Đề tài Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines

Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm của khách hàng và là tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh một thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu càng nổi tiếng và được yêu thích sẽ càng dễ dàng có cơ hội được khách hàng lựa chọn trong mua sắm tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường với sự xuất hiện ồ ạt của các thương hiệu cạnh tranh thì những thương hiệu nào có độ nhận diện lớn thương hiệu ấy đủ sức tồn tại trước cơn bão cạnh tranh đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gay gắt. Bên cạnh đó việc nắm bắt được đặc điểm nhận thức của khách hàng về một thương hiệu là chìa khóa vô cùng quan trọng để xây dựng được các chiến lược thương hiệu phù hợp, giúp gia tăng được độ nhận biết của khách hàng, dần dần đưa họ tiến gần đến bấc cao nhất của tháp nhận biết thương hiệu, sự trung thành thương hiệu. Thị trường Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau. Từ những thương hiệu đã tồn tại lâu đến những thương hiệu mới hình thành .Từ những thương hiệu trong nước đến những thương hiệu nước ngoài. Tất cả đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Người tiêu dùng với thu nhập ngày càng tăng đã trở nên kén chọn hơn trong việc mua sản phẩm. Họ không còn chú trọng quá nhiều vào chất lượng sản phẩm mà thay vào đó là các giá trị khác đi kèm với sản phẩm. Những thương hiệu nào đem lại nhiều giá trị cho khách hàng thì thương hiệu đó mới được khách hàng quan tâm, sử dụng. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không như Air Mekong, Indochina Air, Jetstar Pacific Airlines, Việt Nam Airlines, Vasco, Vietjet Airlines như vậy có nghĩa là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trở nên áp lực.

pdf35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - - -    - - - ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU JETSTAR PACIFIC AIRLINES Nhóm thực hiện : Giáo viên hướng dẫn: 1. Nguyễn Thị Bảo Th.s: Phan Thị Thu Thủy 2. Dương Thị Hiền 3. Võ Thị Thảo Hiền 4. Lê Thị Thanh Huyền 5. Bùi Thị Bích Nhỏ 6. Phan Thị Yến Huế, 05/2011 2 Mục lục Trang PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 3 1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………...3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung: ................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 1.5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 5 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 6 Chương I: Tổng quan vấn dề nghiên cứu ...................................................................... 6 Tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu (BIS) ................................................ 6 CHương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) ........................... 7 2.2. Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Facific Airlines .................................................................................................................. 16 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Facific ............................................................................................................. 29 3.1. Định hướng..................................................................................................... 29 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar ..................... 30 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 30 3.1. Kết luận .............................................................................................................. 30 3.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 31 3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU JETSTAR PACIFIC AIRLINES PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm của khách hàng và là tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh một thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu càng nổi tiếng và được yêu thích sẽ càng dễ dàng có cơ hội được khách hàng lựa chọn trong mua sắm tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường với sự xuất hiện ồ ạt của các thương hiệu cạnh tranh thì những thương hiệu nào có độ nhận diện lớn thương hiệu ấy đủ sức tồn tại trước cơn bão cạnh tranh đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gay gắt. Bên cạnh đó việc nắm bắt được đặc điểm nhận thức của khách hàng về một thương hiệu là chìa khóa vô cùng quan trọng để xây dựng được các chiến lược thương hiệu phù hợp, giúp gia tăng được độ nhận biết của khách hàng, dần dần đưa họ tiến gần đến bấc cao nhất của tháp nhận biết thương hiệu, sự trung thành thương hiệu. Thị trường Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau. Từ những thương hiệu đã tồn tại lâu đến những thương hiệu mới hình thành .Từ những thương hiệu trong nước đến những thương hiệu nước ngoài. Tất cả đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Người tiêu dùng với thu nhập ngày càng tăng đã trở nên kén chọn hơn trong việc mua sản phẩm. Họ không còn chú trọng quá nhiều vào chất lượng sản phẩm mà thay vào đó là các giá trị khác đi kèm với sản phẩm. Những thương hiệu nào đem lại nhiều giá trị cho khách hàng thì thương hiệu đó mới được khách hàng quan tâm, sử dụng. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không như Air Mekong, Indochina Air, Jetstar Pacific Airlines, Việt Nam Airlines, Vasco, Vietjet Airlines… như vậy có nghĩa là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trở nên áp lực. 4 Jetstar Pacific Airlines được thành lập và ngày càng có những bước phát triển vững vàng, góp phần trong công tác phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên vị trí của thương hiệu Jetstar trong tháp nhận biết thương hiệu của khách hàng đang ở vị trí nào, khách hàng nhận thức ra sao về thương hiệu này. Những lý do đó nhóm tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines tại trường đại học kinh tế Huế". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của sinh viên đại học kinh tế Huế đối với thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống nhận diện thương hiệu  Tìm hiểu thị trường và mức độ nhận biết thương hiệu Jetstar của sinh viên trường đại học kinh tế Huế  Đánh giá của sinh viên đại học huế về HTNDTH của Jetstar. Các đặc điểm nào của thương hiệu Jetstar, cách thức quảng bá thương hiệu quyết định đến nhận thức về thương hiệu của sinh viên đại học Kinh tế Huế.  Mức độ sử dụng các dịch vụ Jetstar của sinh viên đại học Kinh tế Huế.  Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines  Đề xuất một số giải pháp có ích để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống nhận diện thương hiệu Jetsar pacific airlines tại trường Đại học kinh tế Huế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chỉ tiến hành ở Thành phố Huế, đối tượng điều tra bao gồm: sinh viên Đại học kinh tế Huế hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm. - Về nội dung: Bài tiểu luận tập trung….. - Về không gian: Công ty cổ phần hàng không Jetstar pacific airlines và sinh viên đại học kinh tế huế. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: báo chí, Internet - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi.  Số phiếu phát ra: 150  Số phiếu thu về: 135  Sô phiếu không hợp lệ: 15  Số phiếu hợp lệ: 135 a. Phương pháp điều tra phỏng vấn: 5 Phỏng vấn thông qua bảng hỏi, trong quá trình phỏng vấn có sử dụng - Bảng hỏi thiết kế sẵn - Hình ảnh minh họa: hình ảnh logo Jetstar, slogan, đồng phục nhân viên, trụ sở công ty, điểm bán vé b. Kích thước mẫu: Việc lựa chọn kích thước mẫu là bao nhiêu hiện nay chưa rõ ràng. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng và mục đích của cuộc điều tra. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu là năm cho một tham số ước lượng (Bollen 1989), tuy nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là từ 100- 150. Trong nghiên cứu này do hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian nên chúng tôi đã chọn kích thước mẫu là 150. c. Chọn mẫu điều tra Đối tượng điều tra: sinh viên đại học kinh tế Huế hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm trên địa bàn thành phố Huế. Chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại theo các đối tượng điều tra. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả: dung các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phân tích sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16. a. Giá trị trung bình b. Kiểm định giá trị trung bình theo phương pháp One Sample T-test - Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One Sample T-test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. H0: u bằng giả thiết kiểm định H1: u khác giả thiết kiểm định - Alpha là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác xuất bác bỏ H0, Alpha=0.05 Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Nếu Sig. (2-tailed) >= 0.05 chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig. (2-tailed) < 0.05 bác bỏ giả thiết H0 - Phương pháp thu thập tài liệu điều tra và phỏng vấn + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo chí…. + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: dùng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp. 1.5. Kết cấu đề tài Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ - Lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tóm tắt bố cục đề tài Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Tổng quan về hệ thống nhân diện thương hiệu (BIS) Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) 2.2. Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Facific 6 Chương 3: Điịnh hướng và giải pháp nhằn hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. 3.1. Định hướng 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệt hống nhận diện thương hiệu Jetstar Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và hạn chế của đề tài. Đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp cho nội dung nghiên cứu. PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu (BIS) 1.1.1. Khái niệm BIS BIS của doanh nghiệp là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: tên thương hiệu, logo, slogan, nhãn mác, băng rôn quảng cáo,các vật phẩm và ấn phẩm hổ trợ quảng cáo (tờ rơi, poster, áo, mũ…), các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, chuỗi các cửa hàng và các hình thức quảng cáo, PR… BIS là công cụ chuyển hóa nhận diện thương hiệu thành hình ảnh thương hiệu. 1.1.2. Thành phần của BIS  Tên thương hiệu (Brand name): là từ hoặc cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Nó là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất. Tên thương hiệu phải đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ viết, có ý nghĩa. Tên thương hiệu phải gần gũi với công dụng của sản phẩm, phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu thương hiệu…. Tên thương hiệu được khách hàng ghi nhớ nhất. Vì vậy tên thương hiệu phải thân thiện, dễ thích nghi, chuyển đổi, có sự phân biệt, không trùng lắp, không tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký của doanh nghiệp khác.  Logo (biểu tượng): là yếu tố tượng trưng cho thương hiệu, đóng vai trò quan trọng về khả năng nhận biết thương hiệu, là ấn tượng bên ngoài đại điện cho thương hiệu của công ty, làm cho khách hàng tìm đến công ty, nhớ đến công ty.  Logo được thể hiện qua hình vẽ, hoa văn,kiểu chữ,màu sắc hay một dấu hiệu đặc biệt để tạo sự phân biệt, đồng thời tác động sâu sắc làm cho khách hàng liên tưởng đến thương hiệu.  Slogan (câu khẩu hệu): là thông điệp truyền thông ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dễ nhớ,có sức thu hút cao về ý nghĩa,âm thanh.  Màu sắc: Màu sắc của thương hiệu có vai trò gợi lại trí nhớ của khách hàng,lựa chọn màu sắc phải đơn giản,dễ nhận biết cũng như dễ gợi nhớ 7  Chỉ nên sử dụng hai màu sắc: sử dụng màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu,màu thứ hai lựa chọn sao cho không lấn át màu thứ nhất.  Các hoạt động truyền thông, quảng cáo - Quảng cáo ngoài trời: băng rôn,áp pích…,quảng cáo trên báo chí,truyền hình,truyền thanh,Internet. Các chương trình sự kiện: hội nghị khách hàng,hội thảo…Hoạt động tài trợ,văn hóa,thể dục thể thao…phương tiện vận chuyển… - Vật liệu trưng bày tại các điểm bán hàng: bảng hiệu tại các cửa hàng bán lẻ,nhà phân phối… - Hình ảnh người bán hàng, - Các vật dụng quảng cáo thường xuyên như áo mưa,áo thun,mũ… - Hình ảnh công ty: bảng hiệu,tiếp tân,thiết kế công ty… - Văn bản giấy tờ: danh thiếp,bao thư… - 1.1.3. Yêu cầu, sự cần thiết phải có hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu phải độc đáo, khác biệt, nổi bật, dễ nhớ, dễ liên tưởng. Đồng thời BIS phải đa dạng về phương tiện truyền tải, đồng nhất về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng. Một thương hiệu mạnh có nhiều thuậu lợi: người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng, thuận lợi cho lực lượng bán hàng cũng như tác động vào giá trị của công ty và tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty, tạo lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Nếu công ty không có BIS thì mức độ nhận biết của khách hàng về công ty và sản phẩm sẽ thấp. Không có khả năng đưa thương hiệu lên vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng. Không tạo được cho khách hàng trung thành và có nguy cơ bị mất khách hàng về tay một thương hiệu có ấn tượng mạnh hơn trong tâm trí khách hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines Trụ sở chính: tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thành lập 1991 (với tên Pacific Airlines) Các trạm trung chuyển chính Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Các điểm đến quan Sân bay quốc tế Nội Bài 8 trọng Số máy bay 7 (15 vào năm 2014) Số điểm đến 7 Công ty mẹ Qantas (Úc) & SCIC (Việt Nam) Khẩu hiệu It's All About Choice Tổng hành dinh Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhân vật then chốt Bruce Buchana (Giám đốc điều hành Jetstar Airways) [1] Lê Song Lai (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Jetstar Pacific) Trang Web: Công ty Cổ phần Hàng Không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Hãng này hiện đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Ngày 26/4/2007 Hãng hàng không quốc gia Australia - Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này hoạt động và phát triển theo mô hình hàng không giá rẻ giống Jetstar asia airways (Jetstar asia airways cũng là hãng hàng không giá rẻ do Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua). Ngày 23.05.2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam. Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện. Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%). Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục hàng không dân dụng chuyển sang cho Vietnam Airlines (VNA). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines. 9 Từ năm 1996, PA là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation). Số cổ đông của PA chỉ còn 3 cổ đông. Ngày 17/07/2004, Do thua lỗ trầm trọng, PA cắt đường bay Đà Nẵng - Hồng Kông. Sau đó, hãng tiếp tục ngưng các tuyến bay quốc tế. PA định bán 30% cổ phần cho Temasek Holdings, công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Singapore, vào nửa cuối năm 2007. Ngày 13/02/2007, PA chính thức chuyển thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, sau 15 năm hoạt động. Ngày 24/04/2007, 30% cổ phần PA thuộc về Qantas. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, tập đoàn Qantas - Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines (Jetstar Pacific) để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào Châu Á. Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của PA, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà PA có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. Số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần cũng thay đổi như sau: SCIC (75,78%), Qantas Airways (18%), Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%). Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn mỗi một cổ đông sáng lập là Saigon Tourist. Ngày 21/09/2007, PA mở đường bay TPHCM - Nha Trang tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 11 giờ 30 và về lúc 12 giờ 50. Ngày 01/12/2007, PA mở đường bay TPHCM - Huế tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 07 giờ 00 và về lúc 19 giờ 30. Ngày 21/12/2007, PA mở đường bay TPHCM - Hải Phòng tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 17 giờ 00. Ngày 25/01/2008, PA mở đường bay TPHCM - Vinh, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 18 giờ 30. Ngày 23/05/2008, Pacific Airlines (PA) chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines (JPA) Ngày 01 tháng 06 năm 2008, JPA mở 2 đường bay mới: o Hà Nội - Đà Nẵng (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 11g45 và về lúc 13g30). o Hà Nội - Nha Trang (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 07g15 và về lúc 09g30). Ngày 15 tháng 06 năm 2008, do giá xăng dầu tăng cao (trên 140 USD/thùng), JPA cắt đường bay TPHCM - Huế và giảm tần suất bay đường bay TPHCM - Vinh từ 7 chuyến xuống 4 chuyến 1 tuần. Ngày 05/09/2008, JPA cắt đường bay TPHCM - Nha Trang, chính thức tuyên bố bán vé cho 2 đường bay quốc tế mới. Ngày 31/10/2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Bangkok và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 45 và về lúc 13 giờ 00. Đây là sự trở lại trên thương trường quốc tế của hãng hàng không này sau 3 năm 10 vắng bóng. Trước đây, JPA cũng đã từng khai thác các đường bay quốc tế nhưng do thua lỗ nên phải cắt bỏ. Ngày 03/11/2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Siem Reap và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 00 và về lúc 11 giờ 45. Ngày 14.11.2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Singapore. 05/12/2008, đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp tết nguyên đán, JPA mở lại đường bay TPHCM - Huế với tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 15 giờ 10 và về lúc 17 giờ 00. Đường bay này trước đây đã từng ngưng khai thác do giá xăng dầu tăng cao. Đầu tháng 12, JPA chính thức khai thác thêm dòng máy bay Airbus A320. Hãng cũng tuyên bố chưa khai thác đường bay quốc tế Ngày 03/01/2009, JPA mở đường bay Hà Nội - Cần Thơ, tần suất 4 chuyến/ 1 tuần Ngày 29/12/2010, JPA tăng tần suất trên các đường bay TPHCM - Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Vinh ; Hà Nội - Đà Nẵng. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là một trong những hãng hàng không lớn trong nước, chiếm 40% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và chiếm tổng cộng 5% thị trường hàng không nội địa. Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tâp đoàn Jetstar khi thác tại 15 quốc gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực Châu Á và Châu Á Thái Bình Dương.
Luận văn liên quan