Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu đo đạc nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Cao Lãnh cho biết các đặc trưng về đặc điểm khí hậu như sau:
a. Nhiệt độ không khí(oC): Nhiệt độ trung bình thường cao, trung bình năm 26,7oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và 5 đạt 34,6oC, thấp nhất 20,2oC vào tháng 2. Nhiệt độ ban ngày từ 26 đến 34oC, ban đêm từ 16 đến 22oC.
b. Lượng mưa: Đồng Tháp có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1300mm đến 1720,5mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất thường vào tháng 9 và 10 đạt bình quân 211mm đến 327mm
116 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá điều kiện đại chất CT dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến N2, đoạn Km 94+210 đến Km 96+363 Tân Thạnh, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đánh giá điều kiện ĐCCT dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến N2, đoạn Km 94+210 đến Km 96+363 Tân Thạnh, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ở giai đoạn TKKT. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế thi công đoạn tuyến trên với thời gian 3 thángMỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước ta đã và đang có những bước phát triển nhảy vọt về mặt kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, là cơ sở then chốt cho sự phát triển kinh tế. Đối với giao thông vận tải việc xây dựng nhiều tuyến đường mới và nâng cấp những tuyến đường đã có là việc hết sức quan trọng. Dự án tuyến đường N2 đoạn Tân Thạnh - Mỹ An đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp được thực hiện có ý nghĩa lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiểm định và địa kỹ thuật thuộc Tổng công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải – TEDI, tôi tiến hành thu thập tài liệu khảo sát địa chất công trình ở giai đoạn khảo sát chi tiết, tuyến đường Tân Thạnh - Mỹ An. Sau khi kết thúc đợt thực tập, trên cơ sở tài liệu thu thập được, tôi được Bộ môn Địa chất Thủy văn của trường Đại học Mỏ - Địa chất quyết định cho làm đồ án tốt nghiệp, với đề tài:
“ Đánh giá điều kiện ĐCCT dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến N2, đoạn Km 94+210 đến Km 96+363 Tân Thạnh, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ở giai đoạn TKKT. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế thi công đoạn tuyến trên với thời gian 3 tháng”
Nội dung đồ án bao gồm :
Mở đầu
Phần I: Phần chung và chuyên môn.
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên,dân cư, kinh tế, giao thông vùng Đồng Tháp.
Chương 2: Cấu trúc địa chất vùng Đồng Tháp.
Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn.
Chương 4: Các hiện tượng địa chất động lực công trình.
Chương 5:. Đánh giá điều kiện địa chất công trình đoạn tuyến nghiên cứu
Chương 6: Dự báo các vấn đề địa chất công trình đoạn tuyến nghiên cứu. .
Phần II: Thiết kế khảo sát ĐCCT
Chương 7: Thiết kế phương án khảo sát ĐCCT.
Chương 8: Dự toán kinh phí và tổ chức thi công
Kết Luận
Tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, các bản phụ lục kèm theo gồm có:
· Phụ lục 1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất.
· Phụ lục 2: Bình đồ bố trí các lỗ khoan và điểm thí nghiệm ngoài trời
· Phụ lục 3: Mặt cắt địa chất công trình tim tuyến.
· Phụ lục 4: Mặt cắt ngang địa chất công trình.
· Phụ lục 5: Sơ đồ địa chất vùng Đồng Tháp.
Trong quá trình làm đồ án với nỗ lực và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn địa chất công trình, địa chất thủy văn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Huy Phương đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án đúng hạn được giao. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn hạn chế và sự hiểu biết thực tế chưa nhiều nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô trong Bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp.
PHẦN I
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ , KINH TẾ, GIAO THÔNG VÙNG ĐỒNG THÁP.
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Công. Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây Nam tỉnh Cần Thơ và phía Tây giáp tỉnh An Giang. Diện tích tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: 10o 06’ 08” đến 10o 58’ 44”
- Kinh độ Đông: 105o 10’ 41” đến 105o 57’ 27”
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Đồng Tháp mang đặc điểm địa hình đồng bằng tích tụ thấp trũng bị phân cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt và nhiều nơi thường xuyên ngập nước. Theo độ cao của nền địa hình có thể thấy có 2 dạng như sau:
+ Địa hình đồng bằng không ngập: Chiếm diện tích rất nhỏ ở phía Tây Nam tỉnh gồm các huyện Cao Lãnh, Châu Thành và Lấp Vò. Độ cao thay đổi từ 2,2m đến 4m. Trên dạng địa hình này được trồng các cây ăn trái và dân cư sinh sống đông đúc.
+ Địa hình đồng bằng thấp trũng: Dạng địa hình này thuộc phần trũng của Đồng Tháp Mười, chiếm phần lớn diện tích tỉnh gồm các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười và Thanh Bình. Độ cao thay đổi từ 0,2m đến 1,8m. Trên dạng địa hình này hệ thống kênh rạch khá phát triển và hay bị ngập nước do ảnh hưởng của lũ lụt.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu đo đạc nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Cao Lãnh cho biết các đặc trưng về đặc điểm khí hậu như sau:
a. Nhiệt độ không khí(oC): Nhiệt độ trung bình thường cao, trung bình năm 26,7oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và 5 đạt 34,6oC, thấp nhất 20,2oC vào tháng 2. Nhiệt độ ban ngày từ 26 đến 34oC, ban đêm từ 16 đến 22oC.
b. Lượng mưa: Đồng Tháp có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1300mm đến 1720,5mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất thường vào tháng 9 và 10 đạt bình quân 211mm đến 327mm.
c. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí thay đổi theo các mùa trong năm, mùa mưa độ ẩm cao, mùa khô độ ẩm thấp. Độ ẩm trung bình năm 79,2%, độ ẩm cao nhất vào mùa mưa từ 86%-90% (tháng 9). Độ ẩm thấp nhất vào mùa khô từ 70%-78%.
d. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trên địa bàn của Đồng Tháp từ 1075,4mm đến 1738,4mm/năm. Tháng 3 và 4 có lượng bốc hơi từ 140,3-161,2mm.
1.1.4. Đặc điểm mạng thủy văn
Do nằm ở hạ lưu sông Mê Công nên hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khá phát triển. Hệ thống sông chính có sông Tiền Giang và các nhánh của nó.
Sông Tiền Giang là một nhánh của sông Mê Công. Sông Tiền chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu chảy qua tỉnh Đồng Tháp trên chiều dài gần 150km. Sông Tiền nối với Sông Hậu bằng sông Vàm Nao. Sông Tiền có rất nhiều các nhánh phụ và kênh dẫn nước từ các nơi đổ vào Sông Tiền như kênh Tháp Mười, Kênh Xáng và nhiều rạch chằng chịt. Nhìn chung các sông rạch ở Đồng Tháp chịu chi phối bởi lũ trong các tháng mùa mưa, nước nhạt quanh năm nhưng vào các tháng mùa khô thường bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn.
1.2. Dân cư-Kinh tế
Diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp theo Việt Nam Admínstrative Atlas là 3.238,1km2. Gồm 2 thị xã là Sa Đéc và Cao Lãnh, 9 huyên: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình và Tháp Mười. Dân số 1.568.100 người, mật độ là 484 người/km2. Thị xã Cao Lãnh là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá và xã hội của tỉnh.
Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp chiếm 85% với các vùng lúa cao sản. Công nghiệp chỉ chiếm 7% và đang được mở rộng. Ngoài ra còn Du lịch sinh thái cũng rất phát triển với các Cồn, vườn cây dọc theo Sông Tiền
1.3. Giao Thông
Loại hình giao thông chủ yếu trên địa bàn tỉnh là đường bộ và đường thủy.
+ Đường bộ: Đồng Tháp là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 cùng với tuyến N2 qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Quốc lộ 54 bắt đầu từ bến phà Vàm Cống và kết thúc tại thị xã Trà Vinh, tổng chiều có chiều dài 152 km, nằm cặp sông Hậu, nối liền Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh. Đoạn quốc lộ trong địa phận Đồng Tháp đi qua các huyện Lấp Vò, Lai Vung.
+ Quốc lộ 80 bắt đầu từ cầu Mỹ Thuận và kết thúc tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, tổng chiều dài 210 km, đi qua địa bàn các tỉnh thành: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía Tây của Đồng bằng Sông Cửu Long với phần còn lại của đồng bằng.
+ Quốc lộ 30 chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, bắt đầu từ ngã ba An Hữu - giao với quốc lộ 1A tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đi qua địa bàn huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, thị xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và kết thúc tại cửa khẩu Dinh Bà, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Tổng chiều dài 120 km, trong đó đoạn Tân Hồng - Hồng Ngự trùng với tuyến quốc lộ N1, đã được đầu tư mở rộng.
+ Tuyến N2 là 1 trong 3 trục giao thông chủ yếu ở Nam Bộ, bao gồm: quốc lộ 1A ở phía Đông, quốc lộ N1 ở phía Tây và tuyến N2 ở giữa. Tuyến N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười, là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc - Nam.
+ Đường thủy: Đồng Tháp là tỉnh có nhiều sông rạch, theo Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (Tập 6, trang 273, NXB Giáo dục 2006), toàn tỉnh có 339 sông - kênh - rạch với tổng chiều dài 2.838 km, tạo thành mạng lưới giao thông thủy đều khắp. Đặc biệt là các tuyến đường thủy sông Tiền, sông Hậu, kênh Tân Thành - Lò Gạch, kênh Hồng Ngự - Long An, kênh An Phong - Mỹ Hoà, kênh Nguyễn Văn Tiếp, sông Sa Đéc - rạch Lấp Vò, rạch Cái Cái - kênh Phước Xuyên - kênh Tư Mới, sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, rạch Nha Mân, rạch Cần Lố, rạch Lai Vung có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hoá, hành khách liên tỉnh và nội tỉnh. Theo thông tin từ Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông - Vận tải, Đồng Tháp có chiều dài toàn tuyến sông hơn 2.400 km và có số phương tiện tham gia giao thông thủy đứng thứ hai của cả nước. Tuy vậy, Đồng Tháp vẫn chưa có các đoạn quản lý đường sông của địa phương. Đây chính là điều khó khăn vì tuyến sông quá rộng nhưng tầm quản lý của địa phương lại bị hạn chế.
+Tình hình vận tải : Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2007, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 23,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 342,6 triệu lượt người/km; khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 3.341 nghìn tấn (đường bộ đạt 1.346 nghìn tấn, đường thủy đạt 1.995 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 336,7 triệu tấn/km (đường bộ đạt 81,8 triệu tấn/km, đường thủy đạt 254,9 triệu tấn/km).
CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG ĐỒNG THÁP
2.1. Địa Tầng
Tỉnh Đồng Tháp thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đây là miền sụt lún có bề dày trầm tích Kainozoi khá lớn được giới hạn bởi 2 đứt gãy lớn là đứt gãy Sông Tiền và đứt gãy Sông Hậu. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu các lỗ khoan sâu hiện có trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận cho thấy trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp có mặt các đá có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi.
Giới Paleozoi-Hệ Đevon-Carbon
Các đất đá thuộc giới Paleozoi bao gồm các trầm tích cát kết, sét bột kết màu xám xanh của hệ tầng Devon-Cacbon (D-C1). Các đá cấu thành nền đá móng cứng chắc của vùng trên đó được lấp đầy các trầm tích Neogen, Đệ tứ.
2.1.1. Hệ tầng Hòn Chông (D-C1hc)
Hình thái bề mặt đá móng đã được khắc hoạ rất rõ theo các tuyến mặt cắt, đó là bề mặt gồm các đá cứng lồi lõm không đều có xu thế nghiêng thoải từ Bắc xuống Nam và nâng lên từ ở phía Bắc giáp Campuchia. Bề mặt đá móng gặp ở độ sâu 242,5m tại LKS61 Hồng Ngự, đến 226,0m tại LKS220 Sa Rài, huyện Tân Hồng võng xuống dọc theo sông Tiền Giang (>600m) về phía Đông Nam.
Hệ tầng Hòn Chông gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu: 188,0m (lỗ khoan 29 Hồng Ngự) và 242,5m (lỗ khoan S61 xã An Long, huyện Tam Nông).
Thành phần trầm tích gồm: phần dưới là cát kết, bột sét kết màu xám xanh, xám đen, chuyển lên trên là bột sét kết bị phong hóa. Bề dày thấy được 23,3m. Ranh giới dưới không quan sát được, phía trên bị các trầm tích của hệ tầng Bến Tre (N12-3bt) phủ bất chỉnh hợp lên trên.
2.1.2. Hệ tầng Hòn Ngang (T hng)
Có tuổi Triat, nằm phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Hòn Chông.Thành phần của hệ tầng là các đá phun trào axit bị biến đổi. Chiều dày 14.5m.
2.1.3. Hệ tầng Dầu Tiếng (T3 dt)
Hệ tầng này nằm phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Hòn Ngang tuổi T3. Thành phần trầm tích bao gồm : cát kết, bột kết màu đỏ, đá silic. Hệ tầng có chiều dày từ 130m đến 150m.
2.1.4. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đbl)
Hệ tầng này cũng nằm bất chỉnh hợp lên hệ tầng Dầu Tiếng. Thành phần chủ yếu là các đá phun trào andesit bazan ,dacit và tuf của chúng. Có chiều dày 58m.
2.1.5. Miocen thượng, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph)
Trong vùng, các lỗ khoan sâu đều bắt gặp trầm tích của hệ tầng ở độ sâu: 209,5-245,5m (lỗ khoan S61), 285,0m (lỗ khoan 31 An Phong-Thanh Bình), 252,0m (lỗ khoan 25b Cao Lãnh) và 313,0-369,0m (lỗ khoan 895b).
Thành phần trầm tích gồm: phần dưới là cát mịn đến trung màu xám xanh, chuyển lên trên là sét, bột sét màu xám phớt hồng và trên cùng đôi chỗ là sét loang lổ bị laterit hóa. Trong lớp cát còn xen kẹp nhiều lớp bột, bột sét dạng thấu kính.
Tại lỗ khoan 30 (Hồng Ngự) ở độ sâu 235,0m phát hiện tập hợp Tảo ít ỏi gồm: Cymbella lanceolata, Eunotia arcus. Theo Đào Thị Miên thì các tảo trên thuộc dạng nước ngọt thường gặp trong Neogen.
Hầu hết các lỗ khoan trong vùng đều bắt gặp các trầm tích của hệ tầng này, riêng LK29 (Hồng Ngự) không bắt gặp trầm tích của hệ tầng trên.
Trầm tích của hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph) phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Hòn Chông (D3-C1hc), hệ tầng Bến Tre (N12-3bt) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ (N21ct)
2.1.6. Pliocen hạ, hệ tầng Cần Thơ (N21ct)
Trong vùng, các lỗ khoan sâu đều bắt gặp trầm tích của hệ tầng ở độ sâu: 158,0- 209,5m (lỗ khoan S61), 241,0-285,0m (lỗ khoan 31), 203,5-252,0m (lỗ khoan 25b Cao Lãnh), 249,0-313,0m (lỗ khoan 895b), 156,0-188,0m (lỗ khoan 29).
Theo đặc điểm trầm tích, có thể chia hệ tầng thành 2 tập:
Tập 1: chủ yếu là cát lẫn ít sạn, cuội. Bề dày thay đổi từ 20,0-30,0m tới 50,0-60,0m.
Tập 2: bột, sét, cát bột, màu xám xanh, nâu nhạt. Tập dày 10,0-20,0m.
Trong lỗ khoan 30 (Hồng Ngự) ở độ sâu 157,0m phát hiện Tảo nước ngọt: Synedra ulla, Cymbella sp., Navicula cuspidata.,v.v...Theo Đào Thị Miên
thì Navicula cuspidata thường đặc trưng cho các trầm tích Neogen.
Trong tuyến mặt cắt vùng cho thấy: lớp trầm tích hạt thô duy trì khắp vùng và có chiều dày lớn nhất ở phía Đông Nam: 54,0m (LK895b), càng dần về phía Tây Bắc chiều dày vát mỏng dần chỉ còn 22,0m (LK29).
Các trầm tích của hệ tầng Cần Thơ phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Năm Căn (N22nc). Chiều dày hệ tầng biến đổi từ 30,0m đến 70,0m.
2.1.7. Pliocen thượng, hệ tầng Năm Căn (N22nc)
Trong vùng, các lỗ khoan sâu đều bắt gặp trầm tích của hệ tầng ở độ sâu: 100,5-158,0m (lỗ khoan S61), 171,5-241,0m (lỗ khoan 31), 175,0-203,5m (lỗ khoan 25b Cao Lãnh), 187,0-249,0m (lỗ khoan 895b), 94,5-156,0m (lỗ khoan 29).
Theo đặc điểm trầm tích có thể chia thành 2 tập :
Tập 1: chủ yếu là hạt thô gồm cát thạch anh xen ít lớp hoặc thấu kính sạn, sỏi. Trầm tích có màu nâu tím, nâu vàng. Bề dày thay đổi từ 20,0-80,0m. Tập này nằm trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Cần Thơ (N21ct).
Tập 2: bột, sét xen ít cát phân lớp vừa tới dày. Bề dày thay đổi từ 10,0-20,0m. Tập này bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho (Q11mt).
Trong lỗ khoan 30 (Tân Công Sính, Hồng Ngự) ở độ sâu 122,0m đã phát hiện Tảo nước ngọt Synedra unla., Cymbella parva...Theo Đào Thị Miên, tập hợp Tảo kể trên thường gặp trong trầm tích Neogen.
Theo tuyến mặt cắt qua vùng cho thấy: trầm tích hạt thô có mặt hầu khắp trong vùng và có xu thế hạ thấp dần về phía Đông Nam. Chúng phân bố ở phần dưới cùng của hệ tầng, chiều dày lớn nhất: 47,0m (LK895b) và nhỏ nhất: 8,5m (LK25-I). Chiều dày của hệ tầng biến đổi từ 25,0m đến 85,0m.
Hệ Đệ Tứ
2.1.8. Hệ tầng Bình Minh (Q1² bm)
Hệ tầng này nằm chỉnh hợp với hệ tầng Năm Căn (N22 nc), thành phần chủ yếu gồm các trầm tích : sỏi sạn, cát, bột, sét. Dày 74.3m.
2.1.9. Hệ tầng Đất Cuốc (aQ13 đc)
Hệ tầng này nằm chỉnh hợp với hệ tầng Bình Minh (Q1² bm), thành phần chủ yếu là các trầm tích cuội, sỏi, cát có chiều dày 43m.
2.1.10. Pleistocen hạ-hệ tầng Mỹ Tho, trầm tích sông-biển (amQ11mt)
Hầu hết các lỗ khoan sâu trong vùng đều khống chế hết chiều dày các trầm tích của hệ tầng này ở các độ sâu: 76,0-94,5m (LK29), 86,0-100,5m (LKS61), 125,0-171,5m (LK31), 132,0-175,0m (LK25b).
Thành phần đất đá gồm: phần dưới cùng là cát mịn đến thô chứa sạn sỏi, đôi chỗ xen kẹp bột cát màu xám xanh, xám trắng đến phớt tím. Trên cùng là các lớp bột, sét, bột sét đôi chỗ màu loang lổ chứa sạn laterit.
Qua 2 mặt cắt địa chất vùng cho thấy: trầm tích hạt thô có mặt và duy trì rộng khắp vùng có chiều dày biến đổi từ 10,5m (LKS61) đến 43,0m (LK25-I) và có xu thế hạ thấp dần về phía Đông, Đông Nam.
2.1.11. Hệ tầng Long Toàn (Q _ lt)
Các trầm tích của hệ tầng Long Toàn (Q _ lt) nằm chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho (amQ11mt) . Thành phần chủ yếu là : cuội sạn ở dưới, cát, sét, bột. Chiều dày 82 m.
2.1.12. Pleistocen trung-thượng, hệ tầng Thủy Đông
Trầm tích sông-biển (amQ12-3tđg)
Các trầm tích của hệ tầng không lộ ra trên mặt, dưới sâu hầu hết các lỗ khoan trong vùng đều bắt gặp các trầm tích của hệ tầng từ độ sâu: 46,0-76,0m (LK29), 43,5-86,0m (LKS61), 88,5-125,0m (LK31), 77,0-132,0m (LK25-I).
Thành phần đất đá gồm: phần dưới là cát hạt thô chứa nhiều sạn, sỏi màu xám xanh, xám trắng, chuyển dần lên là cát mịn đến trung trong xen kẹp nhiều lớp bột, sét mỏng và trên cùng là sét, bột sét màu xám xanh, xám trắng đến nâu đỏ loang lổ chứa sạn laterit.
Trên mặt cắt địa chất vùng cho thấy: phần dưới hệ tầng là trầm tích hạt thô chiếm khối lượng chính của hệ tầng, chúng duy trì rộng khắp vùng và có chiều dày lớn nhất: 42,1m (LK895b). Càng dần về phía Tây Bắc, chiều dày càng vát mỏng dần chỉ còn 15,0m (LKS61).
Lớp trầm tích hạt mịn trên cùng có chiều dày biến đổi từ 4,0-5,0m đến 20,0-30,0m không duy trì khắp vùng. Tại lỗ khoan 29 và lỗ khoan 31 không bắt gặp lớp trầm tích hạt mịn này.
Bề mặt đáy của hệ tầng có xu thế hạ thấp dần về phía Đông, Đông Nam và nâng cao dần về phía Tây, Tây Bắc.
Hệ tầng Thủy Đông phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho (Q11mt), bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Long Mỹ (mQ13lm) và có chiều dày biến đổi từ 30,0m đến 55,0m.
2.1.13. Pleistocen thượng, hệ tầng Long Mỹ, trầm tích biển (mQ13lm)
Hệ tầng do Lê Đức An và đồng nghiệp xác lập năm 1979 trên cơ sở nghiên cứu mặt cắt địa chất trong lỗ khoan 5 ở khu vực thị trấn Mộc Hóa, tỉnh Long An.
Trầm tích của hệ tầng lộ ra rải rác ở phía Bắc khu vực Sa Rài, huyện Tân
Hồng đến biên giới Campuchia. Mái và đáy không bằng phẳng, võng xuống ở khu vực Đồng Tháp Mười và gặp hầu hết trong các lỗ khoan ở độ sâu: 16,0-46,0m (LK29), 18,0-43,5m (LKS61), 31,0-88,5m (LK31), 38,0-77,0m (LK25b) và 36,5-80,0m (LK895b).
Thành phần trầm tích gồm: cát thô chứa sạn, sỏi, chuyển dần lên là cát mịn màu xám xanh trong xen kẹp nhiều lớp bột, bột cát, cát bột màu nâu, phớt hồng, vàng nhạt. Trên cùng là sét bột, sét loang lổ bị laterit hóa nhẹ.
Bề mặt đáy của hệ tầng hạ thấp dần về phía Đông, Đông Nam và nâng cao dần về phía Tây, Tây Bắc. Chúng phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Thủy Đông (Q12-3tđ) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Holocen (Q2). Chiều dày hệ tầng biến đổi từ 14,0m đến 72,0m.
2.1.14. Hệ tầng Mộc Hóa (amQ mh)
Thành phần chính của hệ tầng này gồm các trầm tích: cuội, sạn, cát, bột sét. Có chiều dày 50m. Nằm chỉnh hợp với hệ tầng Thủy Đông (amQ12-3tđg).
2.1.15. Thống Holocen
Các trầm tích Holocen phân bố rộng rãi trong vùng, bao gồm các trầm tích có nhiều nguồn gốc: sông-biển hỗn hợp (amQ2), sông-đầm lầy (abQ2) và sông (aQ2) tuỳ thuộc vào mối liên quan với địa hình hiện tại.
+ Thống Holocen, phụ thống trung, trầm tích biển,
Hệ tầng Hậu Giang (mQ22hg).
Các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang lộ ra trên mặt ở phía Bắc như Tân Hồng. Thành phần trầm tích bao gồm: Cát mịn đến trung xám vàng chứa kết vón ôxyt sắt, đôi chỗ xen kẹp lớp bột mỏng, chứa sạn, sỏi laterit. Phần trên cùng là các lớp bột, sét, sét bột, bột sét, bột cát và bùn sét có màu thay đổi từ xám nâu, xám vàng đến xám đen.
Các trầm tích của hệ tầng này phủ bất chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Mộc Hóa (Q13mh) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích trẻ hơn.
Chiều dày của hệ tầng biến đổi từ 6,0m đến 14,0m.
+ Thống Holocen, phụ thống trung - thượng, phần trên.
Trầm tích sông-biển (amQ22-3)
Phân bố rất rộng rãi trên mặt ở phía Bắc và dọc theo Sông Tiền tạo nên các cánh đồng bằng phẳng trồng lúa, hoa màu của huyện