Lời mở đầu
Để phát triển đất nước thì quốc gia nào cũng đều đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Để kinh tế phát triển thì bản thân mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị trong nền kinh tế đều phải nỗ lực phát triển, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, muốn tồn tại và phát triển được cần phải có kế hoạch phát triển dài hạn, chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể tạo cho mình một thế đứng trên thị trường.
Để đạt được điều đó, một biện pháp không thể thiếu là doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép, theo dõi tình hình tài chính của mình một cách liên tục, khoa học và hợp lý tại mọi thời điểm của quá trình kinh doanh. Điều đó có nghĩa là bộ máy kế toán phải hoạt động một cách hiệu quả, và khi kinh tế phát triển thì hoạt động kế toán cũng phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội, trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội được lĩnh hội kiến thức và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Quốc Cẩn cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Phần 2: Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Phần 3: Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Để phát triển đất nước thì quốc gia nào cũng đều đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Để kinh tế phát triển thì bản thân mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị trong nền kinh tế đều phải nỗ lực phát triển, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, muốn tồn tại và phát triển được cần phải có kế hoạch phát triển dài hạn, chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể tạo cho mình một thế đứng trên thị trường.
Để đạt được điều đó, một biện pháp không thể thiếu là doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép, theo dõi tình hình tài chính của mình một cách liên tục, khoa học và hợp lý tại mọi thời điểm của quá trình kinh doanh. Điều đó có nghĩa là bộ máy kế toán phải hoạt động một cách hiệu quả, và khi kinh tế phát triển thì hoạt động kế toán cũng phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội, trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội được lĩnh hội kiến thức và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Quốc Cẩn cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Phần 2: Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Phần 3: Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết cuả em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1
Giới thiệu tổng quan chung về Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội được thành lập ngày 20/9/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000198 cấp ngày 29/12/2000 tại Phòng kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây.
Trụ sở giao dịch tại: Hoài Đức – Hà Nội
Vốn điều lệ Công ty cổ phần: 4.000.000.000 đồng
Tài khoản được mở tại: Ngân hàng Công thương Hoài Đức – Hà nội
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần, luật doanh nghiệp;.
Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao, chuyên thi công các công trình xây dựng đường giao thông, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty là : 166 người.
Trong đó :
- Cán bộ khoa học kỹ thuật : 36 người
+ Trình độ trung cấp : 24 người
+ Trình độ đại học : 12 người
- Công nhân kỹ thuật : 130 người
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban
* Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý chất lượng cán bộ công nhân viên giúp việc cho giám đốc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Quản lý thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động, quản lý và điều hành các công việc thuộc về hành chính quản trị.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động, ký kết các hợp đồng, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất phối hợp với các bộ phận chức năng trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh.
Tổ chức khai thác nguồn nguyên liệu, vật tư, thiết bị cho sản xuất theo dõi thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và định kỳ lập báo cáo các loại theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
* Phòng kế toán tài chính
Kế toán của Công ty là một bộ máy kế toán hợp lý và khoa học với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của kế toán là một nhu cầu quan trọng của giám đốc và kế toán trưởng.
Các đội thi công:
Tổ chức quản lý thi công công tình theo hợp đồng công ty ký kết và theo thiết kế được phê duyệt, mua bán vật tư, làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
1.3. Hoạt động kinh doanh
1.3.1. Nhóm sản phẩm của công ty
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng đường giao thông
- Dịch vụ vận tải
- Sản xuất bê tông thương phẩm
* Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty:
1.3.2. Kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây
Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
Giá trị
Tăng so 2003 (%)
Giá trị
Tăng so 2003 (%)
1
Tổng doanh thu
5.576.517.736
7.139.589.865
19,56
8.087.883.428
11,66
2
Các khoản giảm trừ
0
0
0
3
Doanh thu thuần (=1-2)
5.576.517.736
7.139.589.865
8.087.883.428
4
Giá vốn hàng bán
4.056.717.228
5.997.236.265
14,1
6.376.731.586
4,95
5
Lãi gộp = (3-4)
1.119.800.508
1.142.353.600
30,78
2.711.151.842
32,03
6
Chi phí bán hàng
0
0
0
0
0
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
534.219.788
151.524.543
79,78
61.550.328
23,43
8
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (= 5-6-7)
685.580.720
990.829.057
24,96
1.649.601.514
65,49
9
Lãi hoạt động tài chính
-320.566.447
-250.833.448
-5,2
-87.448.624
44,50
10
Lãi bất thường
35.000.000
49.718.822
42,05
62.208.000
5,01
11
Tổng LNTT (=8+9+10)
370.014.273
714.100.431
33,71
904.360.890
62,28
12
Thuế TNDN
96.003.996
181.120.041
213.221.049
13
Lợi nhuận sau thuế
274.010.277
538.594.390
33,71
691.139.841
62,28
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty nói riêng.
Thông qua bảng phân tích kết quả kinh doanh có thể thấy tốc độ tăng trưởng của công ty ở các năm 2008, 2009, 2010 là tương đối tốt. Từ năm 2009 công ty có sự tăng mạnh về số lượng cán bộ công nhân viên, thể hiện những chuyển đổi trong quản lý nhân sự nói riêng và trong cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung việc gia tăng này hàm nghĩa sự mở rộng quy mô hoạt động đến năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại tăng điều này cho thấy đây là dấu hiệu rất khả quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đặc thù ngành xây dựng cơ bản, doanh thu qua các năm có tăng nhưng hiệu quả chưa cao là do các công trình thi công ở nhiều địa phương xa nên chi phí khác phục vụ cho việc thi công thường lớn nên lợi nhuận đạt được chưa cao. Nhưng công ty đã cố gắng tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên để họ có thu nhập ổn định, doanh thu của công ty vẫn tăng và vẫn đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ.
Phần 2: Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189 Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
1.1. Hình thức kế toán công ty áp dụng
- Kế toán trưởng: Giúp việc cho Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ sản xuất kinh doanh của công ty ..Báo cáo tình hình tài chính của công ty cho giám đốc.
- Bộ phận kế toán tài sản cố định: Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tăng giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao và phân bổ khấu hao vào quá trình SXKD của công ty
- Bộ phận kế toán hàng tồn kho có nhiệm vụ: ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản, nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Bộ phận kế toán thanh toán: Theo dõi về lao động tiền lương, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, các khoản thanh toán với người bán, thanh toán vói khách hàng, thanh toán với Nhà nước, tổng hợp số liệu từ các đội gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán lương, phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo chế độ quy định.
- Bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành, thủ quỹ: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí để tính giá thành cho từng công trình và cùng với kế toán vốn bằng tiền tiến hành thu- chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu – chi tiền mặt.
- Bộ phận kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu ở các bộ phận, phân tích kiểm tra và báo cáo với kế toán trưởng .
1.2. Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán
1.2.1. Những thông tin chung.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào ngày 31/12/200N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hoạch toán kế toán: Việt Nam đồng
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác về nguên tắc là phải trao đổi ra Việt Nam đồng tính theo tỷ giá lúc thực tế phát sinh, hay theo giá thoả thuận.
Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này, việc ghi sổ kế toán tách rời với việc ghi theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống, giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống sổ kế toán áp dụng.
Một số sổ cái của doanh nghiệp xây dựng là: Sổ cái TK111,TK112,TK131,TK331, TK 152, TK 153, TK 311, TK 334, TK 621, TK 622, TK 642, TK627...
Do doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được tiêu thụ luôn, vì thế không có sản phẩm tồn kho và doanh nghiệp không SD TK 155, đồng thời không có hàng bán bị trả lại, không có giảm giá hàng bán nên không SD TK 531, TK 532.
+ Sổ kế toán chi tiết: Trên thực tế doanh nghiệp sử dụng một loạt sổ kế toán chi tiết như: Sổ chi tiết VL, sổ chi tiết với người mua, sổ chi tiết với người bán.Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi số, tính tổng số phát sinh nợ tổng số phát sinh có và số dư của từn tài khoản trên sổ cái căn cứ vaò sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo TC.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
Phương pháp hạch toán TSCĐ:
Nguyên tắc tính giá TSCĐ được áp dụng theo chuẩn mực 03- 04 TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán Việt Nam theo Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
Hạch toán khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp luỹ kế và việc đăng ký thời gian hữu ích được nêu trong Quyết định 206/2003 QĐ – BTC về việc ban hành chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, nguyên tắc tính giá được áp dụng theo chuẩn mực kế toán 02 Hàng tồn kho Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
Hàng xuất kho được tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên
Trích lập và hoàn dự phòng: Không có
Các phần hành hạch toán kế toán trong công ty
2.1. Hạch toán vốn bằng tiền
* Kế toán tiền mặt tại quỹ
Mỗi doanh nghiệp đều có một số tiền mặt nhất định tại quỹ. Số tiền thường xuyên có tại quỹ được ấn định tuỳ thuộc vào quy mô tính chất hoạt động của doang nhiệp và được ngân hàng thoả thuận.
Để quản lý và hạch toán chính xác, tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung bảo quản tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm gửi quỹ. Thủ quỹ không được nhờ người làm thay mình. Không được kiêm nhiệm công tác kế toán, không được làm công tác tiếp liệu, mua bán vật tư hàng hoá.
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp lệ, chứng từ phải có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng. Sau khi đã kiểm tra chứng từ hợp lê, thủ quỹ tiến hành thu vào hoặc chi ra các khoản tiền và gửi lại chứng từ đã có chữ ký của người nhận tiền hoặc nộp tiên. Cuối mỗi ngày căn cứu vào các chứng từ thu chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với sỗ liệu của sổ quỹ, sổ kế toán. nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra lại để xác định nguyên nhâ và kiến nghị biện pháp xử lý. Với vàng bac, đá quý nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể và cần thiết phải gửi tiền vào ngân hàng kho bạc Nhà nước hoặc công ty tài chính để thực hiện các nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định hiện hành của pháp luật.
Chứng từ để hạch toán TGNH là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi...)
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm, thông báo với ngân hàng để đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời các khoản chênh lệch (nếu có).
Để theo dõi tình hình biến động các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng kho bạc hoặc công ty tài chính, kế toán sử dụng TK112-TGNH
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189
Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
PHIẾU THU
Ngày 7/10/2010
Nợ TK: 111
Có TK: 333,711
Họ tên người nộp: Nguyễn Văn Hùng
Địa chỉ: Phòng kế toán nhượng bán 1 máy photo.
Số tiền: 10.543.720đ
Đã nhận đủ số tiền: mười triêu năm trăm bốn ba nghìn bảy trăm hai mươi đồng
Ngày 7/10/2010
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Thủ Quỹ
(Ký, tên họ)
Người nộp
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Thủ trưởng đơn vị NH
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189
Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
PHIẾU CHI
Ngày 5 tháng 10 năm 2010 Nợ TK: 156
Nợ TK:133
Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Tuyến Có TK: 111
Địa chỉ: Đội thi công 1
Lý do: Để mua dầu
Số tiền: 95.635.210 đồng
(Bằng chữ: Chín năm triệu sáu trăm ba năm nghìn hai trăm mười đồng)
Đã nhận đủ số tiền: Chín năm triệu sáu trăm ba năm nghìn hai trăm mười đồng
Ngày 2/11/2010
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Thủ Quỹ
(Ký, tên họ)
Người nhận
(Ký, tên họ)
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189
Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
Tên TK: Tiền mặt
SHTK: 111
SỔ CÁI-CTGS
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giảI
TK Đ/ư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
635.134.078
34
5/10
Mua hàng hoá dầu Diesel
156,133
86.941.100
8.694.110
61
7/10
Nhượng bán máy phôtô
711,333
9.855.200
985.520
………………….
65
15/10
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tièn mặt
112
670.000.000
66
16/10
Công ty TNHH Hồng Vân thanh toán nợ
131
45.000.000
39
17/10
Thuê sửa chữa sân sau nhà kho
241,133
4.100.000
410.000
…………………...
41
25/10
Rút tièn mặt tại quỹ đem gửi ngân hàng
112
150.000.000
…………………
Cộng số dư cuối kỳ
434.009.410
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CES 189
Việt Nam- Hoài Đức – Hà Nội
SHTK: 112 TRÍCH SỔ CÁI- CTGS
Tên TK: Tiền gửi ngân hàng
Đơn vị tính: VN
Tt
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
SH
NT
ĐƯ
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1.269.903.900
1
5/10
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
111
670.000.000
2
10/10
Trả tiền mua hàng hoá tháng trước
331
15.960.000
3
11/10
Chi tạm ứng
141
12.000.000
5
15/10
Bán xăng
511
333
48.283.750
4.828.375
6
21/10
Thu từ quỹ ký cược ngắn hạn
144
16.000.000
7
26/10
Rút tiền mặt đem gửi ngân hàng
111
250.000.000
…………………………
Cộng phát sinh trong kỳ
386.410.125
697.960.000
Số dư cuối kỳ
958.354.025
2.2. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
2.2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán, các loại tài sản cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… và phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết về lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung, công tác quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ nói riêng.
a. Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định 1141/ TC/QĐ/CĐ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho (01 - VT)
- Phiếu xuất kho (02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (08 - VT)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (02 - BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (03 - BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thấp nhất theo Quy định của Nhà nước các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (04 - VT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư (05 - VT) phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (07 - VT)… Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động thành phần kinh tế, tình hình sở hữu khác nhau.
Đối với các chứng từ thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Mọi chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do đó kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan.
b. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Trong doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ do nhiều bộ phận tham gia. Song việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng ngày được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kho và phòng kế toán doanh nghiệp. Trên cơ sở các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật liệu thủ kho và kế toán vật liệu phải tiến hành hạch toán kịp thời, tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng ngày theo từng lo