những chứng cớ đáng kể như sự dịch chuyển của
khu vực chế tạo sang khu vực dịch vụ với các đặc điểm mới – nhiều kiến thức, sự gia
tăng của các tài sản phi hình ( vô hình) và vốn trí tuệ,
Đặc điểm nổi bật nhất của KTTT ( kiến thức) đã trở thành kinh tế hàng đầu của
tăng trưởng kinh tế, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền – vốn và lao động.
Một đặc điểm lớn khác của KTTT là vai trò đặc biệt của kiến thức ngầm ( đặc biệt là
bí quyết và tay nghề) – công cụ để lựa chọn và khai thác thông tin ( kiến thức đã điển
chê hóa) ngày nay đã trở thành dễ có hơn và rẻ hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của
công nghệ thông tin và truyền thông đầy sức mạnh.
Trong khoảng mười năm gần đây, những nghiên cứu về KTTT đã tăng rất
nhanh và hiện đang phát triển rất mạnh. Song chúng ta không quên rằng lĩnh vực
nghiên cứu này đã có một lịch sử năm chục năm, bắt đầu từ những nghiên cứu về
công nghiệp kiến thức, xã hội hậu công nghiệp và kinh tế thông tin vào những năm
1960 và 1970, lúc đầu ở Mỹ, sau đó đến các nước công nghiệp khác, rồi các nước
công nghiệp mới và một số nước đang phát triển.
23 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng và tác động kinh tế tri thức đến hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP: HQ5 – GE01
NHÓM TÁC GIẢ: 8
ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VÀ TÁC
ĐỘNG KINH TẾ TRI THỨC ĐẾN
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC
KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ HỌC
TP.HCM tháng 12 năm 2017
2
❖ CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
_._._._._._._
Nhóm trưởng Nguyễn Thị Ngọc Anh
Thành viên Nguyễn Vũ Khánh An
Đặng Thanh Bích Dung
Nguyễn Ngọc Bích Hằng
Võ Thị Mỹ Hân
❖ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
_._._._._._._
APEC: Asia Pacific Economic Coperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương.
ASEAN: Association of Southeast Asian Nation – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á.
OECD: Organization For Economic Cooperation and Development – Tổ chức hợp
tác và phát triển Kinh tế.
WB: World Bank – Ngân hàng Thế Giới.
UNESCO: United Nation Educational, Scientifical and Cutural Organization – Tổ
chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của LHQ.
KTTT: Kinh tế tri thức.
EU: European Union – Liên minh Châu Âu.
3
MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU: ----------------------------------------------------------------------------------- 5
CHƯƠNG 1: KINH TẾ TRI THỨC ---------------------------------------------------------- 6
1.1. Khái quát về sự xuất hiện của KTTT và nghiên cứu ban đầu về kinh tế
tri thức. ----------------------------------------------------------------------------------------- 6
1.2. Khái niệm về KTTT. ----------------------------------------------------------------- 6
1.3. Đặc trưng chủ yếu của nền KTTT: ----------------------------------------------- 7
1.3.1. Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế ----------------- 7
1.3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng
tăng nhanh giá trị gia tăng. -------------------------------------------------------------- 8
1.3.3. Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất
đặc biệt quan trọng. ----------------------------------------------------------------------- 9
1.3.4. Công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng rãi và ngày càng
sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. ------------------------------------- 11
1.3.5. Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri
thức thay đổi căn bản. ------------------------------------------------------------------ 12
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG KINH TẾ TRI THỨC ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN. -------------------------- 15
2.1. Khái niệm quản trị tổ chức kinh doanh --------------------------------------- 15
2.2. Các hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh. ---------------------------------- 15
2.3. Tác động của nền Kinh tế tri thức đến các hoạt động quản trị tổ chức
kinh doanh; nguồn nhân lực và văn hóa thời đại. ----------------------------------- 15
2.3.1. Hoạch định trong tổ chức kinh doanh.------------------------------------ 15
2.3.2. Tổ chức trong tổ chức kinh doanh. ---------------------------------------- 15
2.3.3. Quản trị nhân sự trong tổ chức kinh doanh. ---------------------------- 16
2.3.4. Lãnh đạo trong tổ chức kinh doanh. -------------------------------------- 16
2.3.5. Kiểm tra trong tổ chức kinh doanh. --------------------------------------- 16
2.3.6. Cơ cấu lao động xã hội – sự phát triển nhanh của công nhân tri thức.
17
2.3.7. Văn hóa. ------------------------------------------------------------------------- 18
CHƯƠNG 3: XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ TRI THỨC ( PHẦN
MỞ RỘNG) ------------------------------------------------------------------------------------- 19
4
3.1. Sự chuyển biến sang nền Kinh tế tri thức – một xu hướng lớn mang tính
phổ biến. ------------------------------------------------------------------------------------- 19
3.2. Dự báo khái quát về xu thế phát triển của nền Kinh tế tri thức trong
những giai đoạn sắp tới. ------------------------------------------------------------------ 19
3.3. Thời cơ, thuận lợi, khó khăn đặt ra cho các nước đang phát triển trong
quá trình tiếp cận và chuyển sang Kinh tế tri thức --------------------------------- 20
LỜI KẾT ---------------------------------------------------------------------------------------- 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------- 23
5
LỜI MỞ ĐẦU:
Kinh tế tri thức (hay kinh tế kiến thức) là một giai đoạn phát triển mới của các
nền kinh tế phát triển cao sau giai đoạn kinh tế công nghiệp. Sự nổi lên của nền kinh
tế mới này được khẳng định với những chứng cớ đáng kể như sự dịch chuyển của
khu vực chế tạo sang khu vực dịch vụ với các đặc điểm mới – nhiều kiến thức, sự gia
tăng của các tài sản phi hình ( vô hình) và vốn trí tuệ,
Đặc điểm nổi bật nhất của KTTT ( kiến thức) đã trở thành kinh tế hàng đầu của
tăng trưởng kinh tế, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền – vốn và lao động.
Một đặc điểm lớn khác của KTTT là vai trò đặc biệt của kiến thức ngầm ( đặc biệt là
bí quyết và tay nghề) – công cụ để lựa chọn và khai thác thông tin ( kiến thức đã điển
chê hóa) ngày nay đã trở thành dễ có hơn và rẻ hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của
công nghệ thông tin và truyền thông đầy sức mạnh.
Trong khoảng mười năm gần đây, những nghiên cứu về KTTT đã tăng rất
nhanh và hiện đang phát triển rất mạnh. Song chúng ta không quên rằng lĩnh vực
nghiên cứu này đã có một lịch sử năm chục năm, bắt đầu từ những nghiên cứu về
công nghiệp kiến thức, xã hội hậu công nghiệp và kinh tế thông tin vào những năm
1960 và 1970, lúc đầu ở Mỹ, sau đó đến các nước công nghiệp khác, rồi các nước
công nghiệp mới và một số nước đang phát triển.
Bài tiểu luận này giới thiệu một cách khái quát các khái niệm cơ bản xuất phát,
sự xuất hiện của KTTT và hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh. Tiểu luận tập trung
khai thác vấn đề đặc trưng và tác động của nền KTTT đến hoạt động quản trị tổ chức
kinh doanh.
Nghiên cứu về kinh tế tri thức là một lĩnh vực hiện còn đang phát triển. Trong
những trường hợp, chúng tôi có liệt kê ra các tài liệu để người đọc tiện theo dõi. Một
số tài liệu chúng tôi không có nguyên bản mà biết được qua một số tài liệu khác, khi
đó để cho rõ ràng, chúng tôi ghi “ dẫn theo”
6
CHƯƠNG 1: KINH TẾ TRI THỨC
1.1. Khái quát về sự xuất hiện của KTTT và nghiên cứu ban đầu về kinh tế tri
thức.
Sự phát triển của kinh tế trong lịch sử của nhân loại đã trải qua những giai đoạn
khác nhau. Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng nghìn năm.
Tiếp đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến kinh tế công
nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỉ XVIII. Sau đó là Kinh tế
tri thức, lúc đầu thường gọi là kinh tế thông tin, đã ra đời lúc đầu ở Mỹ vào đầu
những năm 1970 và rồi ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả các nước
công nghiệp mới (NICs). KTTT theo một số dự báo, đối với nước Mỹ, có thể sẽ kết
thúc vào khoảng năm 2020 để nhường chỗ cho một nền kỉnh tế mới khác – kinh tế
sinh học.
Những nghiên cứu về KTTT đã có một lịch sử hơn 40 năm bắt đầu từ công trình
của Fritz Machlup: “ The production and distribution of knowledge in the United
States”( Sản xuất và phân phối tri thức ở Mỹ) xuất bản năm 1962. Công trình này lần
đầu tiên đưa ra khái niệm “Công nghiệp tri thức” ( knowledge industry) và lưu ý mọi
người về tầm quan trọng và đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực
kinh tế này.
Đặc biệt, một báo cáo của Tổ Chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm
1996 đã vạch ra khung của vấn đề của KTTT có thể sử dụng làm cơ sở ban đầu cho
việc tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của nền kinh tế này. Báo cáo viết: “ Từ “
Kinh tế tri thức” đã xuất hiện từ sự nhận thức về vai trò của tri thức và công nghệ
trong tăng trưởng kinh tế. Đành rằng tri thức luôn luôn là một yếu tố trung tâm của
phát triển kinh tế, song vấn đề là sự phụ thuộc của kinh tế một cách chặt chẽ vào sản
xuất, truyền bá và sử dụng tri thức ngày nay đã được đặt lên trên hết.”
KTTT như một lực lượng sản xuất, chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến kiến
trúc thượng tầng xã hội, đến quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, và sẽ dẫn đến những
biến động to lớn trong xã hội loài người.
1.2. Khái niệm về KTTT.
Khái niệm KTTT ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu
tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống".
Bộ Thương mại và Công nghiệp nước Anh ( năm 1998) cho rằng một nền kinh
tế được dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức
có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.
Theo GS.VS Đặng Hữu, KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập
và sử dụng tri thức giữ vao trò quyế định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
7
Tại hội thảo, Jean – Eric Aubert, chuyên gia hàng đầu của WB, nói cụ thể hơn:
“Phải phân biệt đó không phải là nền kinh tế dựa vào công nghệ và viễn thông! Kinh
tế tri thức là đặt tri thức, sáng tạo và các chính sách liên quan đến chúng vào trọng
tâm của chiến lược phát triển cho tất cả các nước ở nhiều mức độ phát triển khác
nhau”.
Có thể nói, kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của các nền kinh tế
sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong
tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Tri thức đã trở thành nhân tố
hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động.
Đây chính là cốt lõi của kinh tế tri thức.
Khác với loại hình kinh tế trước đây, loại hình mà lấy công nghiệp truyền thống
làm nền tảng, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để
phát triển sản xuất, KTTT lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực –
nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng
để phát triển.(hình 1.5)
Vậy KTTT là gì? KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.3. Đặc trưng chủ yếu của nền KTTT:
Peter Drucker – một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về tri thức và
xã hội tri thức, đã nói một cách khái quát về xã hội tri thức, nền KTTT như sau:
"Ngày mai sẽ đến gần hơn là chúng ta nghĩ. Trong thế giới các nước phát triển, xã
hội mới này sẽ quan trọng rất nhiều so với bất kỳ một nền kinh tế mới nào. Xã hội đó
rất khác với xã hội cuối thế kỷ XX và cũng khác với điều mà phần lớn chúng ta nghĩ.
Rất nhiều cảnh tượng của xã hội đó từ trước tới giờ chưa từng thấy, nhưng hầu hết
chúng đã có sẵn và sẽ trỗi dậy nhanh chóng”
1.3.1. Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế
8
Cái khác biệt cơ bản nhất của KTTT so với kinh tế công nghiệp là tri thức trở
thành hình thức cơ bản nhất của vốn. Trong nền KTTT, của cải tạo ra dựa vào tri
thức nhiều hơn là dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp, tuy vốn và
lao động vẫn là những yếu tố cơ bản không thể thiếu. Sự tạo ra của cải, nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu là nhờ sử dụng tri thức mới, công nghệ
mới. Hoạt động quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là thu nhận, tạo ra, quảng
bá và sử dụng tri thức mới trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Giá trị sản xuất được tạo ra nhiều nhất là từ tri thức. Khi sử dụng nhiều công
nghệ mới, tri thức quản lý mới, một hecta đất nông nghiệp có thể cho giá trị gấp
nhiều lần mà chi phí vật chất không tăng, như thế giá trị gia tăng chủ yếu là do tri
thức tạo ra; khi ngành cơ khí truyền thống chuyển lên tự động hoá, sử dụng CAD,
CAM, CNC, quang điện tử... thì ngành đó trở thành ngành Kinh tế tri thức... Các
ngành sản xuất, dịch vụ sử dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường (may đo
qua mạng, bán hàng qua mạng...) cũng trở thành ngành kinh tế tri thức.
Còn trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghiệp phần
mềm thì rõ ràng giá trị tạo ra chủ yếu là do tri thức, các chi phí vật chất không đáng
kể, đó thực sự là những ngành kinh tế dựa vào tri thức. Trong các ngành kiến trúc,
xây dựng, việc sử dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý để thay thế
cho việc khảo sát thủ công, sử dụng công nghệ mô phỏng, tự động hoá trong thiết kế,
sử dụng vật liệu mới, các thiết bị tự động hoá trong thi công cũng tạo ra giá trị gia
tăng cao, giảm tiêu hao vật liệu, giảm hàm lượng lao động cơ bắp, các ngành đó đi
theo hướng KTTT.
Nền sản xuất đại cơ khí từng bước chuyển sang tự động hoá hoàn toàn; con
người dần dần đứng ra ngoài quá trình sản xuất để làm chức năng chủ yếu là kiểm
soát các quá trình ấy và sáng tạo ra cái mới có chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Có nhà
khoa học cho rằng loài người đang từ "xã hội có phân công lao động" chuyển sang
"xã hội không còn phân công lao động", trong đó mọi công việc sản xuất đều do các
hệ thống tự động hoá đảm nhận, con người chỉ làm công việc kiểm soát, điều khiển
và sáng tạo cái mới; cũng có người cho rằng loài người đang từ "xã hội nguyên tử"
tiến sang "xã hội bit" ( xã hội nguyên tử- xã hội dựa trên vật chất, xã hội bit- xã hội
dựa trên thông tin).
Trong nền KTTT, giá trị gia tăng được tạo ra chủ yếu là do những yếu tố vô
hình như sáng chế, phát minh, thiết kế mẫu mã, tiếp thị, dịch vụ tài chính, quản trị
kinh doanh... Giá trị gia tăng do các yếu tố đầu vào là nguyên liệu, năng lượng ngày
càng giảm đi. Hiện nay, giá trị của các tài sản vật chất của các công ty ở Mỹ và châu
Âu nói chung chỉ bằng 25% tổng giá trị của công ty. Phần lớn giá trị của các công ty
này phản ánh các yếu tố vô hình kể trên.
Tỷ lệ giá trị do tri thức tạo ra so với tổng GDP là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá
mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức. Năm 2000, tính chung cho
các nước OECD, giá trị do tri thức chiếm hơn 50% GDP.
1.3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng
tăng nhanh giá trị gia tăng.
Theo đà phát triển của khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế trên thế giới đã
thay đổi to lớn. Trong thế kỷ XX, ngành nông nghiệp vốn đã từng là ngành ngự trị từ
10.000 năm trước đó, đã giảm đi nhanh chóng về tỷ trọng trong GDP. Về khối lượng,
sản xuất nông nghiệp đã tăng ít nhất 4-5 lần so với trước chiến tranh thế giới thứ
9
nhất; nhưng năm 1913 tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp trong thương mại thế giới chiếm
70%, đến nay chỉ còn 17%. Công nghiệp chế biến cũng trên con đường đi xuống như
vậy. Từ chiến tranh thế giới thứ hai, sản phẩm công nghiệp chế biến ở các nước phát
triển đã tăng ít nhất gấp ba lần, nhưng giá cả giảm đi nhanh chóng, trong lúc giá cả
của những sản phẩm tri thức – giáo dục và chăm sóc sức khoẻ đã tăng gấp ba (có xét
đến lạm phát). Trong 50 năm qua, sức mua tương đối của sản phẩm chế biến so với
sản phẩm tri thức đã giảm chỉ còn 1/5 – 1/6. Số lao động trong các ngành công
nghiệp chế biến ở Mỹ những năm 50 thế kỷ XX chiếm 35% lực lượng lao động, nay
chỉ còn khoảng một nửa.
Một đặc trưng cơ bản của nền Kinh tế tri thức là sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức: đó là
các ngành công nghiệp thông tin, công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ dựa
vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển công
nghệ...; mặt khác, do quá trình sản xuất hàng hoá trực tiếp được tự động hoá ở trình
độ ngày càng cao, cho nên số người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong các nhà máy
giảm đi rất nhiều, trong khi đó số người làm việc ở văn phòng tăng lên (thực chất các
văn phòng này là những trung tâm, đầu mối xử lý, phân tích thông tin và biến những
thông tin đó thành yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh).
Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang
tăng nhanh. Hiện nay, ở Mỹ và nhiều nước phát triển, tỷ lệ đó đã đạt khoảng 25-30%.
Việc làm và thu nhập do khu vực công nghệ cao tạo ra đang tăng nhanh. Việc làm
trong các ngành sản xuất và phân phối hàng hoá giảm đi rất nhiều và được thay thế
bằng việc làm trong các văn phòng xử lý và phân phối thông tin được trang bị rất
hiện đại. Từ 1980 đến 1998, riêng ở Mỹ, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm mất đi
44 triệu việc làm, nhưng đồng thời lại tạo ra 73 triệu chỗ làm việc mới, tức là đã tăng
thêm 29 triệu việc làm. Ở nước Mỹ hiện nay, 93 triệu người lao động (80% lực lượng
lao động) không phải giành thời gian để làm ra các vật phẩm, mà họ chuyển sang làm
việc ở các văn phòng xử lý thông tin, cung cấp các dịch vụ cho người dân.
Như vậy, nền kinh tế tri thức cũng có thể gọi là nền Kinh tế văn phòng, hay nền
Kinh tế công nghệ cao.
Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba khu vực (nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ) thì xu thế phát triển Kinh tế tri thức được thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu
theo hướng tăng nhanh dịch vụ, giảm nông nghiệp. Trong mấy thập kỷ qua, cơ
cấu của nền kinh tế thế giới đã dịch chuyển như sau:
Tỷ lệ trọng của các khu vực
trong GDP.
1965 1980 1999 2003
Tỷ lệ nông nghiệp (%) 10 7 5 4
Tỷ lệ công nghiệp (%) 40 37 34 33
Tỷ lệ dịch vụ (%) 50 56 61 63
Nguồn: World Bank, World Development Report 2003- 2004.
Riêng đối với nhóm nước thu nhập cao thì tỷ lệ tương ứng của khu vực nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 1999 là 2%, 34% và 64%.
Do đó, cũng có người cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dịch vụ.
1.3.3. Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản
xuất đặc biệt quan trọng.
10
Trong nền KTTT, tốc độ hao mòn vô hình tăng lên theo xu hướng ngày càng
nhanh, cái có giá trị nhất là cái chưa biết, cái đã biết, đã được sử dụng thì mất dần
giá trị. Tìm ra cái chưa biết tức là tạo ra cái mới và cũng có nghĩa là cái cũ bị thay
thế. Vòng đời công nghệ, sản phẩm từ lúc mới nảy sinh, phát triển, chín muồi đến
tiêu vong ngày càng rút ngắn.
Trong nền Kinh tế công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là bằng
cách tối ưu hoá, tức là hoàn thiện cái đã có, để giảm chi phí sản xuất, còn trong kinh
tế tri thức thì quyết định năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất
lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Sự triển kinh tế là do sự
không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Do đó, nền kinh tế tri thức có
tốc độ hoạt động rất nhanh, “làm việc và kinh doanh theo tốc độ của tư duy”.
Các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới (ở nước Mỹ hiện nay, mỗi năm có khoảng
40% doanh nghiệp đổi mới công nghệ); số doanh nghiệp cũ bị phá sản rất nhiều
nhưng số doanh nghiệp mới dựa vào sáng chế, công nghệ mới, sản phẩm mới, nhất là
doanh nghiệp khoa học hay doanh nghiệp sáng tạo tăng lên rất nhanh; số chỗ làm
việc cũ mất đi nhiều, nhưng số chỗ làm việc mới được tạo ra còn nhiều hơn; tổng số
chỗ làm việc không ngừng tăng lên. Tại Mỹ, từ năm 1993 đến năm 1996, gần 40 vạn
doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ phát triển trên 20% mỗi năm (gọi là gazelle) đã
tạo ra hơn 70% việc làm mới. Các gazelle sẽ làm chủ nền kinh tế mới.
Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất; đúng như K.
Marx đã dự báo: “Phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc
vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố
có tính chất quyết định và kích thích”. Công nghệ mới trở thành nhân tố hàng đầu
trong việc tạo ra năng suất, tăng trưởng và việc làm. Do đó, các doanh nghiệp sản
xuất công nghệ (cũng có thể gọi là doanh nghiệp tri thức) phát triển rất nhanh. Trong
các doanh nghiệp đó, khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không phân biệt phòng
thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ
vừa nghiên cứu vừa sản xuất.
Khu công nghệ cao là nơi biến các tri thức mới, các phát kiến khoa học mới
thành công ngh