Ngân sách Nhà nước (NSNN) được xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính thể hiện những quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội và các hoạt động an sinh xã hội khác.
Nội dung bài thảo luận đề cập đến các vấn đề về khái niệm, đặc điểm và phân loại NSNN. Trên cơ sở đó, đưa ra các đánh giá về hoạt động thu NSNN của Việt Nam hiện nay và những yếu tố tác động tới hoạt động thu NSNN của Việt Nam trên cơ sở những số liệu thực tế lấy từ những năm gần đây.
Ngoài ra, trong bài còn chỉ ra xu hướng thay đổi của hoạt động thu NSNN từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một số tồn tại của hoạt động thu NSNN và đề xuất một số giải phải nhằm cải thiện tình hình thu NSNN của Việt Nam. Vì vậy, nhóm 1 chúng tôi xin trình bày bài thảo luận với đề tài:
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua - Xu hướng thay đổi thu ngân sách nhà nước khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI BÁO CÁO
Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. Xu hướng thay đổi thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO
MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
I/ Cơ sở lý thuyết 3
1. Ngân sách nhà nước là gì? 3
2. Thu ngân sách nhà nước 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước 4
II/ Thực trạng tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam thời gian qua 6
1. Tổng quan về thu ngân sách nhà nước Việt Nam thời gian qua 6
2. Tác động của các nhân tố tới thu ngân sách nhà nước Việt Nam 9
a. Thu nhập GDP bình quân đầu người 9
b. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế 11
c. Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên 11
d. Mức độ trang trải các khoản chi phí 13
e. Tổ chức bộ máy thu nộp 15
f. Các nhân tố khác 16
III/ Xu hướng thu ngân sách nhà nước khi Việt Nam gia nhập WTO 17
1. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước 17
2. Thực trạng 19
IV/ Giải pháp 25
V/ Kết luận 27
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách Nhà nước (NSNN) được xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính thể hiện những quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội và các hoạt động an sinh xã hội khác.
Nội dung bài thảo luận đề cập đến các vấn đề về khái niệm, đặc điểm và phân loại NSNN. Trên cơ sở đó, đưa ra các đánh giá về hoạt động thu NSNN của Việt Nam hiện nay và những yếu tố tác động tới hoạt động thu NSNN của Việt Nam trên cơ sở những số liệu thực tế lấy từ những năm gần đây.
Ngoài ra, trong bài còn chỉ ra xu hướng thay đổi của hoạt động thu NSNN từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một số tồn tại của hoạt động thu NSNN và đề xuất một số giải phải nhằm cải thiện tình hình thu NSNN của Việt Nam. Vì vậy, nhóm 1 chúng tôi xin trình bày bài thảo luận với đề tài:
“Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. Xu hướng thay đổi thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO”.
I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Ngân sách Nhà nước là gì?
Ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính Quốc gia nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2. Thu ngân sách Nhà nước
Khái niệm
Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Đặc điểm
Thu ngân sách Nhà nước có 2 đặc trưng cơ bản:
Thu ngân sách Nhà nước là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực Nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. Sự phân phối này là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng của bộ máy Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị khác nhau như giá cả, thu nhập, lãi suất,… trong đó, chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quy mô và mức độ động viên của thu ngân sách Nhà nước là tổng sản phẩm quốc nội. Sự vận động của các phạm trù giá trị này vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết các công cụ thu ngân sách Nhà nước.
Phân loại thu ngân sách Nhà nước
Căn cứ theo nội dung kinh tế của các khoản thu
Thu thuế
Thu phí, lệ phí
Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của Nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá doanh nghiệp nhà nước.
Thu từ hoạt động sự nghiệp: thu từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm của đơn vị, bán sách do trường in ấn,…
Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại
Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên tài sản,…
ii. Căn cứ theo tính chất phát sinh của các khoản thu
Thu thường xuyên
Thu không thường xuyên
iii. Căn cứ theo tính cân đối của ngân sách Nhà nước
Thu trong cân đối
Thu ngoài cân đối
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước
Thu nhập GDP bình quân đầu người: Tổng GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế, từ đó quyết định đến tổng thu NSNN, còn GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập vào NSNN mà thoát ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế: Đây là chi tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng huy động cho NSNN. Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN. Do vậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế để đảm bảo việc huy động của Ngân sách Nhà nước không gây khó khăn về mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế.
Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản): Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn hơn.
Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ suất thu của Ngân sách cũng tăng lên. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu của NSNN vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ để bù đắp bội chi.
Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
II/ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. Tổng quan về thu ngân sách nhà nước Việt Nam thời gian qua
Theo Bộ Tài chính, trong tổng thu ngân sách năm 2006, nguồn thu trong nước ước đạt 132.000 tỷ đồng, thu từ dầu khí khoảng 63.400 tỷ đồng, từ thuế XNK 40.000 tỷ đồng và viện trợ không hoàn lại khoảng 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoảng 8.000 tỷ đồng trong ngân sách nhà nước năm 2005 cũng sẽ được chuyển sang năm 2006.
Trong số nguồn thu ngân sách trong nước (không kể thu từ dầu thô) thì thu từ kinh tế quốc doanh đạt 42.243 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là 27.807 tỷ đồng, còn lại là thu từ các loại thuế…
Bộ Tài chính cũng ước tính thu ngân sách đạt mức là 1.600.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2006- 2010, vẫn chủ yếu từ xuất khẩu dầu thô, thuế XNK, nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Năm 2005, dự toán thu ngân sách là 183.000 tỷ đồng, với tổng chi là 229.750 tỷ đồng ( thâm hụt ngân sách là 40.750 tỷ đồng). Dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 với tổng các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2005.
Bảng cân đối ngân sách nhà nước từ năm 2005 - 2010
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng thu
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô)
52.49
52.03
55.17
55.13
60.96
63.32
Thu từ doanh nghiệp nhà nước
17.12
16.58
15.94
16.43
18.96
20.05
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
8.36
9.25
9.94
10.52
11.45
11.26
Thu từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh
7.42
7.90
9.87
10.44
10.81
12.53
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
0.06
0.04
0.04
0.02
0.02
0.01
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
1.85
1.85
2.35
3.10
3.24
4.71
Lệ phí trước bạ
1.23
1.20
1.80
1.78
2.18
2.26
Thu phí xăng dầu
1.73
1.42
1.41
1.08
2.03
1.88
Thu phí, lệ phí
1.84
1.78
1.28
1.60
1.73
1.38
Các khoản thu về nhà đất
7.78
7.35
10.74
9.17
9.43
8.51
Các khoản thu khác
2.79
2.45
1.80
0.99
1.11
0.73
Thu từ dầu thô
29.16
29.82
24.37
21.31
13.68
12.39
Thu từ hải quan
16.70
15.32
19.11
21.82
23.89
23.30
Thuế xuất, nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
10.36
9.40
12.15
14.38
17.42
13.22
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
6.33
5.92
6.96
7.44
6.47
10.08
Thu viện trợ không hoàn lại
1.65
2.83
1.35
1.74
1.47
0.99
Tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674500 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán, tăng xấp xỉ 21% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó:
Thu nội địa ước 390000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2010 (trong đó: tính đến hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 89,1% dự toán, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Thu khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so cùng kỳ. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94,0% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Thuế thu nhập cá nhân đạt 119,7% dự toán, tăng 45,4% so với cùng kỳ; các khoản thu từ nhà và đất đạt 135,9% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ,…). Theo yêu cầu hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp vượt qua bất ổn năm 2011, đã có hàng loạt các chính sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp thuế của một số sắc thuế như: thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm 30% số thuế phải nộp năm 2011 đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực ưu tiên,…).
Thu từ dầu thô cả năm 2011 ước 100000 tỷ đồng; đạt 144,3% dự toán, tăng 35,9% so với cùng kỳ.
Theo số liệu của tổng cục Hải quan, thu NSNN từ xuất khẩu ước 186833 tỷ đồng, đạt 99% dự toán năm, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2010, bất chấp chính sách hạn chế nhập khẩu và giảm, miễn thuế đối với nhập khẩu xăng đầu những tháng đầu năm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động từ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thay đổi tỷ giá đồng Việt Nam và các giải pháp nhằm chống thất thu thuế của Bộ Tài chính.
Thu NSNN cả năm 2011 ước tính có thể tăng 23,4% so với năm 2010. Đây là con số cao thứ nhì trong 5 năm gần đây (chỉ thấp hơn mức 27,2% so với năm 2008). Tuy nhiên cũng phải lưu ý là nếu tính đến tỷ lệ lạm phát cao năm 2011 thì kết quả này không thực sự nổi trội so với các năm gần đây.
2. Tác động của các nhân tố tới thu ngân sách nhà nước Việt Nam
a) Thu nhập GDP bình quân đầu người
So với các nước trong ASEAN, thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn ở khoảng cách rất xa, dù được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010.
Biểu đồ tăng trưởng GDP từ năm 2001 - 2010
Theo số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều cải thiện và tăng dần qua từng Quý. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP Quý III/2012 ước đạt khoảng 5,35%, tuy thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng mức tăng này cao hơn mức tăng 4% của Quý I và mức tăng 4,66% của Quý II đã thể hiện sự cố gắng lớn của nền kinh tế trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm nay của cả nước theo giá hiện hành ước đạt 431,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,5% GDP
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng qua ước đạt 498.490 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 523,4 nghìn tỷ đồng.
=> Sự tăng lên của GDP bình quân đầu người sẽ kéo theo sự tăng thêm của thu ngân sách nhà nước.
b) Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua cũng chịu nhiều sức ép quay lại vòng xoáy thứ hai kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ và lan tỏa, tạo suy giảm kinh tế toàn cầu, tiêu biểu là từ đầu năm 2012 tới nay:
Tổng chi và thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 678,6 nghìn tỷ đồng và 523,4 nghìn tỷ đồng. Đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ suất doanh lợi nhỏ hơn 1, ngân sách nhà nước thâm hụt.
=> Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ suất doanh lợi càng lớn (tức thu NS càng lớn hơn chi NS) làm cho ngồn tài chính càng lớn, nâng cao tỷ suất thu cho NSNN.
c) Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên
Đối với các nước có nguồn tài nguyên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho Ngân sách nhà nước. Vai trò của các nguyên nhiên liệu có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, của từng địa phương và quốc gia, là lực đẩy và đóng góp lớn vào tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, định vị và củng cố nền kinh tế của đất nước trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho nước ta. Hai loại tài nguyên có đóng góp lớn nhất cho NSNN là dầu mỏ và khoáng sản. Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn.
Dầu mỏ
Dầu thô đóng góp lớn cho NSNN nước ta. Ở Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô không cao như nhiều nước, song tỷ lệ động viên vào NSNN cũng đạt trên 20% và đóng góp đáng kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào NSNN.
Thu Ngân sách từ dầu thô của Việt Nam từ năm 2005 – 2010 (theo %)
2005
2006
2007
2008
2009
2010
29.16
29.82
24.37
21.31
13.68
12.39
Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm 16,9%.
Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.
Tiềm năng khoáng sản ở Việt Nam
Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quý cả quốc gia.
Qua kết quả điều tra địa chất, tham dò khoáng sản, đã phát hiện gần 5.000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxite, titan, đất hiếm và đá vôi,…trữ lượng tiềm năng dầu khí vào khoảng 6 tỷ tấn, khí vào khoảng 4.000 tỷ mét khối, đóng góp của ngành khai khoáng chiếm 10 – 11% GDP mỗi năm.
Không những thế, vào năm 2009, doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu ngân sách nhà nước, khoảng 25%.
Công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn kém phát triển nhưng cũng đã góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d) Mức độ trang trải các khoản chi phí của NN
Nợ công có phạm vi rộng hơn nợ nước ngoài. Nó bao gồm nợ của chính phủ và toàn bộ nợ của doanh nghiệp quốc doanh, gồm cả nợ nước ngoài lẫn nợ trong nước, cũng như nợ của doanh nghiệp tư nhân mà nhà nước bảo lãnh. Việc bao gồm nợ của doanh nghiệp quốc doanh vào nợ công là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi với lý do là nhà nước không thể hay khó lòng về mặt chính trị xóa trách nhiệm đối với nợ của các doanh nghiệp do chính chính phủ dựng lên.
Theo Ngân hàng Thế giới,Việt Nam có tỷ lệ nợ công trên GDP vào năm 2010 là 51.3 %, so với 49 % năm 2009. Nợ nước ngoài chiếm 60 % tổng số nợ công trên, tức là 31 % GDP tăng thêm 2 % so với năm 2009. Như vậy nợ công của Việt Nam nằm vào ranh giới của ngưỡng an toàn 50 %.
Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của chính phủ, nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9,2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% vào năm 2009.Nhưng điều này chưa đáng lo ngại vì thường thì nợ của chính phủ từ các nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát triển cao đều có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Tỷ lệ nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và nước vay mượn có thể tính toán trước về khả năng trả vì lãi suất cố định. Trường hợp Việt Nam là rất thuận lợi. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86% và phần vay tư nhân là 14%. Hơn nữa, 72% tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6 %, trong đó 60% số nợ có lãi suất dưới 3%.
Với lãi suất thấp như thế, năm 2009, tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1,3 tỷ USD. Và như thế, vào năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5,1 tỷ US thì sau khi trả nợ và phí còn đem về được 3,3 tỷ USD. Trong việc trả nợ số nợ hiện nay trong thời gian sau này thì năm phải trả cao nhất là 2,1 tỷ USD vào năm 2016. Như vậy, việc trả nợ sẽ không phải là mối quan ngại nếu như nợ không tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, và nếu như thiếu hụt thương mại với nước ngoài lớn như hiện nay được giải quyết.
e) Tổ chức lại bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN .
Tổ chức bộ máy gọn nhẹ đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do chốn lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ suất thu mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu chi của NSNN.
Thu NSNN đang đứng trước vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố giảm thu NSNN đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi NSNN cả năm trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế.
Chính sách tài khóa của Việt Nam chưa thực sự nuôi dưỡng nguồn thu một cách hợp lí. Việt Nam mới xây dựng chính sách thu nhưng làm thế nào để có nguồn thu thì chính sách chưa đề cập đến một cách thỏa đáng nên nguồn thu giảm sụt cũng có phần do chính sách tài khóa tạo ra. Trong khi đó thực hiện chính sách t