Trong cuộc sống con người, thực phẩm giữvai trò quyết định và trong bữa
ăn hằng ngày của các gia đình, rau là loại thực phẩm không thểthiếu. Đặc biệt là
khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã trởnên đầy đủ. Rau là nhân tốtích cực
trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho con người nhiều
loại Vitamin, các chất khoáng. Một sốcòn có chất kháng sinh, các acid hữu cơ, các
chất thơm. Một sốrau đậu có Protein. Nhưng quan trọng nhất là rau cung cấp các
Vitamin mà các thực phẩm khác nhưcá, thịt, trứng không có hoặc có rất ít (Nguyễn
ThịHường, 2004).
Theo sựphát triển của đời sống xã hội, các nhà dinh dưỡng của Việt Nam
cũng nhưcủa thếgiới đã nghiên cứu và ước tính được hàng ngày chúng ta cần
khoảng 2.300 – 2.500 calo năng lượng đểsống và hoạt động. Nhưvậy, nhu cầu tiêu
dùng rau hằng ngày của mỗi người vào khoảng 250 – 300g, tức là khoảng 7,5 –
9kg/người/tháng. Theo các sốliệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cho
cảnước chúng ta mới sản xuất được khoảng 4 – 4,5kg/người/tháng (không tính
phần sản xuất tựtúc trong dân). Từ đó ta thấy được nhu cầu sản xuất rau là bức
thiết.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU MƯỚP HƯƠNG VÀ
CÀ CHUA TỪ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
THUỘC KHU VỰC PHÍA NAM
NGÀNH: NÔNG HỌC
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trần Thị Kiều Oanh
Nguyễn Kim Khôi
Đinh Thị Kiều Diễm
Tháng 09/2008
ii
THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU MƯỚP
HƯƠNG VÀ CÀ CHUA TỪ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC
KHU VỰC PHÍA NAM
Tác giả
TRẦN THỊ KIỀU OANH
NGUYỄN KIM KHÔI
ĐINH THỊ KIỀU DIỄM
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Châu Niên
TS. Võ Thái Dân
Tháng 09/2008
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này trước tiên chúng em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thạc
sỹ Nguyễn Châu Niên và tiến sỹ Võ Thái Dân, đã tạo điều kiện để chúng em thực hiện
đề tài này.
Chúng em rất biết ơn quý thầy cô khoa Nông Học nói riêng và quý thầy cô
giảng dạy tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng dạy và
cung cấp những kiến thức chuyên môn giúp chúng em thực hiện thành công đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành gửi lời biết ơn đến Phòng Nghiên cứu khoa học Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí để chúng em thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến các anh chị và các bạn sinh viên khoa
Nông Học đã động viên và hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09/2008
Trần Thị Kiều Oanh
Nguyễn Kim Khôi
Đinh Thị Kiều Diễm
iv
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thu thập và đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua
từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam” được tiến hành tại trại thực nghiệm
Khoa Nông Học Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh., thời gian từ ngày 26/02/2008
đến ngày 03/08/2008. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm khối đầy đủ ngẫu
nhiên với 3 lần lặp lại và 5 NT.
Kết quả thu được:
Thí nghiệm theo dõi 5 giống mướp hương:
Giống cho năng suất cao nhất là giống thu thập được ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần
Thơ (19,08 tấn/ha). Các giống khác cho năng suất thấp hơn, được xếp theo thứ tự sau:
Giống OM (NT 4) 19,08 tấn/ha.
Giống PG (NT 1) 16,72 tấn/ha
Giống ChRưR Ắ (NT2) 15,84 tấn/ha
Giống Chư Păh (NT 3) 13,48 tấn/ha
Giống mướp thu thập từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng kéo dài, đến thời điểm kết thúc thí nghiệm vẫn chưa cho thu hoạch. Do đó,
thí nghiệm không đánh giá được khả năng cho năng suất của giống này.
Giống phát triển thân lá tốt nhất là giống Chư Ắ, thu thập từ huyện Chư Ắ, tỉnh
Gia Lai. Các giống khác khả năng phát triển thân lá tương đối đồng đều.
Giống có khả năng kháng ruồi đục lá tốt nhất là giống LĐ (huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng) do mặt trên mặt lá có nhiều lông tơ cứng. Giống ít có khả năng kháng
ruồi đục lá nhất là giống PG (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) do lá mềm, ít lông tơ.
Giống có khả năng kháng ruồi đục quả tốt nhất là giống Chư Păh (Gia Lai) do
vỏ quả dày, cứng. Tiếp đến là giống Chư Ắ (Gia Lai) và giống OM (Cần Thơ). Giống
kháng kém nhất là giống PG (Bình Dương), vỏ mềm, mỏng.
Về chất lượng: giống Chư Ắ và Chư Păh có mùi thơm và độ ngọt tốt nhất, vỏ
quả dày nên thời gian bảo quản lâu hơn.
v
Thí nghiệm theo dõi 5 giống cà chua:
Giống ĐQ (Đồng Nai) có khả năng phát triển thân lá tốt nhất. Các giống khác
tương đối đồng đều nhau.
Khả năng cho quả của giống ĐQ (thu thập tại huyện Định Quán, Đồng Nai)
vượt trội so với các giống khác 77,45 quả/cây). Trong khi giống DA (Bình Dương)
có số quả ít nhất chỉ có 5.6 quả/cây. Tuy nhiên, kích thước quả của giống ĐQ rất
nhỏ so với các giống khác nên năng suất không cao hơn.
Giống HM (thu thập tại huyện Hốc Môn, Tp. Hồ Chí Minh) cho năng suất
cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa so với các giống khác. Năng suất thực tế của các
nghiệm thức đạt từ 3,45 – 10,05 tấn/ha. Được xếp theo thứ tự như sau:
Giống HM (NT 3) 7,14 tấn/ha
Giống ĐQ (NT 1) 4,85 tấn/ha
Giống DA (NT 2) 4,71 tấn/ha
Giống CC (NT 5) 3,44 tấn/ha
Giống TrB (NT 4) 1,98 tấn/ha
Giống DA (thu thập tại huyện Dĩ An, Bình Dương) cho quả to, hình dáng và
màu sắc đẹp, kháng bệnh tốt, độ mềm và độ ngọt thịt quả cao, chất lượng tốt.
Các giống đều xuất hiện các triệu chứng bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong đó, giống TrB
(NT 4) là bị gây hại nặng nhất.
vi
Mục lục
TU ÓM TẮTUT ................................................................................................................................. iv
TUMục lụcUT ...................................................................................................................................... vi
TUDanh sách chữ viết tắtUT ............................................................................................................. viii
TUDanh sách các bảng, đồ thị và hình UT ........................................................................................... ix
TUChương 1: GIỚI THIỆUUT ............................................................................................................. 1
TU1.1 UT TUĐặt vấn đềUT ................................................................................................................... 1
TU1.2 UT TUMục tiêu – yêu cầuUT...................................................................................................... 2
TU1.2.1UT TUMục tiêuUT .............................................................................................................. 2
TU1.2.2UT TUYêu cầuUT ............................................................................................................... 2
TUChương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆUUT ......................................................................................... 3
TU2.1 UT TUGiới thiệu về cây mướpUT .............................................................................................. 3
TU2.1.1UT TUGiá trị của cây mướpUT .......................................................................................... 3
TU2.1.2UT TUĐặc điểm thực vật họcUT ........................................................................................ 4
TU2.1.3UT TUYêu cầu ngoại cảnh và đất đaiUT ............................................................................ 5
TU2.1.4UT TUSâu bệnh hại và biện pháp phòng trừUT ................................................................. 5
TU2.1.4.1UT TUSâu hạiUT ............................................................................................................ 5
TU2.1.4.2UT TUBệnh hạiUT .......................................................................................................... 6
TU2.2 UT TUGiới thiệu về cây cà chuaUT ........................................................................................... 7
TU2.2.1UT TUNguồn gốc, xuất xứUT ............................................................................................ 7
TU2.2.2UT TUĐặc điểm thực vật họcUT ........................................................................................ 8
TU2.2.3UT TUMột số giống cà chua được trồng phổ biến UT ........................................................ 9
TU2.2.4UT TUGiá trị và công dụng của cây cà chuaUT ................................................................. 9
TUGiá trị dinh dưỡng: UT ......................................................................................................... 9
TUCông dụng: UT ................................................................................................................... 10
TU2.2.5UT TUYêu cầu ngoại cảnh và đất đaiUT .......................................................................... 10
TU2.2.6UT TU hời vụUT ............................................................................................................. 10
TU2.2.7UT TUPhòng trừ sâu bệnhUT ........................................................................................... 11
TU2.2.7.1UT TUSâu hạiUT .......................................................................................................... 11
TU2.2.7.2UT TUBệnh hạiUT ........................................................................................................ 12
TUChương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM UT ................................................. 14
TU3.1 UT TU hời gian và địa điểmUT ............................................................................................... 14
TU3.2 UT TUVật liệu và phương pháp thí nghiệmU T ........................................................................ 14
TU3.2.1UT TUĐối tượng nghiên cứuUT ....................................................................................... 14
TU3.2.2UT TUPhương pháp nghiên cứu UT .................................................................................. 14
TU3.2.2.1UT TUBố trí thí nghiệm UT ........................................................................................... 15
TU3.2.2.2UT TUSơ đồ bố trí thí nghiệm UT ................................................................................. 15
TU3.2.2.3UT TUQuy mô thí nghiệm UT ........................................................................................ 15
TU3.2.3UT TUCác chỉ tiêu và phương pháp theo dõiUT .............................................................. 15
TU3.2.3.1UT TUCác chỉ tiêu theo dõi giống mướp hươngUT ..................................................... 15
TU3.2.3.2UT TUChỉ tiêu theo dõi đối với các giống cà chuaUT ................................................. 17
TU3.2.4UT TUQuy trình kĩ thuậtUT .............................................................................................. 18
TU3.2.4.1UT TUCây mướp hươngUT .......................................................................................... 18
TU3.2.4.2UT TUCây cà chuaUT .................................................................................................. 20
TU3.2.5UT TUXử lý số liệuUT ..................................................................................................... 22
TUChương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN UT ................................................................................ 23
TU4.1 UT TUDiễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệmUT............................. 23
vii
TU4.2 UT TU hí nghiệm 1: theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống
mướp hươngUT ......................................................................................................................... 23
TU4.2.1UT TUSức sinh trưởng UT ................................................................................................. 23
TU4.2.2UT TUCác chỉ tiêu về hình tháiUT ................................................................................... 24
TU4.2.3UT TUCác chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triểnUT .......................................................... 26
TU4.2.3.1UT TUKhả năng phân cànhUT ..................................................................................... 26
TU4.2.3.2UT TU hời gian phát dụcUT ........................................................................................ 27
TU4.2.4UT TUPhẩm chất quảUT ................................................................................................... 27
TU4.2.5UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT ................................................... 28
TU4.2.5.1UT TUKích thước quảUT ............................................................................................. 28
TU4.2.5.2UT TUCác yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ............................................... 29
TU4.2.6UT TUSâu bệnh hạiUT ..................................................................................................... 30
TU4.3 UT TU hí nghiệm 2: khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển của năm giống cà chuaUT ... 31
TU4.3.1UT TUCác chỉ tiêu sinh trưởng và phát triểnUT ............................................................... 31
TU4.3.1.1UT TUChiều cao câyUT ............................................................................................... 31
TU4.3.1.2UT TUKhả năng phân cành cấp 1UT ........................................................................... 31
TU4.3.1.3UT TU hời gian phát dụcUT ........................................................................................ 32
TU4.3.2UT TUCác chỉ tiêu về phẩm chấtUT ................................................................................. 32
TU4.3.3UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT ................................................... 33
TU4.3.3.1UT TUSố hoa/chùm UT ................................................................................................. 33
TU4.3.3.2UT TUKích thước quảUT ............................................................................................. 33
TU4.3.3.3UT TUNăng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtUT .............................................. 34
TUChương 5. KẾT LUẬNUT ............................................................................................................ 36
TU5.1 UT TUKết luậnUT .................................................................................................................... 36
TU5.1.1UT TUĐối với các giống mướp hươngUT ........................................................................ 36
TU5.1.2UT TUĐối với các giống cà chuaUT ................................................................................ 37
TU5.2 UT TUCông việc tiếp theoUT ................................................................................................... 37
TU ÀI LIỆU THAM KHẢO UT ........................................................................................................ 38
TUPHỤ LỤCUT ................................................................................................................................. 39
viii
Danh sách chữ viết tắt
CCC : Chiều cao cây
CT : Chỉ tiêu
LLL : Lần lặp lại
NSLT : Năng suất lý thuyết
NST : Ngày sau trồng
NSTT : Năng suất thực thu
NT : Nghiệm thức
TLQ : Trọng lượng quả
TLTB : Trọng lượng trung bình
TN : Thí nghiệm
TT : Thứ tự
ix
Danh sách các bảng, đồ thị và hình
Danh sách các bảng:
TUBảng 3.1. Các giống tham gia thí nghiệmU T ................................................................................ 14
TUBảng 4.1 Các chỉ tiêu về hình tháiUT ............................................................................................ 25
TUBảng 4.2. Khả năng phân cành cấp 1 (cành/cây)UT...................................................................... 26
TUBảng 4.4. Các chỉ tiêu về phẩm chất quảUT ................................................................................. 28
TUBảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ........................................................... 29
TUBảng 4.7. Mức gây hại của ruồi đục lá và ruồi đục quảUT ........................................................... 30
TUBảng 4.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây)UT ........................................................ 31
TUBảng 4.9 Khả năng phân cành cấp 1 (cành) UT ............................................................................. 31
TUBảng 4.10 Thời gian phát dục của các nghiệm thức (NST)UT ..................................................... 32
TUBảng 4.11. Các chỉ tiêu về phẩm chất quảUT................................................................................ 33
TUBảng 4.12. Kích thước quả của các nghiệm thứcUT ..................................................................... 33
TUBảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtUT ......................................................... 34
Danh sách đồ thị và hình:
Đồ thị 4.1. Diễn biến khí hậu, thời tiết thời gian tiến hành thí nghiệm .................................... 23
Hình 4.1. Hình dạng lá và hoa của các giống mướp tham gia thí nghiệm ............................... 24
Đồ thị 4.2: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống mướp ................................... 29
Hình 4.2. Hình dạng và đường kính quả của các giống cà chua địa phương ........................... 34
Đồ thị 4.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống cà chua ................................ 35
Hình 1.1. Thí nghiệm theo dõi các giống mướp hương (40 NST) ........................................... 39
Hình 1.2. Hình dạng và kích thước hoa và quả các giống mướp (NT5 chưa có quả) .............. 39
Hình 1.3. Thí nghiệm theo dõi các giống cà chua (giai đoạn thu hoạch) ................................. 40
Hình 1.4. Triệu chứng sâu bệnh hại; a) bệnh virus; b) bệnh héo rũ; c) và d) bệnh do thiếu Ca;
e) sâu đục quả và f) thối quả. ............................................................................................ 40
1
1 Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong cuộc sống con người, thực phẩm giữ vai trò quyết định và trong bữa
ăn hằng ngày của các gia đình, rau là loại thực phẩm không thể thiếu. Đặc biệt là
khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã trở nên đầy đủ. Rau là nhân tố tích cực
trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho con người nhiều
loại Vitamin, các chất khoáng. Một số còn có chất kháng sinh, các acid hữu cơ, các
chất thơm. Một số rau đậu có Protein. Nhưng quan trọng nhất là rau cung cấp các
Vitamin mà các thực phẩm khác như cá, thịt, trứng không có hoặc có rất ít (Nguyễn
Thị Hường, 2004).
Theo sự phát triển của đời sống xã hội, các nhà dinh dưỡng của Việt Nam
cũng như của thế giới đã nghiên cứu và ước tính được hàng ngày chúng ta cần
khoảng 2.300 – 2.500 calo năng lượng để sống và hoạt động. Như vậy, nhu cầu tiêu
dùng rau hằng ngày của mỗi người vào khoảng 250 – 300g, tức là khoảng 7,5 –
9kg/người/tháng. Theo các số liệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cho
cả nước chúng ta mới sản xuất được khoảng 4 – 4,5kg/người/tháng (không tính
phần sản xuất tự túc trong dân). Từ đó ta thấy được nhu cầu sản xuất rau là bức
thiết.
Khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là thiệt hại do sâu bệnh
gây ra. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng,
chất lượng sản phẩm mà còn gây những ảnh hưởng giáng tiếp đến môi trường sống
và sức khoẻ của con người do con người dùng chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh.
Để hạn chế các tác hại nói trên, việc đưa vào sử dụng giống kháng là một lựa chọn
hàng đầu.
Các giống địa phương là một trong những nguồn nguyên liệu cung cấp các
gen kháng sâu bệnh rât hiệu quả. Do đó, cùng với việc tìm ra các giống năng suất
cao nhằm tăng sản lượng rau quả thì công tác nghiên cứu giống kháng sâu bệnh,
thích nghi với điều kiện ngoại cảnh đang được đẩy mạnh.
Mướp và cà chua là hai loại cây rau ăn quả rất quen thuộc với người Việt
Nam và là hai loại quả thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Với mục đích
2
tìm ra những giống rau địa phương mang những đặc tính tốt, phục cho công tác
chọn tạo giống và đưa vào sử dụng trong sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Thu thập và đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa
phương thuộc khu vực phía Nam”.
1.2 Mục tiêu – yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Thu thập những giống mướp và cà chua đã được trồng hoặc tự mọc từ các
tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Sau đó mô tả, đánh giá các giống đó về năng suất,
phẩm chất, tính chống chịu để tìm ra loại giống tốt, phù hợp để dùng làm nguồn
nguyên liệu cho chọn giống và đưa vào sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, ghi nhận các số liệu thu hoạch.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, phẩm
chất của từng giống.
3
2 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây mướp
Cây mướp Luffa cylindrica (L.) Roem, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), phát
triển chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít ở ô