Đề tài Đánh giá đói nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Những năm qua, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam được đứng vào tốp 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập niên vừa qua. Riêng giai đoạn 2001-2010, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng xấp xỉ 3 lần. Và tháng 2 năm 2010, WB đã công bố Việt Nam thoát khỏi danh sách các nước thu nhập thấp, đây là một kết qu ả rất đáng trân trọng thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong vòng nhiều năm theo đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá (tiến bộ vươt bậc) về mặt xã hội cho con người. Những tiến bộ đáng kể về thu nhập vẫn không đưa Việt Nam vào danh sách các "quốc gia đứng đầu" về những tiến bộ trong phát triển con người. Mặt khác chính bản thân cách thức thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã có phần làm giảm dần hiệu ứng của nỗ lực xóa đói giảm nghèo, chúng ta đang đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với thực trạng trên, nằm trong chủ đề nghiên cứu về chất lượng trưởng kinh tế Việt Nam, Bài viết muốn đề cập tới thực trạng xóa đói giảm nghèo và xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng đến mục tiêu cuối cùng, đó là xóa đói giảm nghèo - phát triển con người, xem như là yếu tố của chất lượng tăng trưởng hiểu theo nghĩa rộng của nó. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của nhóm là “ Đánh giá đói nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tác đ ộng như thế nào đến xóa dói giảm nghèo Việt Nam thời gian vừa qua”

pdf23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá đói nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Khoa Ngân hàng – Tài Chính -----------***----------- BÀI TẬP NHÓM (NHÓM 7) ĐỀ TÀI : Đánh giá đói nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua tác động thế nào đến xóa đói giảm nghèo của Việt Nam LỚP : CAO HỌC 21D TÊN THÀNH VIÊN: 1. Hà Cẩm Ninh 2. Khuất thị Mai Phương 3. Hồ Bảo Ngọc 4. Đặng Thị Nhung 5. Nguyễn Hoàng Nhung 6. Đào Cù Huy Phùng 2 MỤC LỤC 1. Đánh giá đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. ............................................. 5 1.1. Quan niểm và nội dung tiếp cận đánh giá đói nghèo .................................................... 5 1.1.1. Quan niệm nghèo khổ ........................................................................................... 5 1.1.2. Tiếp cận đánh giá đói nghèo .................................................................................. 5 1.2. Đánh giá đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ........................................... 7 1.2.1. Đánh giá Thực trạng vượt ngưỡng nước nghèo danh nghĩa ................................... 8 1.2.2. Đánh giá thực hiện mục tiêu vượt nghèo đích thực và hiệu quả ............................. 9 2. Tác động tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua. .................................................................................................... 10 2.1. Thành tựu đáng kể từ tăng trưởng kinh tế .................................................................. 10 2.2. Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua ........................................................................................................................... 11 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo ....................................................... 11 2.2.2 Tăng trưởng với sự gia tăng bất bình đẳng ........................................................... 15 2.2.3 Tăng trưởng với các yếu tố cấu thành chỉ số phát triển con người ........................ 17 3 DANH MỤC VIẾT TẮT WB: Ngân hàng thế giới. WTO: Tổ chức thương mại thế giới UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc HPI: Chỉ số đói nghèo con người VNLSS: Mức sống hộ gia đình Việt Nam NSLĐ: Năng suất lao động GDP: Tổng sản phẩm quốc nội BẢNG SỐ LIỆU: Bảng1: Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người theo nhóm nước Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Bảng 3: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo Bảng 4: Tổng hợp hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói và thu nhập Bảng 5: So sánh chỉ số bất công bằng trong phân phối thu nhập của Việt Nam với chuẩn quốc tế Bảng 6: Danh sách các nước có nhiều cải thiện trong HDI Bảng 7: Mức tăng GDP/người thực Bảng 8: Chỉ số phát triển con người Việt Nam so với một số nước châu Á, 2010 ĐỒ THỊ Đồ thị 1: Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam năm 1998 - 2010 Đồ thị 2: Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam từ 2000 – 2010 Đồ thị 3: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 – 2010 Đồ thị 4: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Đồ thị 5: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2010 Đồ thị 6: Hệ số giãn cách thu nhập ở Việt Nam 2002-2008 4 MỞ ĐẦU Những năm qua, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam được đứng vào tốp 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập niên vừa qua. Riêng giai đoạn 2001-2010, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng xấp xỉ 3 lần. Và tháng 2 năm 2010, WB đã công bố Việt Nam thoát khỏi danh sách các nước thu nhập thấp, đây là một kết quả rất đáng trân trọng thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong vòng nhiều năm theo đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá (tiến bộ vươt bậc) về mặt xã hội cho con người. Những tiến bộ đáng kể về thu nhập vẫn không đưa Việt Nam vào danh sách các "quốc gia đứng đầu" về những tiến bộ trong phát triển con người. Mặt khác chính bản thân cách thức thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã có phần làm giảm dần hiệu ứng của nỗ lực xóa đói giảm nghèo, chúng ta đang đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với thực trạng trên, nằm trong chủ đề nghiên cứu về chất lượng trưởng kinh tế Việt Nam, Bài viết muốn đề cập tới thực trạng xóa đói giảm nghèo và xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng đến mục tiêu cuối cùng, đó là xóa đói giảm nghèo - phát triển con người, xem như là yếu tố của chất lượng tăng trưởng hiểu theo nghĩa rộng của nó. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của nhóm là “ Đánh giá đói nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tác động như thế nào đến xóa dói giảm nghèo Việt Nam thời gian vừa qua” 5 NỘI DUNG 1. Đánh giá đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. 1.1. Quan niểm và nội dung tiếp cận đánh giá đói nghèo 1.1.1. Quan niệm nghèo khổ * Quan niệm về nghèo khổ vật chất - Thập niên 1970: nghèo khổ là sự “ thiếu hụt” so với mức sống nhất định - 9/1993, ESCAP đã cụ thể hóa sự “ thiếu hụt” đó là: không có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất cơ bản của con người (được xã hội thừa nhận)  Những điểm nhấn mạnh khi xem xét nghèo khổ vật chất: + Dấu hiệu nghèo: thu nhập hạn chế; thiếu cơ hội tạo thu nhập thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng ở mức tối thiểu + Chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế + Nếu thu nhập của gia đình dưới chuẩn nghèo gọi là hộ nghèo * Quan niệm về nghèo khổ đa chiều - Năm 1997, UNDP đưa ra khái niệm nghèo khổ tổng hợp: đó là sự thiếu hụt cơ hội và sự lựa chọn bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện con người: điều kiện vật chất, giáo dục, và tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe - Năm 2003: Phát triển khái niệm nghèo khổ đa chiều trên khía cạnh “quyền lợi” cơ bản của con người: Quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung 1.1.2. Tiếp cận đánh giá đói nghèo Hàng năm, Ngân hàng thế giới (WB) thường tiến hành phân loại các nước trên thế giới (Các nuớc với quy mô dân số trên 30 000 người) dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người. Theo tiêu chí này, thế giới được chia thành 4 nhóm nước: (1) các nước có thu nhập thấp,(2) Các nước có thu nhập trung bình thấp, (3) Các nước có thu nhập trung bình cao và (4) Các nước có thu nhập cao. Các mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm (GDP/người) của 4 nhóm nước có sự thay đổi theo từng năm, đòi hỏi mỗi nước phải có sự phấn đấu ngày càng cao hơn để nâng cao mức thu nhập. 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập thấp ≤765 ≤ 825 ≤875 ≤ 905 ≤935 Trung bình thấp 766-3035 826-3255 876-3465 906-3595 936 - 3705 Trung bình cao 3036-9385 3256-10065 3466-10725 3596-11115 3706-11455 Thu nhập cao 9386 trởlên 10066 trởlên 10725trở lên 11116 trởlên 11456 trở lên Bảng1: Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người theo nhóm nước Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới, Ngân hàng thế giới 2005 – 2009 6 Theo bảng trên, một quốc gia đang phát triển muốn vượt ngưỡng nước có mức thu nhập thấp thì phải có GDP bình quân đầu người cao hơn giới hạn thu nhập bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp. Xung quanh chỉ số GDP/người sử dụng để đánh giá việc vượt ngưỡng nghèo một nước có thu nhấp thấp của các nước đang phát triển, có một số vấn đề đặt ra: GDP/người chỉ phản ánh mặt số lượng bình quân của thu nhập của người dân ở mỗi nước, trong khi chưa thể phản ánh được tính chất phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư trong xã hội. Hay nói cách khác, nó chưa phản ánh được mức độ phân hoá giàu – nghèo ở một nước. Khi xem xét sâu hơn chỉ số GDP/người của một nước, người ta thường đặt câu hỏi: Liệu có bao nhiêu phần trăm dân số nước đó có mức thu nhập bình quân ngang bằng hoặc cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước? Nếu tỷ lệ là cao, thì chỉ số GDP/người mới phản ánh chân thực mức thu nhập và đời sống dân cư của nước đó. Còn nếu tỷ lệ là thấp, rõ ràng chỉ số GDP/người chỉ là một cách thống kê che đậy một trong những vấn đề hết sức bức xúc của bất kỳ xã hội nào, đó là tình trạng bất bình đẳng thu nhập và phân hoá giàu - nghèo trong xã hội. Một khía cạnh khác: chỉ số GDP/người không thể phản ánh được nhiều mặt thuộc về chất lượng của tăng trưởng để khẳng định khả năng thoát khỏi hẳn ngưỡng nước nghèo để trở thành các nước có mức thu nhập cao hơn như Như vậy, chỉ số GDP bình quân đầu người chỉ phản ánh tình trạng vượt ngưỡng nghèo tại thời điểm phân tích, không thể phản ánh một cách đích thực mức thu nhập của người dân ở mỗi nước và còn đặt dấu hỏi cho tương lai về mức thu nhập này sẽ có động thái vận động như thế nào Chúng ta cần tiếp cận việc đánh giá tình trạng vượt qua ngưỡng nghèo của Việt Nam theo 2 góc độ khác nhau tương ứng với quan niệm vượt qua ngưỡng nghèo khác nhau, đó là vượt qua ngưỡng nghèo thời điểm và vượt nghèo đích thực (1) Vượt ngưỡng nước nghèo thời điểm (hay gọi là vượt ngưỡng nghèo danh nghĩa). Một quốc gia được gọi là vượt qua ngường nghèo thời điểm danh nghĩa khi mức GDP bình quân đầu người tại năm đó phải đạt mức tối thiểu của mức của một nước được công nhận là nước có thu nhập trung bình thấp. Vượt qua được ngưỡng này cũng là một thành công mà các nước đang phát triển phải nỗ lực trong nhiều năm không chỉ là về kinh tế mà còn phải cả về lĩnh vực khống chế tốc độ tăng dân số. (2) Vượt ngưỡng nước nghèo đích thực và hiệu quả. Một quốc gia gọi là thoát khỏi nghèo đói đích thực khi họ đạt được mức tối thiểu về GDP bình quân đầu người của nước có mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chí của WB kèm theo những bảo đảm về khả năng duy trì một mức tăng trưởng GDP ngày càng 7 cao cũng như kết quả tăng trưởng phải được phân bổ bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Một quốc gia vượt được ngưỡng nghèo đích thực sẽ có khả năng đi qua ngưỡng trung bình thấp một cách nhanh chóng, để chuyển sang nước có thu nhập trung bình cao và hướng tới tiêu chí một quốc gia phát triển có thu nhập cao. Như vậy việc phân tích vượt ngưỡng nghèo đích thực và hiệu quả ngoài đánh giá theo chỉ tiêu GDP/người, còn phải phân tích qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng, cụ thể là: hiệu quả đạt được của các chỉ tiêu tăng trưởng, cấu trúc tăng trưởng và năng lực cạnh tranh tăng trưởng và xu hướng lan tỏa của tăng trưởng đến các yếu tố xóa đói giảm nghèo và bất công bằng trong phân phối thu nhập. 1.2. Đánh giá đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Trong quá trình đổi mới kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã xác định những điểm mốc quan trọng, hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã vượt một "cửa ải" quan trọng công cuộc kiến quốc: thoát ra khủng hoảng kinh tế (năm 1995). 12 năm sau, chúng ta đứng trước "của ải" thứ hai: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Lần đầu tiên, mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi nước kém phát triển có thu nhập thấp được ấn định bằng mốc cụ thể: năm 2008. Đồ thị 1: Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam năm 1998 - 2010 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1998 2002 2004 2006 2008 2009 2010 T ? l ? n gh èo (% ) Chung Thành th? Nông thôn 8 1.2.1. Đánh giá Thực trạng vượt ngưỡng nước nghèo danh nghĩa Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số trong nhiều năm liên tục,làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của Việt nam luôn được cải thiện. Tuy vậy, năm 2008, tốc độ tăng GDP chỉ đạt 6,5% (thấp hơn so với năm 2007 khoảng 2%), trong khi đó tốc độ tăng dân số giảm không đáng kể nên ảnh hưởng đến xu hướng gia tăng tốc dộ tăng thu nhập bình quân đầu người thời kỳ 2000-2010 40 2. 1 41 2. 9 44 0 49 1. 9 55 2. 9 63 9. 1 72 5. 1 83 5. 9 10 28 .3 10 64 11 70 0 200 400 600 800 1000 1200 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đồ thị 2: Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam từ 2000 – 2010 Nguồn: Bộ KH&ĐT Như vậy, theo số liệu tính toán trên, đến năm 2008, thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta là 1028$, so với mức của nước có thu nhập thấp do WB xác định trong báo cáo phát triển thế giới 2008 là 905 thì lần đầu tiên chúng ta vượt ngưỡng các nước có mức thu nhập thấp. Nếu căn cứ vào con số KH 2009, GDP tình theo USD là 105,7 tỷ USD và quy mô dân số là 87,17 thì thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 1212,5 USD, khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp (theo con số của WB áp dụng cho năm 2009 là 935USD). Đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD là một kỳ tích mà chúng ta đã phấn đấu không mệt mỏi, từ một mức thu nhập dưới 200 USD năm 1990 và năm 2000 cũng mới chỉ là 400 USD. Giả sử cả 2 mục tiêu về tăng trưởng dân số và tăng trưởng GDP thì mức thu nhập bình quân đầu người của Việt nam năm 2008 là 940,5, so với mức của WB xác định trong báo cáo phát triển thế giới năm 2008, các nước đang phát triển vượt ngưỡng thu nhập thấp phải có GDP/người đạt tối thiểu là 906USD thì năm 2008 chúng ta đã vượt được ngưỡng nghèo danh nghĩa. 9 1.2.2. Đánh giá thực hiện mục tiêu vượt nghèo đích thực và hiệu quả Vượt qua ngưỡng nghèo đích thực và hiệu quả mới là điều chúng ta quan tâm hơn, bởi vì điều đó mới làm cho hiện tượng vượt ngưỡng nghèo danh nghĩa có ý nghĩa hơn và bảo đảm tính bền vững hơn trong sự phát triển liên tục của kinh tế thế giới. Như trong phần trên đã nêu, việc đánh giá vượt ngưỡng nuớc nghèo đích thực, ngoài việc xem xét chỉ tiêu đạt được về GDP/người, chúng ta cần phải xem xét mặt chất của con số này, tức là hiệu quả và nguồn gốc của con số tăng trưởng GDP cũng như hiệu ứng xã hội của GDP/người xét theo khía cạnh mức độ giảm nghèo và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập dân cư như thế nào cùng với quá trình tăng mức GDP/người. Mục đích chính là xem xét khả năng duy trì tình trạng vượt ngường nghèo thời điểm, khả năng đi qua mức thu nhập trung bình thấp để tiến đến các nước có mức thu nhập cao cũng như việc vượt ngưỡng nghèo thời điểm hay danh nghĩa đấy có phạm vi lan tỏa công bằng như thế nào. Chỉ số đói nghèo đa chiều cho Việt Nam dựa trên Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2008. Chỉ số đói nghèo đa chiều đo lường 9 hình thức thiếu thốn khác nhau về y tế, giáo dục và mức sống. Chỉ số đói nghèo đa chiều được xây dựng dựa trên những nỗ lực trước đây nhằm đo lường đói nghèo phi tiền tệ, ví dụ tỷ lệ nghèo trẻ em do Tổng cục thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với UNICEF xây dựng và chỉ số đói nghèo đa chiều được sử dụng trong Điều tra đói nghèo thành thị năm 2010. Chỉ số đói nghèo đa chiều mới là chỉ số đói nghèo phi tiền tệ quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Do dựa trên Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam nên chỉ số này có thể tính được hai năm một lần. Chỉ số đói nghèo đa chiều cho thấy tỷ lệ nghèo phi tiền tệ (những hộ thiếu thốn ở 3 khía cạnh trở lên) ở mức 23,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ đói nghèo quốc gia là 14,5% trong Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008. Điều quan trọng là 20% dân số có nguy cơ đói nghèo đa chiều (thiếu thốn ở 2 khía cạnh). Tỷ lệ đói nghèo đa chiều ở các tỉnh nghèo nhất của Việt Nam rất cao, 82,3% ở Lai Châu, 75% ở Điện Biên và 73% ở Hà Giang. Theo chỉ số đói nghèo đa chiều, 12 tỉnh có hơn 50% dân số đói nghèo phi tiền tệ. Trong khi ở các tỉnh nghèo, tỷ lệ đói nghèo đa chiều cao hơn nhiều so với tỷ lệ đói nghèo tiền tệ, thì ở các tỉnh giàu tỷ lệ đói nghèo phi tiền tệ tương đương hoặc thậm chí thấp hơn tỷ lệ đói nghèo tiền tệ, nghĩa là tỷ lệ thiếu thốn về y tế, mức sống và giáo dục thấp. Chỉ số đói nghèo con người đo lường những thiếu thốn nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, giáo dục và thu nhập (mức sống) bằng cách đo lường tỷ lệ người bị thiệt thòi ở mức nghiêm trọng nhất. Các tỷ lệ này bao gồm tỷ lệ phần trăm những người có thể không sống được đến 40 tuổi, tỷ lệ người lớn mù chữ, tỷ trọng dân số không tiếp cận được với nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Năm 2008, chỉ số đói nghèo con 10 người (HPI) là 10,93%, thấp hơn tỷ lệ nghèo tiền tệ là 14,5%. Trong giai đoạn 1999- 2009, HPI của tất cả các tỉnh đều giảm và chỉ số HPI của quốc gia đã giảm 48,3%. Tuy nhiên, khoảng cách về HPI giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất của Việt Nam chỉ giảm nhẹ trong giai đoạn 1999-2008. Rõ ràng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch dai dẳng về mức sống giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất. Bất bình đẳng lớn và dai dẳng nhất trong HPI là tiếp cận với nước sạch, trong khi trong chỉ số đói nghèo đa chiều, những thiếu thốn về nhà kiên cố, tiếp cận nước sạch và vệ sinh là lớn nhất. Bất bình đẳng về thu nhập cũng tăng lên, đặc biệt là ở các vùng giảm nghèo nhanh, như Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hệ số Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập đã tăng từ 0,420 năm 2004 lên 0,433 năm 2008. Tỷ số thu nhập giữa ngũ phân vị giàu nhất và ngũ phân vị nghèo nhất tăng từ 8,1 năm 2002 lên 8,9 năm 2008. 2. Tác động tăng trưởng kinh tế thời gian qua tác động đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua. 2.1. Thành tựu đáng kể từ tăng trưởng kinh tế Trong quá trình đổi mới kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã xác định những điểm mốc quan trọng, hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Để đạt được điều đó, giai đoạn 2001-2010 chúng ta đã đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh xem như là tiêu điểm số một để vượt qua các cửa ải nói trên. Sau 10 năm thực hiện mục tiêu trên, thành tựu đáng nói nhất là chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao (Biểu đồ dưới). 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.17 8.5 6.23 5.32 6.7 4 5 6 7 8 9 % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đồ thị 3: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 - 2010 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và báo cáo KH 2009, 2010 của Bộ KH &ĐT 11 Nếu không kể 3 năm cuối do ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhìn chung, chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh (từ 7% trở lên). Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000-2005 đạt 7,5%/năm, giai 2006-2010 năm đạt khoảng 6,8% và trong khoảng thời gian 10 năm từ 2001-2010 bình quân năm đạt 7,25%. Từ năm 1990 đến 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 7,37% (tính toán theo số liệu của Bộ KH&ĐT).Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á tăng trưởng nhanh nhất. Với kết quả tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liền: (i) từ chỗ sản xuất chưa đủ tiêu dùng ở mức độ thấp trong nước, nhập siêu, vay nợ còn lớn đến chỗ sản xuất không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đã lên cao, mà còn có tích lũy nội địa khá cao; (ii) đời sống của người dân cũng theo đó được cải thiện khá nhanh và Liên Hiệp Quốc đã công nhận Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo trong chương trình thiên niên kỷ do tổ chức này đạt ra. Những kết quả đạt được cộng hưởng với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang cải thiện mạnh mẽ vị thế của mình với tư cách là "điểm đến" của vốn và công nghệ đối với các nhà đầu tư, và "điểm bùng nổ" tăng trưởng. Hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã vượt qua hai "cửa ải" quan trọng công cuộc kiến quốc, đó là: (1) thoát
Luận văn liên quan