Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng. Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.
Trong những năm qua tại thôn 1 – 5 có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi thôn 1 – 5 nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung.
Xuất phát từ tực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5” ( khảosát tại thôn 1 – 5 – xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An ).
44 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng... Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.
Trong những năm qua tại thôn 1 – 5 có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi thôn 1 – 5 nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung.
Xuất phát từ tực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5” ( khảosát tại thôn 1 – 5 – xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An ).
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison.... Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?...vv. Trong giới hạn đề tài cho phép, tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài:
2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong – Quảng Trị của Hoàng Mạnh Quân (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.
2.2. Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01)( Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế)
Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn.
2.3 Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha – Czech
Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mĩ huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng,...tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân tại địa phương.
Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích các nguồn lực như: tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, cơ sở hạ tầng…tác động đến hoạt động sinh kế của người dân.
+ Tìm hiểu các nguồn lực mà người dân ở đây có thể tận dụng được để tiếp cận và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình.
+ Tìm hiểu hiệu quả của các hoạt động sinh kế đó mang lại lợi ích gì cho người dân.
+ Tìm hiểu xem những khó khăn trở ngại trong hoạt đông sinh kế của người dân.
+ Đề xuất giải pháp, khuyến nghị để duy trì phát triển các mô hình ở địa phương.
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
+ Hoạt động sinh kế của người dân thôn 1-5 Cẩm Sơn
Khách thể nghiên cứu
+ Cộng đồng người dân thôn 1 – 5
Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
+ Không gian: Thôn 1 – 5 Xã Cẩm Sơn – Anh Sơn – Nghệ An
+ Thời gian: Từ ngày 14 / 2 đến 10/3/ 2011
Giả thuyết nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định. Cho nên, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Việc lựa chọn các hoạt động của người dân miền núi thôn 1 – 5 phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội... Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính.
Người dân thôn 1 – 5 hiện nay để xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững cần có sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và Nhà nước.
Câu hỏi nghiên cứu
+ Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì?
+ Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế?
+ Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng?
+ Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân?
+ Người dân chủ yếu hoạt động sinh kế nào? Tại sao?
+ Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào?
+ Khả năng chống chọi với những biến động bên ngoài tác động đến sinh kế của người dân?
+ Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế?
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.
Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn mà người dân có, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu nguyên nhân của hành động xã hội mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Thôn 1 – 5 là là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đó, xây dựng mối liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp hệ
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Trong quá trình thực tập tôi sẽ đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến các số liệu về vấn đề mức thu nhập, số liệu liên quan đến năng suất từ các hoạt động sản xuất. Đồng thời, thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, các dữ liệu từ báo cáo của địa phương, nguồn thông tin khai thác từ sách báo, internet, phối kết hợp tổng quan các tài liệu sẵn có với các kết quả khảo sát, các số liệu thống kê từ UBND xã, các sơ quan chức năng.
* Phương pháp phỏng vấn cá nhân:
Trong quá trình thực tập tôi sẽ tiến hành phỏng vấn các đồng chí bên lãnh đạo thôn, xã, một số người dân làm ăn giỏi tiêu biểu để tìm hiểu về vấn đề sinh kế của người dân.
* Phương pháp quan sát:
Tôi sẽ tiến hành quan sát một số mô hình địa hình về các hoạt động sinh kế ở thôn 1/5 nhằm thu thập thông tin bổ sung phân tích hoạt động sinh kế của người dân miền núi.
Khung lý thuyết
Biến can thiệp
Bối cảnh tổn thương
-xu hướng kinh tế, xã hội và môi trường
-dao động theo thời vụ
-sốc, khủng hoảng
Kết quả sinh kế
Mức thu nhập cao hơn
An ninh lương thực
Chất lượng cuộc sống nâng cao
Vốn con người
Biến
độc lập
Hoạt động sinh kế
Vốn xã hội Vốn tự nhiên
Biến phụ thuộc
Vốn vật chất Vốn tài chính
-Luật tục, thể chế cộng đồng
-Các chính sách của nhà nước và pháp luật
Sơ đồ1: Khung phân tích sinh kế
(Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững)
Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lí luận
+ Đây là một đề tài mới nghiên cứu về vấn đề sinh kế của người dân miền núi tại địa phương vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dựng nền móng cho các cuộc nghiên cứu sau này khi nghiên cứu đến các hoạt động sinh kế
+ Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề trong hoạt động sinh kế của người dân miền núi, hiệu quả của các hoạt động sinh kế ấy mang lại.
+ Bổ sung một số lý thuyết về hoạt động sinh kế, đóng góp một mẫu nghiên cứu xã hội học làm sáng tỏ thực trạng sinh kế, đồng thời tìm hiểu đời sống hiện nay của người dân nơi đây.
Ý nghĩa thực tiễn
+ Đáp ứng mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của người dân miền núi
+ Đóng góp kiến nghị những giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững của người dân miền núi thôn 1 – 5 hiện nay.
+ Đóng góp một mô hình sinh kế bền vững cho chiến lược sinh kế bền vững khu vực miền núi đang chuyển biến về tỉ trọng cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lí luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Các khái niệm liên quan
Theo DIFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng.
* Khái niệm sinh kế bến vững
Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland(1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đố phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Khái niệm chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng của họ.
* Khái niệm các nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Trong phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau:
Vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình ), những kĩ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe , tam sinh lí của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác.
Vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau… Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn nàynhuw thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông qua sự tương tác giữa cá các cá nhân.
Các lí thuyết áp dụng
* Quan điểm phát triển bền vững
Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển không đơn thuần chỉ la sự tăng trưởng về mặt kinh tế. lý thuyết này ra đời sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu thiên lệch là sự tăng trưởng về mạt kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái đất…những hậu quả ấy do bởi những hoạt động phát triển của con người.
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường những năm 70 của thế kỉ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là “ sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ” ( Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “ sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” ( chăm lo trái đất )… Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh kế để từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của con người. sự phát triển đó làm tăng khả năng chống chọi với những cú sốc, tổn thương do con người và tự nhiên gây ra.
Nói tóm lại quan niệm về sinh kế bền vững đều hướng đến một thế đứng kiềng 3 chân : “ kinh tế - môi trường – xã hội”. Đây cũng được xem là mục tiêu mà con người hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm phát triển sai lệch trước đây đã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài để phân tích hoạt động sinh kế của người dân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình sinh kế hiện tại – mô hình sinh kế bấp bênh và thiếu tính bền vững.
* Quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng
Cơ cấu chức năng được các nhà xã hội học như A. Comte và H. Spencer, E.Durkheim khởi xướng, sau được các nhà xã hội học hiện đại phát triển thành một trong những chủ thuyết của xã hội học hiện đại. Chủ thuyết chức năng hay còn gọi là cấu trúc chức năng được nhắc đến với tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần làm nên sự tồn tại với 2 mặt tĩnh và động, tồn tại trong sự vận động biến đổi nhưng lại là một thực thể thống nhất trong đa dạng. H.Spencer đưa thuyết sinh vật học vào để giải thích sự tồn tại của xã hội và cho rằng xã hội tồn tại như một cơ thể sống, nó có đầy đủ các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau trong một cơ thể thống nhất, tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.
Lý thuyết này sẽ được vận dụng để giải thích các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong đời sống của người dân thôn 1 – 5. Từ đó đưa ra giải thích hợp lí cho lựa chọn hợp lí các hoạt động sinh kế của họ. Việc vận dụng lý thuyết sẽ được đưa vào trong từng phần của bài nghiên cứu. Thôn 1 – 5 được xem như là một chỉnh thể xã hội thống nhất trong hệ thống quản lí chức năng đoàn thể. Thôn 1 – 5 nằm trong sự kiểm soát và quản lí của một hệ thống xã hội lớn hơn là UBND xã Cẩm Sơn. Xét về phạm vi tổ chức, cư dân trong thôn được quản lí trực tiếp bởi ban điều hành như thôn trưởng, thôn phó, đội trưởng đơn vị, ban công an, ban mặt trận, ban dân sự…Là một chỉnh thể thống nhất, các hộ gia đình trong thôn đều tồn tại với vai trò và chức năng riêng song đều nằm trong mỗi liên kết chặt chẽ với những mối quan hệ hàng xóm láng giềng thân thích và môi trường sống xung quanh.
* Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, nhân học thế kỷ XVIII – XIX đại diện là các nhà xã hội học như : G.Simmel, Hormans, J.Elster. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào việc cho rằng con người luôn hành động có chủ đích với những hành động xã hội. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ để lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt được kết quả tối đa với chi phi thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tối ưu nào mà đạt được kết quả cao trong một điều kiện nguồn lực khan hiếm. Bắt nguồn từ việc vận dụng quy luật này để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà xã hội học áp dụng vào nhằm giải thích các hành động xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài nghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người dân ở địa bàn nghiên cứu lại lựa chọn phương thức sinh kế hiện tại mà không phải lựa chọn phương thức sinh kế khác, với lựa chọn phương thức đó liệu họ có đạt được hiệu quả tối đa trong cuộc sống hay không. Ngoài ra quan điểm về lụa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp cho một chiến lược sinh kế bền vững.
Cơ sở thực tiễn khi tiếp cận về vấn đề nghiên cứu
2.1.Đặc điểm địa bàn xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Cẩm Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Anh Sơn cách trung tâm của huyện khoảng 18km. Hiện tại quản lí hành chính của xã thành 15 đội. với các xã giáp ranh:
Phía bắc giáp xã Đỉnh Sơn
Phía đông giáp xã Hùng Sơn
Phía nam giáp xã Tường Sơn
Phía tây giáp huyện Con Cuông
Xã nằm trên trục đường quốc lộ 7A và nằm sát với dòng sông Lam, bên bờ kia là xã Hùng Sơn.
Địa hình:
Xã Cẩm Sơn là một trong những đơn vị hành chính của huyện Anh Sơn nên những đặc điểm thổ nhưỡng của xã đều có những điểm tương đồng của huyện. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với một ít đồng bằng ven sông, địa hình thoải dần về phía Đông Nam với độ dốc từ 80 - 150 vùng đồng bằng ven sông chủ yếu là những bãi bồi ven phù sa chạy dọc theo dòng sông Lam. Xã còn có vùng núi đá không có rừng cây xen kẽ với đồi núi nằm phía Bắc đây là vùng đất chưa được khai sử dụng đến của xã.
Khí hậu:
Xã Cẩm Sơn cũng như các địa phương khác của huyện đều chịu ảnh hưởng chung của tiểu vùng khí hậu trong vùng đó là khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh trung du