Đề tài Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 03 tháng 12 năm 2004 Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã ban hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.Theo quy định của luật này thì cơ quan Tư pháp ở địa phương có vai trò quan trọng trong trình tự ban hành và quản lý văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Cơ quan Tư pháp ở địa phương tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi địa phương và cơ quan Tư pháp địa phương còn trực tiếp thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp (đối với cấp tỉnh và cấp huyện). Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành nhất thiết phải được cơ quan Tư pháp cùng cấp thẩm định, nhằm đảm bảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành phải được thẩm định trước về các nội dung như: Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng phạm vi điều chỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống pháp luật; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản và tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Công tác thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành được coi là một trong những khâu quan trọng quyết định đến việc một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có được ban hành hay không. Với những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan tư pháp ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu cho quá trình thực tập tại địa phương của mình.

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan