Đề tài Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển về khoa học kĩ thuật đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng được đẩy mạnh. Chính sự phát triển này mà môi trường sống của chúng ta đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong rất nhiều những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính. Thực tế cho thấy lượng rác thải tạo ra hàng ngày trong quá trình sống của con người gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế, tăng dân số, tăng mức sống của người dân. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống của nhiều người. Việc quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường. Tại thị trấn Đồng mỏ, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng sơn nói chung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bước đầu đã được quan tâm. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, chưa có đầy đủ cơ sở khoa học nên công tác quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế khó khăn của công tác quản lý này, cùng với sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn”. 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. - Đề xuất những phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn. 1.3 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá về khối lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTSHR trên địa bàn thị trấn. - Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTSHR của thị trấn. 1.4 Yêu cầu của đề tài. - Số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan. - Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trấn. 1.5 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp sinh viên tập duyệt, vận dụng những kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý CTSHR. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp quản lý CTSHR trong thời gian tới.

doc53 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển về khoa học kĩ thuật đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng được đẩy mạnh. Chính sự phát triển này mà môi trường sống của chúng ta đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong rất nhiều những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thì rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính. Thực tế cho thấy lượng rác thải tạo ra hàng ngày trong quá trình sống của con người gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế, tăng dân số, tăng mức sống của người dân. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống của nhiều người. Việc quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường. Tại thị trấn Đồng mỏ, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng sơn nói chung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bước đầu đã được quan tâm. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, chưa có đầy đủ cơ sở khoa học nên công tác quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế khó khăn của công tác quản lý này, cùng với sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ - huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn”. 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. - Đề xuất những phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn. 1.3 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá về khối lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTSHR trên địa bàn thị trấn. - Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTSHR của thị trấn. 1.4 Yêu cầu của đề tài. - Số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan. - Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trấn. 1.5 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp sinh viên tập duyệt, vận dụng những kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý CTSHR. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp quản lý CTSHR trong thời gian tới. Phần 2 TỒNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dưng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường.(Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [9]. Nhờ sự tập trung cao độ của các nhà khoa học trên thế giới, trong thời gian từ 1960 tới nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình chuyên khoa. Trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nhiên cứu xử lý hoặc phòn tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên, con người, xã hội đã được phát triển trên nền phất triển của các bộ môn chuyên ngành. 2.1.1.Khái niệm về chất thải “Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra”. Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ. Chất thải thường được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thong vận tải, tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, nhà hang, khách sạn. 2.1.2 Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như vật liệu, đồ vật bị loại thải từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại. Phần lớn chất thải là ở thể rắn và có ở khắp mọi nơi xung quanh ta như: Gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn. Chất thải rắn gồm những chất thải hữu cơ như: Thức ăn thừa, giấy, bìa cactong, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ.và còn có chất thải vô cơ như: thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát..(Nguyễn Đình Hương, 2003) [6]. 2.1.3 Khái niệm về xử lý chất thải Xử lý chất thải là dung các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải mà không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường. 2.1.4 Các nguồn tạo thành chất thải rắn - Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư): Thực phẩm thừa, cactong, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon thiếc, các kim loại khác, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, lốp xe.) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình. - Thương mại (kho, quán ăn, văn phòng, chợ, khách sạn,trạm xăng dầu, gara): Cactong, nhựa, thức ăn thừa, kim loại,các chất độc hại - Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính) giống như các chất thải của thương mại. - Xây dựng: gỗ, thép, bê tông, vữa, bụi. - Dịch vụ công cộng ( rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển): Các loại rác đường, cành cây, lá cây, các loại rác công viên, bão biển. - Các nhà máy xử lý ô nhiễm: tro, bụi, cặn - Công nghiệp: chất thải từ quá trình công nghiệp, các chất thải không phải từ quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã, chất thải xây dựng, các chất thải đặc biệt, các chất thải độc hại. - Nông nghiệp: Các chất thải nông nghiệp, các chất thải độc hại(Nguyễn Đình Hương, 2003)[6]. 2.2 Cơ sở pháp lý Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam: 1. Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký ban hành số 29/2005/L/CTN, ngày 12/12/2005. 2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. 4. Nghị định số 175.NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ: Hưỡng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường. 5. Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. 6. Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. 7. Thông tư số 4527-DTI ngày 8/1/1996 của Bộ y tế: Những hướng dẫn về xử lý chất thải rắn của bệnh viện. 8. Thông tư 1350/TT-KCM ngày 2/9/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Hướng dẫn thi hành một số nghị quyết của Chính phủ số 02/CP ngày 5/1/1995 về việc buôn bán có điều kiện các hóa chất độc, các chất phóng xạ, chất thải và bán sản phẩm kim loại, hóa chất nguy hại trong chất thải tại thị trường trong nước. 9. Thông tư 2891/TT-KCM ngày 19/11/1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về quy định tạm thời việc nhập khẩu phế liệu. 10. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết định số 155/199/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. 11. TCVN 6696-2000 Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. 12.Nghị định số 59/2007/QĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 13. Thông tư số 2433/TT-KCM ngày 3/10/1996: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/CP ngày 24/6/1996 về quy định xử phạt hành chính trong những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. 14. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn các quy định về Bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bão chôn lấp chất thải rắn. 15. Quyết định số 13/2007/QĐ-BXD ngày 23/4/2007 của Bộ xây dựng về việc ban hành “Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị”.(GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001). 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, công nghiệp hóa phát triển mạnh đã nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết liệt về phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của con người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng. Theo Nguyễn thị Anh Hoa (2006)[5], lượng rác thải tính theo đầu người của một số nước là: Canada: 1,7kg/người/ngày. Australia: 1,6kg/người/ngày. Thụy Sỹ: 1,3kg/người/ngày. Thụy Điển: 1,3kg/người/ngày. Trung Quốc: 1,3kg/người/ngày. Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc gia hầu như lượng rác thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ, Thụy ĐiểnỞ các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60-70% thậm chí còn thấp hơn. Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả. - Hà lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng và màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ kính, thủy tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt hai thùng rác có màu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân hủy được và một loại không phân hủy. - Nhật Bản: các gia đình nhật bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy, vải, thủy tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại, nhựađều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa. - Đức: Mỗi gia đình được phát 3 thùng rác với màu sắc khác nhau: màu xanh để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen đựng những thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau. Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố rác được chia làm 4 loại với 4 thùng có màu sắc khác nhau: Màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính và thủy tinh, màu xanh thẫm đựng rác còn lại. Trên thế giới việc xử lý CTR được chú ý rất nhiều. Hiện nay nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại CTR. Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tê. “Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy có 90 % chai và 90 % can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15-20 lần và trong quá trình xử lý rác người ta có thể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc”(Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006)[5]. Từ rác thành phố cũng có thể thu được metanol và ure. Từ chất thải công nghiệp giấy có thể chế tạo ra được cồn etylic, các loại vật liệu xây dựng. “ Ở Thụy sỹ, từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp giấy người ta đã làm ra ván ép phục vụ xây dựng. Ở Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị mới phân loại rác và các chất thải công nghiệp. Hàng năm trong 134 triệu tấn chất thải rắn của nước này có chứa tới 11,3 triệu tấn sắt, 680 ngàn tấn nhôm, 430 ngàn tấn các loại khác, trên 60 triệu tấn giấy, 13 triệu tấn thủy tinh. Khối lượng rác này đốt thu được lượng nhiệt tương ứng với đôt 20 triệu tấn dầu mỏ ( Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [9]. Gần đây nhất tại hội thảo công nghệ xử lý CTR, chất thải nguy hại, Công ty Entropic ( Mỹ) đã giới thiệu hệ thống công nghệ xử lý rác mới nhất hiện nay là tái chế CTR sinh hoạt thành than sạch. Quy trình này khá đơn giản: Rác sau khi tiếp nhận sẽ sược sấy khô, đưa vào bộ phận sàng lọc dưới dạng trống quay rồi chuyển tiếp đến đĩa lọc. Tại đây thông qua hệ thống từ tính, khí nén thổi rác sẽ được phân chia thành 2 loại rác hữu cơ và rác vô cơ. Sau đó rác vô vơ là kim loại, thủy tinh, nilon, vật liệu cứng,sẽ được chuyển ra ngoài tái chế vật liệu, còn rác hữu cơ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối cùng thành sản phẩm than sạch. Công nghệ này đã có tính khả thi cao vì vốn đàu tư thấp hơn phương pháp xử lý rác thông thường (tổng mức đàu tư cho một nhà máy có công xuất sản xuất 6.400 tấn rác/ngày vào khoảng 300 triệu USD), lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí thải. Để nâng cao hiệu quả hệ thống công nghệ xử lý rác này cần có 3 hệ thống liên hoàn: nhà máy xử lý rác thành than sạch, nhà máy sử dụng than sạch để sản xuất điện và tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình sấy khô rác để trồng rau sạch trong nhà. Trong quá trình sử dụng than sạch để sản xuất điện, nếu không sử dụng hết thì có thể lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác, không nhất thiết phải sử dụng hết ngay thành phẩm chế biến được như là công nghệ sản xuất điện bằng Phương pháp ủ hiếu khí đang ứng dụng tại một số thành phố ở các nước trên thế giới như hiện nay. Lượng lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2% rất an toàn cho môi trường. Trong thời gian tới, công nghệ này sẽ được đánh giá, tính hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng để tiến tới có thể xây dựng nhà máy chế biến với công suất 2.000 tấn rác/ngày . Như vậy, việc sử dụng lại CTR là một vấn đề thuộc công nghệ sạch tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tế cần được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư để việc phân loại, thu gom và xử lý đạt hiệu quả cao hơn. 2.3.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt nam 2.3.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải Việt nam. Theo dự báo trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh chưa từng thấy ở Viêt nam, lượng phát sinh chất thải của các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp và thương mại, các bệnh viện sẽ tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới đây. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt nam không chỉ về chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì lợi ích to lớn và tiềm năng đối với sức khỏe cộng đồng và đời sống cử người dân. Điều mà cũng rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho phần lớn dân nghèo ở Việt Nam, là những người dễ phải chịu những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe do công tác phải phu thuộc rất nhiều vào hoạt động thu gom và tái chế chất thải thuộc khu vực phi chính thức. Nhận thức rõ được các tác động về kinh tế vào xã hội do công tác quản lý chất thải yếu kém, Việt nam đang cố gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bằng cách phối hợp các biện pháp chính sách, tài chính và các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân. Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải phát sinh ra nhiều nguồn khác nhau ở Việt nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương khoảng 12,,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2.6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh lớn thứ hai. Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt nam được coi là chất thải nguy hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, các thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặc dù là phát sinh với lượng ít hơn nhiều xong nếu không được quản lý tốt thì các chất độc hại có thể gây ung thư, nguy hại đối với sức khỏe con người. Chất thải nguy hại đang là mối hiểm họa của người dân và môi trường. ( Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam, 2009)[1]. Chất thải tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương đương với 50% lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có cuộc sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn và đô thị hóa diễn ra với cường độ cao hơn. Chất thải ở các đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như: nhựa, kim loại, thủy tinh. Ngược lại lượng phát sinh chất thải của người dân các vùng nông thôn ít hơn mức phát sinh của dân đô thị (0,5kg/người/ngày so với 0,7kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất hữu cơ dễ phân hủy ( tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình nông thôn, trong khi chỉ chiếm có 50 % trong chất thải sinh hoạt ở khu đô thị.( Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam, 2009)[1] . Bảng 2.1: Thông tin chung về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Phát sinh chất thải toàn quốc (tấn/năm) Các vùng đô thị Các vùng nông thôn 12.800.000 6.400.000 6.400.000 Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 128.400 Chất thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 2.510.000 Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm) 21.000 Chất thải phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm) 8.600 Lượng hóa chất nông nghiệp tồn lưu (tấn/năm) 37.000 Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày) * Toàn quốc: - Các vùng đô thị - Các vùng nông thôn 0,7 0,4 0,3 Thu gom chất thải (% tổng lượng phát sinh) Các vùng đô thị Các vùng nông thôn Các vùng đô thị nghèo 71% < 20% 10 – 20% Bãi rác và chôn lấp không hợp vệ sinh Bãi rác và chôn lấp hợp vệ sinh 74% 17% Năng lực xử lý chất thải nguy hại (% tổng lượng) 50% (Nguồn: báo cáo diễn biến Môi trường Việt nam về chất thải rắn, 2009)[2] Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (12.800.000 tấn/năm) và chất thải y tế nguy hại (21.000 tấn/năm). Ngoài ra nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn tồn dư các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải sinh hoạt trên toàn quốc tính trung bình là 0,7kg/người/ngày. Trong đó ở các vùng đô thị là 0,4 kg/người/ngày, ở các vùng nông thôn là 0,3 kg/người/ngày. Tình hình thu gom chất thải của cả nước là: Vùng đô thị chiếm 71 % tổng lượng phát sinh chất thải, vùng nông thôn <20% tổng lượng phát sinh chất thải, còn lại vùng đô thị nghèo là 10 – 20 % . Trên toàn quốc có 74% bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ có 17% bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh. Năng lực xử lý chất thải nguy hại chiếm 50 % tổng lượng.(Nguyễn Đức Khiển, 2004) [7]. Chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm ở Việt nam, vì vậy giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra là vấn đề mà các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân quan tâm. Gần đây, ở việt nam đã triển khai một số hoạt động thí điểm có liên quan đến CTR, đặc biệt dưới sự hỗ trợ của tổ chức JAIKA Nhật Bản ngày 18/3/2007 Hà Nội đã trở thành 1 trong 4 thành phố Châu á triển khai việc xử lý chất thải theo phương pháp 3R: Tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải sinh hoạt. Tổng mức đầu tư của dự án 3R ở Hà Nội gần 49,5 tỷ đồng. Trước mắt sẽ triển khai dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đông Đa, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành phố. Các gia đình người dân trong 4 quận này được cấp phát túi vải dùng để đi chợ thay cho túi nilon ( túi nilon chôn xuống đất hàng trăm năm không phân hủy, đốt thì sinh ra Dioxin). Các gia đình còn được hỗ trợ phương tiện để riêng biệt 3 loại rác thải: Loại hữu cơ (cơm canh, rau dưa, hoa quả ăn thừa); loại vô cơ ( gạch, ngói, đát, đá); loại hàng tai chế được (sắt, nhôm, nhựa, thủy tinh,.).(Nguyễn Tuyết Mai, 2007) [8]. Việc phân loại từ đầu nguồn rác thải sinh hoạt là việc làm thường xuyên tại các
Luận văn liên quan