Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến động theo
chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chủ trương công
nghiệp hoá hiện đại hoá trên khắp đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Những vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông,
các khu công nghiệp, làm cho giá cả đất đai ở khắp nơi tăng liên tục, tình hình sử
dụng đất đai biến đổi không thể kiểm soát được. Nhất là trong những năm gần đây
với cơ chế thị trường nền kinh tế tỉnh nói chung vàhuyện Lai Vung nói riêng đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích
khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là đất đai có hạn.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nắmlại hiện trạng sử dụng
đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quảcủa hệ thống chính sách pháp
luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai trong những năm tới. Chúng ta cần tiếnhành thống kê, kiểm kê đất đai
một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất mà chúng ta đang
quản lý. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng như
cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều pháttriển của xã hôi để điều chỉnh
việc sử dụng đất một cách hợp lí nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền
vững trong tương lai.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đề tài:
“Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lai Vung giai đoạn
2005 - 2010 và dự báo đến năm 2015”thực hiện với mục tiêu:
+ Nắm lại hiện trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005– 2010.
+ Đánh giá thực trạng biến động đất đai trong 05 năm 2005 – 2010.
+ Xác định nguyên nhân gây biến động.
6
+ Nghiên cứu chiều hướng của sự biến động.
+ Đề xuất giải pháp và định hướng cho việc sử dụngvà quản lý đất đai.
50 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6632 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá biến động đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005-2010 và dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ........................................................................................................ i
Lời cam đoan........................................................................................................ ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................ 1
Danh mục các cụm từ viết tắt ............................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Đất đai .......................................................................................................... 7
1.1.1. Định nghĩa .......................................................................................... 7
1.1.2. Vai trò ................................................................................................. 7
1.2. Biến động đất đai ......................................................................................... 8
1.2.1. Định nghĩa sử dụng đất đai ................................................................. 8
1.2.2. Biến động đất đai, các trường hợp và nguyên nhân biến động ............ 9
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai ......................................................................... 10
1.3.1. Định nghĩa.................................................................................... …10
1.3.2. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất… .................................................................................................................. 10
1.3.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai .................................................. 10
1.3.4. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất………........................................................................................................... 11
1.3.5. Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai ............................. 12
1.3.6. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai..................................................... 13
3.3.7. Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai ......................... 13
3.3.8. Lưu trữ quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai ......... 14
2
1.4. Khái quát vùng nghiên cứu ....................................................................... 14
1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung.................................................. 14
1.4.2. Các nguồn tài nguyên ....................................................................... 19
1.4.3.1. Tài nguyên nước............................................................................ 19
1.4.2.2. Tài nguyên đất............................................................................... 20
1.4.2.3. Tài nguyên sinh vật ....................................................................... 20
1.3.2.4. Tài nguyên khoáng sản .................................................................. 21
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện................................................................................................ 22
2.1.1. Thời gian thực hiện .......................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm........................................................................................... 22
2.1.3. Các trang thiết bị .............................................................................. 22
2.1.4. Nguồn dữ liệu................................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2.1. Công tác chuẩn bị............................................................................. 22
2.2.2. Công tác ngoại nghiệp ...................................................................... 23
2.2.3. Công tác nội nghiệp.......................................................................... 23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Lai Vung giai đoạn 2005 - 2010
......................................................................................................................... ..24
3.1.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 ...................................... 24
3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................ 27
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................ 29
3.1.4. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................ 30
3
3.1.5. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội huyện giai đoạn 2005 -
2010 ................................................................................................................... 30
3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010............................................................. 32
3.2.1. Đất nông nghiệp ............................................................................... 32
3.2.2. Đất phi nông nghiệp ......................................................................... 34
3.2.3. Đất chưa sử dụng.............................................................................. 36
3.3. Biến động đất đai giai đoạn 2006 – 2010................................................... 36
3.3.1. Đất nông nghiệp ............................................................................... 36
3.3.2. Đất phi nông nghiệp ......................................................................... 37
3.3.3. Đất chưa sử dụng.............................................................................. 38
3.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai năm 2010 so với kế hoạch 2006 – 2010
........................................................................................................................... 40
3.4.1. Đất nông nghiêp ............................................................................... 40
3.4.2. Đất phi nông nghiệp ......................................................................... 41
3.5. Dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015 ...................................... 44
3.5.1. Đất nông nghiệp ............................................................................... 44
3.5.2. Đất phi nông nghiệp ......................................................................... 45
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 47
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 50
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long.
QSDĐ: Quyền sử dụng đất
TT – BTNMT: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường.
VPUBND – NN. PTNT : Văn phòng Uỷ ban nhân dân – Nông nghiệp. Phát
triển nông thôn.
STNMT – QLĐĐ : Sở tài nguyên môi trường - Quản lý đất đai.
TT-BTNMT: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
KH-UBND: Kế hoạch - Uỷ ban nhân dân.
PNN: Phi nông nghiệp
HT: Hiện trạng
KH: Kế hoạch
GAP: Good Agricultural Practices
GDP: Gross Domestic Product
5
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến động theo
chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chủ trương công
nghiệp hoá hiện đại hoá trên khắp đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Những vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông,
các khu công nghiệp, làm cho giá cả đất đai ở khắp nơi tăng liên tục, tình hình sử
dụng đất đai biến đổi không thể kiểm soát được. Nhất là trong những năm gần đây
với cơ chế thị trường nền kinh tế tỉnh nói chung và huyện Lai Vung nói riêng đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích
khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là đất đai có hạn.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nắm lại hiện trạng sử dụng
đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp
luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai trong những năm tới. Chúng ta cần tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai
một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất mà chúng ta đang
quản lý. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng như
cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều phát triển của xã hôi để điều chỉnh
việc sử dụng đất một cách hợp lí nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền
vững trong tương lai.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đề tài:
“Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lai Vung giai đoạn
2005 - 2010 và dự báo đến năm 2015” thực hiện với mục tiêu:
+ Nắm lại hiện trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005 – 2010.
+ Đánh giá thực trạng biến động đất đai trong 05 năm 2005 – 2010.
+ Xác định nguyên nhân gây biến động.
6
+ Nghiên cứu chiều hướng của sự biến động.
+ Đề xuất giải pháp và định hướng cho việc sử dụng và quản lý đất đai.
7
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Đất đai
1.1.1. Định nghĩa
“Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt của trái đất, chứa đựng tất
cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này,
bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn,
sông, đầm trũng và đầm lầy). Lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước
ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết
quả về tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại
(làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà
cửa…)”. (Lê Quang Trí, 2001).
1.1.2. Vai trò
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của
con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai
ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nông nghiệp. Vai trò
của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư
trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành
ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai
để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao
đời sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và
kinh tế-xã hội. Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa mang tính chất
chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật
khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế,
xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai.
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ
vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn,
8
đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic... Đất đồng bằng gồm đất phù sa
không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm... Các loại đất này có đặc điểm, tính
chất vật lý, hoá học khác nhau.
Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì
vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và
mô hình sử dụng đất đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có
những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa
chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong quá trình sử dụng đất.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là lúa nước.
Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ phù hợp với
các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… và sự phân bố của
các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.
Ngoài diện tích đất bề mặt, nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các
đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước
nhân tạo…. với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu,
thức ăn, giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm… ngoài ra nó
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ
lụt và hạn hán), sản xuất nông nghiệp và thủy sản, điều hòa khí hậu địa phương,
chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp,
tích lũy nước ngầm, cư trú của chim, giải trí, du lịch…. Nhiều nơi đã tăng hiệu quả
sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quảng
canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu
Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang…. (Nguyễn Tấn Nghĩa, 2010).
1.2. Biến động đất đai
1.2.1. Định nghĩa sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người -
đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường căn cứ vào nhu cầu của
9
thị trường sẽ phát triển, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp
lý nhất nguồn tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới
hiệu quả lợi ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất.
Theo quy định tại điều 11 luật Đất đai 2003, việc sử dụng đất phải bảo đảm
các nguyên tắc sau đây:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của luật Đất đai 2003 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
1.2.2. Biến động đất đai, các trường hợp và nguyên nhân của biến động
Các trường hợp biến động đất đai
- Được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai.
- Trường hợp đất bồi, đất cồn….
- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách
quyền sử dụng đất.
Nguyên nhân của biến động đất đai
- Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Do người sử dụng đất: nhu cầu chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa
kế, thế chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất.
- Do tự nhiên gây ra: do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lở…) hay do đất
bồi….
10
- Do cấp lại, đổi mới giấy chứng nhận QSDĐ do mất giấy, thay đổi tên chủ
hộ….
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
1.3.1. Định nghĩa
Thống kê
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê. (Khoản 21- Điều 4/Luật đất đai 2003).
Kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến
động đất đai giữa hai lần kiểm kê. (Khoản 22 - Điều 4/Luật đất đai 2003).
1.3.2. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối tượng
sử dụng, số liệu về đối tượng sử dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính.
- Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập để rút ra kết luận đánh giá về
tình trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các kỳ
thống kê, kiểm kê đất đai; đề xuất kiến nghị các giải pháp, chính sách quản lý sử
dụng đất đai cho phù hợp với thực tiễn.
- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất vào các
mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai.
1.3.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và
đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
11
hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương; tình hình
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm và hàng năm của Nhà nước.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai
1.3.4. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định theo
mục đích hiện trạng sử dụng. Trường hợp đất đã có quyết định giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì
thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã
cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
nhưng chưa sử dụng đất theo mục đích mới đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích đã được ghi trên hồ sơ địa
chính thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng chính còn được kiểm kê theo
các mục đích phụ (vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp).
- Số liệu thống kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ hồ sơ
địa chính; trường hợp chưa có hồ sơ địa chính thì thu thập, tổng hợp từ các hồ sơ
giao đất hoặc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất
đai và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn; trường hợp được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà còn một phần diện tích
chưa thực hiện theo mục đích mới thì đối chiếu với thực địa để thống kê phần diện
tích chưa thực hiện.
- Số liệu kiểm kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ thực
địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất hoặc cho thuê đất chuyển mục
đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác có liên quan trên
địa bàn.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được
tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc;
12
số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lí tự nhiên – kinh tế được tổng
hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc vùng địa lý tự nhiên –
kinh tế đó.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được lập trên cơ sở bản đồ địa chính,
bản đồ địa chính cơ sở có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai; trường
hợp chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có
độ phân giải cao được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao hoặc bản đồ giải
thửa có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai để lập bản đồ hiện trạng;
trường hợp không có các loại bản đồ trên thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
kỳ trước có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh được lập trên cơ sở tổng
hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực t