Đề tài Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D

Cho đến nay thì hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp không còn xa lạ với bất kỳ các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà kinh doanh có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất nữa.Nó được hiểu là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm phát triển thêm tài sản của doanh nghiệp ,tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong doanh nghiệp .Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập năm 2005 . Đến nay,trải qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã có những kết quả kinh doanh đáng khích lệ.Có được kết quả này là nhờ công ty đã quan tâm ,chú trọng nhiều đến hoạt động đầu tư phát triển ,công ty nhận thức được rằng hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi đầu tư phát triển quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty.Tuy nhiên là một doanh nghiệp còn non trẻ với hơn 4 năm tồn tại và phát triển,công ty không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn và hạn chế làm cho hoạt động đầu tư phát triển không có được kết quả và hiệu quả như mong muốn.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BẢNG,BIỂU ĐỒ 5 LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BAO BÌ C.N.D 8 1.Giới thiệu về công ty 8 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 8 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 9 1.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 10 1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D.. 13 2.Thực trạng về quản lý hoạt động đầu tư tại công ty 17 2.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 17 2.2.Công tác thẩm định dự án 18 2.3.Giai đoạn thực hiện đầu tư 18 2.3.1.Công tác thiết kế và lập dự toán thi công 19 2.3.2.Công tác đấu thầu 18 2.3.3.Công tác thi công xây lắp công trình 19 2.3.4.Chạy thử và nghiệm thu sử dụng 20 2.4.Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 20 3.Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 21 3.1.Vốn đầu tư phát triển qua các năm 21 3.2.Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 23 3.2.1.Nguồn vốn của công ty 23 3.2.2.Cơ cấu vốn đầu tư của công ty 24 3.3.Tình hình đầu tư phát triển của công ty tính theo nội dung 25 3.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 26 3.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 31 3.3.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 39 3.3.4. Đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 41 3.3.5. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 43 4.Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D giai đoạn 2005-2008 43 4.1.Kết quả 43 4.1.1.Về khối lượng vốn đầu tư 43 4.1.2.Kết quả đầu tư cho máy móc thiết bị 44 4.1.3.Kết quả đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 46 4.1.4.Kết quả đầu tư cho hoạt động Marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 46 4.2.Hiệu quả 47 4.2.1.Mức gia tăng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005-2008 47 4.2.2.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động và so với vốn đầu tư 51 4.2.3.Số lao động và thu nhập bình quân tăng thêm 53 4.2.3.1.Số lao động tăng thêm 53 4.2.3.2.Thu nhập bình quân tăng thêm 54 4.3.Khó khăn hạn chế và nguyên nhân 55 4.3.1.Những khó khăn hạn chế 55 4.3.1.1.Khó khăn về vốn 55 4.3.1.2.Về đầu tư cho nhà xưởng 55 4.3.1.3.Về đầu tư cho máy móc thiết bị 56 4.3.1.4.Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56 4.3.1.5.Về hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 57 4.3.1.6.Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới sự phát triển của công ty 57 4.3.2.Nguyên nhân 58 CHƯƠNG II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BAO BÌ C.N.D 59 1. Định hướng phát triển của công ty 59 1.1.Quan điểm phát triển và nguyên tắc phát triển của công ty 59 1.2.Chiến lược phát triển 59 1.2.1.Mục tiêu tổng quát 59 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 59 2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D 63 2.1.Giải pháp về vốn 63 2.2.Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng nhà xưởng 66 2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới trang thiết bị máy móc công nghệ 67 2.4.Giải pháp đầu tư nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực 68 2.5.Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 70 2.6.Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới sự phát triển của công ty 71 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPSX và TM :Cổ phần sản xuất và thương mại. TNHH:Trách nhiệm hữu hạn. PTNNL:Phát triển nguồn nhân lực. CBQL:Cán bộ quản lý. TSCĐ:Tài sản cố định. ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông. HĐQT:Hội đồng quản trị. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BẢNG,BIỂU ĐỒ Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 9 Hình 1.2.Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty 13 Hình 1.3.Sơ đồ quản lý máy móc thiết bị 14 Hình 1.4. Quá trình thực hiện các dự án của công ty 17 Hình 1.5.Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 19 Hình 1.6.Mô hình quản lý chất lượng dựa trên quá trình -Áp dụng ISO 9001 :2000 42 Hình 2.1.Máy phức hợp loại GFH-850A 61 Hình 2.2.Máy làm túi đa năng ký hiệu GWDF – 420 62 Bảng 1.1.Các nguyên vật liệu chính 16 Bảng 1.2.Vốn đầu tư qua các năm 21 Bảng 1.3.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm 22 Bảng 1.4.Tình hình huy động vốn đầu tư của công ty 23 Bảng 1.5.Cơ cấu nguồn vốn của công ty 24 Bảng 1.6.Nội dung đầu tư của công ty qua các năm 25 Bảng 1.7.Nội dung đầu tư vào tài sản cố định qua các năm 27 Bảng 1.8.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho tài sản cố định 28 Bảng 1.9.Tỷ trọng vốn đầu tư cho tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư 29 Bảng 1.10.Tài sản cố định của công ty tính đến hết năm 2008 30 Bảng 1.11.Lao động của công ty qua các năm 32 Bảng 1.12.Kinh phí đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 34 Bảng 1.13:Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 35 Bảng 1.14.Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư của công ty 37 Bảng 1.15.Thu nhập bình quân người lao động của công ty giai đoạn 2005-2008.. 38 Bảng 1.16.Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing nghiên cứu mở rộng thị trường của công ty 40 Bảng 1.17.Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm 44 Bảng 1.18.Máy móc thiết bị hiện có của công ty tính đến hết năm 2008 45 Bảng 1.19.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng doanh thu 47 Bảng 1.20.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng lợi nhuận 49 Bảng 1.21.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động 51 Bảng 1.22.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư 52 Bảng 1.23.Lao động tăng thêm của công ty qua từng năm 53 Bảng 1.24.Thu nhập bình quân tăng thêm của công ty qua các năm 54 Biểu đồ 1.1.Quy mô vốn đầu tư qua các năm 21 Biểu đồ 1.2:Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung giai đoạn 2005-2008 26 Biểu đồ 1.3.Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty 36 Biểu đồ 1.4.Doanh thu của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm 48 Biểu đồ 1.5.Lợi nhuận của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm 50 LỜI NÓI ĐẦU Cho đến nay thì hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp không còn xa lạ với bất kỳ các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà kinh doanh có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất nữa.Nó được hiểu là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm phát triển thêm tài sản của doanh nghiệp ,tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong doanh nghiệp .Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập năm 2005 . Đến nay,trải qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã có những kết quả kinh doanh đáng khích lệ.Có được kết quả này là nhờ công ty đã quan tâm ,chú trọng nhiều đến hoạt động đầu tư phát triển ,công ty nhận thức được rằng hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi đầu tư phát triển quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty.Tuy nhiên là một doanh nghiệp còn non trẻ với hơn 4 năm tồn tại và phát triển,công ty không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn và hạn chế làm cho hoạt động đầu tư phát triển không có được kết quả và hiệu quả như mong muốn.Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động đầu tư phát triển của công ty cùng với những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,Em đã quyết định chọn đề tài :"Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D." Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các cô chú,anh chị trong công ty Cổ phấn sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D trong quá trình hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ C.N.D. 1.Giới thiệu về công ty. - Tên doanh nghiệp:Công Ty CPSX và TM bao bì C.N.D - Trụ sở chính của doanh nghiệp: Đường 430-Khối Chiến Thắng-Vạn Phúc-Hà Đông -Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp:Công ty cổ phần. - Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0303000820 - Điện thoại :0343514002. -Fax:0343514002 - Lĩnh vực kinh doanh: In bao bì nhãn mác, tạo mẫu in; sản xuất bao bì…. -Người đại diện:Nguyễn Hữu Toàn Chức vụ:Giám Đốc -Vốn điều lệ:8.000.000.000 Việt Nam Đồng(Tám tỷ Việt Nam Đồng) 1.1.Quá trình hình thành và phát triển. Lịch sử Công ty: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước thì sự phát triển của các ngành công nghiệp ngày một tăng góp phần không nhỏ đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nước. Trong đó nghành công nghiệp bao bì đã và đang phát triển mạnh trên thị trường.Nắm bắt được cơ hội đó một nhóm các kĩ sư có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghành nghề của mình đã thành lập lên Công ty Cổ Phần SX & TM Bao Bì C.N.D vào năm 2005, công ty đã đi vào hoạt động, bằng việc thuê khu nhà xưởng của Hợp tác xã nông nghiệp Vạn Phúc, đường 430 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội với mặt bằng rộng 1,000 m2, giá thuê 10 triệu đồng/tháng. Công ty nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất về ngành in từ Nhật, Anh, Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra bên cạnh các khách hàng truyền thống như: Công ty Bánh Kẹo Thanh Hoa, Công ty Vạn Xuân, Công ty Thiên Long, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thái Lan, Công ty TNHH Hoàng Thái…. Công ty đang khai thác thêm các khách hàng tiềm năng. Trải qua 4 năm không ngừng đầu tư và phát triển ,công ty đã có được những thành tựu đáng kể và đã có chỗ đứng trên thị trường in và sản xuất bao bì. 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị. Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D  1.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Đại hội đồng cổ đông :Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông .Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ĐHĐCĐ.Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.Đại hội đồng có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu quan trọng nhất của công ty: -Báo cáo tài chính hàng năm của công ty. -Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý hoạt động của công ty của hội đồng quản trị,ban giám đốc. -Báo cáo của hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần,loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán. -Bầu,bãi nhiệm miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị,ban kiểm soát. -Quyết định sửa đổ,bổ sung điều lệ công ty. -Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý của hội đồng. Hội đồng quản trị:Do đại hội đồng cổ đông bãi miễn,bầu thành viên .Là cơ quan quản lý của công ty.Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông .Hội đồng quản trị bao gồm những quyền hạn và nhiệm vụ như sau: -Thiết lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đông quản trị. - Chủ toạ cuộc họp HĐQT.Tổ chức chuẩn bị chương trình ,nội dung ,tài liệu phục vụ cuộc họp. -Thông qua quyết định của tất cả các hội đồng thành viên. -Giám sát quá trình tổ chức các quyết định của HĐQT. -Nhiệm vụ và các quyền hạn khác. Ngoài ra,HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý ,phạm vi điều lệ ,phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Ban giám đốc: STT  Ban giám đốc công ty   Trình độ   01  Giám đốc  Nguyễn Hữu Toàn  Tốt nghiệp Chuyên nghành quản trị: Trung Cấp in.Với 19 năm kinh nghiệm   02  Giám đốc điều hành  Nguyễn Kim Huệ  Tốt nghiệp Bách Khoa Công nghệ in. Với 7 năm kinh nghiệm   03  Phó giám đốc  Khúc Đình Hoàn  Tốt nghiệpchuyên ngành đồ hoạ. Với 12năm kinh nghiệm   -Giám đốc:do hội đồng quản trị cử ra,là người điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty ,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và các nhiệm vụ đã được giao. -Giám đốc điều hành :là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty. -Phó giám đốc :là người giúp đỡ công việc cho giám đốc,thực hiện các công việc được giám đốc phân công và uỷ quyền và báo cáo lại tình hình thực hiện các công việc được giao. Ban kiểm soát:Công ty có 2 kiểm soát viên do đại hội đồng bầu ra ,thực hiện giám sát Hội đồng quản trị,ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty ,chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao như kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp,tính trung thực và mức độ chính xác trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty chủ yếu là về vấn đề tài chính ,kiểm tra sổ sách kế toán ,tài sản ,các bảng tổng kết năm tài chính của công ty ,báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Như vậy trong tổ chức bộ máy của công ty có sự phân công các chức năng cụ thể cho từng bộ phận khác nhau ,giám sát lẫn nhau trong mọi công việc .Bên dưới bộ máy là các phòng ban với các nhiệm vụ khác nhau. Phòng kế hoạch-Tổng Hợp:Quản lý và cung cấp thông tin về các tài liệu về việc cung ứng ,dự trữ ,sử dụng các loại tài sản,nguyên liệu,công cụ ,dụng cụ,lao động của công ty.Phối hợp các phòng khác để quản lý và điều hành hạot động của công ty theo đúng kế hoạch và định hướng. PhòngTài Chính- Kế toán:tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán.Cụ thể là : -Nắm dữ và quản lý vốn của công ty . -Lập kế hoạch tài chính . -Dự trữ ngân sách các năm cho từng dự án của công ty. -Tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của công ty . -Định kì báo cáo tình hình kinh doanh lên ban giám đốc, đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối ngân quỹ ,các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh:Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng là kí kết các hợp đồng,tổ chức,sắp xếp,giới thiệu sản phẩm với các đối tác,khách hàng. Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin về thị trường để có kế hoạch cho sản xuất và kinh doanh của công ty. Phân xưởng sản xuất:Sản xuất các sản phẩm in,bao bì nhãn mác của công ty theo đúng kế hoạch tiến độ đã đặt ra .Thực hiện việc vận chuyển sản phẩm đến các đối tác, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty của khách hàng. 1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D. Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất-kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực in và sản xuất bao bì.Công ty xác định sản xuất là chính là khâu then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được khép kín thành một chuỗi mắt xích tại các khâu: thời gian ngắn, sản phẩm của Công ty sản xuất đơn giản, gọn nhẹ khi sản phẩm được hoàn thành thì nhập kho có xác nhận của thủ kho. Hình 1.2.Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty Tất cả các quy trình trên đều được làm trên máy móc hiện đại. Sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, tiết kiệm tối đa hao phí vật tư, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường. Máy móc thiết bị sản xuất sẽ được giao cho kỹ sư trưởng quản lý . Đó là người có tinh thần trách nhiệm ,có kinh nghiệm chuyên môn và có tay nghề cao .Thiết bị phải có lịch trình cũng như nhật ký ghi chép đầy đủ .Hàng tuần cũng như hàng tháng cơ khí trưởng của đơn vị kiểm tra chi tiết máy móc và đề ra các biện pháp bổ sung nhằm sử dụng,quản lý máy móc một cách hiệu quả , để máy móc thiết bị luôn luôn ở tình trạng hoạt động tốt nhất.Ngoài ra đơn vị còn có bộ phận tại hiện trường để sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thường xuyên . Hình 1.3.Sơ đồ quản lý máy móc thiết bị.  Sản phẩm của Công ty là các mẫu in ,bao bì đa dạng, gồm nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ khác nhau. Công ty sản xuất túi bọc, gói bọc bằng bao bì nhựa mềm. Việc dùng những túi này đã trở thành thói quen của người bán, hàng hoá gói bọc bằng nilon mỏng trở thành thị hiếu của mọi người. Đây là những loại túi nhẹ, khối tích nhỏ, không thấm nước, mức độ trong suốt có thể in hoa hoặc chữ... có thể điều chỉnh tuỳ loại hàng, khách hàng. Do đó nó rất tiện lợi cho nhà sản xuất kinh doanh và người mua sắm hàng. Thực tế sử dụng những loại bao bì túi này theo khách hàng thì chúng có những ưu điểm sau: - Hình thức đẹp, trang nhã với các mẫu in đa dạng trên đó có thể truyền đạt cho người sử dụng nhiều thông tin về sản phẩm bên trong như: thành phần, đặc tính, cách sử dụng, bảo quản... - Chất liệu và kích cỡ bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, giữ được các đặc tính của sản phẩm bên trong như: giòn, khô, bền... - Thời gian bảo quản sản phẩm lâu nhờ các đặc tính cách nhiệt, chống ẩm, cản ánh sáng... nhờ vậy sản phẩm được bảo quản tốt trong thời gian vận chuyển. - Đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh thực phẩm và tránh độc hại. Nhiều loại màng mỏng cho phép người mua nhìn được hàng bên trong, có thể nhận biết được loại hàng. Mặt khác còn tăng được tính hấp dẫn cho sản phẩm. Túi nilon mỏng ngày càng được dùng nhiều, càng được đa dạng hoá về chất liệu, kiểu dáng, chất lượng và công năng. Nó được làm túi xách, bao gói khi bán hàng và cũng như làm bao bì bảo quản được đóng cố định với sản phẩm từ trong xưởng sản xuất, túi nilon được dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, làm bao gói cho các loại hàng đóng gói như: bánh, mứt, kẹo, mì chính, chè, đường... cho ngành dệt và may mặc sẵn: túi bọc quần áo, chăn màn.. cho mọi ngành sản xuất khác kể cả điện tử và chế tạo máy (làm túi gói các linh kiện, chi tiết.... ) cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức của người tiêu dùng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, bao bì đóng gói luôn được công ty quan tâm cải tiến kế cả kiểu dáng lẫn chất lượng, mẫu mã... Nguyên vật liệu chính được sử dụng sản xuất sản phẩm của công ty chủ yếu là các hạt nhựa được nhập khẩu trực tiếp của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật. Bảng 1.1.Các nguyên vật liệu chính. Hạt nhựa  Hạt màu  Mực in   Hạt HDKK Hạt HDPE 5604F Hạt LLDPE - FVK Hạt HDPE 5840B Hạt LLDQUAMQR Hạt PP bẩn Hạt AEZ 86 Hạt LD 1905 Hạt HDPE 51A Hạt PP P600F Hạt LD 1200 Hạt SUNCAL  Hạt màu đỏ Hạt màu xanh lá Hạt màu xanh dương Hạt màu vàng Hạt màu trắng Hạt màu đen Hạt màu lam Hạt màu tím Hạt xanh nước biển Hạt màu tổng hợp  Mực đỏ cờ nội Mực đỏ cờ NTT Mực đỏ thẫm OPI Mực đỏ sen Mực đỏ sen HMK Mực xanh dương Mực xanh lá Mực xanh tím Mực tím Mực vàng Mực trắng Mực đen   Nguồn:Phân xưởng sản xuất 2.Thực trạng về quản lý hoạt động đầu tư tại công ty. Hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn 2005-2008 công ty có một công cuộc đầu tư lớn:Chính là dự án thành lập lên công ty CPSX và TN bao bì C.N.D.Quá trình thực hiện của công cuộc đầu tư này trải qua 3 giai đoạn: -Chuẩn bị đầu tư. -Thực hiện đầu tư. -Vận hành kết quả đầu tư. Hình 1.4. Quá trình thực hiện các dự án của công ty  2.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong giai đoạn này những căn cứ chính để công ty quyết định có đầu tư hay không là: -Căn cứ luật đầu tư,các chủ trương ,chính sách của đảng và nhà nước. -Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty . -Căn cứ theo nhu cầu thị trường. Sau khi nắm bắt được cơ hội đầu tư,những thành viên của hội đồng quản trị sẽ cùng làm việc và thống nhất với nhau và quyết định những vấn đề như: -Quy mô nhà xưởng ,số lượng máy móc thiết bị đầu tư ban đầu. -Dự tính công xuất trong 2 năm đầu tiên . -Nguồn vốn:Các thành viên trong hội đồng quản trị cam kết sẽ góp đủ vốn và đúng tiến độ như đã cam kế
Luận văn liên quan