Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con người, là môi trường sinh sống và phát triển của loài người và mọi sinh vật trên trái đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý giá bởi tính có hạn của nó. Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác kiệt quệ đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch.

doc81 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con người, là môi trường sinh sống và phát triển của loài người và mọi sinh vật trên trái đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý giá bởi tính có hạn của nó. Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác kiệt quệ đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch. Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.” Để có được các biện pháp quy hoạch sử dụng đất chính xác, phù hợp với thực tế đất đai của từng vùng thì công tác điều tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất dựa trên việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tình hình quản lý sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong quy hoạch sử dụng đất. Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý đặc biệt trong hệ thống lưu thông trong và ngoài tỉnh, có đường quốc lộ 2, đường tỉnh lộ 304 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua thuận tiện cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản, hàng hóa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống các sông Hồng, sông Đáy, sông Lô cũng góp phần làm cho giao thông đường thủy thuận tiện. Trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã gây áp lực lớn đối với đất đai. Do vậy việc đánh giá về hiện trạng và tiềm năng đất đai để đưa ra phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý nhằm sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những quan điểm trên, được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng; KS. Vũ Thị Thu và sự giúp đỡ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Nắm vững và đánh giá một cách đúng đắn quỹ đất, tạo ra tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Tìm ra xu thế biến động và nguyên nhân gây ra biến động trong sử dụng đất của huyện. Tạo cơ sở cho việc lập chiến lược sử dụng đất dài hạn của huyện phù hợp với tình hình và xu thế phát triển hiện nay. Giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương tốt hơn. -Tạo cơ sở nền tảng cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, công tác điều tra thu thập số liệu phải chính xác, đúng hiện trạng, trung thực và đảm bảo tính khách quan. - Xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến động đát đai trong những năm qua. - Đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng. Phần II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất Đất đai là một phần cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành hệ sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như: Khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng đất từng nhóm đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó rút ra những kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất. Đồng thời làm cơ sở cho những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo sử dụng đất bền vững trong tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ngoài việc đánh giá, phân tích tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng còn đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và việc sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng cần đánh giá theo thực trạng từng loại đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Với mỗi loại cần đánh giá theo diện tích, tỉ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất theo quy định để thấy được tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất ở địa phương. Từ đó đưa ra những định hướng sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Đánh giá theo đối tượng sử dụng đất (Hộ gia đình cá nhân, các tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài). Đánh giá theo đối tượng quản lý (Cộng đồng dân cư, UBND xã, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức khác). Nội dung đánh giá cần xác định rõ diện tích, mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng đối tượng quản lý, sử dụng đất. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp dưới cần phải xác định tổng diện tích tự nhiên của từng đơn vị, tỉ lệ diện tích so với tổng diện tích đất đai của cấp trên cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng loại đất, từng đơn vị hành chính và hiệu quả sử dụng đất của đơn vị đó. 2.1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả thi cao thì người lập quy hoạch cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm nắm được chính xác đầy đủ tiềm năng và nguồn lực của vùng cũng như hiện trạng sử dụng đất và những biến động trong sử dụng đất. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng sử dụng đất phù hợp với vùng nghiên cứu. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bước quan trọng, là cơ sở là tiền đề trong việc quy hoạch, định hướng sử dụng đất trong tương lai cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng mang tính khả thi nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Để có một phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi và phù hợp với địa bàn nghiên cứu thì người quy hoạch phải nắm rõ, đầy đủ hiện trạng sử dụng đất cùng các phân tích tổng hợp về số liệu, tài liệu cũng như những nhận định, những dự đoán sát với hiện tại và tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học và có giá trị thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các nhận định chính xác, phù hợp với sử dụng đất hiện tại và có phương hướng sử dụng đất trong tương lai Có thể nói rằng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, mang tính nhân quả. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chính xác, quá trình phân tích khách quan thì sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng phương án khả thi cao, khai thác nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm từ đó có động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ngược lại, nếu việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không sát, số liệu điều tra không chính xác, phân tích tình hình thiếu khách quan sẽ dẫn đến việc xây dựng phương án quy hoạch không có tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. 2.1.2.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với công tác quản lý nhà nước về đất đai Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã gây áp lực lớn đối với đất đai, tình hình quản lý sử dụng có nhiều vấn đề nổi cộm: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng quy định, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên đã gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương. Để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc và chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, giúp công tác quản lý đất đai ở địa phương tốt hơn. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp các cấp, các nghành có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đất đai để từ đó có những biện pháp sử dụng đất phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Có thể nói rằng công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và định hướng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường, tôi căn cứ vào những văn bản pháp luật sau: - Luật đất đai 2003 có hiệu lực ngày 01/7/2004 được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. - Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003. - Thông tư 28/2004/TT - BTNMT ngày 1/11/2004 của bộ tài nguyên môi trường về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. - Thông tư 08/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất . - Thông tư 09/2007/TT - BTNMT ngày 02/08/2007của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc lập chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính. - Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. - Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. - Công văn số 405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn sử dụng bản đồ nền dạng số phục vụ kiểm kê đất đai năm 2010. 2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã dần được thực hiện và ngày càng được chú trọng. Nhờ vậy đã ngăn chặn và giảm thiểu có hiệu quả sự suy thoái tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai. Từ những năm 50 của thế kỉ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Công tác đánh giá đất ngày càng được quan tâm và trở thành chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu được đối với các nhà quy hoạch các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là những nghiên cứu về tình hình quy hoạch sử dụng đất trong đó các nước đều chú trọng tới việc phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Các nước Anh, Pháp, Liên Xô (cũ) đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh. Công tác quy hoạch sử dụng đất của họ rất tốt. Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên phong là hoạt động của hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ 1960 việc phân hạng và đánh giá đất được thực hiện gồm ba bước: - Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng - Đánh giá khả nằng của đất - Đánh giá kinh tế đất Tổ chức FAO đã được thành lập đáp ứng nhu cầu thực tế về công tác đánh giá đất nhằm xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá đất sử dụng đồng bộ trên thế giới. Theo FAO thì quy hoạch sử dụng đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng, nó chính là kết quả của đánh giá hiện trạng sử dụng đất của vùng đó. Phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua nhiều năm FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất. Một số nước Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan công tác quy hoạch đã phát triển, bộ máy quản lý đất đai trong ngành quản lý khá tốt song họ chỉ dừng lại ở quy hoạch tổng thể cho các ngành mà không tiến hành làm quy hoạch ở các cấp nhỏ hơn như ở Việt Nam. Tóm lại, công tác quy hoạch sử dụng đất mà nhiệm vụ quan trọng và cần thiết là đánh giá đất đang ngày được quan tâm và chú trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là ở những nước phát triển. Nó chính là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời và việc nghiên cứu về đất đai cũng phát triển khá sớm. Từ thế kỉ XV những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và được tổng hợp lại thành “dư địa chí” của Nguyễn Trãi và các tài liệu khác của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Khiêm Trong thời kì Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài nguyên, thực dân Pháp đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương trong đó có Việt Nam. Thời kì sau 1975, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật. Trong nghiên cứu, đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), việc đánh giá đất theo FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, khả năng thích hợp của từng loại hình sử dụng đất. Năm 1988 luật đất đai đầu tiên của nước ta có hiệu lực trong đó có ban hành một số điều về quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có nội dung của quy hoạch sử dụng đất. Thông tư 106 KH/RĐ ngày 15/4/1991 của tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất tương đối cụ thể. Tuy nhiên các cấp lãnh thổ hành chính lớn chưa được triển khai lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Sau khi luật đất đai 1993 có hiệu lực, có nhiều điều khoản quy định về công tác quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó Tổng cục địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất với nội dung chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ thống thuỷ lợi, từ đó Tổng cục địa chính từng bước thực hiện việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất theo cấp lãnh thổ khác nhau. Năm 1994 Viện quy hoạch và thiết kế Bộ Nông Nghiệp tiến hành đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là nội dung của đề tài “KT 02-09” (Do PGS-TS Trần An Phong làm chủ nhiệm năm 1995), nội dung của đề tài này được thực hiện dựa vào đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2001 - 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc tế Viện thổ nhưỡng - Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên hệ phân loại đất tiên tiến trên thế giới như: FAO - UNESCO, Soil Taxonomy... Hiện nay công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai ở hầu hết các địa phương trong cả nước, các cấp và đã đạt được kết quả cao. Việc quy hoạch sử dụng đất đều được tiến hành trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất của địa phương. Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng quy hoạch treo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những hạn chế của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất chưa đạt hiệu quả, chưa khách quan và còn mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triến như Việt Nam thì đó là những thành tựu đáng ghi nhận, tạo đà cho sự phát triển sau này trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 3.1.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thuỷ văn. - Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn. 3.1.1.2 Điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Thực trạng phát triển kinh tế chung - Thực trạng phát triển các ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ. - Thực trạng dân số và lao động - Hiện trạng cơ sở hạ tầng: Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội. - Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện: những khó khăn thuận lợi. 3.1.2. Điều tra, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3.1.3. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 3.1.3.1 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất Đánh giá khái quát tình hình quản lý sử dụng đất theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 3.1.3.2. Tình hình biến động đất đai - Xu thế biến động sử dụng đất qua các giai đoạn + Giai đoạn 1 từ năm 2000-2005 + Giai đoạn 2 từ năm 2005-2011 - Nguyên nhân biến động 3.1.3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất - Hiện trạng sử dụng quỹ đất - Hiện trạng sử dụng các loại đất: + Đất nông nghiệp + Đất phi nông nghiệp + Đất chưa sử dụng. 3.1.4. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 3.1.4.1. Xác định tiềm năng đất đai - Tiềm năng quỹ đất - Tiềm năng đất nông nghiệp - Tiềm năng đất phi nông nghiệp 3.1.4.2. Định hướng sử dụng đất. - Quan điểm khai thác sử dụng đất - Căn cứ để xác định hướng sử dụng đất - Định hướng sử dụng các loại đất, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu. - Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước, đánh giá và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay đổi cần thiết. 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . - Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lí và tìm ra xu thế biến động đất đai. - Số liệu về thống kê đất đai được xử lý bằng phần mềm EXCEL. 3.2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Phương pháp chỉnh lý: đây là phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước. Trên cơ sở số liệu điều tra thu thập được và điều tra thực địa tiến hành chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng giai đoạn trước. 3.2.4. Phương pháp chuyên gia. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh nghiệm. Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 4.1.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của Vĩnh Phúc, cách Thành Phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C và tỉnh lộ 304 được giới hạn bởi tọa độ địa
Luận văn liên quan