Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm sú

Hệ đầm phá Tam Giang có diện tích hơn 22.000 ha mặt nước tựnhiên, là môi trường rất thuận lợi đểphát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện Quảng Điền giáp với Phá Tam Giang, có diện tích nuôi tôm sú nước lợhạtriều ven phá khoảng 670ha, trong đó các xã có diện tích ao nuôi lớn là Quảng An, Quảng Phước, và Quảng Công. Áp lực gia tăng dân sốngày càng cao, trong lúc đó nguồn lợi từkhai thác tựnhiên ngày càng giảm. Vì vậy, nuôi trồng thuỷsản đang được các cấp chính quyền huyện Quảng Điền xem nhưlà một phương thức sinh kếquan trọng nhằm đảm bảo đảm bảo đời sống và thu nhập ổn định cho ngưdân ven phá. Nuôi trồng thuỷsản ven phá đã phát triển một cách nhanh chóng gây làm cho ngưdân lâm vào cảnh nợ chồng chất và thất thoát đầu tưvốn của các ngân hàng cho ngưdân nuôi trồng thuỷsản. Quảng Công là một trong 33 xã thuộc hệ đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. Nuôi trồng thuỷsản được xem nhưmột phương thức nhằm cải thiện sinh kếcho người dân, giúp giảm thiểu sựkhai thác tựnhiên đầm phá làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, nguời nuôi tôm Quảng Công đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi như: ô nhiễm nguồn nước, chất thải không thểxửlý, và đặc biệt là dịch bệnh hại tôm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người dân và tình hình nuôi trồng thủy sản toàn xã. Việc lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh và hóa chất đểphòng ngừa dịch bệnh tôm đã gây nên nhiều hậu quảxấu như: tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻngười sửdụng sản phẩm. Đây là thách thức đối với cộng đồng và các nhà khoa học chúng tôi là phải có giải pháp mới đểnuôi tôm sú, đặc biệt là trong phòng ngừa dịch bệnh, quản lý môi trường nước nhằm hướng tới mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững. Với sựhỗtrợvà giúp đỡvềtài chính của dựán IMOLA, mô hình nuôi tôm sử dụng chếphẩm sinh học EM và Bokashi đã được thực hiện nhằm mục đích tìm ra giải pháp nuôi tôm an toàn, sạch bệnh theo hướng bền vững

pdf17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm sú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG AO NUÔI TÔM SÚ XÃ QUẢNG CÔNG Dự án Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá (IMOLA) Tỉnh Thừa Thiên Huế (FAO, GCP/VIE/029/ITA) Trần Quang Khánh Vân Trường Đại học Nông Lâm Huế Huế, 08/2010 13 MỤC LỤC Phần I. Tóm lược mô hình ............................................................................................................ 14  Phần II. Báo cáo chính .................................................................................................................. 16  1. Đặt vấn đề............................................................................................................................. 16  2. Tổng quan mô hình .............................................................................................................. 16  2.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................................... 16  2.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................................ 16  2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................... 17  2.4 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 17  2.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................................... 18  3. Kết quả thực hiện mô hình ................................................................................................... 20  3.1 Sự biến động các yếu tố môi trường ở các ao nuôi tôm sú ............................................ 20  3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm EM và Bokashi trầu đến tốc độ tăng trưởng tôm sú ............ 22  3.3 Hiệu quả của chế phẩm EM và Bokashi trầu đến tỷ lệ sống của tôm sú ....................... 23  3.4 Hiệu quả kinh tế sử dụng chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu trong nuôi tôm sú .. 24  4. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................................... 24  4.1 Kết luận.......................................................................................................................... 24  4.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 25  Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 26  Phụ lục .......................................................................................................................................... 27  DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Danh sách hộ nuôi ........................................................................................................... 17  Bảng 2. Các bước chuẩn bị ao nuôi tôm sú .................................................................................. 18  Bảng 3. Lượng chế phẩm EM sử dụng trong quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm sú ............... 19  Bảng 4. Quy trình và liều lượng sử dụng Bokashi trầu trong nuôi tôm sú ................................... 19  Bảng 5. Lượng thức ăn cho tôm thịt hàng ngày ............................................................................ 20  Bảng 6. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi tôm sú ........................................ 21  Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của tôm (g/con) ....................................................... 22  Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của tôm (cm/con) ........................................ 23  Bảng 9. Tỷ lệ sống của tôm sú trong thời gian thí nghiệm ........................................................... 23  Bảng 10. Hạch toán kinh tế các mô hình nuôi tôm sú sử dụng chế phẩm EM và Bokashi trầu ... 24  Bảng 11. Tổng thu và đầu tư từ hộ nuôi ao đối chứng (diện tích: 5.000m2) ................................ 24  DANH SÁCH HÌNH Hình 1. Ao nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học ......................................................................... 27  Hình 2. Kiểm tra sức khoẻ và tăng trưởng tôm sú ........................................................................ 28  Hình 3. Thu hoạch tôm sú ............................................................................................................. 28  14 Phần I. Tóm lược mô hình 1. Tên mô hình: Quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) sử dụng chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu ở xã Quảng Công. 2. Đơn vị thực hiện Dự án IMOLA Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông lâm Huế 3. Địa điểm: CHNC Thành Nhất và Thành Đạt, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 4. Cán bộ phụ trách mô hình: Ths. Trần Quang Khánh Vân, trưởng Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm Huế. 5. Hộ thực hiện mô hình Mô hình được tiến hành ở 4 ao nuôi, 2 ao ở chi hội nghề cá Thành Nhất và 2 ao ở chi hội nghề cá Thành Đạt và diện tích ao thể hiện ở bảng sau. Chúng tôi chọn 2 ao nuôi theo phương pháp truyền thống để làm ao đối chứng với mô hình thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của mô hình sử dụng chế phẩm EM và Bokashi trầu. STT Tên chủ hộ CHNC Diện tích (m2) 1 Hồ Công Lành Thanh Nhất 5.000 2 Hồ Công Mậu Thanh Nhất 5.000 3 Lê Đình Lý Thành Đạt 5.000 4 Ngô Văn Tuấn Thành Đạt 2.500 Ngoài ra, hai ao nuôi truyền thống cũng được chọn lựa làm ao đối chứng để so sánh tính hiệu quả của mô hình. 6. Mục tiêu của mô hình Đưa ra giải pháp nuôi tôm an toàn, sạch bệnh theo hướng bền vững 7. Phương pháp thực hiện mô hình • Điều tra khảo sát chọn hộ, ao nuôi, thiết bị phục vụ sản xuất phải đảm bảo thực hiện mô hình • Chúng tôi theo dõi chất lượng nước, tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như ảnh hưởng kinh tế của mô hình • Để đánh giá đúng hiệu quả của mô hình, việc chọn hộ nuôi được chia làm 2 nhóm: nhóm hộ sử dụng chế phẩm EM và Bokashi và nhóm hộ không sử dụng chế phẩm để làm đối chứng Tóm tắt nội dung: Nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang giúp nâng cao sinh kế cho ngư dân và giảm áp lực khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. Sự xuất hiện dịch bệnh ở tôm là một vấn đề trong NTTS. Việc sử dụng kháng sinh và hóa chất trong phòng bệnh đã dẫn đến tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Hình thành các giải pháp kỹ thuật giúp ngư dân quản lý dịch bệnh tốt hơn trong nuôi tôm là một thử thách cho các nhà khoa học. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ dự án IMOLA, nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu được thực hiện với mục đích hỗ trợ người nuôi trong tiếp cận các phương án mới trong quản lý bền vững bệnh tôm và tạo ra các sản phẩm an toàn để con người tiêu thụ. Các kết quả thực hiện mô hình thí điểm cho thấy việc sử dụng EM và Bokashi 15 trầu đã mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Thành công của mô hình là đã quảng bá nuôi tôm bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi tiến hành theo dõi, đánh giá chất lượng nước trong quá trình nuôi, xác định tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu. 16 Phần II. Báo cáo chính 1. Đặt vấn đề Hệ đầm phá Tam Giang có diện tích hơn 22.000 ha mặt nước tự nhiên, là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện Quảng Điền giáp với Phá Tam Giang, có diện tích nuôi tôm sú nước lợ hạ triều ven phá khoảng 670ha, trong đó các xã có diện tích ao nuôi lớn là Quảng An, Quảng Phước, và Quảng Công. Áp lực gia tăng dân số ngày càng cao, trong lúc đó nguồn lợi từ khai thác tự nhiên ngày càng giảm. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản đang được các cấp chính quyền huyện Quảng Điền xem như là một phương thức sinh kế quan trọng nhằm đảm bảo đảm bảo đời sống và thu nhập ổn định cho ngư dân ven phá. Nuôi trồng thuỷ sản ven phá đã phát triển một cách nhanh chóng gây làm cho ngư dân lâm vào cảnh nợ chồng chất và thất thoát đầu tư vốn của các ngân hàng cho ngư dân nuôi trồng thuỷ sản. Quảng Công là một trong 33 xã thuộc hệ đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. Nuôi trồng thuỷ sản được xem như một phương thức nhằm cải thiện sinh kế cho người dân, giúp giảm thiểu sự khai thác tự nhiên đầm phá làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, nguời nuôi tôm Quảng Công đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi như: ô nhiễm nguồn nước, chất thải không thể xử lý, và đặc biệt là dịch bệnh hại tôm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người dân và tình hình nuôi trồng thủy sản toàn xã. Việc lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh và hóa chất để phòng ngừa dịch bệnh tôm đã gây nên nhiều hậu quả xấu như: tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng sản phẩm. Đây là thách thức đối với cộng đồng và các nhà khoa học chúng tôi là phải có giải pháp mới để nuôi tôm sú, đặc biệt là trong phòng ngừa dịch bệnh, quản lý môi trường nước nhằm hướng tới mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững. Với sự hỗ trợ và giúp đỡ về tài chính của dự án IMOLA, mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học EM và Bokashi đã được thực hiện nhằm mục đích tìm ra giải pháp nuôi tôm an toàn, sạch bệnh theo hướng bền vững. 2. Tổng quan mô hình 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian : Từ ngày 1/04/2010 - 31/07/2010. Ðịa điểm : Xã Quảng Công - Huyện Quảng Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2 Bố trí thí nghiệm Việc chọn hộ được thực hiện dựa vào các tiêu chí sau: • Hộ có ao nuôi tôm • Giống trước khi thả nuôi phải qua kiểm tra PCR để đánh giá mức độ an toàn về bệnh hại • Hộ có đủ lao động, kinh phí đầu tư để đóng góp thực hiện mô hình theo đúng yêu cầu dự án • Hộ có mong muốn tham gia mô hình và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình với cộng đồng sau khi thực hiện mô hình • Tuân thủ quy trình kỹ thuật trong suốt vụ nuôi. Mô hình được tiến hành ở 4 ao nuôi, 2 ao ở chi hội nghề cá Thành Nhất và 2 ao ở chi hội nghề cá Thành Đạt, diện tích các ao được thể hiện ở Bảng 1. Mật độ tôm thả trong ao nuôi sử 17 dụng chế phẩm sinh học từ 6 – 8 con/m2. Riêng 2 ao tại chi hội Đại Nhất thả tôm với kích cỡ 2-3 cm/con và 2 ao tại chi hội Thành Đạt thả tôm với kích cỡ P15. Tôm giống sử dụng trong mô hình được sản xuất tại trại tôm giống ở thôn Hòa Duân, thị trấn Thuận An, Thừa Thiên Huế. Tôm giống đưa về nuôi được tiến hành kiểm dịch bệnh đốm trắng và bệnh MBV bằng phương pháp PCR tại Bệnh xá Thú y (Phú Mỹ - Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Tôm giống sẽ được tiến hành ương nuôi trong khoảng thời gian 20- 30 ngày. Sau khi đạt kích cỡ 2-3 cm sẽ được đưa vào thả nuôi để thực hiện mô hình tại hộ Ông Hồ Công Lành và Hồ Công Mậu. Hai hộ Lê Đình Lý và Ngô Văn Tuấn thả tôm giống cỡ P15. Bảng 1. Danh sách hộ nuôi No. Pilot farmer FA Area (m2) 1 Hồ Công Lành Thành Nhất 5.000 2 Hồ Công Mậu Thành Nhất 5.000 3 Lê Đình Lý Thành Đạt 5.000 4 Ngô Văn Tuấn Thành Đạt 2.500 2.3 Các chỉ tiêu theo dõi - Một số yếu tố môi trường (DO, NH3, độ trong, pH, màu nước, nhiệt độ, KH) được đo hằng ngày vào lúc 6.00 sáng hoặc 2.00 chiều - Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm (lấy mẫu cách nhau 10 ngày) - Đánh giá tác động tích cực của chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu trong các ao nuôi tôm (các thông số môi trường được kiểm tra hằng ngày; tỉ lệ tăng trưởng về chiều dài, trọng lượng và tỉ lệ sống được kiểm tra 10 ngày một lần) - Hiệu quả kinh tế của mô hình (cuối vụ). 2.4 Đối tượng nghiên cứu Tôm sú (Penaneus monodon), ngành chân khớp (Arthropoda), lớp giáp xác (Crustacean), bộ 10 chân (Decapoda), họ tôm he (Penaeidae), giống (Penaeus). Chế phẩm sinh học Bokashi trầu là sản phẩm kết hợp từ chế phẩm EM và lá trầu, một nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản. Quá trình sản xuất Bokashi trầu dựa trên quy trình công nghệ của Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế. Bokashi trầu có tác dụng hạn chế sự phát triển các vi sinh vật có hại và nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản. Chế phẩm đã được thử nghiệm thành công trong nuôi tôm, cá ở một số nơi với mục đích để phòng bệnh và cải thiện chất lượng nước, cũng như chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Bokashi trầu một loại chế phẩm sinh học có độ an toàn cao đối với vật nuôi và thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu của Khoa Thủy sản cho thấy chế phẩm Bokashi có thể ức chế và tiêu diệt hai loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Aeromonas hydrophyla. Đây là hai loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên động vật thuỷ sản nước ngọt và nước mặn (Nguyễn và đồng sự, 2007). Việc sử dụng chế phẩm này sẽ góp phần hạn chế tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản. Dung dịch EM gốc (EM1) và các hợp chất thứ cấp. Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms) do TS. Teruo Higa người Nhật phát minh. Chế phẩm sinh học EM được áp dụng vào thực tiễn đầu những năm 1980. EM là một hỗn hợp gồm 5 nhóm vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn cố định Nitơ). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống vi sinh 18 thái khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì thế hoạt động tổng hợp của chúng sẽ đem lại hiệu quả gấp nhiều lần nhằm góp phần cải thiện chất lượng nước, phân hủy nhanh các chất cặn bã hữu cơ, nhất là các chất dư thừa từ thức ăn của tôm, ổn định độ pH, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, đất, v.v., giúp người nuôi tôm thu được hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Dung dịch EM gốc là chất lỏng có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt, pH < 3,5. EM hỏng, không dùng được nếu dung dịch EM có mùi thối, hoặc độ pH > 4. Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm. EM1 được sử dụng trong quá trình lên men EM2, EM5 theo các công thức phối trộn khác nhau theo quy trình của khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm Huế. Các nguyên liệu để phối trộn EM2 và EM5 gồm nước tinh khiết, EM gốc, rỉ đường, và nước (tương ứng là 90%, 5% và 5%). EM2 được chế tạo từ quá trình lên men kỵ khí EM gốc trong vòng 5-7 ngày cho đến khi pH < 4 thì có thể sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. EM5 được sản xuất với thành phần gồm 60 % nước tinh khiết, 10 % rỉ đường, 10 % dấm, 10 % cồn 400, 10 % EM gốc. Hỗn hợp được lên men kỵ khí trong thời gian 3-5 ngày cho đến khi pH < 4 thì có thể sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. 2.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Nội dung nghiên cứu • Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học EM và Bokashi trầu đến chất lượng môi trường nước ao nuôi • Nghiên cứu tác động của EM và Bokashi trầu đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi • Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM và Bokashi trầu đến sức đề kháng bệnh và tỷ lệ sống của tôm nuôi • Nghiên cứu tác động của EM và Bokashi trầu đến hiệu quả kinh tế của toàn vụ nuôi 2.5.2 Phương pháp nghiên cứu Quy trình sử dụng chế phẩm EM và Bokashi trầu được trình bày ở bảng 2, 3 và 4. Bảng 2. Các bước chuẩn bị ao nuôi tôm sú Ngày Nội dung công việc 1 – 7 Cải tạo ao, bón vôi 0.8 – 1 tấn/ha kết hợp 250l EM2/0,5 ha 8-9 Cấp nước 90 – 100 cm 12 Diệt tạp bằng hạt mát hoặc Saponin 15 – 21 Sử dụng để gây màu nước và kiểm tra các yếu tố môi trường 22 Thả tôm 19 Bảng 3. Lượng chế phẩm EM sử dụng trong quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm sú Bảng 4. Quy trình và liều lượng sử dụng Bokashi trầu trong nuôi tôm sú Ngày nuôi Loại thức ăn Chế phẩm sinh học Nồng độ Từ ngày nuôi thứ nhất đến thu hoạch Công nghiệp Bokashi trầu 1 L/20-50 kg thức ăn. Sử dụng liên tục trong suốt vụ nuôi Lượng thức ăn sử dụng: 10% trọng lượng tôm thả nuôi, giảm dần đến 5% vào tháng cuối cùng. Chế phẩm Bokashi trầu được bổ sung bằng cách trộn đều với thức ăn ít nhất 30 phút trước khi cho ăn. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường • Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế thuỷ ngân • Đo độ mặn bằng khúc xạ kế, • Đo độ trong bằng đĩa Secchi • Xác định pH của nước bằng pH test • Xác định KH của nước bằng KH test • Đo nồng độ oxy hoà tan trong nước bằng DO test • Xác định lượng NH3 bằng NH3 test. Phương pháp xác định chỉ tiêu tăng trưởng • Phương pháp thu mẫu tôm: Mẫu tôm được thu ngẫu nhiên ở các ao nuôi thuộc vùng dự án. Mỗi lần kiểm tra tiến hành thu 30 con trên ao. - Nếu trọng lượng tôm (P thân) nhỏ hơn 5g tiến hành thu bằng sàn ăn sau 2 – 3 h cho ăn (20-30 con/sàng). Định kỳ 10 ngày lấy mẫu một lần. - Nếu trọng lượng tôm lớn hơn 5 g tiến hành thu mẫu bằng chài sau 2 – 3 h cho ăn (20-50 con/chài). Định kỳ 10 ngày lấy mẫu một lần. • Phương pháp theo dõi khả năng tăng trưởng của tôm: - Tiến hành đo chiều dài thân bằng giấy kẻ ô ly - Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử có độ chính xác 1 mg. • Phương pháp xác định tỷ lệ sống (%) Liều lượng chế phẩm (L/0,5 ha/lần) Tổng số lượng sử dụng theo định kỳ EM5 (L) EM2 (L) EM5 (L) EM2 (L) Cải tạo ao 0 250 0 250 Ngày nuôi thứ 5 – 25 (bổ sung 5 ngày/lần) 25 - 100 - Ngày nuôi thứ 30 – 60 (bổ sung 7 ngày/lần) 25 30 100 120 Ngày nuôi thứ 60 – 130 (bổ sung 10 ngày/lần) 25 30 175 210 Tổng cộng 375 580 20 Tỉ lệ sống của tôm được xác định theo công thức lấy lượng thức ăn thực sự (kg) chia cho lượng thức ăn lý thuyết (kg). Trong đó: - Lượng thức ăn thực sự (kg) được xác định thông qua số liệu ghi nhận hàng ngày từ ao nuôi. - Lượng thức ăn lý thuyết được tính là khối lượng trung bình của tôm nhân với số lượng tôm có trong ao theo lý thuyết, nhân với phần trăm trọng lượng trung bình của tôm. - Lượng thức ăn lý thuyết được xác định theo phương pháp của Vũ Thế Trụ (Bảng 5). Bảng 5. Lượng thức ăn cho tôm thịt hàng ngày Trọng lượng trung bình/tôm (g) Lượng thức ăn sử dụng (% Pthân) 0.06 – 1,0 8,0 – 12,0 1,0 – 5,0 5,5 – 6,5 5,0 – 10,0 5,0 – 5,5 10,0 – 15,0 4,5 – 5,0 15,0 – 20,0 4,0 – 4,5 20,0 – 25,0 3,5 – 4,0 25,0 – 30,0 3,0 – 3,5 30,0 – 35,0 2,7 – 3,0 > 35,0 2,2 – 3,7 (Nguồn: Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam, Vũ Thế Trụ 2001) • Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu thu thập trong quá trình thí nghiêm được xử lý bằng phần mềm Excel. 3. Kết quả thực hiện mô hình 3.1 Sự biến động các yếu tố môi trường ở các ao nuôi tôm sú Môi trường nước và đối tượng nuôi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường có các chỉ tiêu thủy lý thủy hoá như độ mặn (S ‰), nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO), độ kiềm, pH, nhiệt độ nước (t 0C) phù hợp sẽ thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Theo dõi các yếu tố môi trường để quản lý ao nuôi có một môi trường thích hợp cho đối tượng nuôi là một điều rất cần thiết trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi tôm sú được thể hiện ở bảng 6. Chúng tôi nhận thấy rằng các yếu tố pH, nhiệt độ và độ mặn khá ổn định ở các ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học ổn định hơn so với đối chứng không có sử dụng chế phẩm sinh học. Độ mặn của ao nuôi trong suốt vụ nuôi có sự dao động lớn (10 – 20 ‰), trong những tuần nuôi đầu (tuần nuôi thứ 1- tuần nuôi thứ 4) độ mặn tương đối thấp (10 – 12 ‰), sau đó tăng dần vào những tuần nuôi thứ 5- tuần nuôi thứ 10 (14 – 15 ‰), từ tuần nuôi thứ 11 – tuần nuôi thứ 15 độ mặn đạt giá trị 16 – 20 ‰, nhìn chung với ngưỡng độ mặn này tôm vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. 21 Sự biến động chỉ số pH trong ao nuôi liên quan đến tính chất của đất, mật độ tảo, chế độ bón vôi và chế độ cấp hay thay nước. Ngoài ra, pH có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. pH quá cao có thể làm tôm khó lột xác, chậm lớn (mềm vỏ) nhưng nếu quá thấp sẽ làm tổn thương phụ bộ và mang của tôm. Bên cạnh đó, pH còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự hiện diện của NH3 và H2S trong ao nuôi. pH trong ao nuôi thí nghiệm thấp hơn ao đối chứng và phù hợp với sinh trưởng
Luận văn liên quan