Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu . Các chuyên gia cho rằng nhà vệ sinh nói riêng và điều kiện vệ sinh nói chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, và trong một số trường hợp nó còn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển. “ Phát triển không chỉ giới hạn ở việc có nhiều có thêm nhiều nhà cao tầng, nhiều máy bay, nhiều xe hơi. Phát triển còn có nghĩa là ngày càng có nhiều người được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản để cải thiện chất lượng cuộc sống” – ông S.P. Srivastava, nhà khoa học xã hội tại Đại học Lucknow, Ấn Độ, tuyên bố. Khu vệ sinh nghèo nàn trở thành gánh nặng to lớn đối với xã hội. Nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường cho cộng đồng dân cư sống ở đó. Ở Việt Nam trên 70% dân số sống tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo. là những nơi có điều kiện vệ sinh nghèo nàn, và chỉ có 50% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Điều này dẫn đến một tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm cao ở nông thôn. Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là ở những vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế. Nó sẽ cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân ở đó , và giảm phần lớn các loại bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường. Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế, xã hội , môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn nên em đã tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam”

doc78 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCR : Benefit Cost Rate – Tỷ suất chi phí- lợi ích CBA : Cost Benefit Analysis – Phân tích chi phí- lợi ích CEA : Cost Effective Analysis – Phân tích chi phí hiệu quả COI : Cost of Illness Approach - Tiếp cận chi phí bệnh tật ĐTM: Đánh giá tác động môi trường GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội HCA : Human Capital Approach – Tiếp cận thu nhập bình quân trên đầu người IRR : Internal Rate Of Return- Tỷ lệ nội hoàn vốn JMP : Joint Monitoring Program - Chương trình kiểm soát chung. NPV: Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng NVS : Nhà vệ sinh UNICEF : United Nation Children’s Fund – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc VSMT : Vệ sinh môi trường nông thôn WHO : World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế Giới WWS : Water Supply and Sanitation – Nước sạch và vệ sinh môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức độ tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các nước Đông Nam Á 11 Bảng 1.2 : Số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 1999-2004 12 Bảng 1.3 : Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh ( 2005) 13 Bảng 2.1 : Nguyên vật liệu cho việc xây dựng nhà vệ sinh. 40 Bảng 2.2 : Diện tích gieo cấy qua các năm 2004-2008 40 Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội 41 Bảng 3.1 : Mức độ tác động vào các nhân tố môi trường 45 Bảng 3.2: Đánh giá tầm quan trọng của các tác động 46 Bảng 3.3 : Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh 47 Bảng 3.5 : Các phương pháp dùng để đánh giá chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được của dự án 50 Bảng 3.6: Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh 51 Bảng 3.7 : Dân số của xã An Nội qua các năm từ 2000- 2008 52 Bảng 3.8 : Chi phí trung bình cho một ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh 53 Bảng 3.9 : Sự đóng góp của việc cải thiện điều kiện vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh : 54 Bảng 3.10 : Dự báo tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2009- 2015. 54 Bảng 3.11 : Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy 55 Bảng 3.12 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun 56 Bảng 3.13: Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột 57 Bảng 3.14 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa 58 Bảng 3.15 : Lợi ích do giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 59 Bảng 3.16: Số ngày nghỉ làm đối với các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh 60 Bảng 3.17 : Lợi ích do tiết kiệm được thời gian 61 Bảng 3.18 : Lượng phân bón hóa học sử dụng trước và sau khi sử dụng phân bón hữu cơ. 63 Bảng 3.19 : Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học 65 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1: Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh 9 Hình 1.2: Sơ đồ về các bước thực hiện trong phân tích chi phí- lợi ích 20 Hình 2.1: Sơ đồ về việc tái sử dụng chất thải của con người 26 Hình 2.2: Biểu đồ về sản lượng lúa hằng năm của xã trong giai đoạn 2001- 2008 42 Hình 2.3 : Biểu đồ về tỷ lệ nghèo trong xã An Nội trong giai đoạn 2000-2007 43 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu . Các chuyên gia cho rằng nhà vệ sinh nói riêng và điều kiện vệ sinh nói chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, và trong một số trường hợp nó còn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển. “ Phát triển không chỉ giới hạn ở việc có nhiều có thêm nhiều nhà cao tầng, nhiều máy bay, nhiều xe hơi. Phát triển còn có nghĩa là ngày càng có nhiều người được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản để cải thiện chất lượng cuộc sống” – ông S.P. Srivastava, nhà khoa học xã hội tại Đại học Lucknow, Ấn  Độ, tuyên bố. Khu vệ sinh nghèo nàn trở thành gánh nặng to lớn đối với xã hội. Nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường cho cộng đồng dân cư sống ở đó. Ở Việt Nam trên 70% dân số sống tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo... là những nơi có điều kiện vệ sinh nghèo nàn, và chỉ có 50% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Điều này dẫn đến một tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm cao ở nông thôn. Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là ở những vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế. Nó sẽ cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân ở đó , và giảm phần lớn các loại bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường. Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế, xã hội , môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn nên em đã tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu : Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam thấy được các lợi ích của việc cải thiện nhà vệ sinh nông thôn đến cộng đồng dân cư sống ở đó. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài : - Làm rõ tính hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam. - Đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng phạm vi cũng như nâng cao tính hiệu quả của mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn ra toàn xã và các vùng nông thôn khác. 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian lãnh thổ: Địa bàn nghiên cứu ở đây là xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam. Về thời gian nghiên cứu: điều tra, thu thập , tổng hợp số liệu vào tháng 4/2009. Về giới hạn khoa học: đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp xứ lý số liệu Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp đánh giá tác động môi trường ( ĐTM) Phương pháp phân tích – chi phí lợi ích (CBA) Trong nghiên cứu, chủ yếu sử dụng phương pháp ĐTM và phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án. Cấu trúc của chuyên đề : Chuyên đề gồm những phần chính sau: Chương I : Tổng quan về đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh. Chương II : Thực trạng của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam. Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH. 1.1 Nhà vệ sinh nông thôn 1.1.1. Khái niệm - Nhà vệ sinh là tên gọi chung để chỉ nơi cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng sử dụng để tập trung xả bỏ các chất thải của người và dùng cho các nhu cầu vệ sinh khác như tắm, rửa,… - Ở mỗi vùng khác nhau thì người ta có thể có tên gọi tương tự như : cầu tiêu, nhà tiêu, hố xí, nhà xí, toilet… 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng còn hạn chế, nhà vệ sinh thường được bố trí bên ngoài nhà ở. Cấu trúc của nhà vệ sinh ở nông thôn đơn giản hơn so với ở thành thị nhưng phải đảm bảo một số các tiêu chuẩn sau : - Phải đảm bảo vệ sinh môi trường - Không để mùi hôi, u uế thoát chung quanh - Hầm nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn chắc chắn cho người sử dụng - Nước từ hầm nhà vệ sinh thoát ra ngoài phải sạch đảm bảo yêu cầu nguồn nước loại B( tức là không có vi khuẩn gây bệnh) - Kích thước của hố chứa phân đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3 năm - Cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch các chất thải xuống bể chứa. Đối với các gia đình nghèo thì nên bố trí các xô nước, thùng dội có dung tích khoảng 20 lít để tống chất thải - Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo ra sự thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng - Trong nhà vệ sinh nên để thêm các chổi bằng tre, nhựa, thùng đựng giấy vệ sinh, khay để xà phòng.. - Có một số trường hợp nhà vệ sinh vừa là nơi để xả chất thải của con người cũng là nơi để tắm . Vì vậy, phải có đường ống thoát nước riêng, nước tắm tuyệt đối không cho chảy vào hố xí vì có chứa nhiều chất tẩy rửa, xà phòng gây nguy hại cho các vi khuẩn yếm khí trong hầm tự hoại 1.1.3. Phân loại Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều công trình vệ sinh khác nhau. Việc sử dụng chúng tùy thuộc vào : + Điều kiện tự nhiên( mực nước ngầm, độ thấm nước của đất…) + Điều kiện kinh tế + Phong tục tập quán Có 3 dạng chính để lựa chọn khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh : Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lí phân Nhà vệ sinh tự hoại : Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải của con người sau một thời gian trong bể tự hoạị. + Ưu điểm : Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây, rò rỉ mùi hôi. Thích hợp cho những vùng đất cao, đất phù sa nước ngọt. + Nhược điểm Chi phí cao Không thể dùng nước mặn và nước phèn được vì các loại nước này không giúp cho phân tự hoại được Nhà vệ sinh tự thấm : chất thải thấm qua các tầng đất và tự làm sạch. + Ưu điểm: Thích hợp cho các vùng đất thầm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng giồng cát ven biển Được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở nơi khô hạn + Nhược điểm: Việc xây dựng nhà vệ sinh này có thể ảnh hưởng phần nào đối với nền đất nơi đặt nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh dạng khô : loại nhà vệ sinh này là nhà vệ sinh không dùng nước, thường dùng tro bếp, tro trấu hoặc cát mịn để phủ lấp phân. Có thể thiết kế để phân và nước tiểu đi đến những thùng chứ riêng biệt. + Ưu điểm: Rẻ tiền Phân người sau một thời gian ủ trộn với tro bếp có thể dùng để làm phân bón cho cây trồng. + Nhược điểm: Không được vệ sinh thẩm mỹ Có mùi hôi Nếu không che đậy cẩn thận, ruồi có thể đến sinh sản Phân loại theo kiểu có hay không có sự chia tách phân và nước tiểu - Nhà vệ sinh một ngăn: là loại nhà vệ sinh giữ phân và nước tiểu cùng một hố xả. Nếu có yêu cầu ủ phân thì sau mỗi lần đi tiểu tiện, chuyển tất cả các chất thải của con người thành đất mùn bằng cách phủ lên chúng vôi, tro cây, đất bột, rơm mục…. Thời gian ủ thường ít nhất 3-4 tháng. Nếu có hệ thống thông hơi thì có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 tháng. Hầu hết các loại này có hầm chứa đặt dưới mặt đất và để phân- nước tiểu tự hoại. - Nhà vệ sinh có 2 ngăn: là loại nhà vệ sinh tách phân và nước tiểu thành 2 con đường riêng biệt. Phân và nước tiểu được xử lí riêng để loại bỏ những sinh vật gây bệnh : phân được dẫn theo một con đường ống vào hầm xả, hầm này có thể ủ từ 3-4 tháng, còn nước tiểu được dẫn đi theo một đường ống riêng biệt ra ngoài. Phân loại theo bể thải liên quan đến sự dùng nước Nhà vệ sinh dùng nước: là loại nhà vệ sinh có nút xả nối hố chứa phân hoặc ao cá, hầm biogas hoặc là loại nhà vệ sinh có nút xả nối với hệ thống dẫn thoát nước. Nhà vệ sinh không dùng nước là loại nhà vệ sinh có hố ủ phân compost hoặc là loại nhà vệ sinh với loại hố xí thùng. 1.1.4. Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của họ. Một khi phân được bài thải, phần lớn vi khuẩn chết; nhưng một số nhỏ có thể sống sót và nhiễm các ngón tay, vào thức ăn hay nước và các môi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn nhiễm con người. Ruồi nhặng cũng có thể đáp xuống phân hàm chứa vi khuẩn, và đem vi khuẩn đến thực phẩm hay các vật dụng nhà bếp.  Chân người hay chân động vật cũng có thể đạp phải phân hàm chứ vi khuẩn và “phát tán” vi khuẩn đến các nơi khác hay người khác. Hình 1.1: Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh Phân Thức ăn Đồng ruộng Ruồi Nước Ngón tay Người Nhặng Người Người Nguồn: Curtis V., et al. Trop Med Int Health 2000 Hậu quả là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng đã nhiễm vào đất, nước, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán và đau mắt hột.. Mầm bệnh cứ dần dần tích lũy thành một tiềm năng lớn. Không ngạc nhiên khi chúng ta hằng ngày chứng kiến các dịch bệnh xảy ra và lan truyền khá nhanh.  Theo Liên Hợp Quốc, thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh và các phương tiện để rửa tay ở nhà và ở trường học đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em ở nông thôn : bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Ngày nay, theo thống kê, trên thế giới hằng ngày có tới 6000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy. Khoảng 1 tỷ dân trên thế giới mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun, suy dinh dưỡng và nghèo đói. Tất cả các con đường truyền nhiễm gây ra các bệnh liên quan đến vệ sinh chỉ có thể ngăn chặn được bằng việc cải thiện các cơ sở vật chất như xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh không gây ô nhiễm mùi, cải thiện hệ thống tiêu hủy phân; làm sạch nguồn nước… hay những thay đổi đơn giản về thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày hay gia đình như: rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh cũng có thể ngăn ngừa và giảm thiểu một cách đáng kể sự gi tăng của các bệnh truyền nhiễm này. Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh. Hơn một thế kỉ trước đây, nhà vệ sinh giúp thực hiện một cuộc cách mạng y tế công cộng ở New York, London, Paris. Ngày nay, các quan chức của WHO nhận thức rằng việc xây dựng nhà vệ sinh là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là là ở các vùng nông thôn nơi có các điều kiện còn nhiều hạn chế. 1.1.5. Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam 1.1.5.1 Thế giới Theo số liệu của Chương trình Liên Hiệp Quốc thì năm 2004, 59% số người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nhà vệ sinh tiến bộ , tương ứng tăng lên 10% so với 49% ( năm 1990). Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số nên số người không được tiếp cận với nhà vệ sinh( hố xí) hợp vệ sinh chỉ giảm xuống từ 2, 7 tỉ người xuống còn 2,6 tỉ người trong vòng hơn 14 năm. Liên Hợp Quốc hy vọng sẽ chỉ còn 1,3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh vào năm 2015 như một phần các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã đề ra. Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, AiCập, Morocco và nhiều nước khác , trong đó có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách. Cũng theo số liệu chính thức về mức độ tiếp cận nhà vệ sinh tiến bộ từ chương trình kiểm soát chung ( JMP) của WHO/UNICEF : Năm 2004, trong số các nước Đông Nam Á thì mức độ số người được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh nhiều nhất là Singgapore 100% , Thái lan 99% , Malaysia 94% ; và mức độ số người dân được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ít nhất là Lào 30%, Cămpuchia Bảng 1.1: Mức độ tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các nước Đông Nam Á Quốc gia Nông thôn Thành thị Tổng Cămpuchia - 8 - 53 - 17 Indonesia 37 40 65 73 46 55 Lào - 20 - 67 - 30 Malaysia - 93 95 95 - 94 Mianma 16 72 48 88 24 77 Philippin 48 59 66 80 57 72 Singapore - - 100 100 100 100 Thái Lan 74 99 95 98 80 99 Đông Timo - 30 - 66 - 33 Việt Nam 30 50 58 92 36 61 Tổng 40 56 70 81 49 67 Nguồn : 1.1.5.2 Việt Nam Việt Nam là một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có tới trên 70% dân cư sống ở nông thôn. So với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thuộc loại trung bình trong khu vực. Năm 2004, cả nước 67% được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thì trong đó, số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với nhà vệ sinh là 48% , ở thành thị là 92%. Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp, tăng cường phối hợp nhiều bộ, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội và phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của ngành Y tế, nên tình hình vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, từ khi thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được UNICEF tài trợ từ năm 1982 cho đến nay, cùng với nhiều dự án liên quan đến xây dựng nhà vệ sinh được tài trợ bởi các đối tác nước ngoài như JICA, DIANA …Sau đó, đã nâng thành Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường áp dựng trên tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc thì tình hình vệ sinh môi trường ở nông thôn đã có những bước khởi sắc. Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí vệ sinh ngày một gia tăng với mức độ tăng bình quân trong giai đoạn 1998-2005 là 3,4% /năm từ 26% (1998) ; 34%(2001) ; lên tới 50%(2005). Bảng 1.2 : Số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 1999-2004 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ số hộ gia đình(%) 26 30 32 34 37 41 48 Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia Năm 2005, số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh theo ước tính sẽ đạt khoảng 6,4 triệu hộ . So với tổng số hộ gia đình nông thôn là 12.797.500 hộ thì đến hết 2005 trên phạm vi toàn quốc có 50% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn . Năm 1990, tỷ lệ này là nông thôn 30%, đô thị 58%; đến năm 2004 là 50% và 92%. Ngoài ra, tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí vệ sinh cũng phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong nước, có vùng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng sông Hồng (65%), Đông Nam Bộ (62%), Bắc Trung Bộ (56%), Duyên hải miền trung 50%. Trong khi đó có vùng đạt tỷ lệ thấp hơn như: Đồng bằng sông Cửu Long (35%), Miền núi phía Bắc (38%), Tây Nguyên (39%). Bảng 1.3 : Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh ( 2005) Vùng \ miền Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp Vệ sinh (%) Miền núi phía Bắc 38 Đông bằng sông Hồng 65 Bắc Trung Bộ 56 Duyên Hải Nam Trung Bộ 50 Tây Nguyên 39 Đông Nam Bộ 62 Đồng bằng sông Cửu Long 35 Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 50% số hộ gia đình ở nông thôn chưa được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh , đang phải sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, hiện là nguy cơ gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Trong khí đó, nhận thức của các cấp chính quyền, và người dân ở đây còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước sạch hơn . Các công trình xây dựng các công trình vệ sinh trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công trình nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh. Theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh thì trên cả nước chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT. Cũng theo kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng( Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường học tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra thì chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà vệ sinh và chỉ có khoảng 54% nhà vệ sinh thuộc loại hợp vệ sinh ( trong đó 11,7% nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh ) . Tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non : 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất 39,5%. Trong thời gian tới, nhà nước tiếp tục xây dựng chương trình quốc gia về nước sạch và môi trường lần II giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu chính là : 100% trường học và 70% số hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà vệ sinh hợp vệ sinh.; tất cả các nhà trẻ, t
Luận văn liên quan