Tình hình thế giới vào những nǎm 1939-1945, nổi bật là cuộc Chiến tranh thế giới tân thứ hai bùng nổ, chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước. Chiến tranh gây tổn thất, đau thương cho nhân dân, đồng thời đẩy nhanh quá trình "cách mạng hoá quần chúng". Đảng cách mạng của giai cấp vô sản nhân cơ hội đó tập hợp lực lượng, đẩy nhanh quá trình phát triển phong trào cách mạng tiến lên từng bước vững chắc.
Chính phủ phản động Pháp là một trong những bên gây ra chiến tranh. Sau khi tham chiến, chúng thi hành chính sách phátxít, giải tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ tiến bộ ở nước Pháp cũng như các thuộc địa của Pháp. Tại Đông Dương, chúng thi hành chính sách cai trị thời chiến trên tất cả các mặt đời sống xã hội, ra lệnh tổng động viên, bắt lính, bắt phu, tǎng cường áp bức, bót lột.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đảng lãnh đạo quá trình chuẩn bị lực lượng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Lan
Lớp : K50 - Hải Dương Học
Chủ đề 17: Đảng lãnh đạo quá trình chuẩn bị lực lượng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945
Tình hình thế giới vào những nǎm 1939-1945, nổi bật là cuộc Chiến tranh thế giới tân thứ hai bùng nổ, chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước. Chiến tranh gây tổn thất, đau thương cho nhân dân, đồng thời đẩy nhanh quá trình "cách mạng hoá quần chúng". Đảng cách mạng của giai cấp vô sản nhân cơ hội đó tập hợp lực lượng, đẩy nhanh quá trình phát triển phong trào cách mạng tiến lên từng bước vững chắc. Chính phủ phản động Pháp là một trong những bên gây ra chiến tranh. Sau khi tham chiến, chúng thi hành chính sách phátxít, giải tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ tiến bộ ở nước Pháp cũng như các thuộc địa của Pháp. Tại Đông Dương, chúng thi hành chính sách cai trị thời chiến trên tất cả các mặt đời sống xã hội, ra lệnh tổng động viên, bắt lính, bắt phu, tǎng cường áp bức, bót lột. Nhận rõ những biến động to lớn của tình hình thế giới và trong nước, tiền đề của cách mạng thế giới và cách mạng Đông Dương, Đảng ta quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc cao hơn nhiệm vụ chống phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân, coi nhiệm vụ trung tâm của cách mạng là chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đảng ta hiểu rằng, thắng lợi của cách mạng không tự đến mà phải chủ động chuẩn bị giành lấy và giữ vững. Muốn vậy phải có lực lượng, có sức mạnh toàn dân đoàn kết. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời chủ trương đoàn kết hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu, nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị nhằm đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặt trận Việt Minh ra đời đã thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân. Từ cuối nǎm 1941 đến đâu nǎm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, đội tự vệ cứu quốc đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Mặt trận Việt Minh thực sự đã đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân. Đặt vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng lực lượng về mọi mặt, vừa có lực lượng chính trị, vừa có lực lượng vũ trang.
Tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy hình thức đấu tranh vũ trang lên khi cần thiết, kết hợp xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, chú ý xây dựng, bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, ở cả nông thôn và thành thị là nội dung mới về xây dựng lực lượng cách mạng của thời kỳ 1939-1945. Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng đồng thời là quá trình phát triển cao trào đánh Pháp đuổi Nhật. Mặt khác, qua đấu tranh, lực lượng không ngừng lớn mạnh.
Trong hai nǎm 1943-1944, thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ trung ương Đảng tháng 2-1943, hầu hết các đảng bộ địa phương vùng động bằng Bắc Bộ, sau những đợt chống khủng bố, đã đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố các đoàn thể Việt Minh ở nông thôn và thành thị. Ở Hà Nội, tổ chức Việt Minh được phát triển mạnh trong nhiều nhà máy, trường học. ở các tỉnh đồng bằng và ven biển miền Trung, nhiều tổ chức cơ sở của Đảng và Việt Minh đã đi vào quần chúng công nhân, nông dân, dân nghèo, đồng thời phát triển vào các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức ở thành thị. Ở Nam Bộ, cùng với sự phục hồi một số cơ sở công hội, tổ chức Việt Minh được xây dựng ở Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh và một số tỉnh khác. Hoạt động của các đội tuyên truyền xung phong và vũ trang ở nhiều thành phố, thị xã đã gây thanh thế cho Việt Minh, thúc đẩy việc phát triển các đoàn thể cứu quốc. Ở vùng rừng núi và trung du Bắc Bộ, có những dấu hiệu của cao trào cách mạng. ở Cao Bằng, hệ thống Việt Minh được xây dựng khắp các cơ sở trong tỉnh. Đội tự vệ vũ trang và du kích được thành lập ở các xã, các huyện. Các lớp huấn luyện chính trị, quân sự mở ra liên tiếp. Phong trào chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi trong toàn tỉnh. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa dâng lên mạnh mẽ ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Việt Trì. Trong khi đó mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng phát triển gay gắt. Đúng như dự đoán của Đảng, đêm 9-3-1945, Nhật đã nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương. Ngay đêm 9-3-1945, giữa lúc Nhật nổ súng đánh Pháp, Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường - Chinh chủ trì. Hội nghị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Giữa lúc ấy, nạn đói ở các tỉnh miền Bắc diễn ra rất nghiêm trọng. Chính sách vơ vét, bóc lột của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã làm cho hơn hai triệu dân ta chết đói. Trước tình hình đó, Đảng nêu khẩu hiệu: "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" Chủ trương đó của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng, đã dấy lên một cao tràn đấu tranh rộng lớn ở nông thôn Bắc Bộ. Cao trào kháng Nhật cứu nước càng dâng lên mạnh mẽ khi được tin thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và phátxít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Trong tình hình vô cùng khẩn cấp, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15-8-l.945, tiếp sau đó ngày 16-8-1945 Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa. Nhân dân cả nước, triệu người như một đã nhất tế đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vòng 12 ngày, từ ngày 14 đến ngày 25-8-1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi "chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám nổ ra và thắng lợi là kết quả hợp thành của các nhân tố chủ quan và khách quan, trong và ngoài nước. Nhưng quyết định trực tiếp, trước hết là các nhân tố chủ quan bên trong. Đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và tinh thần quật khởi mạnh mẽ của toàn dân ta. Trong suốt 15 nǎm, kể từ khi ra đời đến Cách mạng Tháng Tám 1945, qua ba cao trào, Đảng ta đã kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt. Nhờ có lực lượng toàn dân đoàn kết được xây dựng rộng khắp, có tổ chức chặt chẽ nên cách mạng Tháng Tám đã diễn ra nhanh, ít đổ máu và thắng lợi vẻ vang.
Từng thời kỳ, Đảng định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thề sát đúng đề tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng Từ khi ra đời, Đảng đã xác định trong Cương lĩnh của mình con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam: trước làm cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến được kết hợp một cách khǎng khít, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Phương hướng và mục tiêu cơ bản đó đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng thiết tha nhất của toàn dân tộc, trước hết là công nhân, nông dân và nhân dân lao động. Đường lối chiến lược đúng là ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp lực lượng. Nhưng cách mạng muốn thắng lợi, muốn đạt tới mục tiêu chiến lược phải có sự chỉ đạo chiến lược đúng. Kinh nghiệm cho thấy, đề ra mục tiêu chiến lược và kiên định mục tiêu chiến lược đó đã khó, thì việc đề ra mục tiêu trước mắt sát hợp với từng thời kỳ, kết hợp đúng đắn mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài còn khó khǎn, phức tạp hơn. ở đây, có thể phạm sai lầm "hữu khuynh" hoặc "tả khuynh". Nóng vội, chủ quan hay do dự, bảo thủ cũng dễ bị tổn thất. Phải kết hợp nhiệt tình cách mạng với tri thức khoa học, phải có quan điểm lịch sử cụ thể mới xác định được mục tiêu trước mắt sát đúng và do đó mới tập hợp và xây dựng được lực lượng cách mạng đồng đảo, vững mạnh.
Đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư đã nói: "Trong việc xác định mục tiêu, tuy có chú ý tính toàn diện, nhưng cần tập trung vào những trọng điểm và thể hiện tính khả thi, không đề ra cao quá, vì sẽ không có khả nǎng thực hiện, gây nghi ngờ trong quần chúng, cũng không hạ thấp vì sẽ kìm hãm phong trào cách mạng của nhân dân. Phải đặc biệt tính toán các giải pháp, phương tiện để thực hiện mục tiêu". Thực tiễn lịch sử chứng tỏ, Đảng ta từng bước bổ sung, cụ thể hoá đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhận thức và giải quyết ngày càng đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Quá trình đó đồng thời là quá trình giác ngộ, tổ chức quần chúng và xây dựng lực lượng cách mạng Trong thời kỳ 1940-1945, Đảng nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo kết hợp một cách khéo léo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và được rải ra thực hiện từng bước. Đảng chỉ rõ: "trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận của giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được". Trong giai đoạn hiện tại nếu không đánh đuổi được Nhật -- Pháp thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được" Tập trung mũi nhọn đấu tranh đánh đổ đế quốc phát xít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai, thực hiện mục tiêu chủ yếu là giải phóng dân tộc, song Đảng không quên nhấn mạnh, cách mạng vẫn mang tính chất dân tộc dân chủ, nghĩa là không được tách rời hai nhiệm vụ chiến lược mà phải coi đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến là nhiệm vụ khǎng khít, vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ không thể tách rời. Nhưng, không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau. Tập trung giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc không phải là Đảng thủ tiêu vấn đề đấu tranh giai cấp và bỏ nhiệm vụ điền địa, cũng không phải lùi một bước mà chỉ bước một bước ngắn hơn, để có sức mà bước một bước dài hơn. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất mà thay bằng khẩu hiệu tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, tức là chưa đánh vào toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến. Đây là một chủ trương khôn khéo, nhằm tập trung lực lượng giải quyết nhiệm vụ chủ yếu Chủ trương đó nhằm tạo ra sức mạnh to lớn, tập hợp đồng đảo các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đồng thời củng cố khối liên minh công nông thêm vững chắc. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả nâng đấu tranh của các tầng lớp, giai cấp Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổ chức. Đảng hiểu rằng, sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ sức mạnh của quần chúng, mà sức mạnh của quần chúng phải là hành động tự giác có tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công". Chỉ thị về công tác to chức của Ban chấp hành trung ương Đảng (ngày 1-2-1941) chỉ rõ: "Biết tổ chức thì dù bọn phát xít quỷ quyệt, tàn nhẫn đến đâu cũng không làm gì nổi. Biết tổ chức tức là có thêm cán bộ, có vũ khí có tài chính, có chiến đấu lực, tất cả những điều kiện cần thiết cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng".
Ở mỗi thời kỳ lịch sử, do mục tiêu đấu tranh, trình độ quần chúng, đối tượng cách mạng, lực lượng đối sánh, đặc điểm thời cuộc mà có những hình thức tổ chức thích hợp. Đảng và quần chúng sáng tạo ra các hình thức tổ chức phổ thông gắn liền với đời sống sinh hoạt bình thường hàng ngày như hội cấy, hội gặt, hội lợp nhà, hội hiếu hỉ, phường đi sǎn, hội hát kịch v.v.. Những hình thức tổ chức "biến tướng" đó thích hợp với nhân dân ta ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mọi quyền tự do dân chủ bị kẻ thù bóp nghẹt và nhất là nhân dân vừa trải qua một thời kỳ bị kẻ thù đàn áp đẫm máu. Do đó, nhiều hình thức tổ chức vừa làm, sát hợp với quần chúng, nên đã lôi kéo được đồng đảo quần chúng tham gia vào các phong trào đấu tranh công khai, bán công khai, rầm rộ, sôi nổi hiếm thấy dưới thời Pháp thống trị và hiếm có ở một nước thuộc địa.
Việc tổ chức quần chúng phải có nhiều hình thức thích hợp với từng giai cấp, tâng lớp nhân dân và từng lứa tuổi. Thông thường, quần chúng có ba loại: tiên tiến, trung bình, chậm tiến, lại còn có sự khác biệt về giai cấp, tôn giáo, dân tộc, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp ... Cho nên, ngoài các đoàn thể cứu quốc, Đảng còn tổ chức nhiều đoàn thể đơn sơ, không điều lệ, công khai hoặc nửa công khai để thu hút đông đảo dân chúng. Trong khi tổ chức đảng hết sức chặt chẽ, thì tổ chức quần chúng phải hết sức rộng rãi, nhẹ nhàng, thậm chí có khi không thành hình thức tổ chức; phải biết tận dụng mọi khả nǎng hợp pháp, nửa hợp pháp, dù là đơn sơ, nhỏ hẹp. Phải biết nắm lấy mọi hoạt động của xã hội, kể cả các tổ chức do thực dân Pháp lập ra, các hoạt động vǎn hoá, kinh tế trong sinh hoạt hàng ngày của quân chúng để tập hợp quần chúng đồng đảo và che giấu tổ chức không hợp pháp. Từ cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ cụ thể hàng ngày mà tập hợp quần chúng, từng bước đưa quần chúng tham gia phong trào cách mạng. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, Đảng lại có những hình thức tổ chức mới cao hơn. Để khích lệ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, các đoàn thể quần chúng đều có tên chung "cứu quốc" như Thanh niên cứu, quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, v.v.. Tìm tòi, chọn lựa các hình thức tổ chức vừa tầm, thích hợp với quần chúng, đồng thời còn phải phù hợp với hoàn cảnh khách quan, mới có khả nǎng thu hút đông đảo quần chúng đấu tranh cho mục tiêu đã định. Trong những nǎm 1930-1935, hình thức mặt trận mà Đảng lựa chọn là Hội phản đế đồng minh. Thời kỳ 1936-1939 là Mặt trận dân chủ. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tân thứ tám (tháng 5-1941) quyết định một hình thức mặt trận mới thay Mặt trận dân chủ, đó là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mặt trận Việt Minh được thành lập theo chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Lúc này, Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể trước mắt không còn là đấu tranh đòi những quyền lợi dân sinh, dân chủ đơn sơ, mà là chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. Vì nguy cơ diệt vong đã bày ra trước mắt. Hiện thời chúng ta chỉ có một con đường mưu sống là đoàn kết, thống nhất đánh đuổi Nhật - Pháp, trừ khử Việt gian Mặt trận dân chủ rõ ràng không còn thích hợp với mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ mới, cần có một hình thức mặt trận phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, nhằm liên kết hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu-nghèo, già-trẻ, gái-trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. Mặt trận Việt Minh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chung của toàn dân tộc, là cơ sở quyết định quy tụ cả cộng động dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất, đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật - Pháp và bọn tay sai. Kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã khẳng định, cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng phương pháp cách mạng bạo lực, lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.
Chủ tịch Hô Chí Minh nói: "Muốn có đội quân võ trang phải có đội quân tuyên truyền, vận động, đội quân chính trị trước đã. Nên việc này phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông. Như ở ta muốn đánh Pháp - Nhật thì ai vác súng? Ai là người tự nguyện, tự giác vác súng? Ta phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện vác súng thì mới thắng được" Thực tiễn cuộc vận động giải phóng dân tộc cho thấy bắt đầu từ xây dựng lực lượng chính trị, trên cơ sở lực lượng chính trị mà xây dựng lực lượng vũ trang. Khi nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu, yêu cầu phải đẩy cuộc đấu tranh lên hình thức cao để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, từ các đoàn thể, các tổ chức chính trị quản chúng, đã hình thành các đội tự vệ chiến đấu, các tổ du kích chiến đấu, hình thức sơ khai của lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ công nông đầu tiên trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ... đều từ lực lượng chính trị của quần chúng, từ nhân dân được giác ngộ, có tổ chức mà ra. Trong xây dựng lực lượng, Đảng coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhưng không tuyệt đối hoá vai trò của nó, không đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang lớn ngay từ đầu mà trước hết xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang đáp ứng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thời kỳ 1939-1945, trước nguy cơ phátxít và chiến tranh xâm lược của phátxít Nhật, Pháp, để chuẩn bị đón thời cơ, Đảng lấy việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng làm cơ bản. Thông qua các phong trào đấu tranh của quần chúng, các đoàn thể và mặt trận, một lực lượng chính trị quần chúng đồng đảo đã hình thành, đồng thời trên cơ sở đó mà từng bước xây dựng các lực lượng vũ trang cách mạng. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ sáu (tháng 11-1939) chủ trương thành lập các đội tự vệ chiến đấu: "Đội tự vệ phải to rộng, đủ dũng cảm và điềm tĩnh, khôn khéo và hy sinh bảo vệ quần chúng". Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ bảy (tháng 11-1940) chỉ rõ: "Mặt trận phải trực tiếp võ trang cho dân chúng cùng Đảng tổ chức nhân dân cách mạng quân". Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tám (tháng 5-1941) chủ trương mở rộng các tổ chức cứu quốc và thành lập những tiểu tổ du kích chiến đấu. Cuối nǎm 1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang Cao Bằng để thúc đẩy việc xây dựng cơ sở chính trị và chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang. Tháng 12-1944, Đảng chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời trên cơ sở những đội du kích nhỏ hoạt động từ trước ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Mặc dù hình thức là đội quân vũ trang, hoạt động tác chiến, nhưng Đảng chỉ rõ phương châm và nhiệm vụ hoạt động của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến. Sau ngày đảo chính Nhật - Pháp, Đảng cho rằng tình thế lúc này đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên và cần kíp, do đó quyết định phát triển lực lượng vũ trang và thống nhất Việt Nam cứu quốc quân với Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. Khi tiến lên khởi nghĩa từng phần, đi đôi với việc đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, Đảng đã nhanh chóng phát triển lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng, thúc đẩy mạnh mẽ cao trào cách mạng trong cả nước, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng Tám nǎm 1945, trong lúc lực lượng vũ trang nhân dân còn non trẻ, Đảng đã huy động được một lực lượng chính trị quần chúng lớn mạnh, bao gồm hàng triệu hội viên cứu quốc và hàng chục triệu đồng bào dưới khẩu hiệu hành động của Mặt trận Việt Minh, tạo thành lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi của tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Cách mạng Tháng Tám thành công là do biết kết hợp chật chẽ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của đông đảo quần chúng giữ vai trò chủ yếu. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã tạo ra ưu thế áp đảo quân thù, giành thắng lợi nhanh, gọn trong Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945.
Xây dựng và bố tri lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn và thà