Trong những năm gần đây, nhiều khu kinh tế đã được hình thành tại nhiều địa phương. Từ đó, môi trường đầu tư và mức độ thu hút đầu tư ở nhiều địa phương đã và đang được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, môi trường đầu tư ở nhiều khu kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu sự đồng bộ trong các yếu tố thu hút đầu tư. Vì thế, nghiên cứu “Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô” đã được lựa chọn và thực hiện.
* Mục tiêu của nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại KKT này.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn chính sau đây: Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ tài liệu báo cáo của Ban quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô và tìm hiểu qua internet, sách báo Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn một số doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn KKT và có tham khảo ý kiến của cán bộ BQL KKT Chân Mây - Lăng Cô.
* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng ta sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp), Phương pháp tổng hợp, phân tích, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp chuyên gia.
*Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng ta phần nào đánh giá được một cách khách quan về môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô. Bên cạnh đó đề ra được một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại đây.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lôøi Caûm Ôn
Muøa heø laïi veà raïo röïc trong tieáng ve chia ly hoái haû. Nhö vaäy laø toâi saép phaûi xa tröôøng lôùp, baïn beø sau 4 naêm gaén boù. Nhöng ñoái vôùi toâi, thôøi gian hoïc taäp aáy thöïc söï laø moät khoaûng kyù öùc khoâng bao giôø queân trong cuoäc ñôøi.
Tröôùc heát, toâi xin göûi lôøi caùm ôn chaân thaønh nhaát ñeán caùc thaày, coâ giaùo ñaõ töøng giaûng daïy, truyeàn ñaït kieán thöùc cho toâi trong nhöõng naêm hoïc vöøa qua. Vaø tieáp theo, toâi xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán Thaày giaùo - Tieán só Tröông Taán Quaân, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn, giuùp ñôõ toâi trong suoát ñôït thöïc taäp vaø hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy.
Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy, ngoaøi söï noã löïc cuûa baûn thaân, toâi coøn nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ raát lôùn töø phía cô quan thöïc taäp. Toâi xin göûi lôøi caùm ôn ñeán:
Caùc chuù baùc, anh chò trong Ban quaûn lyù KKT Chaân Maây - Laêng Coâ, ñaëc bieät laø caùc anh chò trong Phoøng Xuùc tieán ñaàu tö vaø Xuaát nhaäp khaåu ñaõ giuùp ñôõ, chæ daãn kinh nghieäm cho toâi, cuõng nhö cung caáp nhöõng taøi lieäu thaät laø höõu ích.
Beân caïnh ñoù, moät soá doanh nghieäp hoaït ñoäng treân ñòa baøn KKT cuõng ñaõ giuùp ñôõ toâi trong vieäc phoûng vaán, thu thaäp soá lieäu.
Cuoái cuøng, toâi xin göûi lôøi caùm ôn ñeán taát caû nhöõng ngöôøi thaân yeâu, beø baïn ñaõ ñoäng vieân toâi hoaøn thaønh khoùa luaän naøy.
Trong quaù trình thöïc teá vaø laøm baøi, nhöõng thieáu soùt laø khoâng theå traùnh khoûi. Kính mong quyù thaày coâ goùp yù ñeå khoùa luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn nöõa.
Moät laàn nöõa, toâi xin chaân thaønh caùm ôn!
Hueá, thaùng 05 naêm 2013
Sinh vieân thöïc hieän
Nguyeãn Cöûu Ngoïc Sôn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU x
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
KKT Khu kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
KT-XH Kinh tế - Xã hội
CM-LC Chân Mây - Lăng Cô
BQL Ban quản lý
Tp Thành phố
VNĐ Việt Nam đồng
USD Đô la Mỹ
DN Doanh nghiệp
GPMB Giải phóng mặt bằng
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
SX Sản xuất
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
WTO Tổ chức thương mại thế giới
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
LĐ Lao động
SL Sản lượng
BQ Bình quân
DT Diện tích
NN Nông nghiệp
CN Công nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư 9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng:
Bảng 1.1: Các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay 20
Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn khu kinh tế CM - LC đến tháng 8/2012 29
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2011 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn KKT Chân Mây - Lăng Cô theo lĩnh vực đầu tư 30
Bảng 2.3: Đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn KKT 33
Bảng 2.4: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Khu kinh tế 41
Bảng 2.5: Tình hình dân số và lao động thuộc khu vực Chân Mây 48
Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với các yếu tố của môi trường đầu tư tại KKT CM - LC qua thang đo Likert 56
Bảng 2.7: Kiểm định T-test mức độ hài lòng đối với các yếu tố của môi trường đầu tư tại KKT CM-LC 57
Bảng 3.1: Dự báo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2025 63
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn KKT Chân Mây - Lăng Cô giai đoạn 2005-2008 28
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trước và sau khi thành lập khu kinh tế 34
Biểu đồ 2.3: Tình hình thực hiện vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng giai đoạn 2005 - 2008 42
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của doanh nghiệp về môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô 55
Biểu đồ 3.1: Dự báo cơ cấu lao động của KKT Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2025 71
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha 10000m2
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, nhiều khu kinh tế đã được hình thành tại nhiều địa phương. Từ đó, môi trường đầu tư và mức độ thu hút đầu tư ở nhiều địa phương đã và đang được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, môi trường đầu tư ở nhiều khu kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu sự đồng bộ trong các yếu tố thu hút đầu tư. Vì thế, nghiên cứu “Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô” đã được lựa chọn và thực hiện.
* Mục tiêu của nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại KKT này.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn chính sau đây: Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ tài liệu báo cáo của Ban quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô và tìm hiểu qua internet, sách báo…Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn một số doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn KKT và có tham khảo ý kiến của cán bộ BQL KKT Chân Mây - Lăng Cô.
* Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng ta sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp), Phương pháp tổng hợp, phân tích, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp chuyên gia.
*Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng ta phần nào đánh giá được một cách khách quan về môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô. Bên cạnh đó đề ra được một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại đây.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam, các khu kinh tế (KKT) đang dần có những đóng góp khá tích cực trong sự phát triển chung của đất nước theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Chính phủ đã xác định . Với sự hình thành và đi vào hoạt động của nhiều KKT đã tạo một bộ mặt mới cho nhiều địa phương.
Như ta biết, KKT mở đầu tiên ở Việt Nam là KKT Chu Lai được ra đời từ quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Kể từ đó, các KKT mở lần lượt thành lập. Tính đến tháng 2/2011, Chính phủ đã quy hoạch tổng cộng 18 KKT, trong đó có 9 KKT đã cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, và đang xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội. 9 KKT còn lại vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch, chuẩn bị bộ máy và nhân sự, xây dựng dự án, huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, và tiến hành đền bù GPMB. Có 3 khu mới bổ sung là KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT ven biển Thái Bình, KKT Ninh Cơ (tỉnh Nam Định). Ngoài ra, 4 KKT khác cũng đang chờ đưa vào quy hoạch, bao gồm KKT Móng Cái - Hải Hà (Quảng Ninh), Kim Sơn (Ninh Bình), Trần Đề (Sóc Trăng), và Gành Hào (Bạc Liêu).
Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng các KKT ở Việt Nam là để thử nghiệm các mô hình, thể chế, và chính sách mới nhằm tạo ra các động lực phát triển có tính đột phá, nhờ đó đem lại sức sống, nâng cao năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh xuất khẩu cho toàn nền kinh tế. Việc phát triển các KKT ở nước ta hiện nay gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ của địa phương mà còn là của vùng và cả nước tức là trong tiến trình vận động chung của nền kinh tế cũng như của tư duy quản lý kinh tế, quan điểm phát triển KKT được bổ sung thêm một số nội hàm mới, trong đó quan trọng nhất là về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và phát huy kinh tế biển. Các KKT đảm bảo sự phát triển có trọng điểm, bền vững cả 3 mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường, trong thời điểm mà phát triển bền vững là vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Theo số liệu đến hết năm 2010, các KKT ở Việt Nam chiếm khoảng 2% diện tích đất quốc gia và đã thu hút được hàng tỷ USD vốn đầu tư. Tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
Sau 10 năm đi vào thực hiện mô hình KKT đã cho thấy việc phát triển các KKT thực sự là một hướng đi bắt nhịp được với thời đại và các nước trên thế giới. Mặc dù hiệu quả kinh tế của các KKT ở Việt Nam tuy chưa cao, vẫn còn một số bất cập nhưng trong thời gian sắp tới, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường hơn nữa tính khả thi và chất lượng của các KKT đã, đang và sắp đưa vào hoạt động, hứa hẹn sẽ có nhiều sự đổi mới và hấp dẫn các nhà đầu tư trong tương lai.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, vào năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập KKT Chân Mây - Lăng Cô với mục tiêu đưa KTT này trở thành đô thị cảng, là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Những kết quả bước đầu đạt được đã cho thấy chủ trương phát triển KKT CM - LC là hoàn toàn đúng đắn và mang tầm chiến lược. Riêng đối với Thừa Thiên Huế, KKT Chân Mây - Lăng Cô đã thực sự trở thành một điểm nhấn góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà trong những năm qua. Việc đẩy nhanh tiến trình phát triển toàn diện KKT CM - LC là một trong những tiền đề vững chắc để thực hiện thành công Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.
Với nhiều lợi thế sẵn có và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, của tỉnh TT Huế, KKT Chân Mây - Lăng Cô đang dần trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh những thành tựu đó, KKT CM - LC vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định và hạn chế chúng ta sẽ đề cập đến đó là về Môi trường đầu tư. Đây là vấn đề rất quan trọng nên cần có những nghiên cứu đánh giá cũng như đề xuất giải pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư cũng như sức hấp dẫn của KKT này đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chính vì thế, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô” làm đề tài nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, từ đó thu hút hơn nữa vốn đầu tư từ các thành phần vào khu kinh tế.
Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đầu tư và môi trường đầu tư
- Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
- Đề xuất giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nội dung lý thuyết về môi trường đầu tư
- Thực trạng môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô
- 40 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn KKT Chân Mây - Lăng Cô
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Môi trường đầu tư trên địa bàn KKT Chân Mây - Lăng Cô
Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng 2006 - 2012 đối với số liệu thứ cấp và 2013 đối với số liệu sơ cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Phương pháp luận xuyên suốt nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự viện hiện tượng trong mối quan hệ tương quan với các thành phần và hiện tượng khác. Bên cạnh đó, các sự vật và hiện tượng cũng được phân tích trong mối quan hệ luôn luôn vận động và phát triển để có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện các sự vật và hiện tượng.
- Phương pháp để thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp:
Chủ yếu thu thập từ các bản báo cáo của Ban quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô. Thu thập từ sách báo và internet…
+ Thu thập số liệu sơ cấp:
Thông qua Phiếu điều tra, phỏng vấn ý kiến đánh giá của một số doanh nghiệp có đầu tư vào KKT Chân Mây - Lăng Cô về môi trường đầu tư tại đây (40 doanh nghiệp).
Đề tài chọn 40 doanh nghiệp đang đầu tư hoạt động tại KKT Chân Mây - Lăng Cô, bao gồm 2 loại doanh nghiệp là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng ở đây và chúng ta tiến hành chọn ra những doanh nghiệp đại diện cho 2 loại hình doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích số liệu thu thập được:
Trong đề tài sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp so sánh để rút ra những kết luận từ những con số định tính và định lượng.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo bài viết của một số nhà nghiên cứu, ý kiến của cán bộ Ban quản lý KKT Chân Mây-Lăng Cô.
5. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
Phần III: Kết luận và kiến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Theo Luật đầu tư 2005: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
1.1.1.2. Phân loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư:
Theo bản chất đối tượng đầu tư:
Đầu tư cho đối tượng vật chất: Là đầu tư tài sản vật chất, tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
Đầu tư cho các đối tượng tài chính: Là đầu tư các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán…
Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất: Là đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học
Theo cơ cấu tái sản xuất:
Đầu tư theo chiều rộng: Là hình thức mở rộng quy mô, tăng sản lượng, tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và kĩ thuật không đổi.
Đầu tư theo chiều sâu: Là đầu tư nhưng không mở rộng quy mô, tăng sản lượng mà tập trung vào việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở áp dụng tiến bộ kĩ thuật công nghệ, hiện đại hóa.
Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư:
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: 3 loại đầu tư này có quan hệ mật thiết với nhau, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Ngược lại, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo tích lũy vốn, nộp thuế tạo tiềm lực cho 2 loại đầu tư kia.
Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:
Đầu tư cơ bản: Là loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kĩ thuật của quá trình thực hiện tái sản xuất đầu tư mở rộng các tài sản cố định phức tạp, đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Đầu tư vận hành: Đầu tư này chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi vốn nhanh sau khi đưa các kết quả đầu tư đi vào hoạt động.
Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội:
Đầu tư thương mại: Là đầu tư trong thời gian ngắn với số vốn không lớn, kỹ thuật đầu tư đơn giản và dễ dự đoán.
Đầu tư sản xuất: Là đầu tư trong thời gian dài với số vốn lớn, kỹ thuật đầu tư phức tạp và khó dự đoán.
Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư:
Đầu tư ngắn hạn: ≤ 1 năm, đầu tư trung hạn: từ 1 năm đến dưới 5 năm và đầu tư dài hạn: ≥ 5 năm
Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư:
Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Theo nguồn vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia:
Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Bao gồm hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích lũy của ngân sách (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, do nhà nước bảo lãnh), vốn tích lũy và huy động của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư.
Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài.
Theo chủ thể đầu tư:
Đầu tư của nhà nước: Hoạt động đầu tư do nhà nước thực hiện.
Đầu tư của doanh nghiệp: Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thực hiện.
Đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình: Hoạt động đầu tư của cá nhân thực hiện.
Theo vùng lãnh thổ:
Hoạt động đầu tư được chia thành: Đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn.
1.1.2. Môi trường đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm môi trường đầu tư
Theo báo cáo phát triển thế giới 2005: “Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất”.
Cũng có thể hiểu môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, tất cả các lợi thế của một địa phương. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư cũng như quyết định đầu tư hay không của họ.
Một môi trường đầu tư tốt không chỉ có thể tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là sự cải thiện các kết cục cho xã hội. Môi trường đầu tư tốt sẽ thúc đẩy đầu tư có hiệu quả, nó tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp. Việc đầu tư có hiệu quả tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm giá thành sản phẩm, làm gia tăng lợi ích người tiêu dùng. Vì thế cải thiện môi trường đầu tư đóng vai trò trung tâm với tăng trưởng kinh tế quốc gia hoặc một địa phương. Việc cải thiện môi trường đầu tư cũng được thể hiện qua “chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI): là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh mà trong Khóa luận này ta cũng sẽ đề cập.
1.1.2.2. Rủi ro, chi phí và rảo cản cạnh tranh của môi trường đầu tư
Bản chất của hoạt động đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bởi vì môi trường đầu tư luôn tiềm ẩn các nguy cơ nên doanh nghiệp muốn đạt được kết quả cao thì luôn phải nghiên cứu kỹ càng trước khi đầu tư. Nhà đầu tư thường cân nhắc đến rủi ro, chi phí, và rảo cản cạnh tranh của môi trường đầu tư.
Rủi ro của môi trường đầu tư: Là những bất trắc sẽ mang lại thất bại hay tổn thất cho doanh nghiệp. Rủi ro có thể từ phía đối thủ cạnh tranh, từ các chính sách của chính phủ hay từ sự biến thiên liên tục và bất định của nền kinh tế. Có những rủi ro có thể phòng tránh được nhưng cũng có những rủi ro doanh nghiệp chỉ có thể sống chung và giảm thiểu thiệt hại (ví dụ thiên tai).
Chi phí của môi trường đầu tư: Chi phí trong đầu tư ngoài chi phí sản xuất còn có chi phí bắt nguồn từ chính sách của chính phủ. Cụ thể là mức thuế. Nói về hàng hóa công cộng thì chính phủ là chủ thể cung cấp hàng đầu cho toàn bộ quốc gia. Song song đó, chính phủ thu thuế từ các chủ thể khác trong thị trường, và doanh nghiệp phải nộp thuế. Chính phủ đưa ra nhiều loại thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế môn bài, thuế đất…và những loại thuế này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhà đầu tư.
Rào cản cạnh tranh của môi trường đầu tư: Bản chất thị trường tất yếu tồn tại sự cạnh tranh, những rào cản và không bao giờ hoàn hảo, đòi hỏi doanh nghiệp phải chiến đấu kiên cường, có quyết sách hợp lý để thu lợi nhuận cũng như bảo vệ người công nhân của mình. Chính phủ đưa ra các rào cản cạnh tranh làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư, ngược lại cũng làm lợi cho những doanh nghiệp khác, giúp họ tận dụng được các ưu thế để phát triển. Như vậy chính phủ có quyền cho doanh nghiệp nào tham gia và cho doanh nghiệp nào rút lui bằng quyền lực của mình thông qua sự điều tiết cạnh trạnh trên thị trường.
1.1.2.3. Phân loại môi trường đầu tư
Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư dưới đây là một số cách thông dụng:
- Môi trường phần cứng và môi trường phần mềm:
Môi trường phần