Đề tài Đánh giá chất lượng nước khu vực bồn hồ trường đại học nông nghiệp hà nội phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí

Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội trên địa bàn huyện Gia Lâm được đánh giá là trường đại học có cảnh quan đẹp và diện tích rộng nhất trong cả nước. Khu Bốn Hồ ở trung tâm là điểm nhấn trong kiến trúc của trường, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của sinh viên và người dân xung quanh trường. Tuy nhiên hiện nay, khu vực bốn hồ đang có những dấu hiệu bị ô nhiễm và làm ảnh hưởng tới cảnh quan trong trường. Để có những thông tin chính xác về hiện trạng chất lượng nước hồ và có những biện pháp kịp thời chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước khu vực Bồn Hồ trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí”.

docx23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng nước khu vực bồn hồ trường đại học nông nghiệp hà nội phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề Tài: Đánh giá chất lượng nước khu vực Bồn Hồ trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí PHẦN I. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội trên địa bàn huyện Gia Lâm được đánh giá là trường đại học có cảnh quan đẹp và diện tích rộng nhất trong cả nước. Khu Bốn Hồ ở trung tâm là điểm nhấn trong kiến trúc của trường, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của sinh viên và người dân xung quanh trường. Tuy nhiên hiện nay, khu vực bốn hồ đang có những dấu hiệu bị ô nhiễm và làm ảnh hưởng tới cảnh quan trong trường. Để có những thông tin chính xác về hiện trạng chất lượng nước hồ và có những biện pháp kịp thời chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước khu vực Bồn Hồ trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí”. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu Mục đích Đánh giá hiên trạng chất lượng nước mặt khu vực bốn hồ trường đại học Nông Nghiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Xác định áp lực và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng nước bồn hồ. Yêu cầu Xác định nguồn và mức độ tác động của nguồn thải tới chất lượng nước hồ. Đánh giá chất lượng nước mặt khu vực bốn hồ. PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam Đối với các lưu vực sông, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội thành, nội thị. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng chảy. Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do các nguồn thải đổ vào lưu vực sông hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn nước thải chưa qua xử lý của các cơ sở sản xuất thì chất lượng nước thường giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực. Hiện nay hầu hết các hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vực nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức quy chuẩn cho phép, nhiều nơi đã trở thành kênh nước thải. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu co, nhiều hồ trong nội thành bị phú dưỡng, nước hồ có màu đen và bốc mùi hôi, gây mất mỹ quan đô thị. Kết quả quan trắc cho thấy một số nơi các thông số còn vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT loại B2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại Việt Nam Tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm. Tại mỗi lưu vực sông, theo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, tỉ lệ đóng góp lượng thải ô nhiễm nước của các ngành có là khác nhau. Tuy nhiên, áp lực nước thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 2.2.1.Hoạt động công nghiệp Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa. Năm 2009, ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp thuộc các vùng kinh tế trọng điểm là : vùng KTTĐ bắc bộ có lượng nước thải là 155055 m3/ ngày, vùng KTTĐ miền trung có lượng nước thải là 58808 m3/ ngày, vùng KTTĐ phía Nam có lượng nước thải là 4313400 m3/ ngày, vùng KTTĐ đồng bằng sông cửu long có lượng nước thải là 13700m3/ ngày.( Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, 2009, TCMT, 2010). Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất Nitơ, phốt pho… 2.2.2.Hoạt động nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Vì vậy tính tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 2.2.3.Nước thải đô thị chưa qua xử lý Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỉ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta. Bảng 1: Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị qua các năm Năm Lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị (m3/ ngày) Tổng tải lượng các chất ( kg/ ngày) TSS BOD COD 2006 1.823.408 2.450.205 1.128.234 2.131.108 2007 1.871.912 2.515.382 1.158.246 2.187.797 2008 1.938.664 2.605.080 1.199.548 2.265.814 2009 2.032.000 2.730.500 1.257.300 2.374.900 (Nguồn: trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010) 2.3.Hiên trạng ô nhiễm nước mặt ở Hà Nội 2.3.1.Ô nhiễm nước sông Hà Nội được mệnh danh là thành phố của các sông hồ, có nhiều dòng sông chảy qua. Môi trường nước sông đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội như: sự ra đời hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp cùng vơí các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và chất thải bệnh vện, các khu dân cư đông đúc, các làng nghề… Nước thải ô nhiễm của các hoạt động đó hầu như chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông, hồ đã làm chất lượng môi trường nuớc sông biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và xu thế bị ô nhiễm mỗi ngày một tăng cao. Các sông nội thị (4 con sông thoát nước phía nam) và sông Cầu Bây (Gia Lâm): tiếp nhận khoảng 700.000m3/ngày đêm nước thải đô thị và sản xuấ. Chất lượng nước ở hầu hết các con sông nội thành hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng ( BOD5 sông Tô lịch vượt 7,13 lần, sông Kim Ngưu vượt 6,64 lần, sông Sét vượt 2,84 lần, sông Lừ vượt 5,28 lần ) và xu thế tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông. Dự kiến đến năm 2020 mức ô nhiễm moi trường nước của các sông nội thành Hà Nội sẽ tăng gấp 2 lần nếu không có giải pháp hiệu quả. Nước Sông Hồng: Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Hồng tại thành phố Hà Nội cho thấy, chất lượng nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội các chỉ tiêu quan trắc đều đạt TCVN 5942-1995 (loại B) ngoại trừ chỉ tiêu BOD5, COD, NH4+, Coliform và dầu mỡ khoáng tại hạ lưu mương thoát nước của trạm bơm Yên Sở, vị trí cầu Long Biên (do nước thải từ chợ Long Biên và từ khu dân cư tập trung). Kết quả này cho thấy nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội chưa bị ảnh hưởng lớn bởi nước thải công nghiệp, sinh hoạt của thành phố xả vào qua trạm bơm Yên Sở. Hơn nữa Sông Hồng có lưu lượng lớn, khả năng tự pha loãng cao nên đã tự làm sạch lượng nước của thành phố xả vào sông. Nước Sông Nhuệ: Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74 km, bề rộng trung bình từ 30-40m. Chất lượng nước sông không đạt tiêu chuẩn do hàm lượng nitrit vẫn rất cao (từ 0,88 đến 1mg/l), BOD cao trên mức tiêu chuẩn cho phép với chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi chảy ra khỏi Hà Nội (địa phận tỉnh Hà Tây cũ) vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nước Sông Đáy: Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt trên phạm vi rộng. Chất lượng nước sông Đáy đang bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ và vô cơ như COD vượt tiêu chuẩn cho phép 3,54 lần, BOD5 vượt 3,2 lần. Nước Sông Bùi: Sông Bùi bắt nguồn từ Thuỷ Xuân Tiên (Chương Mỹ) đến Ba Thá (Ứng Hoà) hợp lưu với sông Đáy. Nước sông Bùi bị ô nhiễm do nước thải sản xuất và sinh hoạt từ thị xã Hoà Bình đổ về. Nước Sông Tích: Chất lượng nước sông Tích bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Một số chỉ tiêu phân tích như BOD5 vượt 1,05 lần, Fe vượt 1,41 lần. 2.3.2. Ô nhiễm nước các hồ Trên địa bàn Hà Nội có tổng số 156 hồ. các hồ nội thành có độ sâu trung bình 2-3m, có khả năng tự làm sạch khá lớn. Tuy nhiên có một số hồ bị ô nhiễm nặng vì phải trực tiếp nhận nước thải xả vào. Cao độ đáy hồ dần dần bị nâng lên do lớp bùn bị lắng đọng tích luỹ dần, đạt tới chiều dày 0,5-1m. Diện tích hồ bị thu hẹp dần, điển hình là các hồ Văn Chương, Linh Quang và hồ Giám. Các hồ ở đầu hệ thống thoát nước do phải tiếp nhận trực tiếp nước thải nên bị nhiễm bẩn nặng, thường ở mức độ polyxaprophit và a- mezoxaprophit, điển hình là các hồ Văn Chương, Giám, Linh Quang, Ngọc Khánh, Trúc Bạch… ở vùng đầu hồ, BOD5 thường lớn trên 40-50mg/l, DO <2mg/l. Vùng giữa hồ BOD5: 20-30mg/l; DO thấp dưới 5mg/l. Một số hồ có mức độ ô nhiễm thuộc loại b- mezoxaprophit, như hồ Giảng Võ, Thành Công, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn … Những hồ này, ở giữa hồ thường có BOD5 : 15-20mg/l ; DO : 5-7mg/l. Các Hồ Hoàn Kiếm, Thủ Lệ, Đống Đa… do lượng nước thải xả vào ít, dung tích hồ lại khá lớn nên mức độ ô nhiễm thuộc loại Oligoxaprophit. Hồ Tây có diện tích mặt nước lớn (446 ha) và có lượng nước thải xả vào không đáng kể, nên phần lớn chất lượng nước hồ ở vùng Oligoxaprophit (ở giữa hồ BOD5 từ 15-20mg/l, DO >6mg/l). Nhưng ở vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực gần cống xả từ hồ Trúc Bạch sang, BOD5 có thời điểm đạt tới 25-28mg/l. Các hồ ở ngoại thành (hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân…) thường được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông mương vào nên vùng đầu hồ thường có BOD5 lớn (trên 30mg/l), hàm lượng NH4+ từ 5-15mg/l. Trong hồ, nước thải được pha loãng để làm giảm lượng BOD5 và NH4+ đồng thời làm tăng DO nhằm đạt chất lượng nước nuôi cá. PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước mặt khu vực bốn hồ của trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực bốn hồ thuộc khuôn viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2/10/2011 đến 20/11/2011. 3.3. Nội dung nghiên cứu Xác định áp lực tới chất lượng nước bốn hồ thuộc trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ trong thời gian nghiên cứu qua một số các thông số lý hóa: pH, EC, DO, NH4+, PO43-, BOD5, COD. Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải tới chất lượng nước bồn hồ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm như dân số, kinh tế, lượng mưa, lượng bốc hơi… được thu thập từ internet. Những thông tin về hệ thống cống dẫn thoát nước khu vực bốn hồ, chế độ cấp thoạt nước, hệ thống thủy thực vật trong hồ được thu thập thông qua khảo sát thực tế, điều tra thực địa. Thông số thiết kế: chu vi, diện tích mặt nước, diện tích được che phủ cỏ, diện tích đường bê tông tại khu vực hồ được xác định bằng cách đo đạc trên Google Earth và đo đạc thực tế. Những thông tin về áp lực của quán nước Bồn Hồ tới chất lượng nước hồ thông qua điều tra, phòng vấn trực tiếp nhân viên của quán. Phương pháp, vị trí và tần suất lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu: Mẫu nước phân tích được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước mặt đảm bảo TCVN 5996-1995 đối với nước ao, hồ, sông, rạch. Vị trái lấy mẫu: Lấy 4 mẫu nước, tại mỗi hồ lấy một mẫu. Để mẫu nước đảm bảo tính đại diện và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, mẫu nước được lấy bằng phương pháp lấy mẫu hỗn hợp (Lấy nhiều mẫu nước vòng quanh hồ, các mẫu nước được lấy cách đều nhau (lấy cột đèn làm mốc) sau đó trộn chung các mẫu nước lại và lấy một mẫu để đại diện cho tính chất của nước hồ). Tần suất lấy mẫu: do thời gian thực hiện quan trắc có hạn nên nhóm tiến hành lấy mẫu 2 lần. Lần 1: Khoảng 9h-10h30 ngày 16/10/2011 Lần 2: Khoảng 9h-10h30 ngày 6/11/2011 Sơ đồ hệ thống cống thông và cống chảy tràn tại khu vực bốn hồ: Phương pháp phân tích Mẫu nước mặt lấy về được xác định các thông số sau: Thông số đo nhanh: pH, DO được đo bằng máy đo Horiba EC được đo bằng máy… Thông số chất lượng nước: COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 sử dụng muối Mohr. NH4+ được xác định bằng phương pháp so màu Indophenol. PO43- được xác định bằng phương pháp Oniani. BOD5 được xác định bằng phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn ở 20oC trong vòng 5 ngày. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả đo đạc, phân tích các thông số được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Sử dụng QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt đối chiều với cột A2. Phương pháp xác định lượng nước mưa chảy tràn. Lượng nước mưa chảy tràn được xác định theo công thức: Q= C.i.A Trong đó: Q: Lưu lượng nước chảy tràn (m3/s) C: Hệ số chảy tràn I: Cường độ mưa (mm/ giờ) A: Diện tích lưu vực mm/giờ PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Trâu Quỳ Vị trí địa lý: Khu bốn hồ nằm trong khuôn viên trường đại học nông nghiệp Hà Nội thuộc địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Thị trấn Trâu Quỳ thuộc địa phận huyện Gia Lâm, nằm trên quốc lộ 5, cách trung tâm Hà Nội 12km và có 734.57 ha diện tích đất tự nhiên, 21.772 nhân khẩu và khoảng gần 30.000 sinh viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đang học tập và sinh sống trên địa bàn thị trấn. Điều kiện khí tượng, thủy văn: Khí hậu của thị trấn Trâu Quỳ mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hổng với nền nhiệt và độ ẩm cao. Nhiệt độ không khí trung bình nằm là 24.15oC, cao nhất là vào tháng 7 (trung bình là 30.09 oC và thấp nhất là tháng 1 khoảng 16,29 oC. Tổng lượng nhiệt bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120kcal/cm2. Độ ẩm không khí dao động từ 73,6- 96,4 %. Lượng mưa trong khu vực tương đối dồi dào trung bình khoảng 1.660mm/năm, tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 5- tháng 9 với giá trị dao động khoảng 110-115mm/ tháng. Những tháng còn lại từ tháng 10 - tháng 5 năm sau rơi vào mua khô với lượng mưa thấp hơn 115mm/ tháng. Điều kiện địa hình: Địa hình của huyện là đồng bằng phù sa bồi đắp của hai con sông Hồng và sông Đuống, cao trung bình 2 - 5m. Trong vùng có một số gò (xưa là núi Phục Tượng), sông Hồng, sông Đuống chảy qua mép huyện. Mô tả đối tượng nghiên cứu Khu vực Bốn Hồ gồm có 4 hồ trước các giảng đường A, B, C, trung tâm (gọi tắt là hồ A, hồ B, hồ C, hồ Trung tâm). Các hồ này thông với nhau qua 8 cống làm cho mực nước trong 4 hồ luôn cân bằng với nhau. Ngoài ra ở hồ C và hồ A có cống thông với mương dẫn nước bên ngoài giúp điều hòa lượng nước trong 4 hồ, chống tràn khi lượng mưa quá lớn. Nguồn nước bổ sung vào hồ chủ yếu tiếp nhận từ nguồn nước mưa chảy tràn thông qua 9 cống chảy từ đường xung quanh hồ và 5 cống nhỏ tiếp nhận từ thảm cỏ xung quanh bờ. Trong hồ có sự sinh trưởng của các loài cá, tôm và các loài thủy thực vật như: sen, súng, rong đuôi chó, bèo hoa dâu.... 4.2. Các áp lực tới chất lượng nước khu vực Bốn hồ Nước mưa chảy tràn Qua quá trinh điều tra thực tế thì nguồn nước chính bổ sung cho nước hồ chính là nguồn nước mưa chảy tràn. Nước mưa sau khi rới xuống cuốn theo các bụi bẩn, đất cát hay rác từ trên bờ xuống hồ. Phương pháp xác định lượng nước mưa chảy tràn được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Vì điều kiên không cho phép, không xác định được chính xác lượng mưa trong mỗi tháng nên sử dụng lượng mưa trung bình cả năm và áp dụng hệ số chảy tràn tương ứng. Dưới đây là bảng kết quả tính toán được ứng với lượng mưa trung bình năm là 1600 mm/năm. Diện tích (ha) Hệ số Lượng mưa TB (mm/năm) Lượng mưa chảy tràn (m3/năm) Diện tích mặt nước 0.7619 1 1660 1264.754 Diện tích đường bê tông 0.3145 0.9 469.863 Diện tích cỏ 0.2097 0.1 34.8102 Tổng diện tích 1.2861 1769.4272 Trung bình một năm, khu vực Bốn Hồ tiếp nhận khoảng 1769,4 m3 nước mưa chảy tràn trong một năm. Tuy lượng nước mưa chảy tràn tương đối lớn nhưng do tinhs chất của nước mưa chảy tràn không có các thành phần độc hại nên không làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước hồ. Quá trình phân hủy của thủy thực vật trong hồ Sen, súng là hai loại thủy thực vật chủ yếu đươc trồng trong các hồ, tác dụng chủ yếu của chúng là tạo cảnh quan đẹp cho hồ. Chúng sự sinh trưởng tốt nhất vào tháng 5 đến tháng 8, từ tháng 9 trở đi chúng bắt đầu có quá trình già hóa và phân hủy, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước trong hồ. Ngoài ra trong hồ còn có rất nhiều rong đuôi chó có chức năng như một loài thực vật hấp thụ các chất dinh dưỡng trong hồ, cung cấp oxi, làm sạch hồ. Trong thời gian nghiên cứu thì các loại sen và súng đang ở giai đoạn già hóa, quá trình phân hủy sinh học diễn ra rất mạnh mẽ. Điều này được dự báo là có ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ xét trong thời gian nghiên cứu. Ảnh hưởng của quán nước Bốn Hồ tới chất lượng nước hồ Quán Bốn hồ là quán kính doanh dịch vụ giải khát. Nước thải trong quá trình tráng rửa cốc chén, nước giả khát thừa được xả trực tiếp vào hồ C mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Qua quá trình quan sát thực tế có thể thấy tại vị trí gần cống thải của quán nước có rất nhiều rác, ống hút nhựa, nắp chai…nổi trên bề mặt. Nước uống dư thừa đổ trực tiếp ra hồ khiến cho hàm lượng chất hữu cơ tại vị trí đo tăng cao, nước hồ tại vị trí này có màu đen, bèo và 1 số loại thực vật khác phủ kín tại khu vực này. Theo phỏng vấn thì trung bình một ngày quán nước sử dụng hết khoảng 1.5m3 nước phục vụ cho việc rửa cốc chén. Nước thải xả xuống hồ có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ và chất tẩy rửa. Áp lực từ hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên Qua khảo sát thực tế có thể thấy xung quanh hồ thì có nhiều rác bị vứt xuống hồ, đặc biệt là ở gần các vị trí có ghế đá. Điều này xuất phát từ ý thức còn hạn chế của sinh viên, ăn uống xong vứt trực tiếp xuống hồ hoặc vứt trên bãi cỏ gió, nước mưa cuốn xuống hồ. Do rác vứt ở hồ có thành phần chủ yếu là từ nhựa khó phân hủy. Do đó trong thời gian ngắn thì chưa thể ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ mà chủ yếu là ảnh hưởng tới mỹ quan của khu vực bốn hồ. Hiện trạng chất lượng nước tại các hồ Đánh giá chất lượng chung Bảng số liệu Kết quả quan trắc lần 1: Vị trí lấy Thông số EC pH DO BOD5 COD N_NH4 P_PO4 µS/cm mg/l Hồ A 162 7.22 2.95 35.1 50 0.692 0.131 Hồ B 170 7.44 3.55 28.5 40 0.586 0.132 Hồ C 160 7.27 1.85 46.6 70 0.736 0.142 Hồ TT 129 7.33 2.34 10.75 30 0.433 0.130 QCVN 08/2008 cột A2 - 6 - 8.5 ≥ 5 6 15 0.2 0.2 Qua số liệu ta có thể thấy giá trị của các thống số phản ánh tương đối đống nhất với kết quả khảo sát thực địa. Có thể thấy mức độ ô nhiễm ở hồ C là lớn nhất, sau đó đến