Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có một vị trí đặc biệt quan trọng
cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và giao lưu quốc tế, là một trung tâm
của khu vực phía Nam và cả nước. Với vị trí là một đô thị lớn nhất nước ta,
một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao
lưu quốc tế quan trọng, Thành phố (TP) luôn chịu sự tác động sâu sắc bởi
bối cảnh chung của trong nước và quốc tế. Mỗi thuận lợi hay không thuận
lợi, mỗi thành công hay không thành công, mỗi bước đi nhanh hay chậm,
bền vững hay thiếu bền vững của TP đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp
điệu phát triển chung của khu vực và cả nước. Bên cạnh những thuận lợi cơ
bản từ những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự mở rộng quan hệ hợp tác và liên kết
quốc tế Thành phố cũng đã gặp không ít khó khăn (chủ quan lẫn khách
quan)
92 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến sự phát triển các
ngành và lĩnh vực của Thành phố
Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hồi Phương
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có một vị trí đặc biệt quan trọng
cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và giao lưu quốc tế, là một trung tâm
của khu vực phía Nam và cả nước. Với vị trí là một đô thị lớn nhất nước ta,
một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao
lưu quốc tế quan trọng, Thành phố (TP) luôn chịu sự tác động sâu sắc bởi
bối cảnh chung của trong nước và quốc tế. Mỗi thuận lợi hay không thuận
lợi, mỗi thành công hay không thành công, mỗi bước đi nhanh hay chậm,
bền vững hay thiếu bền vững của TP đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp
điệu phát triển chung của khu vực và cả nước. Bên cạnh những thuận lợi cơ
bản từ những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự mở rộng quan hệ hợp tác và liên kết
quốc tế Thành phố cũng đã gặp không ít khó khăn (chủ quan lẫn khách
quan).
Nhằm tiếp tục phát huy vị trí và vai trò của TP, Nghị quyết của Đại
hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 7 đã khẳng định: “tiếp tục giữ vững
vai trò một trung tâm thương mại-dịch vụ-công nghiệp của khu vực phía
Nam và cả nước”[7, tr.3]. Trong thời gian qua, TPHCM đã đạt được những
thành công quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn trung và dài hạn, trong
đó gồm thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Do có ưu thế về vị trí địa lý, hạ
tầng kỹ thuật, nguồn nhân công lành nghề nhất cả nước, TP không những là
địa phương sớm thu hút được ĐTNN, mà còn liên tục nhiều năm dẫn đầu về
số dự án và nguồn vốn ĐTNN. Trước sức ép lộ trình giảm thuế quan,
TPHCM là cột mốc quan trọng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP
phải bằng mọi cách tranh thủ tối đa ngoại lực, phát huy cao độ tiềm lực bên
trong, đẩy nhanh việc hoàn thiện môi trường chính sách, tạo điều kiện thu
hút ĐTNN hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển
kinh tế - xã hội mà TP đặt ra.
Tình hình nghiên cứu trong nước: đã có nhiều nhà khoa học tiến hành
nghiên cứu. Một số trong đó là: đề tài “Đánh giá vai trò của Đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh” (do Th.s Nguyễn Văn Quang chủ nhiệm, Viện Kinh tế TPHCM
2004); đề tài “Khảo sát đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (do Nguyễn
Thanh Hà, Nguyễn Võ Hưng, Viện Quản lý kinh tế Trung ương và Klaus
Meyer, trường kinh doanh London thực hiện, Hà Nội 2/2003); đề tài “Đầu
tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1991-2000” (do TS.
Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Đình Mai cùng các cộng sự thực hiện, năm
2000); đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tthành phố Hồ Chí Minh - tình
trạng và giải pháp” (do TSKH. Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh
Sâm, PGS.TS. Đặng Văn Phan và các cộng sự thực hiện); đề tài “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 1988 đến nay” (của Trần Thị Hồng
Lê, ĐHSP TPHCM - 2004); đề tài “Tìm hiểu tình hình đầu tư nước ngoài tại
Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1991-2003” (của Cao Văn Biên, ĐHSP
TPHCM) Các nghiên cứu trên phần lớn đề cập đến ĐTNN tại TPHCM,
Việt Nam trong mối tương quan chung các với nước trong khu vực và trên
thế giới. Ngoài ra còn có một số các bài báo, phóng sự nhưng chỉ dừng ở
cấp độ cung cấp thông tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát.
Như vậy, ĐTNN đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của TPHCM về các mặt như giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Tuy
nhiên, nguồn vốn ĐTNN vào TP từ 1995-2004 có nhiều sự thay đổi, nhưng
so với một số nước trong khu vực thì khả năng thu hút vẫn còn hạn chế.
Trước tình hình đó đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu tổng thể
ĐTNN vào TP trong thời gian qua để tìm hiểu, đánh giá những mặt được và
chưa được từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn trong thời gian tới. Sự ra
đời của đề tài “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự
phát triển các ngành và lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh” cũng nằm
trong lý do đó.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng ĐTNN tại TPHCM trong những năm gần đây,
đặc biệt là giai đoạn sau khi có chủ trương chủ động tích cực thu hút ĐTNN
1998-2005.
Phân tích và chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu và chỉ ra được các nhân tố
tác động đến các ngành và các lĩnh vực của quá trình ĐTNN tại TPHCM.
Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng quan tâm quá nhiều vào đến số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi các nước lại chú trọng thu
hút chất lượng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình
cạnh tranh thu hút đầu tư ta quá coi trọng sẽ lấy được bao nhiêu dự án
nhưng dường như xem nhẹ lợi ích của dự án, tác động của dự án đến nền
kinh tế. Định hướng đưa TPHCM trở thành một trung tâm thương mại, dịch
vụ, sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều chất xám, công nghệ cao, vì thế
đòi hỏi phải có những giải pháp thu hút đầu tư mạnh mẽ mà các giải pháp
này phải quan tâm đến chất lượng các dự án.
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút mạnh mẽ
hơn nữa nguồn ngoại lực, tăng cường các tác động tích cực và hạn chế các
tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội của TP trong thời gian tới.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn ngoại
lực để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển TP trong thời gian tới.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Về nội dung: luận văn chỉ giới hạn vào việc phân tích, đánh giá các yếu
tố:
+Số dự án được cấp phép.
+Số dự án phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư.
+Quy mô dự án, số vốn bình quân một dự án.
+Đối tác đầu tư chủ yếu.
+Thu hút và sử dụng lao động.
-Về thời gian: từ 1995-2004, đặc biệt là giai đoạn 2000-2004.
-Về không gian: phạm vi nghiên cứu TPHCM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Thu thập và phân tích các tài liệu, văn bản, số liệu liên quan đến ĐTNN
trong phạm vi cả nước và TPHCM.
-Kế thừa các tư liệu có sẵn.
-Phương pháp phân tích liên ngành.
-Sử dụng phân tích thống kê và phương pháp so sánh.
-Sử dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS), phần mềm
Photoshop.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành
và lĩnh vực kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 : Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
Chương 1:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CẢ NƯỚC VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Các khái niệm và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI:
Foreign Direct Investment)
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là một loại hình đầu tư
quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý
và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Nói cách khác, đây là hình thức đầu
tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng vốn là một chủ thể. Các
doanh nghiệp (DN), các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp
tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả
đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn đã bỏ ra.
Về thực chất FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các
cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.
FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các
công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt
động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
1.1.2. Đặc điểm của FDI
- Các chủ ĐTNN phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định,
tuỳ theo luật lệ mỗi nước.
- Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ
góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ ĐTNN
điều hành và quản lý.
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp
định.
- FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp (DN)
mới, mua lại toàn bộ hay từng phần DN đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu
để thôn tính hay sáp nhập các DN với nhau.
1.1.3. Các hình thức đầu tư
Có nhiều hình thức đầu tư nhưng phổ biến các hình thức sau:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Tuỳ theo điều kiện từng quốc gia, các hình thức đầu tư trên được áp
dụng ở mức độ khác nhau.
1.1.3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract)
Đây là một loại hình đầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng
ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất - kinh
doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh
doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên
tham gia.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên
hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và
được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.
Trong các loại hình ĐTTTNN, hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa
dạng, không đỏi hỏi vốn lớn, các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp
nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Các nhà ĐTNN có ít tiềm lực
thường thích loại này.
1.1.3.2. Doanh nghiệp liên doanh (Join Venture Company)
Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh
doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp
liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có
tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh
chịu trách nhiệm đối với bên kia, với DN liên doanh trong phạm vi phần
vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc
của các bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận (theo Luật ĐTNN
của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp
định của DN liên doanh và trong quá trình hoạt động không được giảm vốn
pháp định. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế
- xã hội khó khăn, các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các
dự án trồng rừng tỷ lệ này có thể thấp hơn 20% nhưng phải được cơ quan
cấp giấy phép đầu tư chấp thuận).
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình được nước chủ nhà ưa
chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý, đào tạo lao động,
nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, áp dụng hình
thức này đòi hỏi DN của nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ
trình độ tham gia quản lý DN với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới
đạt được hiệu quả mong muốn.
1.1.3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà ĐTNN (tổ chức hoặc cá
nhân người nước ngoài) do nhà ĐTNN thành lập tại nước chủ nhà, tự quản
lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà.
Đặc điểm chủ yếu của loại hình này là:
- Chủ ĐTNN bỏ ra toàn bộ vốn đầu tư, đi đủ để duy trì sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam (kể cả phần xây dựng cơ sở vật chất ban đầu).
- Chủ đầu tư thuê đất của chính phủ Việt Nam.
- Chủ đầu tư thuê và trả lương cho các chuyên gia Việt Nam và
nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người
nước ngoài ưa thích vì họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà, còn nước
chủ nhà cũng không thích vì muốn được chia sẻ lợi ích, học tập kinh nghiệm
quản lý được hoạt động của DN. Tuy nhiên hình thức này ngày càng được
các chủ đầu tư ưa thích vì được tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do kết
quả đầu tư tạo ra (chủ đầu tư phải làm tròn nghĩa vụ tài chính với nước chủ
nhà) còn nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có thể tham gia góp vốn
thành lập DN liên doanh. Vì vậy đối với những dự án đầu tư vốn lớn, thời
hạn thu hồi vốn lâu, độ mạo hiểm cao và không đòi hỏi tham gia quản lý
sát sao quá trình vận hành các kết quả đầu tư (như dự án dầu khí, các dự án
xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật) thì thường buộc phải để nhà ĐTNN đầu tư
100%.
1.1.3.4. Các hình thức đầu tư khác
Ngoài 3 hình thức trên, các nước chủ nhà còn áp dụng các hình
thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (B.O.T), xây
dựng - chuyển giao - kinh doanh (B.T.O) và xây dựng - chuyển giao (B.T).
+Hình thức B.O.T (Built - Operate- Transfer): các chủ đầu tư
chịu trách nhiệm xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để
thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ
công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất kỳ một
khoảng tiền nào.
+Hình thức B.T.O (Built - Transfer - Operate) : sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà
dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian
nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
+Hình thức B.T (Built - Transfer): sau khi xây dựng xong, chủ
đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo
điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và
có lợi nhuận hợp lý.
1.2. Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.2.1. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá
Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hoá kinh tế trong quy mô
khu vực và toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là khi xuất hiện nền văn
minh công nghiệp, mà trong đó khoa học và công nghệ đóng vai trò then
chốt đã thúc đẩy nền sản xuất mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
vượt ra khỏi ranh giới địa - chính trị chật hẹp truyền thống, góp phần gia
tăng quy mô và tốc độ nền sản xuất xã hội. Vào những năm cuối thế kỷ XX
- đầu thế kỷ XXI này thì quốc tế hoá ngày càng sâu rộng, đã đạt tới một
quy mô mới lớn hơn, ở một trình độ cao hơn - đó là toàn cầu hoá. Đây là
một xu thế khách quan, một quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội
loài người. Đồng thời đây cũng là một xu thế chứa đựng các cơ hội và các
thách thức to lớn đối với mọi quốc gia hiện nay, đặc biệt đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Các luồng thương mại, dịch vụ, ĐTTTNN và tài chính, công nghệ,
nhân lực giữa các nước gia tăng mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn quy mô, trong
đó FDI phát triển với tốc độ nhanh hơn thương mại quốc tế.
Từ cuối thập niên 80 - đến đầu thập niên 90, Liên Xô sụp đổ, hệ
thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã đã phá vỡ toàn diện lưỡng cực cũ. Kết quả,
một trật tự thế giới mới đã được hình thành với những xu thế thay đổi lớn
về chất: từ đối đầu, xung đột, chạy đua chuyển sang ganh đua, cạch tranh
phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối
ngoại; chính sách mở cửa thay cho đóng cửa; liên kết kinh tế khu vực đồng
thời với toàn cầu hoá thị trường và kinh tế (tiêu biểu là sự hình thành tổ
chức liên kết kinh tế mang tính toàn cầu như APEC, AFTA, NAFTA, G-8
).
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trong khu vực
đã và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Sự hợp tác giữa các
thành viên ASEAN trong hầu hết tất cả các lĩnh vực đầu tư, công nghiệp tài
chính, du lịch phát triển nhanh chóng và thu được nhiều kết quả quan
trọng, góp phần phát triển kinh tế từng nước và cả khu vực. Đặc biệt, khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được bắt đầu thực hiện từ ngày
1/1/1993 và thực hiện đầy đủ đối với các nước Việt Nam vào năm 2005,
Lào và Myanma vào năm 2007 và Campuchia vào năm 2009. Các nước
ASEAN thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ AFTA sẽ mở ra một thị trường rộng
lớn gồm khoảng 500 triệu người tiêu dùng với những mức thuế quan ưu đãi
và hàng rào phi thuế quan được giảm thiểu, hứa hẹn những cơ hội đầu tư,
kinh doanh hấp dẫn cho các nhà ĐTNN.
Nhận thức được tầm quan trọng của vai trò FDI đối với tăng
trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm nên các nước công nghiệp
phát triển lẫn các nước đang phát triển đều chú trọng thu hút ĐTNN. Với
việc hình thành NAFTA, EU môi trường đầu tư tại các khu vực này trở
nên hấp dẫn cạnh tranh hơn do được mở và tự do hoá ở mức cao hơn. Nhiều
nước đang tiếp tục mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho FDI thông qua các
hiệp định song phương và những chính sách ưu đãi đầu tư trong phạm vi khu
vực và từng nước để tạo đà đi lên.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2004 của Liên hiệp quốc cũng cho
thấy làn sóng FDI đang hướng về Châu Á với giá trị khoảng 107 tỷ USD
trong năm 2003, chấm dứt sự giảm sút của năm 2000, 2001, 2002 [7, tr.9].
FDI luôn phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một loại hình quan hệ
kinh tế có vai trò quan trọng có tính tất yếu đối với sự phát triển nền kinh
tế thế giới và hầu hết các quốc gia, trong đó các nước công nghiệp phát
triển là lực lượng chi phối chủ yếu.
Nhiều ngành trước đây được xem như đóng cửa đối với FDI như
viễn thông, bảo hiểm đã được mở ra cho FDI và tự do hoá hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, dòng vốn FDI chuyển sang
lĩnh vực dịch vụ rõ rệt (bưu chính viễn thông, điện, nước, các loại dịch vụ
thươ