Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế [2]. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang dần trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý khắc phục để đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Thành phố Đông Hà là trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Trị. Là cửa ngỏ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Trong những năm vừa qua, trên bình diện cả nước cũng như ở thành phố Đông Hà, quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra rất sôi động, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều đô thị mới được hình thành. Trong thành phố Đông Hà quá trình đô thị hóa đi liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước đã làm thay đổi bộ mặt của đô thị vốn nhỏ bé nơi đây. Công nghiệp phát triển, đô thị càng mở rộng, dân số đô thị ngày càng tăng đã làm bùng nổ lượng chất thải khí, nước thải và đặc biệt là chất thải rắn với khối lượng vượt quá khả năng thu gom, xử lý, ở một số nơi đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan chức năng địa phương [17]. Trong khi đó nguồn nhân lực và phương tiện thu gom vận chuyển rác ở Thành phố Đông Hà còn lạc hậu và ít ỏi, không đáp ứng nhu cầu thu gom hiện tại. Đến thời điểm hiện nay, rác thải sinh hoạt tại thành phố Đông Hà hầu như được thu gom một cách hỗn hợp mà không được phân loại. Chúng được thu gom vận chuyển và chôn lấp cùng với các loại rác công nghiệp, hóa chất bệnh viện Điều này làm chậm quá trình phân hủy rác hữu cơ gây mùi hôi thối và là nguồn gốc phát sinh các ổ dịch. Số lượng nhà máy tái sinh, tái chế còn quá ít là một trong những lý do khiến cho bãi chôn lấp hoạt động không bao lâu thì quá tải. Vì vậy, bây giờ khi thành phố Đông Hà vừa mới thành lập thì việc thu gom, xử lý chất thải rắn, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh môi trường nói riêng và quản lý chất thải rắn một cách chặt chẽ nói chung, là những yêu cầu cấp bách hiện nay. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó nên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị” nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đưa Đông Hà phát triển theo định hướng thành phố mới.

doc103 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…[2]. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang dần trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý khắc phục để đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Thành phố Đông Hà là trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Trị. Là cửa ngỏ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Trong những năm vừa qua, trên bình diện cả nước cũng như ở thành phố Đông Hà, quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra rất sôi động, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều đô thị mới được hình thành. Trong thành phố Đông Hà quá trình đô thị hóa đi liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước đã làm thay đổi bộ mặt của đô thị vốn nhỏ bé nơi đây. Công nghiệp phát triển, đô thị càng mở rộng, dân số đô thị ngày càng tăng đã làm bùng nổ lượng chất thải khí, nước thải và đặc biệt là chất thải rắn với khối lượng vượt quá khả năng thu gom, xử lý, ở một số nơi đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan chức năng địa phương [17]. Trong khi đó nguồn nhân lực và phương tiện thu gom vận chuyển rác ở Thành phố Đông Hà còn lạc hậu và ít ỏi, không đáp ứng nhu cầu thu gom hiện tại. Đến thời điểm hiện nay, rác thải sinh hoạt tại thành phố Đông Hà hầu như được thu gom một cách hỗn hợp mà không được phân loại. Chúng được thu gom vận chuyển và chôn lấp cùng với các loại rác công nghiệp, hóa chất bệnh viện…Điều này làm chậm quá trình phân hủy rác hữu cơ gây mùi hôi thối và là nguồn gốc phát sinh các ổ dịch. Số lượng nhà máy tái sinh, tái chế còn quá ít là một trong những lý do khiến cho bãi chôn lấp hoạt động không bao lâu thì quá tải. Vì vậy, bây giờ khi thành phố Đông Hà vừa mới thành lập thì việc thu gom, xử lý chất thải rắn, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh môi trường nói riêng và quản lý chất thải rắn một cách chặt chẽ nói chung, là những yêu cầu cấp bách hiện nay. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó nên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị” nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đưa Đông Hà phát triển theo định hướng thành phố mới. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.. Vị trí địa lý [16] Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở toạ độ địa lý 16007’53’’-16052’22’’ Vĩ độ Bắc và 107004’24’’-107007’24’’ Kinh độ Đông, cách thành phố Đồng Hới 93km về phía Bắc, cách Thành phố Huế 70km về phía Nam, cách cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Tây, cách cảng biển Cửa Việt 16km về phía Đông. Ranh giới Thành phố được xác định: - Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh. - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong. - Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong. - Phía Tây giáp huyện Cam Lộ. Vị trí địa lý của thành phố Đông Hà được thể hiện ở hình 1.1.1. 1.1.1.2.. Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Đông Hà có thể quy về 2 dạng địa hình cơ bản sau: - Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha; chiếm 44,1% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5-10%. - Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Nguồn: Tham khảo Đề án thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, năm 2008 của UBND thị xã Đông Hà. Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình thành phố Đông Hà được thể hiện ở hình 1.1.1 Hình 1.1.1. Vị trí địa lý thành phố Đông Hà- Quảng Trị 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Đông Hà nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông Trường Sơn. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng. - Mùa mưa: do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía Nam miền Trung. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300mm, nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10). - Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió phơn Tây-Tây Nam khô nóng, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị. 1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn Thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng thuỷ văn của 3 con sông chính là sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Phước. - Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua Thành phố bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn. Sông Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 465km2, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150-200m. - Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ sông Đakrông, chảy qua Ba Lòng rồi về xuôi. Sông có chiều dài 145km, đoạn chảy qua ven phía Đông Thành phố có độ dài 5km. - Sông Vĩnh Phước có diện tích lưu vực 183km2; có chiều dài 45km, chiều rộng trung bình 50 - 70m, lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt 1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà. - Ngoài các con sông chính, trên địa bàn thành phố còn có các hồ như: hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ KM6, hồ Đại An... với mạng lưới phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố và tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện vi khí hậu tiểu vùng và phát triển du lịch sinh thái cho thành phố (TP). Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Đông Hà đến năm 2020. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Dân số Dân số toàn thành phố (theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/01/2009) là 82.739 người. Năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,39%. Bảng 1.1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân cư năm 2008 của thành phố Đông Hà TT Tên phường Diện tích (km2) Dân số Mật độ Dân số (Người/km2) Số khu phố 1 Phường 1 2,5952 19.739 7.605 10 2 Phường 2 2,0188 4.466 2.212 10 3 Phường 3 19,1898 6.619 345 8 4 Phường 4 5,1003 4.462 875 5 5 Phường 5 3,6369 22.151 6.090 11 6 Phường Đông Thanh 4,8391 3.864 798 11 7 Phường Đông Giang 6,2553 5.023 803 10 8 Phường Đông Lễ 9,3952 7.467 795 9 9 Phường Đông Lương 19,9281 8.948 449 8 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đông Hà, 2009) 1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các ngành [15] a. Thương mại - dịch vụ - du lịch Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được cũng cố và tăng cường đầu tư mở rộng, phương thức kinh doanh đa dạng. Đông Hà là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố có 13 chợ, trong đó 5 chợ được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố với khoảng 6.300 hộ kinh doanh. Chợ Đông Hà là chợ lớn nhất của tỉnh với quy mô 2.500 quầy hàng. Hoạt động kinh doanh ở chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ngày càng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp, tiểu thương vào buôn bán. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 43 khách sạn và nhà nghỉ với trên 870 phòng ngủ. b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ngành CN, TTCN trên địa bàn thành phố đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất CN, TTCN thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 15,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 ước đạt 542,39 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch năm (560 tỷ đồng) và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 988 cơ sở, tăng 29 cơ sở so với năm 2008. Trong đó ngoài quốc doanh có 983 cơ sở, quốc doanh có 05 đơn vị. Tại KCN Nam Đông Hà hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 1.044 tỷ đồng, có 03 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 1.400 lao động. Tại CCN Đông Lễ, hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh và được giao đất thực địa, trong đó có 04 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 04 dự án đang hoàn thành lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, 07 dự án đang xây dựng nhà xưỡng. c. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ kinh tế nông nghiệp được chú trọng đầu tư. Thời kỳ 2006 - 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4%/năm, riêng nông nghiệp tăng 3,2%/năm; lâm nghiệp tăng 3,4%/năm, đặc biệt thuỷ sản tăng nhanh đạt 26,2%. Việc chỉ đạo triển khai các đề án trên lĩnh vực nông nghiệp đã có hiệu quả: Đã xây dựng vùng sản xuất rau an toàn 5ha, giá trị 1ha canh tác đạt trên 150 triệu đồng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm thực hiện 2.572ha, đạt 102,9% kế hoạch và bằng 102,5% so với năm 2006, trong đó cây lương thực là 2.2092ha, đạt 104,6% kế hoạch và bằng 102,3% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 47,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với kế hoạch và tăng 0,6 tạ/ha so với năm 2006. Tình hình chăn nuôi: số lượng đàn gia súc 12.772 con, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm trước, số lượng gia cầm tăng nhưng không đáng kể, ước khoảng 35.800 con bằng 102,3% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản có giảm nhưng năng suất và sản lượng vẫn đạt khá. Tổng diện tích nuôi tôm 64,6ha, năng suất bình quân 2,8 tấn/ha, sản lượng đạt 136,64 tấn với lãi rồng đạt 3,702 tỷ đồng. Diện tích cá nước ngọt 65,61ha, ước đạt 3,8 tấn/ha, sản lượng đạt 245,28 tấn. 1.1.2.3. Giáo dục – Y tế a. Giáo dục – đào tạo: Giáo dục phổ thông: Đến năm 2007-2008, trên địa bàn thành phố có: + Bậc mầm non: Tổng số 17 trường, trong đó có 03 trường công lập và 14 trường bán công, tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,6%. Công tác xã hội hóa giáo dục hệ mầm non ngày càng cao. + Bậc tiểu học: Gồm 15 trường công lập và 01 trường bán công. Có 93,3% trường học được kiên cố hóa. Học sinh được tổ chức học 2 buổi/ngày đạt 67,9%. Cũng cố, duy trì vững chắc phổ cập tiểu học. + Bậc trung học cơ sở: có 09 trường, trong đó có 88,8% trường được kiên cố hóa, 02 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia (đạt 23%). Công tác phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được cũng cố và phát triển. + Bậc trung học phổ thông: Có 04 trường, trong đó có 03 trường công lập (1 trường chuyên) và 01 trường bán công. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. b. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trên địa bàn hiện nay có 01 bệnh viện Tỉnh với quy mô 500 giường bệnh; 01 bệnh viện thị xã với quy mô 50 giường bệnh; 09 trạm y tế trên địa bàn 09 phường; 01 trung tâm y tế dự phòng thị xã; 45 phòng khám tư nhân lớn, nhỏ. Ngoài ra, còn có trạm xá của các ngành khác nhau như: Bệnh xá công an, bệnh xá bộ đội, bệnh xá Đông Trường Sơn… Đã có 100% trạm y tế phường có bác sỹ, đã có 8/9 trạm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế. Bình quân trên 1 vạn dân có 26,2 bác sỹ, 61 giường (kể cả y tế tuyến tỉnh và tuyến thị xã). Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Đông Hà năm 2008. 1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất [11] Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2009. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đông Hà là 7.295,87 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp 4.001,89 ha, bao gồm các loại như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản... - Đất phi nông nghiệp là 2.492,93 ha, bao gồm đất ở đô thị, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa... - Đất chưa sử dụng là 801,05 ha, bao gồm đất chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng. Trong quy hoạch sử dụng đất thành phố, chưa có phân bổ đất để xử lý chất thải trong khi đó đất nghĩa địa phân bố hầu khắp các vùng. 1.2. TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 1.2.1. Định nghĩa chất thải rắn đô thị [7] Chất thải rắn (CTR) đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [7]. Theo quan điểm này chất thải rắn đô thị có đặc trưng sau: + Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị. + Thành phố có trách nhiệm thu dọn. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị [9] Chất thải rắn đô thị có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn phát sinh CTR của khu vực đô thị thay đổi theo mục đích sử dụng đất và các phân vùng. Tuy có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng cách phân loại như sau là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất. Hoạt động công nghiệp Trung tâm thương mại Khu dân cư Công sở, trường học, công trình công cộng, bệnh viện. Dịch vụ đô thị, sân bay Hoạt động xây dựng đô thị Các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố Chất thải rắn Đô thị Sơ đồ 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị [9] Từ sơ đồ trên ta thấy: Chất thải rắn đô thị được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như các hoạt động công nghiệp, xây dựng, các trung tâm thương mại, các khu dân cư, các công trình công cộng,... 1.2.3. Phân loại chất thải rắn đô thị [6] Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. a. Theo vị trí định hình: người ta phân biệt rác thải hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… b. Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, dẻ vụn, da… c. Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại: - Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, rơm rạ, xác động thực vật, rau quả… - Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện, các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, bao bì đống gói sản phẩm,... - Chất thải xây dựng là phế thải như gạch, cát đá, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ cống thoát nước thành phố. - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ các lò chế biến gia súc… d. Theo mức độ nguy hại – chất thải rắn được phân thành các loại: - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng, bao gồm: Các loại bông gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẩu thuật, các loại kim tiêm, ống tiêm, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân,... - Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. 1.2.4. Thành phần của chất thải rắn đô thị [4] - Chất hữu cơ: thức ăn thừa, giấy và bìa carton, nhựa, giẻ, vải vụn, da, cao su, gỗ, lá cây, xác động thực vật chết. - Chất vô cơ: kim loại, thủy tinh, gốm, sứ, tro và đất bẩn, đá gạch. Bảng 1.2.1. Thành phần chất thải rắn đô thị STT Thành phần % khối lượng I Chất hữu cơ 1 Thực phẩm thừa 9.0 2 Giấy 34.0 3 Giấy cacton 6.0 4 Nhựa 7.0 5 Vải vụn 2.0 6 Cao su 0,5 7 Da 0,5 8 Rác vườn 18.5 STT Thành phần % khối lượng 9 Gỗ 2.0 II Chất vô cơ 1 Thủy tinh 8.0 2 Can thiếc 6.0 3 Nhôm 0.5 4 Kim loại khác 3.0 5 Bụi, tro 3.0 Nguồn: “ Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà (2008), Giáo trình giảng dạy quản lý chất thải rắn”. Qua bảng 1.2.1 về thành phần của chất thải rắn đô thị chúng tôi nhận thấy: Chất thải rắn đô thị gồm 2 thành phần chủ yếu là chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Trong đó có nhiều loại khác nhau và có % khối lượng khác nhau.Chiếm tỷ lệ cao nhất trong chất thải rắn hữu cơ là giấy với 34.0% khối lượng, tiếp đó là rác thải vườn với 18.5%. Đối với chất thải rắn vô cơ bao gồm các kim loại như nhôm, thiếc, bụi tro và thuỷ tinh vỡ,... Trong đó chiểm tỷ lệ cao nhất là thuỷ tinh với 8.0 % khối lượng. Trong rác thải có chứa nhiều nguyên tố, và mỗi chất có hàm lượng các nguyên tố là khác nhau. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải được thể hiện ở bảng 1.2.2. Bảng 1.2.2. Tỷ lệ phần trăm (%) các chất có trong rác thải STT Chất thải C H O N S Tro 1 Thực phẩm 48 6.4 37.6 2.6 0.4 5.0 2 Carton 43 5.9 44.8 0.3 0.2 5.0 3 plastic 60 7.2 22.8 - - 10.0 4 Vải 48 6.4 40.0 2.2 0.2 3.2 5 Gỗ 40.5 6.0 42.7 0.2 <0.1 0.9 6 Thủy tinh 45 0.6 43 <0.1 - 9.5 Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Theo số liệu trên, ta thấy các nguyên tố hoá học trong rác thải rất nhiều nhưng mỗi loại chiếm một % khác nhau. Trong đó nguyên tố C và O chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong tất cả các loại rác thải. Nguyên tố C chiếm tỷ lệ cao nhất ở chất thải plastic với 60% và nguyên tố O chiếm tỷ lệ cao nhất ở chất thải carton với 44.8%. Có mặt ít nhất trong tất cả các loại chất thải là nguyên tố S dao động từ 0 – 0.4%. Nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì kéo theo một hàm luợng lớn các chất thải rắn. Ở mỗi thành phố do đặc điểm phát triển kinh tế là khác nhau nên lượng rác thải ra cũng khác nhau. Thành phần rác thải ở các tỉnh thành trong cả nước được thể hiện ở bảng 1.2.3.: Bảng 1.2.3. Thành phần rác thải ở nước ta (% khối lượng) STT Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hạ Long TP HCM Đà Nẵng 1 Lá cây, rác hữu cơ 50.1 50.58 40.1- 44.7 41.25 31.5 2 Nilon, nhựa, cao su 5.5 4.52 2.7- 4.5 8.78 22.5 3 Giấy, vải vụn, carton 4.2 7.52 5.5- 5.7 24.83 6.8 4 Kim loại, vỏ lon 2.5 0.22 0.3- 0.5 1.55 1.4 5 Thủy tinh, sành sứ 1.8 0.63 3.9- 8.5 5.59 1.8 6 Đất cát và chất khác 35.9 36.53 47.5- 36.1 18.0 36.0 Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Qua bảng 1.2.3 về thành phần rác thải ở nước ta chúng tôi nhận thấy thành phần và hàm lượng rác ở các tỉnh thành trong cả nước là khác nhau. Tuỳ vào điều kiện kinh kế - xã hội của mỗi Thành phố mà có hàm lượng rác thải khác nhau. Thải ra nhiều giấy, vải vụn, carton nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 24.83 % khối lượng, do ở đây phát triển mạnh các ngành kinh doanh may mặc, các khu sản xuất hàng tiêu dùng,... Ở Hà Nội và Hải Phòng lượng rác chủ yếu là lá
Luận văn liên quan