Đề tài Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xèo – Huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai

Hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của thủ tuớng Chính phủ. Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, nông thôn và phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý kinh tế, cơ chế chính sách, giá cả thị trường. nhằm giúp cho người nông dân có đủ khả năng tự giải quyết những vấn đề của bản thân và cộng đồng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn hiện nay, khi điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhà nước xóa bỏ cơ chế tổ chức bao cấp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa nên có nhu cầu cao về các dịch vụ khuyến nông. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khuyến nông phải hiểu biết rộng và có nhiều kỹ năng để thực hiện các phương pháp khuyến nông một cách có hiệu quả. Khuyến nông đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trong đó hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng nhiều từ công tác khuyến nông. Hiện nay sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời sống của con nguời nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất luợng môi trường tự nhiên. Thực tế cho thấy việc lựa chọn hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Do đó việc đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của người dân giúp ta thấy được những ảnh hưởng của công tác khuyến nông tới cuộc sống lao động sản xuất của người dân.

doc70 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xèo – Huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của thủ tuớng Chính phủ. Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, nông thôn và phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý kinh tế, cơ chế chính sách, giá cả thị trường... nhằm giúp cho người nông dân có đủ khả năng tự giải quyết những vấn đề của bản thân và cộng đồng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn hiện nay, khi điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhà nước xóa bỏ cơ chế tổ chức bao cấp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa nên có nhu cầu cao về các dịch vụ khuyến nông. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khuyến nông phải hiểu biết rộng và có nhiều kỹ năng để thực hiện các phương pháp khuyến nông một cách có hiệu quả. Khuyến nông đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trong đó hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng nhiều từ công tác khuyến nông. Hiện nay sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời sống của con nguời nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất luợng môi trường tự nhiên. Thực tế cho thấy việc lựa chọn hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng… Do đó việc đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của người dân giúp ta thấy được những ảnh hưởng của công tác khuyến nông tới cuộc sống lao động sản xuất của người dân. Trong những năm gần đây hoạt động sinh kế của người dân xã Bản Xèo đã có những thay đổi lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của chính gia đình họ. Mặt khác cùng với sự thay đổi của các điều kiện ngoại cảnh như tình hình kinh tế - xã hội - khí hậu… đã làm cho người dân có những thay đổi thích hợp với hoàn cảnh sống. Vì vậy đây là cơ sở cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào lao động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cho người dân mà công tác khuyến nông chính là cầu nối giúp người dân có những định hướng đúng đắn nhất trong sản xuất. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của người dân để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông tại các cở sở của huyện Bát Xát và chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đuợc kết quả hoạt động và tác động của khuyến nông tại xã Bản Xèo đến sản xuất nông nghiệp của người dân trong những năm gần đây. Tìm hiểu được các hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân địa phương. Tìm hiểu được hiệu quả của công tác khuyến nông tới các hoạt động sinh kế của người dân xã Bản Xèo - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai. Xác định được những khó khăn và trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông ở địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Đề tài góp phần làm rõ những ảnh hưởng của công tác khuyến nông tới hoạt động sản xuất của người dân. - Thấy được hiệu qủa của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân địa phương. 1.5. Yêu cầu của đề tài - Tiến hành tìm hiểu điểm nghiên cứu, quan sát và thực hiện phỏng vấn để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Đánh giá được thực trạng tác động của công tác khuyến nông đến hoạt động sinh kế của người dân. - Tư liệu hóa được các thông tin để hoàn thành đề tài tốt nghiệp. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Cơ sở lí luận về khuyến nông 2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông Khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau và phục vụ nhiều mục đích có qui mô khác nhau. Vì vậy khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa được một cách chính xác, nó thay đổi tùy theo lợi ích nó mang lại. Dưới đây là một số định nghĩa khuyến nông khác nhau : ‘Khuyến nông được định nghĩa như thể là một tiến trình của việc lôi kéo quần chúng tham gia vào việc trồng và quản lý cây một cách tự nguyện” (D.Mahony, 1987) [2] “Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòa nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải” (Theo tổ chức FAO,1987) [2] “Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (A.W.Van den Ban và H.S.Hawkins,1996) [2] “Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự giải quyết lấy vấn đề chính của họ” (Malla,1989) [2] “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas) Theo nghĩa hẹp : Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho người nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. [2] Theo nghĩa rộng : Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.[2] Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866 có nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Từ “Extension” ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông”.[2] Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở nông thôn.[2] Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.[2] Còn theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia (TTKNKLQG) thì: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.[13] Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến nông phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân. 2.1.1.2. Vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông thôn Việt Nam Khuyến nông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn : Trong điều kiện nước ta hiện nay, trên 80% sống ở các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…, và sản xuất nông nghiệp chiếm 37- 40% giá trị sản phẩm xã hội. Khuyến nông đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân [4] Phát triển nông thôn Giao thông Khuyến nông Chính sách Nghiên cứu công nghệ Thị trường Tài chính Tín dụng Giáo dục Sơ đồ 2.1: Khuyến nông có vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn (Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến nông) Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp : Nông dân Cộng đồng thôn bản Nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu Trường đại học Khuyến nông Sơ đồ 2.2: Vai trò KN trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp (Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến nông) Khuyến nông góp phần xóa đói giảm nghèo: Thực hiện các chương trình dự án… để nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển nhằm năng cao đời sống kinh tế- văn hóa – xã hội nông thôn. Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước : Giúp nhà nước thực hiện các chính sách, chiến lược về phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông dân. Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp. Trực tiếp góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước trên cơ sở nhà nước hoạch định, cải tiến đề ra được chính sách phù hợp.[4] 2.1.1.3. Mục tiêu của khuyến nông (Theo nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.[3] Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.[3] Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông.[3] 2.1.1.4. Nội dung của khuyến nông Theo nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông, ban hành ngày 08/01/2010. Hoạt động của khuyến nông bao gồm những nội dung sau: Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo Đối tượng Người sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ; chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ. Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực như: ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; Nội dung Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hình thức Thông qua mô hình trình diễn; Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành; Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩa CD-DVD); Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình; Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet; Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước. Tổ chức triển khai Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do các tổ chức khuyến nông đảm trách. Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.[3] Thông tin tuyên truyền Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông. [3] Trình diễn và nhân rộng mô hình Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.[3] Tư vấn và dịch vụ khuyến nông Tư vấn về : Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường; Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh; Cung ứng vật tư nông nghiệp. Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.[3] Hợp tác quốc tế về khuyến nông Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam . Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước. [3] 2.1.1.5. Các nguyên tắc của khuyến nông Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân trong hoạt động khuyến nông. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.[3] 2.1.1.6. Các phương pháp khuyến nông Xét về phương pháp thì hoạt động khuyến nông gồm 3 loại sau: Phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm, và phương pháp thông tin đại chúng. Phương pháp tiếp xúc cá nhân: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong khuyến nông. Người cán bộ khyến nông đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận những chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải câu nệ điều gì.Nó biểu hiện sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng người dân cho nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa người dân và cán bộ khuyến nông. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại giữa nông dân và cán bộ khuyến nông. [6] Ưu điểm: - Củng cố lòng tin và tranh thủ tình cảm của hộ nông dân - Tạo được bầu không khí thoải mái và ấm cúng - Dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo yêu cầu. Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian Quá trình phổ biến thông tin chậm, diện hẹp Đến từng nông dân nên dễ gây nghi kỵ trong cộng đồng. Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp nhau phát triển. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ, thăm quan và tập huấn kỹ thuật.[6] Ưu điểm: Phương pháp này có tính phổ cập thông tin cao, tốn ít nhân lực, khơi dậy sự tham gia của dân, cải tiến kỹ thuật do dân góp ý, phát hiện vấn đề mới nhanh chóng. Nhược điểm: Chỉ giải quyết được những vấn đề chung của nhóm, không giải quyết được những vấn đề riêng của từng cá nhân. Việc tổ chức nhóm và duy trì hoạt động thường xuyên và có hiệu quả đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và kinh phí lớn. Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp được thực hiện bằng phương tiện nghe (đài), phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí), phương tiện nhìn (tranh ảnh, mẫu vật), phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, tivi).[6] Ưu điểm của phương pháp này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ được nhiều người, linh hoạt ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp. Nhược điểm của nó là không có lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân 2.1.2. Cơ sở lí luận về sinh kế Theo DFID (Department For International Development) sinh kế gồm 3 thành tố chính : nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ… (Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng.[14] 2.1.2.1. Khái niệm sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [14] Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.[11] 2.1.2.2. Khái niệm chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng củ
Luận văn liên quan