Đề tài Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình

Trong bối cảnh chung của công cuộc đổi mới, phát triển nhanh chóng, toàn diện nền kinh tế xã hội thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, với chủ trương xây dựng, phát triển một Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN gắn liền với việc thực hiện những đổi mới, cải cách mạnh mẽ về tổ chức bộ máy nhằm phân cấp cho chính quyền địa phương để phát huy quyền chủ động, nâng cao tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi địa phương trong hoạt động quản lí Nhà nước. Để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Trung ương phân cấp, hạn chế những sai sót, vi phạm có thể xảy ra, chính quyền địa phương các cấp đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò của công tác xây dựng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, coi đó là một trong những công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND,UBND) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực thi hành ngày 01/4/2005 đã quy định rõ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND các cấp. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, được xác định là một khâu có vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp ở địa phương nơi sinh viên thực tập” làm đề tài cho bài viết báo cáo thực tập của mình. Với chút kiến thức ít ỏi cùng những kinh nghiệm thu được trong quá trình thực tập tại Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình em hi vọng sẽ có thể mang lại cho người đọc một cái nhìn chung nhất về hoạt động thẩm định văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình.

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh chung của công cuộc đổi mới, phát triển nhanh chóng, toàn diện nền kinh tế xã hội thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, với chủ trương xây dựng, phát triển một Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN gắn liền với việc thực hiện những đổi mới, cải cách mạnh mẽ về tổ chức bộ máy nhằm phân cấp cho chính quyền địa phương để phát huy quyền chủ động, nâng cao tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi địa phương trong hoạt động quản lí Nhà nước. Để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Trung ương phân cấp, hạn chế những sai sót, vi phạm có thể xảy ra, chính quyền địa phương các cấp đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò của công tác xây dựng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, coi đó là một trong những công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND,UBND) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực thi hành ngày 01/4/2005 đã quy định rõ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND các cấp. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, được xác định là một khâu có vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp ở địa phương nơi sinh viên thực tập” làm đề tài cho bài viết báo cáo thực tập của mình. Với chút kiến thức ít ỏi cùng những kinh nghiệm thu được trong quá trình thực tập tại Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình em hi vọng sẽ có thể mang lại cho người đọc một cái nhìn chung nhất về hoạt động thẩm định văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình. B. NỘI DUNG I.Thực trạng thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 1.Quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 1.1 Quy trình ban hành văn bản theo Quyết định 541/1995/QĐ_UB về quản lí thống nhất ban hành văn bản hành chính trong tỉnh Thái Bình Năm 1995 UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 541/1995/QĐ-UB quy định về quản lí thống nhất việc ban hành văn bản hành chính trong tỉnh trong đó có văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và văn bản hành chính khác(văn bản ADPL).Theo đó quy trình ban hành văn bản QPPL của UBND được thực hiện theo trình tự sau: a) Lập chương trình xây dựng văn bản pháp quy Ngay từ đầu năm UBND tỉnh, UBND huyện, Thị xã căn cứ đường lối chính sách, pháp luật, các văn bản pháp quy của cơ quan Nhà nước cấp trên, tình hình nhiệm vụ Chính trị của địa phương (chủ trương của cấp uỷ) để lập chương trình xây dựng văn bản pháp quy trong năm. Cơ quan tư pháp phối hợp cùng với văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên ngành giúp UBND lập chương trình xây dựng căn bản pháp quy trong năm chương trình trình UBND cùng cấp quyết định Trường hợp đột xuất cần ban hành văn bản pháp quy không có trong chương trình thì cơ quan chuyên ngành thống nhất với cơ quan tư pháp và văn phòng UBND trình UBND cùng cấp quyết định và bổ sung chương trình c) Tổ chức soạn thảo văn bản pháp quy Văn bản pháp quy có quan hệ thụôc lĩnh vực ngành nào, ngành đó chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo.Văn bản pháp quy điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực thì UBND chỉ định một tiểu ban soạn thảo trong đó có trưởng tiểu ban và các thành viên.Văn bản pháp quy cần có hướng dẫn thi hành thì khi soạn thảo văn bản pháp quy đồng thời phải soạn thảo văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính kịp thời và đồng bộ.Văn bản hướng dẫn chỉ được làm rõ các quy định của văn bản pháp quy không được đặt ra các quy định mới. Cơ quan tư pháp cùng cấp có trách nhiệm tham gia soạn thảo văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn. d) Lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản pháp quy Tuỳ theo phạm vi tính chất, đối tượng điều chỉnh văn bản, cơ quan chủ trì (hoặc tiểu ban) soạn thảo có thể lấy ý kiến các ngành, các cấp hoặc đề nghị UBND, thường trực HĐND tổ chức lấy ý kiến các đại biểu HĐND cùng cấp. Cơ quan soạn thảo cùng văn phòng UBND thu thập ý kiến, chỉnh lí dự thảo trước khi trình UBND quyết định. e ) Trình dự thảo văn bản pháp quy dung tờ trình phải nêu rõ lí do cần ban hành văn bản, nội dung và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. UBND cùng cấp xem xét và quyết định việc ban hành văn bản.Cơ quan tư pháp và Văn phòng UBND cùng cấp phải thẩm định tính pháp lí của văn bản trước khi văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND kí ban hành. Trường hợp chủ tịch UBND đi vắng thì Phó chủ tịch UBND kí thay. 1.2 Quy trình ban hành văn bản QPPL theo Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 Từ khi Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND ngày 3/12/2004 có hiệu lực thi hành tỉnh Thái Bình chưa ban hành văn bản cụ thể nào để quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản cho HĐND, UBND trong tỉnh. Năm 2009 UBND tỉnh Thái Bình giao cho Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo dự thảo Quyết định về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lí văn bản thuộc thẩm quyền của UBND các cấp, đến nay văn bản đang trong quá trình lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các cấp, các ngành trong tỉnh và dự kiến đến quý 2 năm 2009 UBND tỉnh sẽ thông qua, ban hành văn bản này.Vì vậy quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND đều thống nhất thực hiện theo trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản QPPL 2004 và nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND. Theo đó quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND các cấp được thực hiện như sau a) Quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND * Lập, thông qua và điều chỉnh chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh: Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh, yêu cầu quản lí Nhà nước ở địa phương, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, chức năng, nhiệm vụ, quỳên hạn của HĐND tỉnh, Thường trực hội đồng nhân dân chủ trì, phối hợp với UBND lập dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND trình HĐND quyết định tại kì họp cuối năm. Trong trường hợp cần điều chỉnh thì thường trực HĐND phối hợp với UBND điều chỉnh và báo cáo HĐND tại kì họp gần nhất. Thường trực HĐND cũng có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND và phân công ban của HĐND thẩm tra dự thảo nghị quyết. * Soạn thảo Nghị quyết của HĐND Dự thảo Nghị quyết của HĐND do UBND cùng cấp trình. Đối với Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có thể do các cơ quan khác trình theo sự phân công của Thường trực HĐND. Cơ quan trình dự thảo sẽ tổ chức soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo. Các cơ quan soạn thảo sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; tổ chức nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo để xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo Nghị quyết, xác định văn bản, điều, khoản, điểm của dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ. Sau đó cơ quan soạn thảo sẽ tổng hợp,nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lí dự thảo Nghị quyết * Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của HĐND Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo Nghị quyết, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Nghị quyết.Cơ quan,tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo Nghị quyết. * Thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp trình Dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp trình phải được cơ quan tư pháp thẩm định trước khi trình UBND. Cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo Nghị quyết đến cơ quan tư pháp chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày UBND họp * Thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND Cơ quan thẩm định sẽ gửi tờ trình, dự thảo Nghị quyết, báo cáo thẩm định và các tài liệu có liên quan tới UBND cùng cấp. Dự thảo Nghị quyết của HĐND phải được ban của HĐND cùng cấp thẩm tra trước khi trình HĐND.Cơ quan trình dự thảo Nghị quyết gửi hồ sơ dự thảo Nghị quyết đến Ban của HĐND được phân công để thẩm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kì họp HĐND. Báo cáo thẩm tra phải được gửi tới Thường trực HĐND chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kì họp HĐND. * Thông qua dự thảo Nghị quyết Dự thảo Nghị quyết sẽ được xem xét và thông qua tại kì họp HĐND khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. b) Quy trình ban hành văn bản QPPL của UBND * Lập,thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lí Nhà nước ở tỉnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp.Văn phòng UBND chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị của UBND để trình UBND quyết định tại phiên họp tháng một hàng năm của UBND. Chương trình xây dựng Quýêt định, Chỉ thị phải xác định tên văn bản, thời điểm ban hành, cơ quan soạn thảo văn bản. Trong trường hợp cần thiết, UBND quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị * Soạn thảo văn bản QPPL Tuỳ theo tính chất và nội dung của Quyết định, Chỉ thị, UBND tổ chức việc soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,nghị quyết của HĐND cùng cấp và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo để xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo Quyết định, Chỉ thị; xác định văn bản điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ; Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lí dự thảo * Lấy ý kiến về dự thảo Quyết định, Chỉ thị Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo Quyết định, Chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Quyết định, Chỉ thị. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Quyết định, Chỉ thị * Thẩm định dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và huyện Dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và huyện phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình UBND. Cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định trước ngày UBND họp chậm nhất là mười lăm ngày đối với Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và bảy ngày đối với Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp huyện. Cơ quan tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp * Trình dự thảo Quyết định, Chỉ thị để UBND xem xét, thông qua Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ Quyết định, Chỉ thị đến UBND chậm nhất là năm ngày trước ngày UBND họp. Chủ tịch UBND chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là ba ngày trước ngày UBND họp. Dự thảo Quyết định, Chỉ thị sẽ được xem xét, thông qua tại phiên họp UBND khi có quá nửa tổn số thành viên UBND biểu quyết tán thành * Soạn thảo, ban hành Quyết định, Chỉ thị của UBND trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì chủ tịch UBND phân công cơ quan chuyên môn thuộc UBND hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo Quyết định, Chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo. Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định chỉ thị và gửi đến chủ tịch UBND.Hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị bao gồm tờ trình, dự thảo Quyết định, Chỉ thị, ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan .Chủ tịch UBND chỉ đạo việc gửi hồ sơ Quyết định, Chỉ thị đến các thành viên UBND chậm nhất là một ngày trước ngày UBND họp. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề khẩn cấp thì chủ tịch UBND phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo Quyết định, Chỉ thị và triệu tập ngay phiên họp UBND để thông qua dự thảo Quyết định, Chỉ thị 2.Thực trạng thực hiện quy trình 2.1 Những mặt đã đạt được - Hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tư pháp đa số các sở, ban ngành đều xây dựng được dự kiến và đăng kí tham mưu ban hành văn bản cho UBND tỉnh cụ thể như: Lập dự kiến về số lượng, nội dung văn bản sẽ tham mưu ban hành vào đầu quý một hàng năm - Một số sở, ban, ngành đã gửi ban đăng kí chương trình tham mưu ban hành văn bản QPPL cho UBND tỉnh đến sở tư pháp để tổng hợp và lập kế hoạch ban hành trình UBND tỉnh. Đặc biệt một số cơ quan đã ban hành được chương trình xây dựng văn bản QPPL mà ngành sẽ tham mưu ban hành nhằm chủ động xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh như công an tỉnh - Các cơ quan tham mưu soạn thảo văn bản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản QPPL đã có sự chủ động phối hợp với các cơ quan khác khi soạn thảo văn bản có liên quan. -Các văn bản được ban hành phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu chính trị của địa phương và được triển khai thực hiện tốt, một số cơ quan đã thực hiện tốt trình tự thủ tục ban hành văn bản QPPL như sở công nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường, sở địa chính, Sở Tư pháp... - Nhận thức được tầm quan trọng của văn bản QPPL của UBND tỉnh, một số cơ quan đơn vị khi soạn thaỏ văn bản đều tổ chức lấy ý kiến của các ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan khác trong việc tham gia soạn thảo văn bản trước khi trình UBND kí ban hành như: sở công nghiệp, sở tư pháp, sở tài chính vật giá, sở y tế, sở công nghệ và môi trường, sở địa chính, công an tỉnh... - Việc gửi dự thảo văn bản đến sở tư pháp để thẩm định đã được một số cơ quan thực hiện nghiêm túc và theo đúng quy định như sở công nghiệp, sở địa chính, sở khoa học công nghệ và môi trường…nhằm đảm bảo các yêu cầu luật định trước khi trình UBND tỉnh kí ban hành 2.2. Những mặt còn tồn tại - Hầu hết các văn bản QPPL do HĐND các cấp ban hành không được đưa qua cơ quan tư pháp để thẩm định - Từ năm 1995 đến nay trung bình mỗi năm UBND tỉnh ban hành từ 40 đến 60 văn bản QPPL, cấp huyện ban hành từ 8 đến 10 văn bản QPPL, cấp xã ban hành từ 2 đến 4 văn bản QPPL. Trong số các văn bản được ban hành đó có nhiều văn bản được sao chép (nhiều trường hợp còn sao chép sai) từ văn bản của cơ quan cấp trên. - Các cấp, các ngành của tỉnh còn thiếu trách nhiệm đối với công tác ban hành văn bản, biểu hiện của tình trạng này là các cơ quan có liên quan không có sự phối hợp trong việc thực hiện các quy định về ban hành văn bản, như tình trạng cơ quan soạn thảo gửi văn bản hoặc dự thảo văn bản QPPL đến sở tư pháp để thẩm định nhưng lại không gửi tài liệu làm căn cứ pháp lí, thậm chí có đơn vị còn cố tình giấu căn cứ pháp lí khi dự thảo đề cập tới những nội dung có lợi cho ngành nhưng không phù hợp với các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên..., đồng thời cũng không có sự quan tâm tới chất lượng và hậu quả pháp lí của các dự thảo văn bản QPPL do mình tham mưu cho UBND, việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản QPPL không phải của ngành mình thì ít được thực hiện hoặc chỉ tham gia mang tính chiếu lệ, hình thức, nhiều cơ quan không gửi dự thảo văn bản để thẩm định trước khi trình kí ban hành - Một số cơ quan còn chưa xây dựng được dự kiến ban hành van bản QPPL hoặc đã xây dựng nhưng thực hiện chưa đúng như: Không đăng kí chương trình tham mưu ban hành văn bản QPPL nhưng sau đó vẫn tham mưu ban hành văn bản dẫn đến việc theo dõi, tập hợp văn bản và quản lí thống nhất văn bản QPPL còn gặp nhiều khó khăn - Trong các năm 1998 và 1999, có rất nhiều các văn bản QPPL do UBND các cấp ban hành đều không có ý kiến tham gia của cơ quan tư pháp cùng cấp. Đến nay số lượng dự thảo văn bản QPPL của UBND các cấp không lấy ý kiến tham gia của các cơ quan ban ngành liên quan và đối tượng chịu sự tác động của văn bản chiếm trên 80% tổng số dự thảo văn bản QPPL được UBND thông qua - Việc soạn thảo văn bản QPPL theo sự phân công của UBND còn chậm chưa đảm bảo tiến độ về thời gian quy định, các yêu cầu về thẩm định không tuân thủ đúng quy định về mặt thời gian - Đa số các văn bản được ban hành chưa phù hợp về thể thức như văn bản còn thiếu năm ban hành trong phần số, kí hiệu của văn bản, bố cục của văn bản chưa xây dựng theo kết cấu hợp lí - Khâu thẩm định văn bản, dự thảo văn bản chưa được thực hiện nghiêm túc,mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, 60% văn bản QPPL của cấp huyện chưa được thực hiện thẩm định trước khi ban hành - Việc thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL ở cấp huyện cũng xảy ra tình trạng tương tự như ở cấp tỉnh,còn ở cấp xã tình trạng ban hành văn bản trái thẩm quyền về cả hình thức và nội dung xảy ra khá phổ biến ví dụ như Chủ tịc Uỷ ban nhân dân xã ban hành luật II.Hoạt động thẩm định của các cơ quan tư pháp tỉnh Thái Bình 1.Quy trình thẩm định 1.1 Quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp trước khi có luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 Công tác quản lí văn bản QPPL nói chung và công tác thẩm định văn bản QPPL nói riêng ở Thái Bình được quan tâm từ rất sớm. Từ năm 1995 Sở tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ra Quyết định số 541/1995/QĐ- UB ban hành ngày 7/11/1995 quy định về quản lí thống nhất việc ban hành văn bản hành chính. Theo đó việc ban hành văn bản QPPL phải có ý kiến của cơ quan tư pháp trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành. Như vậy mặc dầu chưa có quy định của Trung ương về quyền và trách nhiệm của cơ quan tư pháp, song với việc ban hành quyết định trên đã tạo cơ sở pháp lí cho việc thẩm định văn bản của cơ quan tư pháp. Theo đó quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp được thực hiện theo hai phương thức là thẩm định sơ bộ và thẩm định phức tạp như sau: a.Thẩm định sơ bộ Thẩm định sơ bộ là thẩm định văn bản QPPL trong phạm vi phòng văn bản - tuyên truyền. Trưởng phòng văn bản - tuyên truyền có trách nhiệm phân công thực hiện việc thẩm định văn bản QPPL khi nhận được hồ sơ, tài liệu của lãnh đạo sở. Việc thẩm định văn bản QPPL phải tuân theo các quy định sau đây: - Khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu cần thẩm định cán bộ được phân công phải vào sổ thụ lí đối với từng hồ sơ cụ thể. - Chuyên viên được phân công thẩm định phải có trách nhiệm sưu tầm đầy đủ các tài liệu , văn bản làm căn cứ pháp lí cho việc ban hành văn bản, các văn bản khác có nội dung liên quan đến văn bản được thẩm định - Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày kết thúc các công việc trên văn bản cần được thẩm định phải được ít nhất hai chuyên viên có kình nghiệm cùng nghiên cứu độc lập và độc lập đưa ra ý kiến tham gia của mỗi người, trong đó có một chuyên viên chịu trách nhiệm chính, các ý kiến tham gia phải được ghi rõ vào sổ ghi chép thẩm định - Trong trường hợp các ý kiến của các thành viên thuộc phòng văn bản - tuyên truyền tham gia đối với văn bản cần thẩm định thống nhất cao với nhau thì dự thảo báo cáo thẩm định được trình người có thẩm quyền kí ban hành. Nếu còn có nhiều ý kiến khác nhau mà trưởng phòng văn bản - tuyên truyền không thể tự quyết định được thì việc thẩm định văn bản QPPL chuyển sang giai đoạn thẩm định phức tạp - Mỗi chuyên viên làm nhiệm vụ thẩm định được cấp một quyển sổ “ghi chép ý kiến thẩm định văn bản” có đóng dấu giáp lai của cơ quan, trong đó có ghi rõ số thứ tự, hàng, cột và các thông tin đối với văn bản QPPL. Khi dùng hết sổ phải nộp lại cho trưởng phòng văn bản - tuyên truyền. b.Thẩm định phức tạp Thẩm định phức tạp là hoạt động thẩm định văn bản QPPL nằm ngoài khả năng giải quýêt của phòn văn bản – tuyên truyền. Khi xuất hiện trường hợp còn có nhiều ý kiến khác nhau mà trưởng phòng văn bản – tuyên truyền không thể tự quyết định được thì trưởng phòng văn bản - tuyên truỳên tham mưu đề xuất l
Luận văn liên quan