Đề tài Đặc trưng văn hóa ẩm thực Xứ Nghệ

Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Hẳn ai đã từng một lần đặt chân lên Xứ Nghệ đều được chứng thực bởi câu ca dao đã có từ ngàn đời này. Chỉ một câu lục bát đã toát lên đã toát lên diện mạo của vùng đất này. Quả đúng như vậy cái thế địa hình sông núi nơi đây vừa thơ mộng như bức tranh vẽ tuyệt đẹp , vừa hùng vĩ không kém phần hiểm trở gieo neo. Phải chống chọi với điều kiện địa lí hết sức khắc nghiệt đã hình thành tính cách cứng cỏi bền bỉ của người nơi đây. Chính môi trường thiên nhiên ấy đã tạo nên những đặc trưng con người Xứ Nghệ để rồi khó có thể lẫn với tính cách của con người bất cứ nơi nào đó trên bất cứ dọc dài tổ quốc thân yêu này! Ngược dòng lịch sử thì xứ nghệ là mảnh đất với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất kiên trung và quyết liệt. Với nhiều phong trào đấu tranh tiêu biểu như Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 -1931, mặt khác nơi đây là mảnh đất ươm mầm cho những nhân tài những vị anh hùng dân tộc, như Mai Thúc Loan, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, và tiêu biểu cho các vị anh hùng giải phóng dân tộc có chủ tịch Hồ Chí Minh. .Song song với quá trình trường tồn và vận động của lịch sử dân tộc thì Xứ Nghệ rất giàu truyền thống và bản sắc văn hoá. Những bản sắc văn hoá ấy mang dấu ấn rất rõ mảnh đất Nghệ An , đồng thời ở đó cũng có mang nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam Một trong những nét đặc trưng của mà mỗi ai đã từng đặt chân đến nơi đây đều thấy là nét mộc mạc giản dị của con người nơi đây, cái giản dị mà Xứ nghệ để lại dấu ấn trong lòng bạn muôn nơi là những món ăn hết sức bình dị , quen thuộc nhưng dường như nó có cái khác biệt so với các vùng miền khác, các món ăn xứ nghệ như mang trong đó tấm lòng người dân bản xữ nên mang phong vị rất riêng mà không có ở đâu trên bất kì dân tộc này. Chính vì vậy khi chọn đề tài ẩm thực Xứ Nghệ cho bài viết của học phần văn hóa Miền Trung Tây Nguyên như lời giới thiệu về mảnh đất Nghệ thân thương và đưa đến cho mọi người biết thêm về vùng đất không chỉ giàu truyền thống đấu tranh, mà còn có cả những nét đẹp ẩm thực không thể có ở đâu. Đó chính là nét văn hoá của Xứ Nghệ nó đến với ta từ những cái giản dị nhất.

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng văn hóa ẩm thực Xứ Nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.lý do chọn đề tài Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Hẳn ai đã từng một lần đặt chân lên Xứ Nghệ đều được chứng thực bởi câu ca dao đã có từ ngàn đời này. Chỉ một câu lục bát đã toát lên đã toát lên diện mạo của vùng đất này. Quả đúng như vậy cái thế địa hình sông núi nơi đây vừa thơ mộng như bức tranh vẽ tuyệt đẹp , vừa hùng vĩ không kém phần hiểm trở gieo neo. Phải chống chọi với điều kiện địa lí hết sức khắc nghiệt đã hình thành tính cách cứng cỏi bền bỉ của người nơi đây. Chính môi trường thiên nhiên ấy đã tạo nên những đặc trưng con người Xứ Nghệ để rồi khó có thể lẫn với tính cách của con người bất cứ nơi nào đó trên bất cứ dọc dài tổ quốc thân yêu này! Ngược dòng lịch sử thì xứ nghệ là mảnh đất với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất kiên trung và quyết liệt. Với nhiều phong trào đấu tranh tiêu biểu như Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 -1931, mặt khác nơi đây là mảnh đất ươm mầm cho những nhân tài những vị anh hùng dân tộc, như Mai Thúc Loan, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, và tiêu biểu cho các vị anh hùng giải phóng dân tộc có chủ tịch Hồ Chí Minh. ...Song song với quá trình trường tồn và vận động của lịch sử dân tộc thì Xứ Nghệ rất giàu truyền thống và bản sắc văn hoá. Những bản sắc văn hoá ấy mang dấu ấn rất rõ mảnh đất Nghệ An , đồng thời ở đó cũng có mang nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam Một trong những nét đặc trưng của mà mỗi ai đã từng đặt chân đến nơi đây đều thấy là nét mộc mạc giản dị của con người nơi đây, cái giản dị mà Xứ nghệ để lại dấu ấn trong lòng bạn muôn nơi là những món ăn hết sức bình dị , quen thuộc nhưng dường như nó có cái khác biệt so với các vùng miền khác, các món ăn xứ nghệ như mang trong đó tấm lòng người dân bản xữ nên mang phong vị rất riêng mà không có ở đâu trên bất kì dân tộc này. Chính vì vậy khi chọn đề tài ẩm thực Xứ Nghệ cho bài viết của học phần văn hóa Miền Trung Tây Nguyên như lời giới thiệu về mảnh đất Nghệ thân thương và đưa đến cho mọi người biết thêm về vùng đất không chỉ giàu truyền thống đấu tranh, mà còn có cả những nét đẹp ẩm thực không thể có ở đâu. Đó chính là nét văn hoá của Xứ Nghệ nó đến với ta từ những cái giản dị nhất. 2. Lịch sử vấn đề Viết về Xứ Nghệ có rất nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình khác nhau. Đặc biệt trong thời gian gần đây có nhiều nhà nghiên cứu đã có nhiều bài viết khác nhau về mảnh đất nhiều duyên nợ này. Điển hình là các bài viết về văn hoá – lịch sử nơi đây, tất cả những công trình nghiên cứu đó đã phản ánh thiên nhiên, con người phong tục tập quán nơi đây đã có từ hàng nghìn năm. Tất cả những bài viết những nghiên cứu đó phản ánh tình yêu da diết đối với Xứ Nghệ thân thương. Viết về ẩm thực Xứ nghệ thì hiện nay vẫn còn có số lượng khá khiêm tốn mặc dù nơi đây có nhiều nét đặc trưng trong ẩm thực mang đậm nét rất riêng. Tiêu biểu cho việc nghiên cứu về ẩm thực Xứ Nghệ có các nhà nghiên cứu như: PGS.TS Nguyễn Nhã Ban bản sắc văn hoá văn hoá người Nghệ Tĩnh, với công trình nghiên cứu này ông đã nói lên lòng tự hào về mảnh đât này và những vẻ đẹp từ mây trời non nước và từ các điều bình dị như các món ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Hay gần đây là sách Bản sắc Ẩm thực Việt Nam do Nguyễn Nhã chủ biên Nhà xuất bản Thông tấn, Thành phố Hồ Chí Minh 2009. cuốn sách này đã giới thiệu cho bạn bè bốn phương về ẩm thực Việt Nam, trong đó có cả ẩm thực Xứ Nghệ đó là những món ăn hết sức gần gũi quen thuộc . Đó như lời giới thiệu gọi mời du khách về với Việt Nam và đến xứ Nghệ thưởng thức những gì bình dị nhất trong cuộc sống này. Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác nữa nhưng trong bài viết này chưa có điều kiện đề cập. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về vùng đất Xứ Nghệ với văn hoá lịch sử lâu đời , với nhiều văn hoá đặc trưng và văn hoá ẩm thực là một trong những nét tiêu biểu của vùng đất này. Tìm hiểu về ẩm thực Xứ Nghệ là về với cội nguồn xa xưa với nét bình dị. Với những món ăn hết sức quen thuộc đó là nét đặc trưng ở vùng quê này.Những món ăn ấy thể hiện cuộc sống thanh bình gần gũi với tự nhiên của người Xứ Nghệ. Đó cũng chính là tính cách cần cù chịu gian khổ để vươn lên trên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Như vậy khi viết về vấn đề này như một lời giới thiệu về mảnh đất dấu yêu với nhiều nét văn hoá đặc trưng. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Ở bài viết này tôi xin lấy chủ đề đặc trưng văn hóa ẩm thực Xứ Nghệ tìm hiểu về nét đặc trưng của ẩm thực Nghệ An , với phần tìm hiểu về món ăn đặc sản nơi đây và các công đoạn chế biến. Do dung lượng bài viết và kiến thức có hạn nên chỉ dẫn ra một số món tiêu biểu. 5.Ý nghĩa đề tài Qua đề tài này chúng tôi muốn nêu bật được món ăn quen thuộc mang tính đặc trưng nhưng hết sức giản dị của người dân nơi đây, với món ấy thể hiện bản chất hết sức cần cù chịu khó của con người nơi đây. Đó chính là nét văn hoá hết sức đặc trưng mà chỉ có ở Xứ Nghệ mà thôi. Với đề tài này cũng như một lời gọi mời những ai chưa đến đất Nghệ để thưởng thức món ăn này thì hãy về đây, về bên đất Nghệ An thân thiện chắc hẳn bạn sẽ hài lòng và sẽ để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về mảnh đất nghèo khó nhưng thân thiện và thanh bình này. 6.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiên được bài viết này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cụ thể: Phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp phân tích Phương pháp điền Phương pháp tổng hợp các tài liệu. Ngoài những phương pháp trên thì còn sử dụng một só phương pháp khác để phục vụ cho bài viết này đạt kết quả tốt. 7. Cấu trúc bài viết Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài viết này xin tập trung vào hai chương chính: Chương 1: Khái quát mảnh đất Nghệ An Chương 2: Đặc trưng Văn hóa ẩm thực Xứ Nghệ NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...) Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa. Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Y Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực Ẩm thực Việt Nam là cách gọi chung của phương thức chế biến món ăn, chế biến gia vị những thói quen ăn uống trên đất Việt nam. Phần văn hóa trong ăn uống thể hiện phẩm giá của con người, trình đọ văn hóa trong mỗi con người. Ăn uống của mỗi Dan tộc thể hiện giá trị chân - thiện – mĩ. Từ cách đánh giá trên ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất: văn hóa ẩm thực là món ăn thức uống , cách thức ăn uống phong tục ăn uống đặc trưng của từng địa phương từng dân tộc truyền lại từ lâu đời. Nó phản ánh tính cách , phản ánh tình nghĩa lối sống , triết lý nhân sinh, trình độ văn hóa của chủ thể ẩm thưc mang đậm bản sắc và tạo nên sắc thái riêng biệt từng địa phương từng dân tộc. Có thể hiểu văn hóa ẩm thực là phong tục thể thức ăn uống từ nghìn xưa để lại mạng đậm sắc thái tạo nên nét riêng biệt của nước đó. 1.3. Khái niệm bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng với tự xử nhiên. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT NGHỆ AN – ĐẤT VÀ NGƯỜI 2.1. Khái quát mảnh đất Nghệ An 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước. Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km..Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò. 2.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hoá – xã hội Nghệ An là mảnh đất được khai phá lâu đời. Từ thời Hùng Vương và An Dương Vương tỉnh Nghệ An bao gồm toàn bộ Hoài hoan và khu vực Bắc Bộ cửu Đức . Trong suốt 1000 năm bắc thuộc, Nghệ An nhiều lần được đổi tên nhiều lần. Thời tiền lê đâ là vùng đất thuộc châu hoan, châu diễn. Đến triều Lí – Trần thay tên hoan châu với tên gọi xứ Nghệ An. Năm 1469, Lê Thánh Tông thống nhất bản đồ hành chính của cả nước. Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá lịch sử của đất nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Người dân Xứ Nghệ tuy nghèo nhưng nổi tiếng tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan , tin tưởng vào cuộc sống. Vùng đất còn nhiều khó khăn, Thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào tạo cho con người đức tính cần cù chịu khó, dũng cảm và kiên nghị. Và mảnh đất này là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc , tiêu biểu cho tinh thần yêu nước sâu sắc. Nghệ An cũng là địa danh cũng mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại như: hò, vè, ca dao, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường vải, ...các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và tạo bản sắc riêng của văn hoá Xứ Nghệ. Nghệ An rất giàu truyền thống trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Điển hình là nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra ở mảnh đất này, như phong trào 1930-1931, là dấu mốc sáng chói về tinh thần yêu nước. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của Xứ Nghệ còn minh chứng qua hàng loạt các di tích lịch sử còn để lại. Những di tích lịch sử đó là bảo tàng giáo dục cho thế hệ trẻ nối tiếp tinh thần cha ông xưa. 2.2. Một số nét bản sắc con người Xứ Nghệ Nghệ An không chỉ được biết đến là nơi đất cằn sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn,mà nơi đây còn được mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Nơi đây đã sản sinh ra cho dân tộc việt nam những nhân tài kiệt xuất những con nguời được lưu danh muôn thủơ. Hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội đã tạo cho con người xứ nghệ có những điểm khác biệt so với các địa phương khác trong nước. Mọi người biết đến xứ nghệ như một vùng văn hóa có những đặc trưng riêng, mang đậm tính chất nghệ để phân biệt với vùng văn hóa khác. Mảnh đất và con người xô viết dường như mang đậm dấu ấn thiên nhiên quê hương mình, tạo nên những nét bản sắc độc đáo của vùng quê này. Nghệ An được xem là mảnh đất phên dậu của đất nước, con người nơi đây luôn có một tấm lòng son sắc với quê hương và dân tộc. Từ ngàn xưa xứ nghệ đã nổi danh là mảnh đất kiên cường anh dũng. Con người xứ nghệ sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, vì quê hương đất nước. Đền Cuông còn đó vẫn đứng sừng sững dưới núi Mộ Dạ như một minh chứng lịch sử. Hơn một nghìn năm bắc thuộc dưới cai trị của phong kiến phương bắc thì cũng từng đấy thời gian cùng với dân tộc con người xứ nghệ luôn một lòng đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc. Từ các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( 40-43), Lý Bôn(542) nhân dân nghệ tĩnh một lòng hưởng ứng, tham gia đấu tranh góp phần tạo nên những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Vua Mai Thúc Loan chống nhà đường. Với ý chí căm thù giặc sâu sắc Mai Thúc Loan đã phất cờ khởi nghĩa giải phóng được một vùng đất rộng lớn từ Hà Tĩnh cho đến Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất nghệ tĩnh nghèo khổ ông vua đen đã làm rạng rỡ mảnh đất này. Cùng với dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân xứ nghệ luôn đóng góp cho tổ quốc những người con ưu tú, lịch sử dân tộc đã ghi danh cha con Đặng Tất,Đặng Dung, anh em Nguyễn xí…Với thế mạnh đất rộng người đông, con người nơi đây lại có một tấm lòng yêu nước nồng nàn vì thế mảnh đất này được chọn làm bàn đạp cho những trận đánh lớn có tính chất quyết định. Từ Lê Lợi cho đến Nguyễn Huệ đều xem mảnh đất này là điểm trọng yếu và con người nơi đây là những anh hùng. Phượng Hoàng Trung Đô gắn liền với vị Vua tài ba Quang Trung. Chúng ta không thể quên được phong trào xô viết năm nào, đó là chiến thắng mang đậm dấu ấn và vai trò lãnh đạo của Đảng, là tiền đề ngòi nổ cho mọi phong trao cho đấu tranh sau này. Tiếp bước tinh thần yêu nước của cha anh xứ nghệ chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, và chính người đã trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, chính người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Hồ Chí Minh là sự kết tinh của bản chất con người xứ nghệ với đức tính yêu nước hiếu học, thông minh, cần cù là con người quyết đoán. Nhắc đến Người là nhắc đến niềm tự hào của xứ nghệ nói riêng và dân tộc việt nam nói chung. Cùng với tinh thần yêu nước sâu sắc con người nghệ an đươc biết đến bởi sự hiếu học, tôn sư trọng đạo. Nói đến nghệ an là nói đến ông đồ xứ nghệ đây cũng là niềm tự hào của vùng đất này. Xứ nghệ là nơi đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trên nhiều lĩnh vực qua các thời kỳ lịch sử. Người mở đầu cho nền khoa bảng nghệ tĩnh là Bạc Liêu quê làng nguyễn xá. Tiếp nối tinh thần đó con người xứ nghệ luôn có gắng vươn lên vượt qua mọi thử thách để đến với vinh quang. Những cái tên như Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu… Họ không chỉ làm rạng rỡ xứ sở mà tên tuổi họ còn lưu danh muôn đời. Ở mảnh đất này đã xuất hiện các dòng họ, các địa danh nổi tiếng gắn liền với học hành và đỗ đạt như : Thanh Chương, Đô Lương hay quỳnh Lưu… đó là những mảnh đất sẽ gắn mãi với lịch sử dân tộc. Truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo của đất nghệ là một nét bản sắc đáng quý được nuôi dưỡng và phát huy qua nhiều thế hệ. Gian khổ không là gì đối với ông đồ xứ nghệ họ luôn làm tất cả để phục vụ nhân dân bảo vệ tổ quốc. công danh của ông đồ nghệ luôn đi liền với khí tiết và cách sống trong sạch. Danh lợi đối với họ chỉ là một thứ phù phiếm không phải mục đích sống, đó cũng chính là cái sống khác người ở vùng đất này. Trong cuộc sống với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đất đai cằn cỗi, cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây không đầy đủ sung túc. Cái ăn cái mặc luôn là vấn đề toan tính hằng ngày. Trong điều kiện như vậy, người dân đã hình thành nên những tính cách đặc trưng, họ chịu khó chịu khổ bền bỉ trong lao động sản xuất, cần cù và tiết kiệm trong s
Luận văn liên quan