Xuân Hồng là một xã của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi có điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi để phát triển nghề chăn nuôi vịt. Tại đây đã
hình thành nên một vùng nuôi vịt lấy trứng lớn nhất nhì không chỉ của huyện Nghi
Xuân, mà còn cả tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi vịt lấy trứng ở xã Xuân
Hồng còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, nguồn cung ứng
đầu ra không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh,
nhu cầu thị trường không ổn định.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
* Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ
trứng vịt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng vịt của các nông hộ
trên địa bàn xã Xuân Hồng năm 2010.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng vịt
cho các hộ nông dân ở xã Xuân Hồng.
* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp tổng hợp so sánh
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp phân tích chuỗi cung
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp phân tích kinh tế
50 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
1
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xuân Hồng là một xã của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi có điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi để phát triển nghề chăn nuôi vịt. Tại đây đã
hình thành nên một vùng nuôi vịt lấy trứng lớn nhất nhì không chỉ của huyện Nghi
Xuân, mà còn cả tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi vịt lấy trứng ở xã Xuân
Hồng còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, nguồn cung ứng
đầu ra không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh,
nhu cầu thị trường không ổn định.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
* Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ
trứng vịt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng vịt của các nông hộ
trên địa bàn xã Xuân Hồng năm 2010.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng vịt
cho các hộ nông dân ở xã Xuân Hồng.
* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp tổng hợp so sánh
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp phân tích chuỗi cung
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp phân tích kinh tế
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một trong những bộ phận chính cấu thành của nền nông nghiệp. Nó
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người,
góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người nông dân, khai thác các nguồn lực ở
khu vực nông thôn... Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát
triển mạnh, với tốc độ bình quân 5,4%/năm trong 10 năm từ 1998 – 2008. Nhưng tổng
thể thì ngành chăn nuôi nước ta nói chung, ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng
phế phẩm nông nghiệp, chủ yếu lấy công làm lãi. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với
quy mô vừa và lớn tuy đã hình thành một số nơi nhưng tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu
thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn
chung còn thiếu và yếu, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, khó có thể đạt tới một
nền chăn nuôi chuyên nghiệp có quy mô lớn. Từ đó dẫn tới khó khăn trong việc giảm
giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Với dân số nước ta trên 86 triệu người, trong đó hơn 70% dân số sống ở khu vực
nông thôn. Như tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giai đoạn hiện nay là 1,2%/năm,
dự báo nhu cầu tiêu thụ trứng vịt sẽ tăng ít nhất thêm 5 – 6%/năm. Mặt khác, nền kinh
tế của nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên, từ đó nhu
cầu về các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng tăng.
Trứng vịt là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là trứng vịt lộn. Tuy vậy,
sản phẩm trứng vịt, nhất là trứng vịt lộn để đến được tay người tiêu dùng khó khăn
hơn các sản phẩm khác vì sản phẩm dễ vỡ, khó bảo quản và khó khăn khi vận chuyển
đi xa. Vì thế, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với số lượng lớn và chất
lượng đảm bảo thì nên cần các chuỗi cung ứng và thực hiện các kênh phân phối trong
chuỗi cung đó.
Xuân Hồng là một xã đồng bằng của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có vị trí
địa lý hết sức thuận lợi, hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc có điều kiện thuận lợi cho
việc chăn nuôi thủy cầm, có đường quốc lộ 1A đi qua và cách thành phố Vinh 4 km
về phía nam giúp dễ dàng trong việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Thêm vào đó,
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
3
có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tốt, năng suất cho trứng
cao, có thể tới 300 quả/năm/con, người chăn nuôi vịt ở địa phương cũng có kinh
nghiệm khá lâu. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi vịt ở đây chưa thực sự lớn, đầu ra cho
sản phẩm không ổn định, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi
của người dân còn yếu, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, qua
quá trình điều tra tại xã, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các
hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng của các nông hộ và tình hình tiêu thụ
trứng vịt trên địa bàn xã từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển ngành
chăn nuôi vịt và khả năng tiêu thụ trứng vịt trên địa bàn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu
quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trứng vịt của các hộ nông
dân trên địa bàn xã Xuân Hồng năm 2010.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trứng vịt
cho các hộ nông dân ở xã Xuân Hồng.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp được làm
cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
+ Chọn điểm: chúng tôi đã tiến hành điều tra 4/9 thôn của xã Xuân Hồng là các thôn 1,
4, 8, 9
+ Chọn mẫu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã điều tra 30 hộ ở 4 thôn, theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách cho trước. Cụ thể ở
thôn 1: 10 hộ, thôn 4: 4 hộ, thôn 8: 7 hộ, thôn 9: 9 hộ.
+ Thu thập số liệu:
Đại
học
Kin
tế H
uế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
4
Số liệu sơ cấp: để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi vịt ở địa phương năm 2010 theo bảng hỏi được soạn
sẵn.
Số liệu thứ cấp thu thập được từ: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê,
trên Internet và qua báo cáo hằng năm của xã.
+ Xử lý số liệu: sử dụng các phương pháp tính toán trên phần mềm Excel
- Phương pháp thống kê kinh tế: Kết hợp với các phương pháp khác, phương
pháp thống kê được sử dụng cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống.
- Các phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số
của các chỉ tiêu như diện tích, số lượng, giá trị sản lượng,... của các đối tượng nghiên
cứu.
- Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài nhằm mô tả các kênh tiêu thụ
trứng vịt từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Phương pháp phân tích chuỗi cung:
Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được, thông qua việc xây dựng chuỗi
cung sản phẩm trứng vịt cung cấp cho các lò ấp, người tiêu dùng... nghiên cứu phân
tích, đánh giá từng tác nhân trong chuỗi, những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân.
Từ đó đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm phát triển hoạt động của từng tác nhân,
giúp chuỗi hoạt động bền vững.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Do bị giới hạn về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm
thực tế của bản thân nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng
quy mô lớn và vừa ở các hộ thuộc 4 thôn là 1, 4, 8, 9.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm 2008, 2009 và 2010.
+ Số liệu sơ cấp được điều tra hộ chăn nuôi vịt trong năm 2010.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
5
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa
bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả làm ăn của một
doanh nghiệp. Nó là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế,
là thước đo trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp; được xét trên nhiều khía cạnh:
có thể xét trên phương diện tài chính hoặc trên phương diện kinh tế xã hội như thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm thất nghiệp, cải thiện môi trường. Trong nông
nghiệp, khi đề cập đến hiệu quả kinh tế thì phải đề cập đến hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai, vốn, giống, phân bón. Vấn đề này
đã được nhiều tác giả bàn đến như: David Colman, Trevor Young (Nguyên lý kinh tế
nông nghiệp, năm 1994), Schultz (1964)... Tất cả đều phân biệt rõ ba khái niệm: hiệu
quả kinh tế (economic efficiency), hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả
phân bổ (allocative efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến
trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này
thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên
quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,
khả năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó
kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
6
các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào hay giá các yếu tố đầu ra. Vì thế, nó còn
được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều
kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là, giá trị biên của sản
phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là, cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong
hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải
là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả
chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, các nguồn lực của sản xuất như đất đai, lao
động, vốn, công nghệ ngày càng khan hiếm hơn, có xu hướng tỉ lệ nghịch so với
việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và sản xuất nông nghiệp trong
điều kiện rủi ro bất thường là cho kết quả và hiệu quả sản xuất thường không ổn định.
Vì thế, muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất
ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó
và quản lý các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi đề cập đến hiệu quả
các nguồn lực trong nông nghiệp thì chúng ta phải tính đến hiệu quả kinh tế. Một kết
quả kinh tế có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo thành, vì vậy chỉ có tác động
đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới đi đúng hướng và đạt hiệu
quả cao.
Việc nghiên cứu và phân tích phạm trù về hiệu quả kinh tế đã chứng tỏ rằng
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực là một tất yếu trong nông nghiệp.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi vịt:
1.1.2.1 Giống:
Giống đưa vào nuôi phải đảm bảo sạch bệnh, rõ nguồn gốc, đạt các yêu cầu về
kỹ thuật như: đồng đều về ngày tuổi, thể trạng sức khỏe tốt, có chứng nhận về kiểm
dịch của cơ quan thú y.
1.1.2.2 Chuồng trại:
Đại
học
Kin
h tế
H
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
7
Chuồng trại nuôi vịt phải xa khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo
an toàn vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
1.1.2.3 Thức ăn:
Đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, thức ăn và nước
uống rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
Đặc biệt là giai đoạn vịt mới nở, vấn đề thức ăn và nước uống càng cần được xem
trọng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho vịt con vừa có thể sinh trưởng và phát triển tốt,
vừa tăng sức đề kháng với dịch bệnh.
1.1.2.4 Kỹ thuật chăn nuôi:
Ngoài các yếu tố kể trên thì kỹ thuật chăn nuôi cũng rất quan trọng, quyết định
hiệu quả chăn nuôi. Muốn đạt được kết quả như vậy, trong khâu chăm sóc cần lưu ý
đến hướng chuồng, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nước uống phải đầy đủ, hợp vệ sinh và
phù hợp với từng giai đoạn. Tránh sử dụng thức ăn thiu mốc, quá hạn sử dụng, không
rõ nguồn gốc
1.1.2.5 Thú y:
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho vịt theo khuyến cáo của cơ
quan thú y. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe đàn vịt, nếu phát hiện
dịch bệnh thì cần có sự trợ giúp của cán bộ thú y địa phương.
Như vậy, để chăn nuôi thành công, người chăn nuôi cần tuân thủ đúng theo quy
trình kỹ thuật, đồng thời nhắc nhở, khuyên nhủ những hộ chăn nuôi xung quanh áp
dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi để cùng nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3 Giá trị của trứng vịt
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh
dưỡng; Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm
trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Thành
phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất
khoáng.
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan;
Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
8
amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin
cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân
nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các
thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức,
đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa
lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách
cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa
lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương
quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều
hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra
khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng
như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có
cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K).
Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng
đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu
trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi,
chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức
hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa. Khi nấu
chín, Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin - Avidin.
1.1.3.2 Trong công nghiệp chế biến
Trứng vịt là một trong những nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến
thực phẩm, cụ thể là làm bánh hay một số loại thực phẩm khác.
1.1.3.3 Giá trị kinh tế đối với hộ nông dân
Ngành chăn nuôi thủy cầm nói chung và chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng đã
đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Nuôi vịt có thể giúp người nông dân sử
dụng hiệu quả diện tích đất hoang hóa, đất kém hiệu quả trong trồng trọt. Ngoài ra
còn giải quyết thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Tóm lại, nghề chăn nuôi
Đại
học
K n
h tế
H
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
9
vịt lấy trứng đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo,
nâng cao mức sống cho các hộ nông dân.
1.1.4 Chuỗi cung sản phẩm
1.1.4.1 Khái niệm chuỗi cung sản phẩm
Chuỗi cung bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay
gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn
nhà sản xuất, chuỗi cung bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này không hạn chế, phát triển sản
phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Bài giảng
Marketing Nông nghiệp – Th.s Nguyễn Văn Cường – 2006 - Trường Đại học Kinh tế
Huế).
Trong định nghĩa trên nói rõ ba vấn đề sau:
Thứ nhất, thành phần của chuỗi cung bao gồm các doanh nghiệp tham gia trực
tiếp và gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng vai trò làm cầu nối cho
người sản xuất và người tiêu dùng.
Thứ hai, nói về mối quan hệ đồng thời cùng các dòng chảy bên trong chuỗi
cung như: dòng thông tin, dòng thanh toán, dòng chuyển sở hữu...
Thứ ba, nói về các vai trò và chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống
của sản phẩm - dịch vụ.
Đây là một định nghĩa tổng quát nói lên đầy đủ bản chất của chuỗi cung sản
phẩm hàng hóa - dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Như vậy, thực chất của việc phân tích chuỗi cung là việc phân tích chuỗi quá
trình tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
1.1.4.2 Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm
Chuỗi cung sản phẩm gồm các tác nhân: Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào, hộ
sản xuất, người thu gom, người bán lẻ và người tiêu dùng. Ta có sơ đồ sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
10
Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp
Khái niệm các tác nhân:
Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào: là những cơ sở cung cấp cho hộ sản xuất
những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn công nghiệp, thú y.
Hộ sản xuất: là những gia đình hoặc cơ sở sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị
trường. Các chủ thể này nhận các đầu vào từ các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào như
giống, thức ăn công nghiệp, thú y... phối hợp với các nguồn lực có sẵn của hộ như lao
đông gia đình, chuồng trại... để tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Người thu gom: là những người trung gian đầu mối, tổ chức thu mua sản phẩm
của các hộ hoặc các cơ sở sản xuất, sau đó thu gom về một địa điểm để bán lại cho
các nhà bán lẻ khác.
Người bán lẻ: là những người mua sản phẩm qua các hộ thu gom trung gian
hoặc là trực tiếp hộ sản xuất thu gom rồi đem trực tiếp bán ra thị trường.
Người tiêu dùng (các cá nhân, các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng...): là những
người hoặc cơ sở tiêu thụ sản phẩm các loại của người bán lẻ hoặc hộ thu gom.
Người tiêu dùng
Hộ sản xuất
Cơ sở thu gom Người bán lẻ
Cơ sở cung cấp dịch vụ
đầu vào
(1)
(6)
(2)
(4)
(5)
(7)(3)
Đại
họ
Ki
h tế
Hu
ế
Chuyên đề tốt nghiệp
Trần Xuân Lâm
11
Trong sơ đồ trên, tất cả các sản phẩm để đến được tay người tiêu dùng thường
qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số lớn hơn và một số thì phức tạp
hơn nhiều. Chúng ta thấy chỉ có một người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là
người tiêu dùng cuối cùng. Khi các khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra quyết định
kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn
đến giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng thường rất cao.
1.1.4.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm.
Theo sơ đồ chuỗi cung sản phẩm ở trên ta có:
(1) quan hệ giữa cơ sở cung cấp dịch vụ