Đề tài Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2009

1.Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn 2008 – 2009, một vấn đề bức thiết gây chấn động địa cầu đã xảy ra đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007, kéo theo phản ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều khía cạnh. Một trong những giải pháp mà chính phủ các nước đưa ra để cứu vãn tình thế này và khắc phục hậu quả của nó là tung ra các gói kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế phát triển, thoát khỏi tình trạng suy thoái. Chính phủ Việt Nam cũng hành động như vậy. Sau hơn 2 năm hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ và thách thức to lớn. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, vào cuối năm 2008 chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 9 tỉ đôla chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Kế hoạch kích thích kính tế này của chính phủ không nằm ngoài mục đích phục hồi nền kinh tế và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một đánh giá cụ thể nào về tác động của gói kích cầu này đến nền kinh tế Việt Nam. Với mục đích như vậy, đề tài nghiên cứu này cũng nhằm bày tỏ quan điểm cũng như cách nhìn riêng của chúng tôi về tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi hi vọng có thể có một cách nhìn khái quát về vấn đề tác động của gói kích cầu để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cũng như những mặt còn hạn chế để từ đó định hướng cho việc tiếp tục thực hiện gói kích cầu trong năm 2010. 2. Tóm tắt nội dung chính Đề tài nghiên cứu được chia làm 2 chương chính: Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ. Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận Đề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh. Do những hạn chế khách quan nên đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra phân tích. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của các hiện tượng kinh tế, quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh tế để suy luận.

doc62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009 Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn 2008 – 2009, một vấn đề bức thiết gây chấn động địa cầu đã xảy ra đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007, kéo theo phản ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều khía cạnh. Một trong những giải pháp mà chính phủ các nước đưa ra để cứu vãn tình thế này và khắc phục hậu quả của nó là tung ra các gói kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế phát triển, thoát khỏi tình trạng suy thoái. Chính phủ Việt Nam cũng hành động như vậy. Sau hơn 2 năm hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ và thách thức to lớn. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, vào cuối năm 2008 chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 9 tỉ đôla chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Kế hoạch kích thích kính tế này của chính phủ không nằm ngoài mục đích phục hồi nền kinh tế và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một đánh giá cụ thể nào về tác động của gói kích cầu này đến nền kinh tế Việt Nam. Với mục đích như vậy, đề tài nghiên cứu này cũng nhằm bày tỏ quan điểm cũng như cách nhìn riêng của chúng tôi về tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi hi vọng có thể có một cách nhìn khái quát về vấn đề tác động của gói kích cầu để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cũng như những mặt còn hạn chế để từ đó định hướng cho việc tiếp tục thực hiện gói kích cầu trong năm 2010. 2. Tóm tắt nội dung chính Đề tài nghiên cứu được chia làm 2 chương chính: Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ. Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận Đề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh. Do những hạn chế khách quan nên đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra phân tích. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của các hiện tượng kinh tế, quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh tế để suy luận. Trong đề tài này chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên tư tưởng kích cầu của Keynes. Với cách tiếp cận này chúng tôi hi vọng có thể có một cái nhìn tổng thể và khái quát về nền kinh tế, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế, các gói kích thích cầu mà quan trọng hơn hết là tác động của các gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam. Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ 1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes Thật khó để chính phủ có thể xác định được cần làm gì trong tình trạng nền kinh tế suy thoái trầm trọng, khó hơn nữa đó là phải thực hiện kích thích kinh tế như thế nào cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây là một bài toán khó mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đang gặp phải. Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (bắt đầu từ cuối năm 2007) đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình này, chính phủ ta đã đưa ra một giải pháp cho đất nước đó là thực hiện một gói kích thích khổng lồ (từ 1% - 5% GDP) trong thời gian ngắn, nhưng vấn đề đặt ra ở đây đó là: sẽ là thiếu thận trọng nếu không xác định rõ cơ sở kinh tế trên thực tiễn cũng như lý luận cho hoạt động này. Mặc dù chúng ta đang ở trong một tình trạng khó khăn và cần những quyết định mạnh mẽ, nhanh và sáng suốt. Nhưng sẽ rất khó để thành công nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm và trào lưu chung của các nước khác như các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản,Trung Quốc...). Dường như chính phủ vẫn có một tâm lý bất an về chính sách kích cầu liên tục được viện trợ như một cái phao cứu hộ. Tuy nhiên chính sách kích cầu của chính phủ thường làm dịch chuyển những nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế, cũng như những hậu quả lâu dài. Nếu thực hiện đúng thì đây sẽ là liều thuốc hữu hiệu chữa lành căn bệnh cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhưng ngược lại nó cũng có thể gây thương tích và những hậu quả khó lường lâu dài cho nền kinh tế. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét nguồn gốc tư tưởng kích cầu và lý thuyết kích cầu. 1.1.1 Tư tưởng kích cầu Đầu tiên chúng ta nên dành một chút thời gian để tìm lại gốc gác làm nền tảng cho nguyên lý kích cầu trong kinh tế vĩ mô. Quay trở lại thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế thế giới thứ 2: Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định nhưng đến năm 1929 nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa, vấn đề này đã làm cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng lớn và chịu những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thời kỳ trước cuộc đại khủng hoảng này tư tưởng điều tiết nền kinh tế vĩ mô vẫn theo hướng lý thuyết kinh tế mà chủ yếu đó là trường phái cổ điển và tân cổ điển. Nội dung cơ bản của lý thuyết này đó là ủng hộ tư tưởng tự do kinh doanh, tức là sự điều tiết của cơ chế thị trường sẽ đưa nền kinh tế tới sự cân bằng, không cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế - Chính tư tưởng này đã không giúp ích gì cho việc khắc phục khủng hoảng và tình trạng thất nghiệp mà cuộc đại khủng hoảng suy thoái 1929-1933 gây ra. Cụ thể là, vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Như vậy là lý thuyết kinh tế tự điều chỉnh bị thất bại trước thực tế phũ phàng của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế. Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hóa sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực. Tình hình này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước Tư Bản Chủ Nghĩa. Xuất phát từ thực trạng của cuộc khủng hoảng này đã hình thành nên lý thuyết kinh tế “ Chủ Nghĩa Tư Bản có điều tiết ” ra đời – hay còn gọi là trường phái Keynes – cần có sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế. Bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Sau đây là đôi nét giới thiệu về Keynes – người có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ. John Maynard Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế học người Anh đã có thành công lớn trong việc hình thành nền kinh tế học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều quốc gia. Ông chính là người khai sinh ra kinh tế học vĩ mô hiện đại. Ông viết nhiều tác phẩm, những tác phẩm chính của ông là “Tiền tệ và tài chính Ấn Độ” , “Hậu quả kinh tế của hòa ước” năm 1919, “Thuyết cải cách tiền tệ” năm 1923, “Hậu quả kinh tế của ngài Churchill” năm 1925, “Thuyết tiền tệ” năm 1930. Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đó là “ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ ” năm 1936. Tác phẩm này đã khái quát được tư tưởng tiến bộ của ông về vai trò điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế. Cụ thể là việc chi tiêu của chính phủ để kích thích nền kinh tế bắt nguồn từ hai giả thuyết quan trọng của Keynes. Giả thuyết thứ nhất đó là cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền kinh tế có năng lực sản xuất bị dư thừa. Biểu hiện của tình trạng này là các yếu tố đầu vào cho sản xuất không được sử dụng hết công suất: thất nghiệp trên thị trường lao động, máy móc bị bỏ bê trong khu vực doanh nghiệp, và hàng hóa thì ế thừa… Hiện tượng dư cung khiến giá cả có khuynh hướng giảm trên tất cả các thị trường, do đó càng không khuyến khích được người mua, do vậy cầu càng ở dưới xa cung thực tế. Kết quả là nền kinh tế bị rơi vào một cái bẫy suy thoái mà khó có thể tự thoát ra được. Giả thuyết thứ hai, chính phủ có khả năng chủ động chi tiêu toàn bộ, thậm chí nhiều hơn thu nhập của mình. Trong khi đó, các ngành, khu vực không phải chính phủ ( tư nhân, hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp,…) thường chi tiêu ít hơn tổng thu nhập của họ. Bởi vì, họ có xu hướng để dành ( khuynh hướng tiết kiệm cận biên MPS>0). Trong điều kiện bình thường, tức là nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng tốt, thì các khoản tiết kiệm đó được chuyển sang khu vực doanh nghiệp để đầu tư, góp phần tạo nên thành phần của tổng cầu. Nhưng trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư vì mục tiêu an toàn, không mạo hiểm họ không muốn đầu tư thêm nữa vì không có khả năng thu được lợi nhuận. Xuất phát từ giả thiết thứ nhất, Keynes đã cho rằng nền kinh tế suy thoái vì tạm thời không có đủ cầu do cung đang dư thừa, tức là thiếu cầu hiệu lực. Do đó bài toán sẽ được giải quyết nếu xuất hiện một lượng cầu hiệu lực đủ lớn. Tương tự như vậy, xuất phát từ giả thiết thứ hai của Keynes, rằng chỉ có chính phủ mới có khả năng chi tiêu vượt mức – dựa trên ý chí của mình, ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái ( khiến các khu vực khác như các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, các nhà đầu tư hoàn toàn thoái chí, không muốn chi tiêu, không muốn đầu tư sản xuất). Trên cơ sở đó, Keynes đã đề xuất một phương án mà về căn bản theo nguyên lý sau: Dịch chuyển sức mua từ khu vực dân cư và tư nhân vào tay chính phủ nhằm tăng cầu hiệu lực, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua. Tóm lại, với quan điểm trọng cầu, Keynes đã xây dựng nên mô hình kinh tế vĩ mô, trong đó yếu tố trung tâm là vai trò điều chỉnh, can thiệp của nhà nước thông qua các giải pháp kích cầu để tác động vào các khuynh hướng tâm lý chung của xã hội: khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt… với mục đích là để chống đỡ khủng hoảng, thất nghiệp. Đây chính là nền tảng của tư tưởng kích cầu. Vậy kích cầu chính là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ ( hay còn gọi là tiêu dùng công cộng ) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tư tưởng này của học thuyết Keynes dần dần trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động kinh tế của các nước trên toàn thế giới. Theo thời gian cùng với một loạt các công cụ điều hành chính phủ khác, nó đã trở thành phương tiện cơ bản của các chính sách can thiệp, và là phương án tối ưu cho các nước trong điều kiện nền kinh tế suy thoái rơi vào khủng hoảng. Biểu hiện là lý thuyết của Keynes đã có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ tư tưởng của kinh tế tư sản và được vận dụng một cách rộng rãi ở nhiều nước Tư Bản phương Tây và ở Mỹ trong những năm 40, 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 Milton Freidman – một nhà lý thuyết kinh tế Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 20. Nếu nói học thuyết Keynes là một cuộc cải cách lớn lao của kinh tế học. Và đương nhiên nó được tiếp nối bằng một cuộc chống cải cách, trong thời gian này một số nhà kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế học cổ điển trong giai đoạn từ năm 1950-2000, nhưng không ai có ảnh hưởng lớn như Freidman (Theo thời đại mới số 10/tháng 3/ năm 2007). Ông được đánh giá cao như vậy bởi những tư tưởng mới mẻ của ông, ông nhận diện được nhược điểm của trường phái Keynes. Điều này thể hiện rõ nét ở lời nhận xét mà ông đưa ra năm 1962 trong một tác phẩm kinh điển bảo vệ nền kinh tế thị trường, rằng các chính sách này đều biến thái theo chiều hướng đơn giản hóa. Tùy tiện và bị lạm dụng, theo một phiên bản “ phân tích kiểu Keynes thô sơ ”( Freidman 1962, trang 79, xuất bản năm 2002). Qua đó chi tiêu chính phủ luôn được coi là phương tiện cứu rỗi, mà không còn cân nhắc nhiều đến thực trạng nền kinh tế mà trong đó là những giả thuyết đầu tiên được xác lập. Đây là cách nhìn nhận đúng đắn của Friedman. Bởi ông đã có cách nhìn đúng đắn vào thực tế. Thật vậy, trên thực tế việc tăng chi tiêu chính phủ với mục tiêu là cứu nguy nền kinh tế đã mang lại nhiều thuận lợi cho chính phủ, đó là: bành trướng ngân sách, từ đó củng cố và phát huy sức mạnh và quyền lực chính trị của chính phủ. Không những thế chính phủ không phải thực hiện những cải cách mà rất có thể đó là những bước đi sai lầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và bản thân chính phủ và giới quan liêu như thể chế, luật pháp. Tăng chi tiêu chính phủ còn được lòng dân chúng vì nó giữ cho giá nguồn lực ở mức cao ( tiền lương lao động và lãi suất được duy trì ). Và một điều quan trọng là tính hiệu quả kinh tế của các khoản chi tiêu đó sẽ lan tỏa hiệu ứng số nhân nổi tiếng của Keynes chứ không phải bản thân đối tượng được chi tiêu. Xét tới các trường phái kinh tế không ủng hộ tính hiệu quả của thị trường cho rằng chính sách kiểu Keynes có thể làm giảm cơn đau của nền kinh tế đang suy thoái về mặt xã hội, nhưng đổi lại, nó kéo dài thời gian hồi phục nền kinh tế. Lập luận này cũng dựa trên những kinh nghiệm từ cuộc đại suy thoái 1929-1933, nhưng diễn giải dưới một góc nhìn khác. Họ cho rằng việc thắt chặt tiền tệ quá lâu của cục dự trữ liên bang Mỹ đã khiến lãi suất bị giữ ở mức cao. Thứ hai, các chuơng trình cứu trợ xã hội to lớn thời đó đã khiến tiền lương bị giữ ở mức cao tương đối, khiến các doanh nghiệp thời kỳ suy thoái rất khó tiếp cận nguồn lao động rẻ để phục hồi sản xuất. Đây là thực tế mà các nước đã phải trải qua, chính phủ và những nhà điều hành đất nước phải lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho mình. Từ đó các chính phủ hiện đại đều sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất trong các giải pháp chống suy thoái. Tuy nhiên, các chương trình an sinh xã hội và sức mạnh của công đoàn ít khi làm giá lao động giảm đáng kể. Đây là một đánh đổi trên thực tiễn: nỗi đau được xoa dịu thì buộc phải kéo dài. Trên đây là toàn bộ nguồn gốc cho tư tưởng kích cầu của các chính phủ khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 tới nay. 1.1.2 Khái niệm kích cầu Vậy kích cầu được hiểu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ ( hay còn gọi là tiêu dùng công cộng ) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Trong hai loại biện pháp này, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn. Nguyên tắc kích cầu: Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc thực hiện nó phải đảm bảo 3 nguyên tắc: Đúng lúc (kịp thời – timely) Trúng đích (đúng đối tượng – targeted) Vừa đủ (ngắn hạn - temporary) Để áp dụng biện pháp này đạt được hiệu quả cao nhất thì chính phủ các nước và các nhà lãnh đạo phải chú ý thực hiện theo đúng 3 nguyên tắc nói trên. Phần tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu lý thuyết về tổng cầu và kích cầu. 1.2 Lý thuyết về tổng cầu và kích cầu 1.2.1 Chính sách tài khóa Như chúng ta thấy, trước sự suy thoái của nền kinh tế, biện pháp mà được hầu hết các chính phủ các nước sử dụng đó là chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi, giảm thu với mục tiêu cuối cùng là đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng. Trước khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tổng cầu là gì? chính sách tài khóa là gì? Tại sao và khi nào chính phủ chúng ta sẽ áp dụng phương pháp đó. Theo định nghĩa trong sách giáo trình kinh tế vĩ mô (NXB Giáo dục – 2000 của Việt Nam hiện nay, trang 79) thì “ tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức chi tiêu của họ”. Còn “chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế ”. Nguyên lý thì như vậy, nhưng chúng ta phải áp dụng thế nào cho phù hợp và đạt được kết quả cao nhất, đó chính là câu hỏi khó nhất mà các nhà lãnh đạo các nước gặp phải. Và họ phải nghiên cứu để đưa ra các phương án giải quyết phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế thị trường. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể lý thuyết này trong nền kinh tế. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng cũng không muốn chi tiêu thêm nữa. Lúc này tổng cầu ở mức rất thấp. Trong hoàn cảnh này để mở rộng tổng cầu chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế làm cho sản lượng tăng thêm và mức việc làm có thể đầy đủ có thể được khôi phục. Xét trên mô hình kinh tế, với: AD là đường tổng cầu Y là mức sản lượng P là mức giá Mức sản lượng Y1 – tương ứng với đường tổng cầu AD1 Mức sản lượng Y0 – tương ứng với đường tổng cầu AD0 – Đây là mức sản lượng tiềm năng trên thị trường cân bằng, tức là cung = cầu. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, mức sản lượng trên thị trường lúc này là Y1 < Y0.  Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái với mức cung < mức cầu, điều này làm cho giá cả hàng hóa tăng lên cao dẫn tới áp lực suy thoái đang đe dọa tới nền kinh tế và nó đòi hỏi chính phủ phải ra tay hành động để làm tăng tổng cầu thông qua tăng chi tiêu chính phủ, tăng mua sắm hàng hóa, dịch vụ hoặc giảm thuế. Nếu làm được điều này thì đường tổng cầu AD1 sẽ dịch dần lên trên, và khi AD1 tiến đến AD tức là Y1 dần tới Y*, sản lượng thực tế sẽ bằng sản lượng tiềm năng. Lúc này thị trường ổn định, thất nghiệp sẽ giảm và điều tất nhiên là tỉ lệ thất nghiệp thực tế sẽ trở về với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Như vậy là vấn đề đã được giải quyết.  Nhưng trên thực tế, khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng cần lưu ý đó là: Khi AD1 tiến đến AD thì chính phủ phải dừng thực hiện chính sách này ngay vì nếu tiếp tục thực hiện thì đường cầu AD1 sẽ dần tiến tới AD2, khi đó Y1 tiến tới Y2 > Y*. Trong trường hợp này, mức sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị áp lực cao của lạm phát. Biện pháp áp dụng để giải quyết vấn đề mà các chính phủ đã sử dụng đó là: giảm chi tiêu và tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng sẽ giảm theo và lạm phát chững lại. Theo lý thuyết trên chúng ta thấy rằng nền kinh tế luôn biến động và ít khi ở trạng thái hoàn hảo ( cung = cầu ). Do vậy, chính phủ phải tác động vào nền kinh tế bằng các chính sách của mình để điều chỉnh nó cho phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu. Xét trong mô hình nền kinh tế giản đơn như trong lý thuyết của Keynes thì chính sách tài khóa có thể là phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, chính sách tài khóa không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại. Do đó mà các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn, chúng ta cùng xem xet một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động. Thật vậy, hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự ổn định mạnh mẽ, đó là: Những thay đổi tự động về thuế. Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập lũy tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo, và ngược lại khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy, hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự động nhanh và mạnh. Yếu tố thứ hai sau tự ổn định sau thuế chính là hệ thống bảo hiểm. Bởi trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội, cải tạo và chinh phục tự nhiên, dù có tri thức ngày càng cao, con người vẫn phải đối mặt nhiều hơn với khả năng xảy ra tai họa từ nhiều phía, do chính bản thân con người, do những phương tiện thiết bị của con người tạo ra. Trước mối đe dọa thường ngày như vậy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp tự bảo hiểm, nhưng tự bảo hiểm là biện pháp hiệu quả thấp và không kinh tế. Do vậy tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm và sử dụng nó để chia sẻ khi rủi ro xảy ra thông qua ho
Luận văn liên quan