Đề tài Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn bố trí các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng. Do vậy, việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi ích cho con người và cho toàn xã hội là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đất đai rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu, cho dù khoa học có phát triển đến đâu thì nó cũng chỉ có thể tác động và là động lực để sử dụng đất có hiệu quả hơn, nếu thiếu đất thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lao động sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chiến lược phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong quá trình tiến hành CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta theo kịp sự phát triển của thế giới. Nước ta với tổng diện tích đất tự nhiên là 32,9 triệu ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 9,34 triệu ha (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên). Bình quân đất tự nhiên cũng như đất nông nghiệp trên đầu người được xếp vào loại thấp nhất thế giới do vậy việc xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn là làm thế nào với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn tạo ra được nhiều sản phẩm cho thu nhập cao đáp ứng được nhu cầu nông sản của xã hội. Sau khi phát động phong trào xây dụng2 cánh đồng 50 triệu 1 ha của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã được đẩy lên phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao, hộ làm ăn giỏi, nhiều địa phương đã xây dung thành công những mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại các vùng khác nhau như ở Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm Trâu Quỳ là một xã ngoại thành Hà Nội, thu nhập của người lao động chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhất là snr xuất lúa,trong khi đó diện tích lại eo hẹp. Hiện nay tại xã quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đang diễn ra mạnh mẽ, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, đặc biệt sau khi xây dựng mô hình thí điểm về sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao được trường Đại học nông nghiệp I thực hiện vào năm 2004 – 2005 thì hiện nay đã có nhiều mô hình được phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng cũng như phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại xã Trâu Quỳ còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Yêu cầu đặt ra là phảI, có những đánh giá đầy đủ và cụ thể về sự phát triển của các mô hình sử dụng đất cho thu nhập cao tại xã nhằm thúc đẩy quá trình phát triển. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất điển hình cho thu nhập cao trên đất nông nghiệp tại xã, từ đó phát hiện các hạn chế cũng như tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của xã.

doc108 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn bố trí các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng. Do vậy, việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi ích cho con người và cho toàn xã hội là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đất đai rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu, cho dù khoa học có phát triển đến đâu thì nó cũng chỉ có thể tác động và là động lực để sử dụng đất có hiệu quả hơn, nếu thiếu đất thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lao động sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chiến lược phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong quá trình tiến hành CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta theo kịp sự phát triển của thế giới. Nước ta với tổng diện tích đất tự nhiên là 32,9 triệu ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 9,34 triệu ha (chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên). Bình quân đất tự nhiên cũng như đất nông nghiệp trên đầu người được xếp vào loại thấp nhất thế giới do vậy việc xây dựng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn là làm thế nào với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn tạo ra được nhiều sản phẩm cho thu nhập cao đáp ứng được nhu cầu nông sản của xã hội. Sau khi phát động phong trào xây dụng2 cánh đồng 50 triệu 1 ha của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã được đẩy lên phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao, hộ làm ăn giỏi, nhiều địa phương đã xây dung thành công những mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại các vùng khác nhau như ở Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm… Trâu Quỳ là một xã ngoại thành Hà Nội, thu nhập của người lao động chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhất là snr xuất lúa,trong khi đó diện tích lại eo hẹp. Hiện nay tại xã quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đang diễn ra mạnh mẽ, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, đặc biệt sau khi xây dựng mô hình thí điểm về sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao được trường Đại học nông nghiệp I thực hiện vào năm 2004 – 2005 thì hiện nay đã có nhiều mô hình được phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng cũng như phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại xã Trâu Quỳ còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Yêu cầu đặt ra là phảI, có những đánh giá đầy đủ và cụ thể về sự phát triển của các mô hình sử dụng đất cho thu nhập cao tại xã nhằm thúc đẩy quá trình phát triển. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất điển hình cho thu nhập cao trên đất nông nghiệp tại xã, từ đó phát hiện các hạn chế cũng như tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của xã. - Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của xã. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề kinh tế-kỹ thuật sử dụng đất nông nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu các mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình cho thu nhập cao trên địa bàn toàn xã. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi về nội dung : Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã, trong đó tập trung chủ yếu vào các mô hình sản xuất ở các hộ điển hình của xã. Phạm vi về không gian: Địa bàn xã Trâu Quỳ- Gia Lâm-Hà Nội Phạm vi về không gian + Thời gian nghiên cứu: Dùng các số liệu và thông tin từ năm 2004 đến 2006 + Thời gian thực tập: Từ ngày 23/11/2007 đến ngày 20/3/2008 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở lý luận về mô hình sản xuất 2.1.1.1. Khái niệm về mô hình sản xuất Để nghiên cứu các hiện tượng, vấn đề kinh tế kinh tế xã hội, chúng ta phải sử dụng phương pháp gián tiếp, trong đó các đối tượng nghiên cứu trong hiện thực được thay thế bởi “hình ảnh” của chúng gọi là các mô hình. Đây là phương pháp tiếp cận mô hình các đối tượng, các vấn đề kinh tế. Phương pháp mô hình toán kinh tế với việc sử dụng lý thuyết quy hoạch tuyến tính là phương pháp mang lại tính thuyết phục và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề tối ưu. Mô hình của một số đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng những ý nghĩ của những người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt những ý nghĩ đó bằng lời văn, sơ đồ, hình vẽ... Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế gọi là mô hình kinh tế. Những vấn đề liên quan đến đối tượng này là những vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là những vấn đề đương đại. Để xây dựng mô hình kinh tế cần thu thập sử dụng các thông tin về những công trình nghiên cứu có liên quan, các dữ liệu đã được công bố và thậm chí phải sử dụng kiến thức của các ngành khoa học khác. Như vậy nói đến mô hình là nói đến 1 hệ thống bao gồm các yếu tố quan hệ hoà đồng lẫn nhau. Sự bố trí 1 cách hợp lý các yếu tố trong mô hình giúp cho hệ thống phát triển toàn diện. Mô hình kinh tế sử dụng đất chính là hệ thống sản xuất trên đất nông nghiệp gồm các yếu tố như loại đất, cây trồng, vật nuôi được bố trí sản xuất một cách hợp lý. Mô hình sản xuất cho thu nhập cao tức là những mô hình đã bố trí được sản xuất hợp lý để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là mô hình trên cơ sở thực trạng đất đai và dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường cụ thể, con người đưa ra quyết định về cơ cấu sản xuất, về các loại mô hình sản xuất cũng như việc đầu tư các yếu tố sản xuất hợp lý cho được thu nhập cao nhất. 2.1.1.2. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất Lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học để phân tích và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy nông nghiệp muốn phát triển nhanh chóng và có hiệu quả cần phải phát triển một cách toàn diện bằng việc tác động đồng thời vào nhiều mặt, tức là giải quyết vấn đề theo quan điểm hệ thống. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính liên kết để tạo thành một chỉnh thể. Quan điểm hệ thống là phương pháp luận khoa học chung để nghiên cứu các đối tượng phức tạp gồm nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà phải nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với các phần tử khác. Theo nguyên lý hệ thống, sự tác động đồng bộ, có phối hợp, có tổ chức của các bộ phận có thể tạo nên hiệu quả khác nhiều so với phép cộng đơn thuần tác động. Sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng là một hệ thống bao gồm nhiều ngành sản xuất và nhiều nhân tố kinh tế xã hội tự nhiên và môi trường khác. Mặt khác trong mỗi ngành lại bao gồm nhiều yếu tố rất phong phú và đa dạng. Chính những điểm này là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm hệ thống phát triển bởi vì nó có tác động trực tiếp đến từng nhân tố hệ thống. Như vậy, mục đích của việc vận dụng quan điểm hệ thống là để nghiên cứu một cách hệ thống và điều khiển sự hoạt động của nó. Nội dung của việc điều khiển hệ thống nông nghiệp thực chất là sử dụng các biện pháp kinh tế – kỹ thuật tác động lên hệ thống nông nghiệp và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. * Hệ thống nông nghiệp (HTNN) Khái niệm hệ thống nông nghiệp có từ thế kỷ 19, trải qua một quá trình triển khai và thực nghiệm, từng bước đúc rút và bổ sung. Cho đến nay có các định nghĩa sau về HTNN: - Theo Vissac 1979: HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoản mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội – văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. - Theo Mozoyes 1986: HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy. - Theo Touve 1988: HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội – văn hoá kinh tế và kỹ thuật. Thực tế sự phát triển nông nghiệp trên thế giới cho thấy quá trình thay đổi cơ bản nhất của HTNN là tiến hoá của hộ nông dân từ tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Sự thay đổi theo hướng phát triển đó diễn ra không đều giữa các vùng, các hộ. Vì vậy không thể có giải pháp đồng nhất cho các hệ thống, thậm chí của mộ hệ thống. * Hệ thống canh tác (HTCT) Theo đánh giá của IRRI 1989 : HTCT là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất định, bằng những phương pháp sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến vốn thường vượt qua hình thức phổ biến của trang trại cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt. Nhưng nó bao gồm những nguồn lực của nông trại được sử dụng cho việc tiếp thị sản phẩm đó. * Hệ thống cây trồng ( HTCTr) : Khái niệm của GS. TS . Đào thế Tuấn 1984: HTCTr là thành phần các giống và loại cây được bố trí trong không gian các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. HTCTr là các hình thức đa canh bao gồm: Trồng sen, trồng gối, trồng luân canh, canh tác phối hợp. Theo Zandstra 1981: HTCTr là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và mối quan hệ gữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý. Từ các khái niệm trên có thể tổng quát lại là: HTTr là một hệ thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng trong từng vụ khác nhau trong một mảnh đất, trong mọi hệ sinh thái. Như vậy, nghiên cứu HTCTr trong một hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng ruộng đất, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái nông nghiệp, cũng như có hiệu quả tiền vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động...để năng cao năng xuất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Tóm lại nhằm xây dựng một HTNN bền vững có hiệu quả kinh tế cao. 2.1.2. Hiệu quả kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Mỗi nhà sản xuất một loại sản phẩm hàng hoá nào đó trước khi có kế hoạch sản xuất đều suy nghĩ xem liệu sản xuất hàng hoá đó có tốt không? có hiệu quả kinh tế hơn các hàng hoá khác không? Về phía người tiêu dùng cũng vậy họ cũng luôn chọn cho mình loại hàng hoá phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Mỗi một cách lựa chọn khác nhau đem lại những hiệu quả kinh tế khác nhau và hiệu quả kinh tế là một vấn đề mà được toàn xã hội quan tâm. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá dịch vụ và với tất cả phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hoá của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau như điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội. Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP – Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, cho rằng: “ Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng”. Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một số quan điểm về hiệu quả kinh tế. Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó. H = Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất vốn bằng cách lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng cách đó sẽ xác định được hiệu suất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn như nhau. Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT = KQSX – CPSX ( H = Q – K ) Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thì phản ánh rõ nét về qui mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có qui mô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu qủa sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh. Quan điểm III: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả đó hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. H = Trong đó H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung C: Tổng chi phí bổ sung K: Kết quả bổ sung. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên. Ta có: H = K/ C Trong đó: K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội Theo quan điểm này, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có ( chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau. Ngoài ra còn một số quan điểm tương đồng về hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tác giả Lê Thị Thụ – vũ khí cạnh tranh thị trường – tạp chí thống kê Hà Nội năm 1992 cho rằng “ Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra”. Bên cạnh đó còn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Quan điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó người ta xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai”. Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đang khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác nỗ lực tham gia sản xuất kinh doanh trong các ngành và các lĩnh vực khác nhau. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế là khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích luỹ. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó còn thể hiện trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,….Điều đó có nghĩa là hiệu quả nó mang tính chất không gian và thời gian, nó thể hiện ở chỗ: Một hoạt động kinh tế của một đơn vị sản xuất là công ty hay cá thể có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao, song so với một quốc gia thì nó lại chưa chắc đã đạt hiệu quả. Để hiểu rõ vấn đề này, ta có thể xem xét một số vấn đề kinh tế xã hội như việc chặt phá rừng làm nương rẫy, trên thực tế là đem lợi ích cho một cá nhân, một tập thể nào đó nhưng điều đó có thể ảnh hưởng tới sinh thái môi trường, gây lũ lụt, hoả hoạn,… vậy xét trên toàn xã hội thì đó lại là một tổn thất, một gánh nặng lớn cho toàn xã hội. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian. Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoạt động kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả kinh tế cao song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu quả và ngược lại, bởi vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Việc nỗ lực tìm cách để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoạt động được coi là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển. Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau: + Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản, đó là chi