Đề tài Đánh giá chất lượng giáo dục Đại học công lập dưới góc nhìn của sinh viên

Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Có thể nói, kể từ đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1996, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang trở thành quốc sách hàng đầu của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, công cuộc cải cách giáo dục giành được nhiều thành tựu đáng kể như trên 95% dân số Việt Nam biết đọc và biết viết, cả nước đã tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, số lượng các trường tăng lên kéo theo chất lượng lao động được cải thiện, So với thời kì trước đổi mới, chất lượng đào tạo tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, do nguồn quỹ còn hạn hẹp và có nhiều thiếu sót trong công tác quản lý giáo dục nên các bất cập về cơ sở vật chất, chương trình học, chuyên môn c ủa giáo viên, ý thức học tập của học sinh vẫn đang là những mối lo ngại của các cấp lãnh đạo. Chúng ta đều biết giáo dục đại học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội. Vậy mà khi các bất cập trên còn tồn tại thì xã hội phải đối mặt với một thực tế: hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn cần các khóa đào tạo từ 2 đến 6 tháng của nhà tuyển dụng. Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục từ nay đến 2012 đòi hỏi tất cả các trường đại học phải tiến hành cơ cấu lại tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải cách giáo dục. Nhằm hỗ trợ các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Bộ giáo dục đã ban hành nhiều chính sách như hướng 2 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 2 dẫn các trường tổ chức các buổi hội thảo về chất lượng giáo dục hay hợp tác với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền chỉ thị của Chính phủ và khuyến khích sinh viên nâng cao ý thức học tập, Sinh viên vừa là đối tượng giáo dục, có lợi ích gắn bó mật thiết với tính hiệu quả của chương trình giảng dạy; vừa là thành phần tham gia trực tiếp vào các hoạt động dạy và học tại trường. Do đó, sinh viên luôn đưa ra những nhận xét khách quan và chân thực nhất về chất lượng đào tạo của trường. Cho nên, sinh viên chính là nguồn lực đáng tin cậy nhất và mang tính quyết định nhất đối với các chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học. Hơn nữa, các trường đại học công lập lại chịu sự chi phối mạnh nhất của Bộ giáo dục và đào tạo. Cho nên, các trường này sẽ thể hiện rõ nhất tính hiệu quả của các chính sách của Bộ trong việc khuyến khích giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo. Hiểu được thực trạng và hướng đi của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới cũng như tầm quan trọng của sinh viên trong các quyết định của Bộ, chúng tôi, các sinh viên đến từ trường đại học Ngoại Thương Hà Nội quyết định chọn đề tài “Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên

pdf85 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng giáo dục Đại học công lập dưới góc nhìn của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 3 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: ...................................................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 5 I. Tổng quan về hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam ........................ 5 II. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam .................. 9 1. Định nghĩa chất lượng giáo dục ............................................................. 9 2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam ..... 15 III. Định hướng giáo dục đại học Việt Nam từ 2010 đến 2012 ................... 16 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................... 18 I. Phương pháp quan sát ............................................................................. 18 II. Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn .................................................. 19 III. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi ...................................................... 20 IV. Phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, qua Internet ................... 21 V. Phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục ........... 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG............................... 23 I. Nội dung phiếu khảo sát và phỏng vấn .................................................... 23 1. Phiếu khảo sát ..................................................................................... 23 2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn ...................................................................... 35 II. Kết quả khảo sát định lượng ................................................................. 38 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CỦA KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................ 44 I. Chương trình giáo dục ............................................................................. 44 1. Nội dung đào tạo ................................................................................. 44 a. Tính cập nhật: ................................................................................... 44 b. Tính thực tiễn ................................................................................... 47 c. Tính phù hợp .................................................................................... 49 2. Vấn đề thi cử ........................................................................................ 51 3. Thời gian đào tạo ................................................................................. 52 II. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đại học .............................. 53 III. Thái độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên ............................... 55 IV. Chất lượng học tập của sinh viên Việt Nam ......................................... 58 1. Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xu hướng của thị trường .................................................................................. 58 2. Thái độ học tập của sinh viên Việt Nam ............................................... 61 CHƯƠNG V: NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .............................................................................................................. 64 I. Vấn đề phân bổ nguồn lực trong thị trường lao động ............................... 64 1. Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay .......................... 64 2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam ................................... 68 3. Nhu cầu của thị trường lao động và xu hướng việc làm trong những năm tới…………………………………………………………………………...............69 II. Những yêu cầu về kỹ năng và tay nghề đối với sinh viên ..................... 72 CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 74 I. Tổng kết ..................................................................................................... 74 II. Kiến nghị ................................................................................................... 74 1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo............................................................... 74 2. Đối với các trường đại học ..................................................................... 77 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79 1. Tính mới mẻ của đề tài ............................................................................ 79 2. Giá trị thực tiễn của đề tài ....................................................................... 79 3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 1 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Có thể nói, kể từ đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1996, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang trở thành quốc sách hàng đầu của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, công cuộc cải cách giáo dục giành được nhiều thành tựu đáng kể như trên 95% dân số Việt Nam biết đọc và biết viết, cả nước đã tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, số lượng các trường tăng lên kéo theo chất lượng lao động được cải thiện,… So với thời kì trước đổi mới, chất lượng đào tạo tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, do nguồn quỹ còn hạn hẹp và có nhiều thiếu sót trong công tác quản lý giáo dục nên các bất cập về cơ sở vật chất, chương trình học, chuyên môn của giáo viên, ý thức học tập của học sinh vẫn đang là những mối lo ngại của các cấp lãnh đạo. Chúng ta đều biết giáo dục đại học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội. Vậy mà khi các bất cập trên còn tồn tại thì xã hội phải đối mặt với một thực tế: hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn cần các khóa đào tạo từ 2 đến 6 tháng của nhà tuyển dụng. Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục từ nay đến 2012 đòi hỏi tất cả các trường đại học phải tiến hành cơ cấu lại tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải cách giáo dục. Nhằm hỗ trợ các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Bộ giáo dục đã ban hành nhiều chính sách như hướng 2 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 2 dẫn các trường tổ chức các buổi hội thảo về chất lượng giáo dục hay hợp tác với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền chỉ thị của Chính phủ và khuyến khích sinh viên nâng cao ý thức học tập,… Sinh viên vừa là đối tượng giáo dục, có lợi ích gắn bó mật thiết với tính hiệu quả của chương trình giảng dạy; vừa là thành phần tham gia trực tiếp vào các hoạt động dạy và học tại trường. Do đó, sinh viên luôn đưa ra những nhận xét khách quan và chân thực nhất về chất lượng đào tạo của trường. Cho nên, sinh viên chính là nguồn lực đáng tin cậy nhất và mang tính quyết định nhất đối với các chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học. Hơn nữa, các trường đại học công lập lại chịu sự chi phối mạnh nhất của Bộ giáo dục và đào tạo. Cho nên, các trường này sẽ thể hiện rõ nhất tính hiệu quả của các chính sách của Bộ trong việc khuyến khích giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo. Hiểu được thực trạng và hướng đi của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới cũng như tầm quan trọng của sinh viên trong các quyết định của Bộ, chúng tôi, các sinh viên đến từ trường đại học Ngoại Thương Hà Nội quyết định chọn đề tài “Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: + Tìm hiểu những suy nghĩ, đánh giá của sinh viên về chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. 3 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 3 + Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện hệ thống giáo dục bậc đại học cả về định hướng giáo dục cũng như chương trình và phương pháp giáo dục, sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. 3. Đối tượng nghiên cứu: + Sinh viên và những nhu cầu học tập thiết yếu. + Hệ thống giáo dục bậc đại học công lập trên địa bàn Hà Nội: chương trình giáo dục, cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ học tập và giảng dạy, đội ngũ giảng viên. + Các yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động. 4. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là các trường đại học công lập tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu được thuận lợi. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm kinh tế, xã hội cũng là nơi tập trung đông nhất các trường đại học trên cả nước. Do đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. 5. Phương pháp nghiên cứu: + Thu thập thông tin bằng các phương pháp .) Phương pháp quan sát: Quan sát cách dạy học của giảng viên, cách học của sinh viên và cơ sở vật chất-kĩ thuật trường học. .) Phương pháp trò chuyện-phỏng vấn: Nhằm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên đối với chất lượng giáo dục bậc đại học tại Việt Nam và các đánh giá của giảng viên, cựu sinh viên cũng như nhà tuyển dụng. 4 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 4 .) Phương pháp điều tra bằng câu hỏi: Đối tượng điều tra: sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng. .) Phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, qua internet. + Xử lý thông tin bằng phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Tuy đã có nhiều cải biến tiến bộ nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bộ giáo dục cần cải tiến chương trình dạy và học sao cho phù hợp với nhu cầu sinh viên và xu hướng thị trường cũng như các mục tiêu của nền giáo dục quốc gia; nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ việc học tập, tăng cường các giờ thực hành trên lớp. Và đặc biệt, chú trọng đến chế độ lương bổng, đãi ngộ cho nhân viên ngành giáo dục nhằm khuyến khích lòng nhiệt huyết với nghề. Bản thân các trường cũng nên chủ động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, định hướng ngành học cho học sinh muốn thi vào trường và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sắp tốt nghiệp, tránh tình trạng chênh lệch nhân lực quá lớn trong các ngành nghề. 5 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tổng quan về hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam Nền giáo dục đại học tại Việt Nam được cấu thành từ các nhân tố: cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, chương trình giáo dục, cán bộ, giảng viên, sinh viên và các chính sách điều phối giáo dục của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành. Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2010 dành cho các đơn vị trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25-12-2009, ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, chi phí đào tạo bình quân cho từng học sinh, sinh viên còn rất thấp, cụ thể, với mức chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước bình quân cho một sinh viên bậc đại học-cao đẳng là 2,15 triệu đồng/năm. Dự kiến năm 2010, mức hỗ trợ này sẽ tăng lên 2,51 triệu/năm. Với kinh phí eo hẹp như vậy, khả năng hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế. Mặt khác, số lượng các trường đại học tăng từ 140 trường năm học 2007-2008 lên 146 trường năm học 2008-2009 đã dẫn đến tình trạng ngân sách Nhà nước chi cho mỗi trường đại học giảm xuống. Một số trường phải tự chủ về tài chính. Năm học 2009-2010, mức học phí dành cho sinh viên là 70.000VNĐ/tín chỉ, một năm trung bình sinh viên phải đóng 2.400.000VNĐ/30 tín chỉ. So với năm học 2007-2008, học phí tăng 600.000VNĐ/năm. Vì vậy, các trường khó có thể đầu tư đúng mức cho việc nâng cấp cơ sở vật chất đào tạo. Tình trạng thiếu phòng lab, phòng thực hành, thư viện, máy chiếu,… vẫn còn tồn tại ở hầu hết các trường đại học trên cả nước. 6 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 6 Việt Nam đã trải qua bốn cuộc cải cách giáo dục chính từ sau Cách mạng tháng 8 tới nay. Cuộc cải cách thứ nhất được tiến hành sau Cách mạng tháng 8-1945 đến năm 1950 nhằm xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân. Từ 1956-1979, cả nước tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, nhằm phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và chống Mỹ, cứu nước. Năm 1979, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương (khóa III) quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, để xây dựng nền giáo dục chuyển từ dân chủ nhân dân sang xã hội chủ nghĩa sau khi cả nước thống nhất. Và cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư đang diễn ra hiện nay nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển. Ứng với mỗi cuộc cải cách giáo dục, mục tiêu và chương trình giáo dục lại khác nhau. Bộ đã ban hành nhiều chính sách cải cách chương trình giáo dục theo hướng giảm tải nội dung giảng dạy và cập nhật kiến thức, đảm bảo tính thực tiễn của chương trình. Rõ ràng chất lượng đào tạo đã tăng lên nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu lao động lành nghề cho xã hội. Giáo dục Việt Nam nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành, các môn học dàn trải, nhiều môn kiến thức quá lỗi thời,… là phàn nàn chung của nhiều sinh viên, giảng viên đại học. Để khắc phục tình trạng này, Bộ đã chỉ đạo sát sao các ban ngành, đoàn thể tập trung tối đa nguồn lực cho công tác cải cách quản lý giáo dục từ nay đến năm 2012. Chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho nền giáo dục đại học tại Việt Nam. Về cơ cấu sinh viên và giảng viên, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm học 2009-2010 cả nước có 1796,2 nghìn sinh viên đại học và cao đẳng (đạt 209 sinh viên/vạn dân), tăng 4,5% so với năm học trước; và 65,1 nghìn giảng viên đại học và cao đẳng, tăng 7,4%. Con số này chứng tỏ sự quan tâm của Bộ đến việc phát 7 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 7 triển nguồn nhân lực kĩ thuật cao cho xã hội cũng như tính hiệu quả của các chính sách khuyến khích giáo dục của Đảng và Nhà nước. Dưới đây là cơ cấu sinh viên và giảng viên đại học phân theo trình độ chuyên môn năm học 2008-2009: Cơ cấu sinh viên đại học năm học 2008-2009 62,27% 0,45% 37,28% Hệ chính quy/Full time training Hệ cử tuyển/Students receiving tied grant Vừa học vừa làm/In service training Cơ cấu giảng viên đại học phân theo trình độ chuyên môn năm học 2008-2009 14,77% 40,35% 0,82% 43,58% 0,48% Tiến sĩ/PhD Thạc sĩ/Master Chuyên khoa I và II/ Professional disciplines ĐH, CĐ/University & College Trình độ khác/Other degree 8 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 8 Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục công bố ngày 15-8-2009, năm học 2008- 2009 cả nước có 41007 giảng viên đại học, trong đó có 17046 thạc sĩ (chiếm 41,5% số giảng viên), 5879 thạc sĩ (chiếm 14.3% số giảng viên), 17610 giảng viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (chiểm 42.9%). Như vậy, số lượng giảng viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu giảng viên phân theo trình độ chuyên môn. Mặc dù, con số này đã giảm trong năm học 2009- 2010 nhưng vẫn còn ở mức cao. Để tăng cường chất lượng giảng dạy, Bộ cần có chính sách khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ từ tốt nghiệp đại học lên thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư. Đề án 322 của Chính phủ về “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật bằng ngân sách nhà nước” cùng với sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và nước ngoài chỉ là biện pháp tạm thời. Về dài hạn, Chính phủ nên tạo điều kiện cho giảng viên được trau dồi chuyên môn trong nước bằng những cải cách trong chương trình giáo dục thạc sĩ, tiến sĩ hay tạo điều kiện cho giảng viên tiếp xúc với thực tế, giao lưu với các nền giáo dục tiên tiến nhằm cập nhật kiến thức và cải cách phương pháp giảng dạy,… Tóm lại, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, Nhà nước rất cần sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân, các tổ chức doanh nghiệp, các ban ngành, đoàn thể trong việc khuyến khích xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ công tác giảng dạy cũng như cải cách chương trình đào tạo theo hướng cập nhật và mang giá trị thực tiễn cao. 9 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 9 II. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam 1. Định nghĩa chất lượng giáo dục - Định nghĩa chất lượng Chất lượng là một khái niệm quen thuộc đối với con người, tuy nhiên, chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Chất lượng là khái niệm “đa chiều”, và bao hàm nhiều yếu tố. Nó được định nghĩa không những là sự phù hợp với mục tiêu mà còn chứa đựng trong đó tính tin cậy được, tính bền vững, tính thẩm mỹ,… Chất lượng còn được định nghĩa khác nhau từ những góc nhìn khác nhau (Reynolds 1990). Đối với nhà sản xuất, chất lượng là năng suất và chi phí. Đối với khách hàng, chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm. Chất lượng cũng khác nhau theo từng cấp độ: quốc gia, khu vực, quốc tế… Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Đây cũng là định nghĩa được nhiều tổ chức, chuyên gia trên thế giới thừa nhận. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ cụ thể hóa định nghĩa chất lượng trong chiến lược phát triển chung của đơn vị. - Định nghĩa chất lượng giáo dục Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau: 10 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 10 *) Chất lượng là sự xuất sắc Sự xuất sắc ở đây được hiểu theo hai hàm nghĩa: sự xuất sắc trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn và sự xuất sắc như là “khiếm khuyết bằng không”. Với hàm nghĩa thứ nhất, một sản phẩm chất lượng là một sản phẩm vượt qua một loạt các cuộc kiểm tra chất lượng được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn có thể đạt được nhằm loại bỏ các khiếm khuyết. Nếu các tiêu chuẩn tăng lên, chất lượng cũng tăng lên (Church, 1988). Tuy nhiên, thật khó đo lường các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn thay đổi thường xuyên dưới tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đặt ra tiêu chuẩn. Với hàm nghĩa thứ hai, chất lượng được nhìn nhận như các tiêu chuẩn “cao”, khó có thể tiếp cận được. Theo đó, người ta quan niệm rằng: đầu vào tốt nhất sẽ cho đầu ra xuất sắc nhất. Cho dù quá trình học như thế nào, nếu có những thầy giáo giỏi nhất, trang thiết bị tốt nhất, sinh viên giỏi nhất thì tự nhiên kết quả học tập sẽ vượt trội. Theo định nghĩa này, sự xuất sắc được đánh giá thông qua danh tiếng và cấp độ nguồn tài nguyên của nhà trường.
Luận văn liên quan