Tương lai của loài người có mối liên quan không thể tách rời với thực vật, động vật và hệ sinh thái trên trái đất, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm, nước, không khí, thuốc men, vật liệu xây dựng Cuộc sống của chúng ta được kết nối giữa cái mới và cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống. Số mối liên kết càng nhiều, mạng lưới cuộc sống càng chắc chắn. Một thực tế đơn giản là tất cả các mối liên kết trong mạng lưới cuộc sống đều dựa vào môi trường.
Môi trường sống của con người- ngôi nhà trái đất của chúng ta- là môi trường tự nhiên- xã hội. Môi trường tự nhiên là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,. Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. . Ta biết rằng, môi trường tự nhiên la cơ sở của sự sinh tồn và phát triển của con người. Môi trường không những là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp cho con người toàn bộ vật chất để sống và phát triển. Nhưng chính trong quá trình phát triển đó con người đã làm cho môi trường thay đổi quá nhiều
I. Nội dung
1. Những nhận thức cơ bản về con người và môi trường tự nhiên
1.1. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người nếu nói thời kì nông nghiệp con người mới bắt đầu gây ra những biến đổi to lớn cho môi trường thì đến thời kì công nghiệp đặc biệt tới giai đoạn đô thị hóa phát triển trở đi con người mới thực sự làm cho môi trường bị biến đổi mạnh mẽ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống. Và hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Vì vậy, việc bả vệ sức sống, giữ gìn và tôn tạo vẻ sạch đẹp của môi trường sống của con người- mái nhà chung của nhân loại là trách nhiệm, nhiệm vụ của tất cả mọi thành viên, mọi con người.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dân số và những thách thức tới môi trường sống của con người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu…………………………………………………………………………..
Nội dung…………………………………………………………………………
Những nhận thức cơ bản về con người và môi trường tự nhiên
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên……………………………………..
Những nhận thức của con người Việt Nam về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên……………………………………………………………..
Vấn đề dân số và môi trường của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và đặc điểm..
Một số nét về tình hình dân số ở Việt Nam hiện nay………………
Một số vấn đề môi trường đang phải đối mặt trước thực trạng dân số nước ta……………………………………………………………………..
Dân số và môi trường đất đai…………………………………
Dân số và nhu cầu nước………………………………………
Dân số và tài nguyên rừng…………………………………….
Dân số và cân bằng sinh thái…………………………………..
Dân số và môi trường không khí………………………………
Kết luận…………………………………………………………………………..
Một số hình ảnh về suy thoái và ô nhiễm môi trường……………………………
Danh mục tài liệu tham khảo….............................................................
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn: Nhân học sinh thái nhân văn
GV: Bàng Anh Tuấn
SV: Nguyễn Thị Mỹ
MSSV: 0956060026
Đề tài: Dân số và những thách thức tới môi trường sống của con người Việt Nam.
Bài làm
Mở đầu:
Tương lai của loài người có mối liên quan không thể tách rời với thực vật, động vật và hệ sinh thái trên trái đất, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm, nước, không khí, thuốc men, vật liệu xây dựng…Cuộc sống của chúng ta được kết nối giữa cái mới và cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống. Số mối liên kết càng nhiều, mạng lưới cuộc sống càng chắc chắn. Một thực tế đơn giản là tất cả các mối liên kết trong mạng lưới cuộc sống đều dựa vào môi trường.
Môi trường sống của con người- ngôi nhà trái đất của chúng ta- là môi trường tự nhiên- xã hội. Môi trường tự nhiên là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. . Ta biết rằng, môi trường tự nhiên la cơ sở của sự sinh tồn và phát triển của con người. Môi trường không những là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp cho con người toàn bộ vật chất để sống và phát triển. Nhưng chính trong quá trình phát triển đó con người đã làm cho môi trường thay đổi quá nhiều
Nội dung
Những nhận thức cơ bản về con người và môi trường tự nhiên
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi…
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người nếu nói thời kì nông nghiệp con người mới bắt đầu gây ra những biến đổi to lớn cho môi trường thì đến thời kì công nghiệp đặc biệt tới giai đoạn đô thị hóa phát triển trở đi con người mới thực sự làm cho môi trường bị biến đổi mạnh mẽ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống. Và hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Vì vậy, việc bả vệ sức sống, giữ gìn và tôn tạo vẻ sạch đẹp của môi trường sống của con người- mái nhà chung của nhân loại là trách nhiệm, nhiệm vụ của tất cả mọi thành viên, mọi con người.
Những nhận thức của con người Việt Nam về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên:
Khi nói đến Việt Nam, người ta có thể nghĩ đến đó là một nước nhiệt đới gió mùa, là xứ sở của nền văn minh lúa nước, là một nước đang phát triển… Khi nhắc đến con người Việt Nam người ta nghĩ ngay đến những người nông dân chịu thương chịu khó, dũng cảm chống chọi lại thiên tai, địch họa để giữ lấy mảnh đất quê hương xứ sở của mình. Chính trong quá trình vất vả ấy, con người Việt Nam càng gắn bó với thiên nhiên, sống trong tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Yêu thiên nhiên, biết giữ gìn và tôn tạo vẻ xanh sạch đẹp của nó là một phẩm chất tốt của người Việt Nam.
Tuy nhiên, một thực tế diễn ra trước mắt là càng ngày con người càng muốn khai thác tự nhiên nhiều hơn đê phục vụ cho nhu cầu của mình theo kiểu làm ào, làm ẩu, theo lối duy ý chí, không tuân theo một quy luật hay chính sách cụ thể nào và “ gieo gió ắt sẽ gặp bão”- mọi hậu quả từ môi trường thì con người đều lãnh đủ. Chẳng hạn như việc người dân khắp nơi ồ ạt đi khai hoang ở các vùng núi, đặc biệt là sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, tưởng rằng sẽ có thêm nhiều đất canh tác, nhiều lúa gạo, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Song thực tế đã hoàn toàn ngoài dự liệu: nhiều hệ sinh thái rừng quý hiếm bị phá trụi để trồng cà phê, chè, cao su, chỉ được và vụ thu hoạch đất đã bạc màu… Hậu quả sinh thái này không thể cứu rỗi và cũng không của riêng ai. Chưa bao giờ, rừng núi Tây Nguyên bị lũ lụt, thế mà năm 1996, trận lũ quét cực kì to lớn đã đổ xuống vùng này, cuốn trôi đi tất cả.
Từ ngày cả nước bước vào cơ chế thị trường, cơ chế thị trường đã tác động mọi mặt, mọi của đời sống kinh tế xã hội. Môi trường – suy cho cùng thì là lĩnh vực chịu sức ép nặng nề nhất trước sự tấn công của kinh tế thị trường. Nếu như trước đây chục năm môi trường sinh thái chỉ mới gánh chịu hậu quả của việc áp dụng kĩ thuật trên cái nền sản xuất nhỏ thì nay, vì lợi nhuận trước mắt người ta sẵn sàng phá đi tất cả hoặc khai thác đến mức cạn kiệt “ rừng vàng, biển bac”- những gì mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Những quan niệm trong truyền thống văn hóa dân tộc về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên có nhiều điều đáng quý nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế . Lao động nông nghiệp gắn bó con người với thiên nhiên. Song chính sự nặng nhọc, vất vả đòi hỏi phải có nhiều nhân lực, và là cơ sở quan niệm nhiều con lắm phúc_ ngày tết người ta thường chúc nhau “ sinh năm đẻ bảy được vuông tròn”. Với quan niệm đơn giản” trời sinh voi trời sinh cỏ ấy”, con người đã phó thác cuộc đời con cháu mình vào thiên nhiên, đồng thời cũng biểu hiện sự tin tưởng của con người với môi trường tự nhiên. Quan niệm này vẫn còn lưu giữ tới ngày nay và đó là một trong những nguyên nhân đưa đến sự gia tăng dân số một cách chóng mặt trong thời gian qua ở nước ta.
Vấn đề dân số và môi trường của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và đặc điểm
Một số nét về tình hình dân số ở Việt Nam hiện nay
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm. Trong đó, năm 1921 cả nước có khoảng 15,585 triệu người đến năm 1943 có khoảng 22,612 triệu người, tăng trung bình 391,5 người/ năm, tương đương mức tăng 1,71%/ năm. Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh. Năm 1951 nước ta có 23,016 triệu người, năm 1976 là 49,160 triệu người, tăng 1,889 nghìn người, tương đương mức tăng 3,055% một năm. Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm Năm 1985 có gần 60 triệu người, năm 1990 lên tới 66,016 triệu người, năm 1995 là 71,995 triệu người và năm 2000 là hơn 77 triệu người. Đến hết năm 2005, dân số nước ta là 83,106 triệu người. Trong gần 6 thập kỉ qua dân số Việt Nam phát triển có khi cao, khi thấp nhưng trong vòng 3 thập kỉ trở lại đây tốc độ phát triển dân số tăng lên một cách đáng lo ngại. Giai đoạn 2005-2010, dân số nước ta gia tăng với tỉ lệ trung bình 1.09% năm. Năm 2005 tổng dân số nước ta là 83,106 triệu người thì đến hết năm 2010 con số này đã lên đến 86,9 triệu người.
Nguồn:
Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý kinh tế, tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tới 43% dân số cả nước, nhưng chỉ chiếm gần 17% diện tích đất đai. Ngược lại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ có 8,4% dân số nhưng lại có 27% diện tích đất đai. Mật độ dân số trung bình cả nước năm 2002 là 242 người/km2, thuộc loại mật độ cao trên thế giới trong khi đó mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng là 932 người/ km2, Đông Nam Bộ là 597 người/ Km2 và Đồng bằng sông Cửu Long là 425 người/ KM2. Sự gia tăng dân số quá nhanh đó đã tạo sức ép rất lớn đối với tài nguyên môi trường và gây ra những biến đổi về môi trường nghiêm trọng. Dân số càng nhiều, sức ép về lương thực thực phẩm, năng lượng, môi trường tài nguyên càng lớn. Sức ép về dân số này đang gây ra sự căng thẳng không kham nổi cho sức chứa của môi trường đất, nước...
Một số vấn đề môi trường đang phải đối mặt trước thực trạng dân số nước ta
Dân số và đất đai
Vốn đất đai Việt Nam không phải là ít. Với hơn 33 triệu ha đất đai tự nhiên, đứng hàng thứ 55 trong tổng số 200 nước trên toàn thế giới nhưng dân số đông vào thứ 12. Ứơc tính mỗi năm, nước ta mất khoảng 74.000 ha đất canh tác, do nhiều nguyên nhân, trước hết là do rừng bị mất và một lí do quan trọng nữa đó là sự chiếm dụng đất vào những mục đích phi nông nghiệp. Từ năm 1978 đến nay có 130.000 ha được sử dụng cho thủy lợi, 62.000 ha cho giao thông, 22.800 cho xây dựng công nghiệp và hàng trăm ha cho xây dựng trường học, trạm xá. Do đó, diện tích đất nông nghiệp theo đầu người ở nước ta giảm sút nhanh.
Là một nước nông nghiệp nhưng với tốc độ gia tăng dân số đến chóng mặt, để đảm bảo khả năng cung cấp lương thực thực phẩm, đòi hỏi người dân phải sử dụng với lượng lớn hơn các loại thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… trrong sản xuất nông lâm ngu nghiệp. Đó là nguyên nhân làm nhiều loại quần thể sinh vật có lợi trong đất bị giết hại, và làm ô nhiễm môi trường đất.
Việc giảm sút cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng đất cũng như ô nhiễm môi trường đất có tác động ngược lại tới con người như chất lượng sản phẩm nông lâm ngu nghiệp, sức khỏe của con người và sức lao động xã hội….
Dân số và nhu cầu về nước
Dân số tăng nhanh, công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo. Nước ta nhìn chung có nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào và phong phú, nhưng cũng đang bị đe dọa một cách đáng báo động.Hậu quả của việc gia tăng dân số dối với tài nguyên nước thể hiện ở việc càng ngày diện tích bề mặt ao, hồ, sông giảm mạnh; các nguồn nước ngọt và sạch đang bị thu hẹp và giảm chất lượng do các nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người và làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy của các sông suối ( do phá rừng, xây đắp đập, công trình thủy lợi, rác…)
Dân số và tài nguyên rừng
Con người việt Nam vốn rất yêu rừng cũng như hiểu được giá trị to lớn của rừng và từ xa xưa Việt Nam cũng có thể được gọi là một đất nước của rừng. Rừng Việt Nam không chỉ nhiều mà còn đa dạng về chủng loại và phong phú về các loại động thực vật.
Ngày nay, rừng Việt Nam đã và đang bị phá hoại nặng nề. Năm 1943, ước tính cả nước ta có khoảng 14,3 triệu ha rừng tạo nên mật độ che phủ là 43% nhưng đến năm 1993 chỉ còn 9,2 triệu ha, độ he phủ của rừng chỉ đáp ứng được khoảng 28% diện tích đất tự nhiên. Mức độ mất rừng ở nươc sta hiện nay khá nhanh và khá lớn: 200.000 ha /1 năm, trong đó 60.000 bị chặt phá phục vụ những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp, 50.000 ha bị cháy, còn lại do khai thác để lấy gỗ, củi…
Nguyên nhân chính của sự giảm mạnh diện tích rừng không nằm ngoài sự gia tăng dân số quá nhanh. Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái… Việc mở rộng canh tác để nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm, về môi trường sống nhu vậy đã đưa đến sự tàn phá nặng nề cho rừng đưa đến những hậu quả hết sức tiêu cực cho môi trường cũng như cho con người: biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt…. Rừng bị tàn phá khiến cho hơn 26 tỉ tấn đất bề mặt bị rửa trôi hàng năm, thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn như vậy đã đang và sẽ trực tiếp ảnh hưởng và đe dọa cuộc sống của hàng triệu con người.
Dân số và môi trường sinh thái
Sự đa dạng sinh học hầu hết nằm trong các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, giữ thế cân bằng tự nhiên. Sự đa dạng sinh học phần lớn tập trung trong rừng, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới như ở nước ta, giữ vai trò ổn định môi trường. Theo thống kê của Tổng cục môi trường và nhiều nghiên cứu khác cho thấy ở Việt Nam có tới 12.000 loài thực vật trong đó có nhiều loài quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, giáng hương, gụ mật, lát hoa… Về động vật ở nươc ta có khoảng 1000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát trong đó có nhiều loài quý hiếm như voi, tê giác, hổ báo, hươu sao…
Mất rừng đã mất đi nhiều loại thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài cây dược liệu quý giá, mất nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã. Một số loài không còn đủ nơi sinh sống, đã xung đột với con người. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cũng cho thấy rằng nhiều loài động thực vật không chỉ đứng trước nguy cơ thiếu nơi cư trú do rừng bị tàn phá, nguồn nước cạn kiệt mà còn do nạn săn bắn buôn bán bừa bãi của con người. Các nhà sinh vật cảnh báo rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng, nếu nạn săn bắt không được ngăn chặn có hiệu quả.
Mất rừng sẽ gây nên sự suy thoái nghiêm trọng tính đa dạng sinh học. Cân bằng sinh thái tự nhiên dễ bị đảo lộn
Dân số và chất lượng không khí
Trong các yếu tố của môi trường tự nhiên thì không khí được coi là yếu tố quan trọng nhất. Một người có thể nhin ăn 50 ngày, nhịn uống 5 ngày nhưng không thể nhịn thở 5 phút, thế mới thấy không khí cần thiết cho sự sống như thế nào. Nhưng đi đôi với sự gia tăng dân số là lượng dioxit cacbon tăng lên, nhiều trung tâm công nghiệp đã thải vào khí quyển không ít các loại khí như CO, CO2, SO2 VÀ NO2. Môi trường không khí ở các thành phố đông dân và các khu công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, nhiểu nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Các chất thải sinh hoạt, các chất thải của các phương tiện giao thông vận tải gây ô nhiễm không khí và gây tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Kết luận
Như chúng ta đã biết, dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Nhìn chung dân số tăng quá nhanh không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống,phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động mạnh tới môi trường,làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt,môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường.
Để tồn tại và phát triển, con người đã không ngừng tác động vào thiên nhiên, khai thác thiên nhiên, muốn làm thay đổi cả tự nhiên.,. Song nên hiểu rằng, con người tồn tại như một bộ phận của tự nhiên nhưng họ sẽ không có tương lai nếu như môi trường không được bảo vệ. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường để nâng cao chất lượng dân số. Con người vẫn là nguyên nhân chủ quan chính yếu của mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội. Vì thế, trong bất cứ giải quyết vấn đề nào thì việc tác động đến ý thức người dân là điều đầu tiên cần phải thực hiện. Chất lượng môi trường có tác động trực tiếp đến tác động dân số, chất lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm ngăn chặn những hậu quả tiêu cực trên song song với sự khai thác & sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ,bảo vệ môi trường, con người cân phải biết tự chiến thắng mình: Mỗi gia đình chỉ dừng lại từ 1 đến 2 con.có vậy mới giải quyết tận gốc vấn đề.
Một số hình ảnh minh họa
Ô nhiễm không khí là một trong các yếu tố gây tử vong cho 4 triệu trẻ em mỗi năm.(Ảnh: encarta.msn.com)
Ô nhiễm nước trên sông thị vải (
Rừng Tây nguyên bị tàn phá khủng khiếp đã trở thành thảm họa đối với môi trường (
Thanh niên tình nguyện xung kích trong bảo vệ môi trường. (anninhthudo.vn)
Danh mục tài liệu tham khảo
Con người và môi trường- Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Môi trường sinh thái- Vấn đề và giải pháp- Phạm Thị Ngọc Trầm- Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Cơ sở đánh giá tác động môi trường- Lê Xuân Hồng- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2006
Thế giới khoa học môi trường- Nhà xuất banr văn hóa thông tin
Chiến lược và chính sách môi trường- Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.