Trước năm 1993, nghĩa trang Chợ Nhàng là nghĩa trang của nhân dân xã Quảng Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi có Quyết định 1073 QĐ/UBTH ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt luận chứng Kinh tế kỹ thuật nghĩa trang cải tạo, nâng cấp nghĩa trang Chợ Nhàng, nghĩa trang đã được nâng cấp, cải tạo và đi vào hoạt động từ khoảng giữa năm 1996. Hiện nay nghĩa trang đã trở thành nghĩa trang của thành phố Thanh Hóa và được giao cho Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là đơn vị trực tiếp quản lý.
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng - TP Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Xuất xứ của nghĩa trang
Trước năm 1993, nghĩa trang Chợ Nhàng là nghĩa trang của nhân dân xã Quảng Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi có Quyết định 1073 QĐ/UBTH ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt luận chứng Kinh tế kỹ thuật nghĩa trang cải tạo, nâng cấp nghĩa trang Chợ Nhàng, nghĩa trang đã được nâng cấp, cải tạo và đi vào hoạt động từ khoảng giữa năm 1996. Hiện nay nghĩa trang đã trở thành nghĩa trang của thành phố Thanh Hóa và được giao cho Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là đơn vị trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật
- Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường".
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị 01/ CT-UB ngày 27/2/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường”.
2.2. Văn bản kỹ thuật
- Báo cáo thẩm tra số 10 TT/UBTH ngày 26 tháng 7 năm 1993 của thường trực hội đồng thẩm tra và biên bản cuộc họp thẩm tra xét duyệt luận chứng KTKT công trình nghĩa trang chợ Nhàng ngày 17 tháng 6 năm 1993. Và đề nghị của thường trực hội đồng thẩm tra luận chứng KTKT tỉnh.
- Quyết định số 1073 CN/UBTH ngày 23 tháng 8 năm 1990 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt luận chứng KTKT công trình cải tạo nâng cấp nghĩa trang Chợ Nhàng.
- Quyết định số 4124/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Thanh Hoá năm 2007.
- Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa về việc giao nhiệm vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực nghĩa trang, khu vực dân cư gần nghĩa trang Chợ Nhàng.
3. Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM
Công ty Môi trường và công trình đô thị Thanh Hoá hợp đồng với Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa để thực hiện lập báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng”.
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa.
- Giám đốc: KS. Trịnh Ngọc Thăng
- Địa chỉ: 14, Hạc Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 037.725981
Danh sách tham gia lập báo cáo:
- KS. Trịnh Ngọc Thăng. Giám đốc
- ông Hoàng Văn Thuần. Cử nhân Môi trường
- ông Trần Thanh Hùng. Kỹ sư Môi trường
- ông Phan Cao Cường. Cử nhân Công nghệ sinh học
- ông Nguyễn Văn Tâm. Kỹ sư hóa dầu
- ông Mai Lê Nam. Cử nhân Kinh tế môi trường
Chương 1
Mô tả tóm tắt nghĩa trang
1.1. Tên dự án: Đầu tư mở rộng nghĩa trang Chợ Nhàng.
1.2. Đơn vị quản lý nghĩa trang: Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hoá.
Địa chỉ: số 467, đường Lê Hoàn, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.
Điện thoại: 037.721205, fax 037.721205
- Người đứng đầu cơ quan chủ nghĩa trang: ông Đỗ Huy Tiếp, chức vụ Giám đốc.
1.3. Vị trí địa lý của nghĩa trang
Nghĩa trang Chợ Nhàng được đặt tại thôn Minh Trại, xã Quảng Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm Thành phố 8km về phía Nam và cách trung tâm huyện lỵ Quảng Xương 4km về phía Bắc.
Có toạ độ: 105,44 kinh độ Đông.
20,08 vĩ độ Bắc.
Diện tích khu đất Nghĩa trang hiện tại: 11,3 ha.
Khu đất có giới hạn:
- Phía Bắc giáp khu bộ đội Rađa.
- Phía Tây giáp cánh đồng của thôn Minh Trại.
- Phía Nam giáp tuyến đường Lương Định – cầu Quán Nam.
- Phía Đông giáp khu cánh đồng của thôn Thành Trọng và Định Tân.
Xung quanh khu nghĩa trang chỉ có hướng là Nam là không có dân cư sinh sống, còn các hướng còn lại là dân cư của thôn Minh Trại (cách nghĩa trang Chợ Nhàng khoảng 150m) và Thành Trọng (cách khoảng 700m) sinh sống. Tuy nhiên ở khu vực này không có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo.
Diện tích phần mở rộng: 7 ha về phía Đông của khu vực hiện tại.
1.4. Nội dung chủ yếu
1.4.1. Các hạng mục công trình chủ yếu: nêu cụ thể ở bảng sau
Bảng 1: Các hạng mục công trình chủ yếu hiện tại
STT
Hạng mục công trình
Quy cách
S/lượng
1
Khu nhà trực
Nhà cấp 4
01
2
Tường rào
Xây bao
hệ thống
3
Nhà thờ thần linh
-
01
4
Lô cát táng
-
05
5
Lô hung táng
-
11
6
Lô nghĩa trang của đạo Thiên Chúa
-
01
7
Cây xanh
-
hệ thống
8
Đường đi
Cấp phối
-
9
Hồ nước
-
01
Bảng 2: Các hạng mục công trình chủ yếu dự án mở rộng
STT
Hạng mục công trình
Quy cách
S/lượng
2
Tường rào
Xây bao
hệ thống
4
Lô cát táng
-
04
5
Lô hung táng
-
08
7
Cây xanh
-
hệ thống
8
Đường đi
Cấp phối
-
9
Hồ nước
-
01
1.4.2. Đặc điểm công trình
Với đặc điểm là khu vực nghĩa trang nên các hạng mục công trình của nghĩa trang Chợ Nhàng được thi công một cách khá đơn giản:
- Khu vực nhà trực, nhà thờ thần linh: nhà cấp 4A, lát gạch hoa, tường quét vôi.
- Tường rào: xây bằng gạch, trát vữa M50, bao quanh toàn bộ nghĩa trang.
- Khu hung táng: mỗi ngôi mộ được thiết kế với kích thước d2,2m x r0,8m, khoảng cách giữa các ngôi mộ trung bình là 0,8m, hướng đặt mộ theo chiều Đông Tây. Hiện nay toàn nghĩa trang có 11 lô hung táng, với khoảng 3500 mộ.
- Khu cát táng: mỗi ngôi mộ được thiết kế với kích thước d1,0m x r0,65m, khoảng cách giữa các ngôi mộ là 0,5m. Hiện nay toàn nghĩa trang có 5 lô cát táng, với khoảng 2500 mộ.
- Khu nghĩa trang của đạo Thiên chúa: nằm trong khuôn viên của nghĩa trang nhưng được có ban quản trang riêng. Tổng số mộ đến thời điểm này khoảng 2.200 mộ, trong đó chỉ có 2.000 mộ cát táng, 200 mộ hung táng (chủ yếu chôn những người theo đạo Thiên chúa giáo ở các phường Hàm Rồng, Đông Thọ).
- Cây xanh: là các loại cây có tán rộng như phượng, bàng và một số loại cây khác được trồng xung quanh khu vực nhà trực. Ngoài ra dọc theo tường rào nghĩa trang được trồng chủ yếu các loại cây xà cừ, phi lao với khoảng cách TB là 1,5m/cây, độ cao TB đối với xà cừ là 6 đến 9m, đối với phi lao là 8-10m.
- Đường đi: đường chính dẫn từ đầu nghĩa trang tới cuối nghĩa trang là đường nhựa, đường dẫn đi tới các khu vực cát táng và hung táng là đường cấp phối.
- Hồ nước: được xây dựng phía trước nhà thờ thần linh, với diện tích khoảng 500 m2, độ sâu 2,5m, kè bờ bằng bê tông.
1.4.3. Quy trình hung táng, cát táng
+ Mô tả quy trình hung táng
Khi nhận được điện thoại của gia chủ báo có người thân qua đời và thời gian tiến hành chôn cất, Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cấp giấy báo cho gia chủ. Sau đó gia chủ đem tới cho ban quản trang biết để có kế hoạch đào huyệt.
Khi đám tang đến nơi, sau nghi lễ cúng bái cần thiết, gia chủ sẽ phối hợp với ban quản trang tiến hành hạ huyệt (hạ quan tài xuống huyệt) và lấp đất, đắp cỏ.
+ Mô tả quy trình cát táng
Sau thời gian nhất định (thường khoảng 3-4 năm đối với người qua đời có thể trạng bình thường và lâu hơn đối với người quá cố có thể trạng bất bình thường hoặc dùng nhiều chất kháng sinh, hóa chất trước khi mất) thì gia chủ sẽ thông báo cho Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa biết kế hoạch cát táng.
Cũng như quy trình hung táng, sau khi nhận được giấy báo của gia chủ, ban quản trang sẽ tiến hành chọn địa điểm trong lô cát táng của nghĩa trang và giúp gia chủ tiến hành các công việc như: đào huyệt, phá dỡ quan tài, xếp xương, hạ tiểu (chứa xương người quá cố) vào huyệt cát táng, sau đó tiến hành đậy nắp và xây kín.
Khi có người qua đời
+ Sơ đồ quy trình hung táng
Gia chủ báo và Cty MT&CTĐT Thanh Hoá cấp giấy báo
Gia chủ đem giấy báo đến nghĩa trang
Chuẩn bị huyệt
Đám tang đến nơi
Hạ huyệt
Sau nghi lễ cúng bái cần thiết
Lấp đất, đắp cỏ
+ Sơ đồ quy trình cát táng
Mộ đã chốn cất TB được 3 -4 năm
Gia chủ báo và Cty MT&CTĐT Thanh Hoá cấp giấy báo
Gia chủ cầm giấy báo đến
ban quản trang
Gia chủ đến nghĩa trang để tiến hành cát táng cho người thân
Ban quản lý nghĩa trang phối hợp với gia chủ tiến hành đào huyệt, phá vỡ quan tài, xếp xương, hạ tiểu
Vào huyệt cát táng
Đậy nắp và xây kín
1.4.4. Số lượng mộ hung táng, cát táng
Bảng 2. Số lượng mộ hung táng, cát táng
Loại
Trung bình ca/năm
Tổng lượng mộ
- Hung táng
300 - 350
3.500
- Cát táng
400 - 500
5.500
Tổng cộng
700 - 850
9.000
Tuy nhiên, số lượng mộ thường không cố định mà thay đổi theo từng năm.
1.4.5. Thời gian tiến hành: 365 ngày/năm, 24h/ngày.
1.4.6. Kinh phí tiến hành:
+ Kinh phí cho việc tiến hành hung táng: (bao gồm: xe, đào, hạ, đắp đất, trông coi bảo vệ)
- Trong giờ hành chính là 930.000 VND;
- Ngoài giờ hành chính là 1.090.000 VND;
+ Kinh phí cho việc tiến hành cát táng là: 760.000 VND;
1.4.7. Nhân lực
Hiện nay toàn bộ ban quản trang có 12 cán bộ công nhân viên gồm:
+ Trưởng ban quản trang: 01 người
+ Cán bộ công nhân viên: 11 người.
Khi đầu tư, mở rộng dự kiến toàn bộ CBCNV của ban quản trang khoảng 20 người.
Chương 2
điều kiện tự nhiên - môi trường và kinh tế-xã hội
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a. Vị trí địa lý
Xã Quảng Thành nằm về phía Đông Nam Thành phố Thanh Hóa.
- Phía Đông giáp với xã Quảng Đông - huyện Quảng Xương.
- Phía Bắc giáp với xã Quảng Hưng (thành phố Thanh Hóa).
- Phía Tây Bắc giáp với phường Đông Sơn
- Phía Tây giáp với phường Đông Vệ
- Phía Nam giáp với xã Quảng Đông và Quảng Thịnh huyện Quảng Xương.
Diện tích tự nhiên của xã Quảng Thành hiện nay là 844 ha. Toàn bộ diện tích đất này nằm trong khu vực có độ cao so với mặt nước biển dao động từ +2,0 m đến +5,5 m. Khu vực có độ cao lớn nhất so với mặt nước biển là khu vực dọc đường giao thông chính, Quốc lộ 1A. Các khu vực thấp hơn thường bị ngập úng định kỳ vào các mùa mưa hàng năm.
Nhìn chung địa hình xã Quảng Thành nói riêng và thành phố Thanh Hoá nói chung tương đối bằng phẳng với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông. Địa hình thuận lợi cho việc phát triển sản xuất công nghiệp, giao thông và các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch.
b. Địa chất
Nằm trong khu vực thành phố Thanh Hoá có địa tầng trầm tích phù sa thể Holocence ở độ sâu từ 5 - 40 m. Hai khu vực có địa hình cao cách trung tâm thành phố khoảng 3,5 km về phía Bắc là nơi tìm thấy đá phiến sét lộ thiên kỷ Devon, đá bùn, đá vôi. Thành phố còn có nhiều khu vực khác nhau mang tính đặc trưng đá vôi. Xa hơn về phía Bắc và phía Tây là các địa hình núi gồ ghề mang tính chất đặc trưng của địa chất vùng đá vôi castơ.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn
Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm ngoài môi trường phụ thuộc vào các yếu tố:
- Nhiệt độ không khí
- Bức xạ mặt trời
- Độ ẩm không khí
- Lượng mưa và bốc hơi
- Độ bền vững khí quyển
a. Nhiệt độ không khí
Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.5000C - 8.6000C. Mùa Đông nhiệt độ trung bình ở tháng 1 từ 15,50C - 16,60C (thấp nhất có khi xuống tới 10C - 20C). Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình từ 300C - 350C, có ngày cao nhất từ 390C - 410C. Biên độ năm dao động từ 100C - 120C, biên độ ngày dao động từ 5,50C - 60C.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi, đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khoẻ người công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy, khi đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và thiết kế các hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích yếu tố nhiệt độ.
Kết quả quan trắc nhiệt độ tại Thanh Hoá qua các năm được tóm tắt trong bảng 6.
Bảng 3: Diễn biến nhiệt độ qua các năm
(ĐVT: 0C)
Năm
Trạm đo
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trạm Tp. Thanh Hoá
23,6
23,9
24,4
23,6
23,7
24,2
Trạm Hồi Xuân
23,2
23,4
24,0
23,4
23,7
23,8
Trạm Như Xuân
23,7
24,0
24,4
23,4
23,7
24,1
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá)
b. Độ ẩm không khí và bốc hơi
Độ ẩm không khí trung bình là 86%. Mùa Đông vào những ngày khô hanh độ ẩm thấp tới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 90% và có thời điểm đạt bão hoà ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2 - 3).
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng. Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm khá ổn định, sự biến động là rất ít. Lượng bốc hơi tương đối lớn, nhất là vào những tháng giữa mùa hạ hoặc vào thời kỳ hanh heo.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%
- Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất : 90% (tháng I, II, III)
- Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất: 40 - 45% (tháng V, VI, X, XI)
- Độ ẩm tối thấp tuyệt đối: 15%
- Độ ẩm tối cao tuyệt đối: 100%
Bảng 4: Diễn biến độ ẩm tuyệt đối trung bình qua các năm
(ĐVT: %)
Năm
Trạm đo
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trạm Tp. Thanh Hoá
88,0
87,0
85,0
86,0
84,0
84,0
Trạm Hồi Xuân
86,0
87,0
84,0
85,0
84,0
85,0
Trạm Như Xuân
88,0
87,0
84,0
84,0
84,0
86,0
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá)
c. Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Mưa còn cuốn các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Vì vậy mức độ ô nhiễm vào mùa mưa thấp hơn vào mùa khô
Trong một năm mưa chia làm 2 mùa, mùa ít mưa và mùa mưa nhiều. Mùa mưa nói chung bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào cuối tháng X. Các tháng mưa nhiều nhất là vào tháng VII, VIII, IV ở phía Bắc và tháng VIII, IX, X ở phía Nam. Mưa ít nhất vào các tháng XII, I và II. Lượng mưa của mùa mưa có thể chiếm tới 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa có thể xảy ra những trận mưa rất to, trong một ngày đêm lượng mưa có thể đạt trên 500 mm, có trường hợp lên tới trên 700 mm.
Diễn biến lượng mưa trung bình tại Thanh Hóa trong mấy năm gần đây được tóm tắt trong bảng 8.
Bảng 5: Diễn biến lượng mưa qua các năm
(ĐVT: mm)
Năm
Trạm đo
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trạm Tp. Thanh Hoá
1.845,6
1.367,2
1.334,3
1.309,7
1.592,4
1.762,6
Trạm Hồi Xuân
1.903,7
1.679,2
1.659,9
1.773,9
2.082,8
1.456,6
Trạm Như Xuân
1.792,8
1.372,7
1.379,1
1.692,1
2.007,2
1.697,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá)
d. Mây, Nắng
Liên quan trực tiếp đến bức xạ mặt trời là mây và nắng. Tại TP. Thanh Hóa tổng lượng mây hàng năm ít biến đổi. Tổng lượng mây tổng quan trung bình trong các tháng mùa mưa hầu như không vượt quá 7/10 bầu trời, trong các tháng mùa khô không vượt quá 4/10 bầu trời.
- Số giờ nắng bình quân năm: 1658 giờ/ năm
- Số giờ nắng tháng cao nhất: 208 giờ (tháng VII)
- Số giờ nắng tháng thấp nhất: 45 giờ (tháng III)
Bảng 6: Diễn biến số giờ nắng qua các năm
(ĐVT: giờ)
Năm
Trạm đo
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trạm Tp. Thanh Hoá
1.421,9
1.414,0
1.807,0
1.559,0
1.417,0
1.603,0
Trạm Hồi Xuân
1.387,0
1.170,0
1.783,0
1.457,0
1.458,0
1.473,0
Trạm Như Xuân
1.359,0
1.341,0
1.635,0
1.276,0
1.311,0
1.403,0
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 - Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá)
e. Gió và tần xuất hướng gió.
Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch nhiều. Ngược lại, khi tốc độ gió nhỏ hoặc khi lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải.
Tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo tháng trong năm, có hai hướng gió chủ đạo: hướng gió Đông Nam và hướng gió Bắc - Tây Bắc. Ngoài ra, từ cuối tháng 5 dến đầu tháng 7 trong năm thường có khoảng 10-15 ngày có gió mùa Tây Nam.
- Hướng gió Đông nam (từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm)
- Hướng gió Bắc- Tây bắc (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau)
- Tốc độ gió và tần suất hướng gió tương đối ổn định
+ Tốc độ gió trung bình hàng năm: 1,6 m/s
+ Tốc độ gió cực đại: 39 m/s
- Hiện tượng thời tiết :
+ Số ngày sương mù bình quân trong năm: 16,9 ngày/năm
+ Số ngày mưa phùn bình quân trong năm: 50,7 ngày/năm
+ Số ngáy dông bình quân trông năm: 99 ngày/năm
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, đất, nước khu vực nghĩa trang và xung quanh, ngày 03 tháng 08 năm 2007, Công ty Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa đã phối hợp với Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu và phân tích.
a. Môi trường không khí.
Thời điểm đo đạc, lấy mẫu là thời điểm tại nghĩa trang không có các hoạt động mai táng, cát táng, đốt các vật dụng của người quá cố, ...Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 7: Kết quả phân tích bụi và tiếng ồn
TT
Vị trí lấy mẫu
Nhiệt độ
0C
Độ ẩm
%
V.tốc gió
m/s
áp suất không khí, mmHg
Dộ ồn, dBA
H2 S
mg/m3
NH3
mg/m3
CO2
%o
SO2
mg/m3
Bụi lơ lửng
mg/m3
1
Góc phía Tây Bắc - Lô số 7 khu Nghĩa Trang
33,8
67,5
0,3 ¸ 2,1
760
50
0,60
30,8
0,15
74,2
90
2
Góc phía Tây Nam - Lô số 16 khu Nghĩa Trang
33,5
68,4
0,2 ¸ 1,7
760
52
0,50
42,5
0,17
59,4
80
3
Khu dân cư cách tường rào 200 m
( Thôn Thành Trọng )
33,2
69,5
0,3 ¸ 1,8
760
55
0,00
75,9
0,20
145,0
110
4
Khu dân cư phía Tây Nghĩa trang
(Thôn Minh Trại)
33,5
69,8
0,3 ¸ 1,9
760
60
0,00
7,6
0,10
36,3
110
5
Khu dân cư phía Tây Nam Nghĩa trang (Thôn Minh Trại)
33,0
70,2
0,5 ¸ 2,5
760
58
0,00
94,8
0,10
217,0
110
6
Góc Đông Nam Nghĩa trang
(Thôn Thành Trọng)
32,6
75,0
1,4 ¸ 3,1
760
56
0,03
18,6
0,10
108,7
60
TCVN 5937:2005
-
-
-
-
-
-
-
350
300
TCVN 5938:2005
-
-
-
-
42,0
200
-
-
-
TCVN 5949:1998
60
Nhận xét
Nhìn chung các điểm đo tại thời điểm lấy mẫu các chỉ số về nồng độ bụi và tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005, TCVN 5938:2005) và tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998).
b. Hiện trạng môi trường nước
+ Nước ngầm
Hiện nay 100% các hộ gia đình trong khu vực sử dụng nước giếng (khoan, khơi). Vì vậy chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
TT
Tên vị trí
Kết quả thử
pH
NO3- mg/l
NH4 mg/l
NO2 mg/l
Sắt tổng mg/l
PO4-3 mg/l
Dầu mỡ
mg/l
COD
mg O2/l
BOD
mg O2/l
Rắn l.lửng
mg/l
Độ cứng
mg/l
1
M1
6,8
0,12
0,11
0,05
0,20
Kphđ
31,50
17,6
11,4
895,0
87,0
2
M2
6,8
4,10
0,02
2,50
0,10
Kphđ
7,10
8,8
5,7
207,0
54,0
3
M3
6,5
0,20
0,01
0,04
0,00
Kphđ
1,60
29,6
19,2
125,0
78,0
4
M4
6,6
4,12
0,03
0,48
0,00
Kphđ
0,45
12,8
8,3
170,0
92,0
5
M5
7,0
0,08
0,01
0,04
0,3
Kphđ
0,5
8,0
5,2
180,0
75,0
6
M7
7,3
3,35
0,02
0,06
0,6
Kphđ
2,0
28,8
18,7
850,0
40,0
7
M8
7,0
0,70
0,14
0,06
0,10
Kphđ
0,25
26,4
17,2
1060,0
47,0
8
M9
6,3
0,78
0,01
0,10
1,45
Kphđ
0,05
8,8
5,70
180,0
171,0
9
M10
7,4
16,1
0,02
0,42
0,10
Kphđ
0,30
7,2
4,08
350,0
14,0
10
M11
7,2
0,72
0,03
0,71
0,60
Kphđ
0,00
8,0
5,20
280,0
27,0
11
M13
7,3
0,34
0,00
0,06
0,00
Kphđ
0,00
57,6
37,4
675,0
75,0
TCVN 5944:1995
6,5-8,5
-
-
-
1-5
-
-
-
-
-
300-500
Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống QĐ1329/2002/BYT
6,5-8,5
50
1,5
3
0,5
-
-
-
-
-
300
TCVN 5942: 1995 (mức A)
6-8,5
10
0,05
0,01
1
-
0
<10
< 4
<20
-
Ghi chú
- M1: Mẫu nước giếng khoan - Hoàng Ngọc Tính - Thôn Minh Trại
- M2: Mẫu nước giếng đào - Hoàng Ngọc Huyến - Thôn Minh Trại
- M3: Mẫu nước giếng khoan - Ngô Thị Cấp - Thôn Minh Trại
- M4: Mẫu nước giếng đào - Nguyễn Ngọc Năm - Thôn Minh Trại
- M5: Mẫu nước giếng đào - Nguyễn Thị