Ngân hàng thương mại cổ phần là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung
cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Đối với hoạt động Ngân hàng, vốn là yếu tố
quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTMCP hiện nay vốn tự có
chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó,
vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể khẳng định
vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng
hoạt động và phát triển của Ngân hàng. Tại Việt Nam, việc huy động vốn bằng cách
khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các tổ chức
kinh tế xã hội hay các tổ chức tín dụng khác của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều
này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, từ đó làm hạn chế khả năng sinh
lời, buộc Ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro Do đó, việc tăng cường HĐV với
chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trò của
các NHTM, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp,
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư.
Việc làm này của các NHTM đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất
khẩu, đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất,
góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần tích cực
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Để có thể thực hiện được tất cả các
nhiệm vụ trên, Ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Vốn huy động trở thành nguồn vốn chủ
yếu cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mở
cửa, hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kì quốc gia nào muốn phát triển. Sự hội nhập sẽ
làm phân bổ nguồn vốn trong xã hội một cách hợp lý. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài
chính nước ngoài, các tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các NHTM
sẽ theo đó mà giảm dần. Chính vì thế, muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới
97 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngân hàng thương mại cổ phần là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung
cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Đối với hoạt động Ngân hàng, vốn là yếu tố
quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTMCP hiện nay vốn tự có
chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó,
vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể khẳng định
vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng
hoạt động và phát triển của Ngân hàng. Tại Việt Nam, việc huy động vốn bằng cách
khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các tổ chức
kinh tế xã hội hay các tổ chức tín dụng khác của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều
này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, từ đó làm hạn chế khả năng sinh
lời, buộc Ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro Do đó, việc tăng cường HĐV với
chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trò của
các NHTM, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp,
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư.
Việc làm này của các NHTM đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất
khẩu, đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất,
góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần tích cực
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Để có thể thực hiện được tất cả các
nhiệm vụ trên, Ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Vốn huy động trở thành nguồn vốn chủ
yếu cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mở
cửa, hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kì quốc gia nào muốn phát triển. Sự hội nhập sẽ
làm phân bổ nguồn vốn trong xã hội một cách hợp lý. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài
chính nước ngoài, các tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các NHTM
sẽ theo đó mà giảm dần. Chính vì thế, muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới,
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 2
các Ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó, huy động vốn trở thành một
biện pháp hữu hiệu cho các NHTM thực hiện các chiến lược của mình.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) _ Ngân hàng TMCP mạnh nhất hiện nay tại
Việt Nam đã được các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế công nhận về sự thành
công và phát triển bền vững. ACB tự hào là Ngân hàng luôn dẫn đầu về huy động vốn,
tài sản và lợi nhuận trước thuế trong toàn hệ thống. Trong những năm qua, tình hình
huy động vốn tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Huế cũng đã đạt được một số kết quả
đáng mừng song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong định hướng
phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là một hoạt
động vô cùng cấp thiết, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập quốc tế, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó cùng với những kiến thức đã được học ở
trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế” làm đề tài thực tập cuối khóa của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về: NHTM, vốn của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả công tác HĐV và sự hài lòng của KH về dịch vụ HĐV của Ngân hàng,
- Phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu – CN Huế.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Chi nhánh.
- Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại
Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
1.3.1.1. Số liệu thứ cấp:
+ Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, sách báo nghiệp vụ, Internet,
đề tài nghiên cứu, khóa luận và các tài liệu có liên quan để nắm vững lý thuyết về
NHTM, nguồn vốn, công tác huy động vốn của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
công tác huy động vốn và sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động vốn,
+ Thu thập số liệu về tình hình huy động vốn tại NH Á Châu – CN Huế qua 3
năm 2009, 2010, 2011.
1.3.1.2. Số liệu sơ cấp:
+ Quan sát: Quan sát khách hàng đến giao dịch để ghi lại thái độ, hành vi và sự
hài lòng của khách hàng về Ngân hàng.
+ Lập và gửi bảng hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế với các thang đo khoảng
được đưa vào bảng Likert với mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng
ý với các ý kiến đưa ra. Thang đo này dùng để đánh giá sự hài lòng và các đánh giá
của khách hàng về: Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng; lãi suất; chất lượng
giao dịch; hệ thống mạng lưới; nhân viên; công tác quảng cáo, khuyến mãi;
Thiết kế mẫu:
+ Phương pháp xác định quy mô mẫu:
Số khách hàng đang gửi tiền tại Ngân hàng là 11.612 người. Bình quân mỗi ngày có
khoảng 580 khách hàng (căn cứ vào số lượng chứng từ) đến thực hiện các giao dịch tại ba
điểm giao dịch của Ngân hàng ACB tại Thành phố Huế, như vậy trong khoảng thời gian
thực hiện cuộc điều tra từ 18/02/2012 đến ngày 27/2/2012 có khoảng 580 x 10 = 5.800
khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng, chiếm gần 50% tổng số khách hàng hiện tại.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 4
Số mẫu tối thiểu được xác định bằng công thức:
z
2
. p. (1-p)
n =
D2
Trong đó:
- p = 0.5: tỷ lệ khách hàng đến NH giao dịch trong khoảng 10 ngày so với tổng thể.
- Chọn mức tin cậy 95% => z = 1.96.
- Sai số cho phép: D = +/- 10% vì trong số những khách hàng điều tra sẽ có
những khách hàng lần đầu đến giao dịch, không thuộc tổng thể 11.612 khách hàng
hiện có, số lượng khách hàng đến giao dịch có nhiều biến động.
1.962 x 0.5 x (1 – 0.5)
Ta có: n >=
0.12
n >= 96
Vậy số mẫu được chọn là 100.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Hiện tại Ngân hàng ACB tại Thành phố Huế có 3 điểm huy động vốn:
- Điểm huy động vốn thứ nhất tại số 1 Trần Hưng Đạo: Có 7 giao dịch viên,
trung bình mỗi ngày mỗi giao dịch viên làm việc với 45 khách hàng, vậy số khách
hàng bình quân đến điểm giao dịch này mỗi ngày là: A = 45 x 7 = 315 khách hàng.
- Điểm huy động vốn thứ hai tại số 30 Hùng Vương: Có 2 giao dịch viên, trung
bình mỗi ngày mỗi giao dịch viên làm việc với 50 khách hàng, vậy số khách hàng bình
quân đến điểm giao dịch này mỗi ngày là: A = 50 x 2 = 100 khách hàng.
- Điểm huy động vốn thứ ba tại số 100 Hùng Vương: Có 3 giao dịch viên, trung
bình mỗi ngày mỗi giao dịch viên làm việc với 55 khách hàng, vậy số khách hàng bình
quân đến điểm giao dịch này mỗi ngày là: A = 55 x 3 = 165 khách hàng.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 5
Vậy tổng cộng mỗi ngày có: A + B + C = 315 + 100 + 165 = 580 khách hàng.
Số phiếu điều tra tại điểm huy động vốn thứ nhất:
A 315
100 x = 100 x = 54 phiếu.
A + B + C 315 + 100 + 165
Số phiếu điều tra tại điểm huy động vốn thứ hai:
A 100
100 x = 100 x = 18 phiếu.
A + B + C 315 + 100 + 165
Số phiếu điều tra tại điểm huy động vốn thứ ba:
A 165
100 x = 100 x = 28 phiếu.
A + B + C 315 + 100 + 165
+ Phương pháp điều tra:
Tiến hành điều tra trực tiếp khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng ACB – Chi
nhánh Huế. Việc điều tra trực tiếp, có hướng dẫn và giải thích sẽ phần nào giảm thiểu
được sai sót trong điều tra do người được phỏng vấn không hiểu rõ nội dung câu hỏi,
đồng thời đảm bảo thu thập đủ số lượng bảng hỏi được phát ra.
1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
1.3.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp:
+ Phương pháp so sánh: Đối với dữ liệu thứ cấp thu thập tại NH ACB – CN
Huế, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá
sự biến động về tình hình kinh doanh và HĐV tại NH qua các năm dựa trên các chỉ
tiêu: VHĐ trên tổng nguồn vốn; tổng dư nợ trên VHĐ; lãi suất đầu vào bình quân;
1.3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp:
Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập được từ phỏng vấn khách hàng, tôi chủ yếu sử
dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích và xử lý dữ liệu bằng các phương pháp sau:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 6
+ Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Trước khi phân tích, tôi tiến hành
kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
+ Phương pháp phân tích nhân tố: nhằm phân tích các nhân tố chủ quan ảnh
hưởng đến dịch vụ HĐV của NH như: Các hình thức HĐV của Ngân hàng; lãi suất; chất
lượng giao dịch; hệ thống mạng lưới; nhân viên; công tác quảng cáo, khuyến mãi;
+ Phương pháp phân tích hồi quy: nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng.
Mô hình hồi quy dự kiến:
X = α + ß1X1 + ß2X2+ ß3X3 + ß4X4 + ß5X5 + ß6X6
Trong đó:
X: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ HĐV của NH ACB – CN Huế.
X1: Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng.
X2: Lãi suất
X3: Chất lượng giao dịch
X4: Hệ thống mạng lưới.
X5: Nhân viên
X6: Công tác quảng cáo, khuyến mãi.
+ Phương pháp kiểm định giá trị trung bình của tổng thể One Sample T-Test:
Giả thiết H0: giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định.
Đối thiết H1: giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định.
H0: 0 .
H1: 1 .
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 7
Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:
Sig. < 0,05: bác bỏ giả thiết H0.
Sig. > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.
+ Phương pháp kiểm định Kruskal-Wallis:
Giả thiết H0: tất cả giá trị trung bình là bằng nhau
Đối thiết H1: tồn tại ít nhất 2 giá trị trung bình khác nhau.
Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:
Sig. < 0,05: bác bỏ giả thuyết H0.
Sig. > 0,05: chưa có cở sở bác bỏ giả thuyết H0.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế.
- Thời gian: Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 - 2011.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Á Châu – Chi nhánh Huế.
1.5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia làm 4 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của NHTM.
- Chương 2: Thực trạng công tác HĐV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế.
- Chương 3: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế.
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 8
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại:
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan
trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát
triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày
càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ : NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật Ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí
nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới
hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính
họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, định nghĩa NHTM: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán. (Theo Ths. Phan Thị Thu Hà – Ths. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002),
“Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ”, NXB Thống kê, Hà Nội)
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là
nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
TR
ƯỜ
G Đ
ẠI
HỌ
C K
INH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 9
1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường:
1.1.2.1. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:
NHTM ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát
triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn
nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này
giải quyết bằng cách nào? NHTM ra đời là chìa khoá giúp cho người cần vốn có được
vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các NH cũng cân
đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.
Các NH đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau
đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại
hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn
cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được. Chỉ có NH
- một tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho
tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
1.1.2.2. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứ
cái gì mà phải luôn trả lời được ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và
sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường yêu cầu
các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp
hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy các doanh nghiệp
phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao
động phải được nâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các Ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp
cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có
chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 10
1.1.2.3. NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn
bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động của Ngân hàng
đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có
hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ
tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng
và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở
rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành
phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập
hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, bảo
đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực
thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế.
1.1.2.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình
thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối
quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng
được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần
phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các NHTM là trung gian, cầu nối để tiến
hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và
mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà
mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các NHTM
với những nghiệp vụ kinh doanh như: nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh...và đặc biệt
là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại
thương không ngừng được mở rộng và phát triển.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 11
1.2. Vốn của Ngân hàng thương mại:
1.2.1. Khái niệm về vốn của NHTM:
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung
gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được các chức
năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, có lợi nhuận thì đòi hỏi các
NHTM phải có một lượng vốn hoạt động nhất định.
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của NHTM như sau:
“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do bản thân NHTM tạo lập hoặc huy
động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”.
Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của NHTM. Về
thực chất, vốn của NHTM là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân NH và của
những người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ chuyển tiền vào Ngân hàng với các mục
đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ
khác của Ngân hàng. Đây chính là họ chuyển quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng và số
tiền mà Ngân hàng phải trả hay làm các dịch vụ chính là cái giá của quyền sử dụng
các giá trị tiền tệ đó. Nhờ việc có được nguồn vốn, các Ngân hàng có thể tiến hành
kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê, Nói chung vốn của Ngân hàng chi phối
toàn bộ và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM.
1.2.2. Cơ cấu vốn của NHTM:
Vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác,
Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động
của NH và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của NHTM là vốn tự có do Ngân hàng tạo lập được thuộc sở
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế
SVTH: Ngô Thị Huyền Trân – K42KTKT 12
hữu riêng của Ngân hàng, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu hoặc hình thành từ
kết quả kinh doanh. Ở những nước khác nhau, định nghĩa về vốn tự có có thể khác
nhau nhưng nét chung nhất vốn tự có bao gồm các thành phần sau:
- Vốn góp của chủ sở hữu để thành lập hoặc mở rộng N