Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu
trong nông nghiệp nông thôn về mức độ hội nhập và đã đạt tăng trưởng cao trong những
năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Xây dựng ngành thủy sản thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020.
Trong đó, nuôi trồng thủy sản là ngành then chốt, và nuôi tôm là nghề chính”. Hàng năm,
sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng như
trong cơ cấu giá trị xuất khẩu.
Trên cơ sở các chính sách, chương trình kinh tế mục tiêu, với lợi thế so sánh
của từng vùng sinh thái các địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Đối với vùng đầm phá ven biển, nơi
có nguồn thủy hải sản phong phú và diện tích mặt nước rộng lớn thì khai thác thủy
sản, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành nghề sản xuất phổ biến ở nông thôn trong
cả nước, nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được Chính phủ và người dân chú
trọng đầu tư phát triển.
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, với diện tích khoảng 22.000 ha mặt nước
đầm phá, Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. Xã Lộc
Điền là một xã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những lợi thế của hệ
đầm phá nước lợ, nghề nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển
rất nhanh chóng góp phần tạo công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho người dân
nơi đây, đồng thời tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên trong những năm
gần đây tình hình nuôi tôm ở xã không được thuận lợi như những năm trước, hiệu quả
kinh tế nuôi tôm giảm, nhiều hộ nông dân vì nuôi tôm mà gặp không ít khó khăn, nợ
ngày càng lớn và không có khả năng trả, một số hộ có khả năng tái nghèo
63 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT iii
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh tế - Huế.
Với sự tận tình dìu dắt của các thầy cô giáo, đã trang bị cho Tôi vốn kiến thức khá dồi
dào và sâu rộng.
Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này không chỉ nhờ sự cố gắng nỗ lực
phấn đấu của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế - Khoa KTNN &
PTNT , và các quý thầy cô giáo đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ ích trong
quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trương Tấn Quân đã dành thời gian quý
báu của mình để trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
này.
Cảm ơn ban lãnh đạo, cùng toàn thể các cô chú trong UBND Xã Lộc Điền
huyện Phú Lộc- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình chỉ bảo
cho Tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh được những sai sót. Rất
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú ở đơn vị thực tập.
Xin chân thành cảm ơn
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Trịnh Quang Nhật BìnhĐại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT iv
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế ..............................................5
1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..................................................................8
1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến xác định hiệu quả đầu tư trong hoạt động
nuôi tôm............................................................................................................................8
1.1.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất.................................................................9
1.1.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ...............................................................10
1.1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm.....................................................10
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................17
1.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam............................................................17
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)....................19
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ LỘC ĐIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................21
2.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Lộc Điền .........................................................................21
2.1.1 Vị trí điạ lý............................................................................................................21
2.1.2 Đất đai, địa hình, thổ nhưỡng ...............................................................................21
2.1.3 Thời tiết khí hậu ....................................................................................................23
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Lộc Điền ...............................................................23
2.2.1 Tình hình dân số, lao động ....................................................................................23
2.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật của xã..............................................24
2.2.3 Tình hình văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của xã ...................................................25
2.2.4 Tình hình kinh tế của xã ........................................................................................26
2.3 Tình hình nuôi tôm tại xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............
2.4 Đánh giá thuận lợi - khó khăn chung của xã ............................................................28
2.4.1 Thuận lợi................................................................................................................28
Đại
ọ
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT v
2.4.2 Khó khăn................................................................................................................28
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG
THỨC NUÔI TÔM Ở XÃ LỘC ĐIỀN ..........................................................................30
3.1 Xu hướng phát triển hoạt động nuôi tôm của xã theo 2 phương thức quảng canh cải
tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) ...........................................................................30
3.2 Đánh giá hiệu qủa nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi ..............................33
3.2.1 Năng lực sản xuất của hộ điều tra .........................................................................33
3.2.2 Quy mô cơ cấu chi phí nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ................34
3.2.3 Kết qủa nuôi tôm của hộ vụ xuân hè 2010 phân theo phương thức nuôi..............40
3.2.4 Hiệu qủa nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ......................................42
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm
tại xã Lộc Điền ...............................................................................................................44
3.3.1 Các nhân tố tự nhiên..............................................................................................44
3.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội..................................................................................45
3.3.3 Các nhân tố về thể chế, chính sách ........................................................................48
3.4 Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt
động nuôi tôm xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................49
3.4.1 Định hướng phát triển............................................................................................49
3.4.2 Giải pháp................................................................................................................50
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................55
KẾT LUẬN ....................................................................................................................55
KIẾN NGHỊ....................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................58Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
UBND : Ủy ban nhân dân.
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
QCCT : Quảng canh cải tiến.
BTC : Bán thâm canh.
Ngđ/ha : Ngàn đồng/ha
QĐ : Quyết định.
UB : Ủy ban.
XDCB : Xây dựng cơ bản.
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định.
LĐGĐ : Lao động gia đình.
ĐVT : Đơn vị tính.
HQKT : Hiệu qủa kinh tế.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2008-2009 .................17
Bảng 2: Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010) ..........19
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lộc Điền .....................................................27
Bảng 4: Tình hình nuôi tôm của xã Lộc Điền qua 3 năm 2008-2010 .......................22
Bảng 5: Kết qủa nuôi tôm của xã Lộc Điền từ năm 2007-2010 theo 2 phương thức
QCCT và BTC .............................................................................................31
Bảng 6: Mức độ tăng giảm các chỉ tiêu từ năm 2007 đến năm 2010 của xã theo 2
phương thức nuôi QCCT và BTC...............................................................31
Bảng 7: Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2010 .......................................33
Bảng 8: Chi phí đầu tư cơ bản năm 2010 của các hộ điều tra ...................................35
Bảng 9: Chi phí nuôi tôm/hộ theo 2 phương thức nuôi.............................................36
Bảng 10: Chi phí nuôi tôm trên 1ha năm 2010 của các hộ điều tra ............................37
Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2010 của hộ điều tra ............................41
Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2010 ....................42
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 1
PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu
trong nông nghiệp nông thôn về mức độ hội nhập và đã đạt tăng trưởng cao trong những
năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Xây dựng ngành thủy sản thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020.
Trong đó, nuôi trồng thủy sản là ngành then chốt, và nuôi tôm là nghề chính”. Hàng năm,
sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng như
trong cơ cấu giá trị xuất khẩu.
Trên cơ sở các chính sách, chương trình kinh tế mục tiêu, với lợi thế so sánh
của từng vùng sinh thái các địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Đối với vùng đầm phá ven biển, nơi
có nguồn thủy hải sản phong phú và diện tích mặt nước rộng lớn thì khai thác thủy
sản, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành nghề sản xuất phổ biến ở nông thôn trong
cả nước, nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được Chính phủ và người dân chú
trọng đầu tư phát triển.
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, với diện tích khoảng 22.000 ha mặt nước
đầm phá, Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. Xã Lộc
Điền là một xã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những lợi thế của hệ
đầm phá nước lợ, nghề nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển
rất nhanh chóng góp phần tạo công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho người dân
nơi đây, đồng thời tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên trong những năm
gần đây tình hình nuôi tôm ở xã không được thuận lợi như những năm trước, hiệu quả
kinh tế nuôi tôm giảm, nhiều hộ nông dân vì nuôi tôm mà gặp không ít khó khăn, nợ
ngày càng lớn và không có khả năng trả, một số hộ có khả năng tái nghèo.
Hiện nay người dân nuôi tôm bằng nhiều phương thức khác nhau như: quảng
canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Nhưng do những đặc điểm về
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 2
điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, chất lượng đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã
hội cũng như trình độ dân trí, chính sách xã hội ở địa phương mà người dân ở đây chỉ
thực hiện hai phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm
canh (BTC). Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng. Một câu hỏi
đặt ra ở đây là giữa hai phương thức nuôi trồng QCCT và BTC thì người dân nên áp
dụng phương thức nuôi trồng nào cho hợp lý, phù hợp với nguồn lực và trình độ
chuyên môn của người dân. Chính vì vậy, để tìm ra một phương thức nuôi với chi phí
thấp, hiệu quả kinh tế cao là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế các
phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích tổng thể của chuyên đề là giúp người dân xác định những phương
thức nuôi hợp lý và hiệu qủa nhằm nâng cao mức sống đối với người dân. Để đạt được
mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung cũng
như hiệu quả kinh tế nuôi tôm nói riêng.
- Đánh giá xu hướng biến động về kết quả nuôi tôm theo hai phương thức
QCCT và BTC của xã trong những năm gần đây.
- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ theo
2 phương thức nuôi từ đó đưa ra những kết luận về tính hiệu quả của hai phương thức
nuôi trên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế vùng, nâng cao hiệu quả kinh
tế trong hoạt động nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân nuôi tôm, phương thức nuôi tôm.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đọan từ năm 2007 đến
năm 2010.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với những sự vật
hiện tượng khác trong một khoảng thời gian và không gian nhất định để thấy rõ sự vận
động của sự vật hiện tượng đó. Hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong
quá trình làm đề tài nhằm nhận thức được bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội
đang nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra chuyên môn sâu 2 hộ nuôi tôm
tiêu biểu, một hộ nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và một hộ nuôi theo
phương thức bán thâm canh trong vụ xuân hè năm 2010 trên địa bàn xã. Phương pháp
điều tra được tiến hành theo dạng phỏng vấn theo các chủ đề với các câu hỏi mở để tìm
hiểu sâu sắc các vấn đề có liên quan. Quá trình chọn mẫu cho 2 hộ điều tra là chọn mẫu
theo mục đích. Mẫu có tính đặc trưng cho việc phân tích sâu hai phương thức nuôi.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê hàng năm của UBND
xã, từ niên giám thống kê toàn quốc, tỉnh, các sách báo điện tử có liên quan.
Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản
xuất của địa phương.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán
bộ chuyên môn, người NTTS có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc liên quan đến vấn đề
nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên
cứu của đề tài
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 4
5. Cấu trúc chuyên đề
Phần mở đầu: Đặt vấn đề.
Phần hai : Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Tình hình cơ bản của xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương III: Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở
xã Lộc Điền.
Phần ba: Kết luận và kiến nghị.
Do hạn chế về thời gian tiếp cận đề tài, cũng như trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế. Do đó đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cán bộ chuyên môn và bạn đọc để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 5
PHẦN HAI
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế
Hiệu qủa là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết qủa thực hiện
được, các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết qủa đó trong
những điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường hướng tới sản xuất hàng hóa
như hiện nay, chỉ tiêu hiệu qủa ngày càng được quan tâm nhiều và đứng trên cả hai
phương diện: Kinh tế và xã hội.
Hiệu qủa là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án
cho sản xuất kinh doanh. Hiệu qủa được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Do đó
hình thành nên nhiều khái niệm khác nhau như: Hiệu qủa kinh tế, hiệu qủa xã hội, hiệu
qủa kỹ thuật, hiệu qủa phân phối
Hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, là cơ sở để các
doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lựa chọn phương án hoạt động có
hiệu qủa nhất. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là sự lựa
chọn sử dụng tối ưu các nguồn lực xã hội. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của mọi doanh nghiệp.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu qủa kinh tế. Khi đề cập đến hiệu qủa
các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997) (Phạm
Vân Đình, 1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu qủa kĩ
thuật, hiệu qủa phân bổ nguồn lực và hiệu qủa kinh tế. Đó là khả năng thu được kết
qủa sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định.
Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu qủa kỹ thuật và cả hiệu
qủa phân bổ (David Colman, 1994).
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 6
Hiệu qủa kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt
được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những
điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu qủa
kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu
tố đầu vào để sản xuất. Hiệu qủa kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản
xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu qủa phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu qủa trong các
yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu qủa phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố
đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm
đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu qủa phân bổ là hiệu qủa kỹ thuật có tính
đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu qủa phân bổ còn được gọi là hiệu qủa
về giá.
HQKT = Hiệu qủa kỹ thuật * Hiệu qủa kinh tế
Theo hình 1: các chỉ số hiệu qủa của Farrell được đo lường như sau:
Nếu các điểm P, Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sản
phẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật bằng 1 vì nằm trên đường đồng
mức SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P:
TE = OQ/OP (O≤TE≤1)
Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính
được hiệu qủa phân bổ tại điểm P:
AE = OR/OQ (0≤AE≤1)
Như vậy, hiệu qủa kinh tế tại điểm P:
EE = TE x AE
= OQ/OP * OR/OQ
= OR/OQ (O≤EE≤1)
Q’ là điểm đạt hiệu qủa kinh tế
Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell
Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu
quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời -
O A’ x1/y
R
S’
Q’
P
S
A
x2/y
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT 7
lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì
không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT.
Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả
ba mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả
mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội c