Đề tài Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định đời sống của người dân Việt Nam. Lúa gạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Hải An là xã thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hiện nay, lúa Bắc thơm có giá trị kinh tế ngày càng cao. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản xuất và tiêu thụ. Việc sản xuất và tiêu thụ lúa phải song song nhau làm cho nền kinh tế của huyện Hải Hậu ngày càng đi lên. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ lúa ở xã Hải An huyện Hải Hậu thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định”

doc121 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn. Đồng thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngàythángnăm 2017 Sinh viên: Vũ Tuấn Anh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin cảm ơn đến Ban giám đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức để tôi có một nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn tôi đó là PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính quyền, các ban ngành, các đoàn thể, cùng toàn thể nhân dân xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại địa bàn Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngàythángnăm 2017 Sinh viên: Vũ Tuấn Anh TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định đời sống của người dân Việt Nam. Lúa gạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Hải An là xã thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hiện nay, lúa Bắc thơm có giá trị kinh tế ngày càng cao. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản xuất và tiêu thụ. Việc sản xuất và tiêu thụ lúa phải song song nhau làm cho nền kinh tế của huyện Hải Hậu ngày càng đi lên. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ lúa ở xã Hải An huyện Hải Hậu thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định” 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài giúp góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm; Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ lúa Bắc thơm của các hộ nông dân ở xã Hải An; Phân tích những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm tại xã Hải An; Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm ở xã Hải An huyện Hải Hậu. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Hải An. Thông tin thứ cấp được phục vụ cho đề tài là các báo cáo của địa phương, các sách, báo, tạp chí nghiên cứu kha học có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm. Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất lúa Bắc thơm và 3 người thu gom và 3 cán bộ xã. Sau khi thu thập thông tin, số liệu thì tiến hành sử lý số liệu bằng phần mềm excel và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng sản xuất của hộ: Tuổi và trình độ của hộ, lao động, diện tích đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn. - Chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất của hộ: Số hộ sản xuất lúa, sản lượng, năng suất, chi phí sản xuất. - Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ của hộ: Giá bán, hình thức tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ qua từng kênh. - Một số chỉ tiêu bình quân: Năng suất bình quân, diện tích bình quân, sản lượng, lao động bình quân, chi phí bình quân. - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả: GO, IC, VA, MI, GO/IC, MI/IC, GO/L, MI/L. 3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm tại xã Hải An Xã Hải An là xã nằm Phía Tây huyện Hải Hậu, cách trung tâm huyện 18km, diện tích đất tự nhiên 614,63 ha, là xã thuần nông. Những năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hải An cùng nhau đoàn kết phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong vài năm gần đây sản xuất lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An có có những bước phát triển đáng kể. Nhìn chung qua 3 năm 2014 – 2016 tuy diện tích canh tác không đổi nhưng năng suất lúa và sản lượng Bắc thơm có xu hướng tăng. Diện tích canh tác lúa Bắc thơm của xã là 365,76 ha. Trong năm 2014 năng suất bình quân là 168,8 kg/sào, sản lượng bình quân là 34300,16 tạ. Năm 2015 năng suất bình quân là 170,2 kg/sào, sản lượng bình quân là 34584,64 tạ. Năm 2016 năng suất bình quân là 171,55 kg/sào, sản lượng bình quân là 34858,96 tạ. Về việc tiêu thụ lúa Bắc thơm của xã hiện nay theo 2 kênh tiêu thụ chính là kênh tiêu thụ gián tiêp và kênh tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên kênh tiêu thụ gián tiếp là kênh tiêu thụ chính, việc tiêu thụ qua kênh tiêu thụ trực tiếp là rất ít. Trên địa bàn hiện nay có 9 lái buôn chuyên thu gom và chế biến lúa Bắc thơm và chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong xã và một số xã lân cận. Việc đầu tư cơ sở vật chất và các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất lúa Bắc thơm của các hộ phần lớn còn sơ sài, nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư lớn. Ở các hộ nguồn vốn sử dụng cho việc sản xuất lúa Bắc thơm hầu hết đều là vốn tự có, chỉ có một số ít các hộ quy mô lớn là có vay vốn để đầu tư máy móc hiện đại. Về nguồn giống thì tất cả 100% các hộ mua ở các cửa hàng, đại lý cung cấp giống và vật tư trên địa bàn. Về chi phí sản xuất lúa Bắc thơm thì nhóm hộ quy mô trung bình có chi phí cao nhất khi chi phí vụ chiêm là 614240 đồng/sào, vụ mùa là 588740 đồng/sào. Tiếp đến là nhóm hộ quy mô nhỏ với chi phí vụ chiêm là 602470 đồng/sào, chi phí vụ mùa là 581740 đồng/sào. Cuối cùng thấp nhất là nhóm hộ quy mô lớn với chi phí vụ chiêm là 469740 đồng/sào, chi phí vụ mùa là 450240 đồng/sào. Kênh tiêu thụ gián tiếp là kênh tiêu thụ chính, các hộ sản xuất sẽ để lại một phần sử dụng và một phần để bán cho các lái buôn trên địa bàn. Năm 2017 giá thu mua thóc Bắc thơm vào khoảng 7800 đồng/kg, giá gạo bán lẻ vào khoảng 14000 đồng/kg và tỷ lệ chuyển đổi thóc ra gạo vào khoảng 67%. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất như: Các nhân tố thuộc về tự nhiên (đất đai, khí hậu), quy trình kỹ thuật (giống, phân bón, thuốc BVTV,...) chi phí đầu tư, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, hệ thống khuyến nông, khoa học kĩ thuật,... Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ lúa Bắc thơm như: Giá cả sản phẩm, thu nhập người dân, chất lượng sản phẩm, thị hiếu khách hàng, cơ chế thu mua,... 5. Giải pháp Qua điều tra tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giúp việc sản xuất và tiêu thụ hiệu quả hơn như: Giải pháp về các chính sách hỗ trợ, về quy hoạch vùng sản xuất, về công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức, việc thành lập và nâng cao vai trò của các hiệp hội... MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh thành phần dinh dưỡng của một số cây lương thực 14 Bảng 3.1: Tình hình đất đai xã Hải An (2013 - 2016) 34 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Hải An (2014 - 2016) 35 Bảng 3.3: Thống kê Trạm biến áp xã Hải An 37 Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Hải An (2016) 38 Bảng 3.5: Phương pháp và nội dung thu thập thông tin sơ cấp 42 Bảng 4.1: Diện tích canh tác lúa Bắc thơm tại xã hải An (2014 - 2016) 46 Bảng 4.2: Năng suất lúa Bắc thơm tại xã Hải An (2014 - 2016) 47 Bảng 4.3: Sản lượng lúa Bắc thơm tại xã Hải An (2014 - 2016) 48 Bảng 4.4: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 49 Bảng 4.5: Số nhân khẩu của các hộ điều tra 51 Bảng 4.6: Diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa Bắc thơm của các hộ điều tra (2017) 53 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất lúa Bắc thơm tính theo số lượng hiện vật của các hộ điều tra (2017) 55 Bảng 4.8: Chi phí sản xuất lúa Bắc thơm tính theo giá trị hiện vật của các hộ điều tra (2017) 59 Bảng 4.9: Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Bắc thơm của các hộ điều tra (2017) 62 Bảng 4.10: Tình hình tiêu thụ lúa Bắc thơm tại xã Hải An 63 (2014 - 2016) 63 Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu trong chế biến thóc ra gạo Bắc thơm 66 Bảng 4.12: Sản lượng lúa Bắc thơm tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ của các nhóm hộ điều tra tại xã Hải An (2016) 67 Bảng 4.13: Hình thức tiêu thụ lúa Bắc thơm của các hộ điều tra (2017) 69 Bảng 4.14: Giá thu mua, giá bán thóc, gạo Bắc thơm của các hộ thu gom tại xã Hải An (2017) 71 Bảng 4.15: Giá thu mua thóc Bắc thơm theo thời điểm thu mua của các hộ thu gom tại xã Hải An (2016 - 2017) 72 Bảng 4.16: Tình hình đất nông nghiệp tạ xã Hải An (2013 – 2016) 73 Bảng 4.17: Lượng giống Bắc thơm sử dụng trên 1 sào của các hộ được điều tra (2017) 74 Bảng 4.18: Lượng phân bón và năng suất BQ của các hộ điều tra (2017) 74 Bảng 4.19: Chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV của các hộ điều tra (2017) 75 Bảng 4.20: Số năm làm nghề của các hộ điều tra (2017) 76 Bảng 4.21: Mong muốn của các hộ được điều tra về việc tập huấn 77 Bảng 4.22: Công lao động và chi phí thuê lao động trên 1 sào của các nhóm hộ được điều tra (2017) 78 Bảng 4.23: Thời điểm bán thóc Bắc thơm của các hộ được điều tra 79 Bảng 4.24: Tiêu chí chọn mua gạo của các hộ điều tra 80 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các tác nhân tham gia tiêu thụ trực tiếp 8 Sơ đồ 2.2: Các tác nhân tham gia tiêu thụ gián tiếp 10 Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ lúa bắc thơm tại xã Hải An 64 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BCH Ban chấp hành 2 BQ Bình quân 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 DN Doanh nghiệp 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HQSX Hiệu quả sản xuất 7 HTX Hợp tác xã 8 KQSX Kết quả sản xuất 9 LĐ Lao động 10 NN Nông nghiệp 11 PTNT Phát triển nông thôn 12 TB Trung bình 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, nó sản xuất ra một lượng lớn hàng hóa cho xã hội và các sản phẩm đó là nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp... Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định đời sống của người dân Việt Nam. Lúa gạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo. Hải An là xã thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt lúa Bắc thơm từ lâu đã trở thành thương hiệu của xã không chỉ trong huyện, tỉnh mà còn cả nước Hiện nay, lúa Bắc thơm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản xuất và tiêu thụ, làm cho cây lúa ở xã Hải An huyện Hải Hậu không chỉ mang lại lợi nhuận lớn cho xã, mà còn nâng cao đời sống cho người dân. Sản xuất như thế nào đem lại lợi nhuận, nâng cao năng suất cho nông dân mà còn phải quan tâm đến khâu tiêu thụ, quá trình tiêu thụ tốt sẽ giúp cho nông dân bán được lúa và giá thành được nâng lên. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa phải song song nhau làm cho nền kinh tế của huyện Hải Hậu ngày càng đi lên. Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa ở xã Hải An huyện Hải Hậu thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số khó khăn, thách thức điển hình như: - Thứ nhất, chi phí nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn không chỉ cho quá trình sản xuất của nông dân mà còn cho quá trình tiêu thụ vận chuyển của thương lái. - Thứ hai, sự biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định. - Thứ ba, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát, các tác nhân tham gia vào kênh phân phối thường tự tìm kiếm đầu vào, đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng. - Thứ tư, khâu bảo quản sau thu hoạch chưa hiệu quả, gây trở ngại cho thương lái trong quá trình vận chuyển, trao đổi mua bán,... và còn nhiều khó khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến. Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân về tình hình sản xuất và tiêu thụ là vấn đề hết sức cần thiết; nhằm đưa ra biện pháp để tối thiểu về chi phí, tối đa lợi nhuận của các tác nhân trong hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu thụ lúa của xã Hải An huyện Hải Hậu vì vậy tôi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm tại địa bàn xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất những giải nhằm phát triển sản xuất và nâng cao khả năng tiêu thụ lúa Bắc thơm. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm; - Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ lúa Bắc thơm của các hộ nông dân ở xã Hải An; - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm tại xã Hải An; - Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm ở xã Hải An huyện Hải Hậu; 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Sản xuất là gì? Tiêu thụ là gì? - Tình hình sản xuất lúa Bắc thơm như thế nào? Tình hình tiêu thụ lúa Bắc thơm như thế nào? - Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm có những thuận lợi và khó khăn gì? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm? - Các giải pháp nảo để tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề kinh tế liên quan tới hoạt động xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. - Nghiên cứu các chủ thể là: Các hộ nông dân tham gia sản xuất và các đối tượng thu mua lúa tại xã Hải An. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa Bắc thơm tại các hộ nông dân tại địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định - Không gian: Trên địa bàn xã Hải An huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định - Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2017- Thời gian đề xuất giải pháp: Đến năm 2020. - Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 07/2017 đến tháng 12/2017 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA BẮC THƠM 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ Đầu vào của sản xuất: Là khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá trị thị trường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất như: tiền thuê nhà, thuê đất, mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê lao động, dịch vụ,... (Nguyễn Phúc Thọ, 2010) Đầu ra: Là kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau nên đầu ra của các doanh nghiệp cũng rất khác nhau . Theo Nguyễn Phúc Thọ (2010), mối quan hệ đầu vào đầu và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất : Q = F(X1, X2, X3, ., Xn) Trong đó: Q là lượng sản xuất ra X1, X2, X3, ., Xn là các yếu tố đầu vào Có 2 phương thức sản xuất là : - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. - Sản xuất cho thị trường tức là theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập chung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. (Phan Sĩ Mẫu, 2001, Đào Thế Tuấn, 1997). Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được hai câu hỏi cơ bản là: sản xuất là cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào ? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. 2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ Có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu thụ, tuy nhiên bản chất của tiêu thụ sản phẩm vẫn được hiểu một cách thống nhất. - Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu mà các khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện cùng một mục tiêu là chuyển hàng đến tay người tiêu dùng. - Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (Dương Văn Hiểu, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Thị Minh Thu, 2010). Hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần có 3 yếu tố: - Đối tượng thực hiện trao đổi: sản phẩm hàng hóa và tiền tệ - Phải có chủ thể kinh tế: người bán, người mua, trung gian môi giới - Có thị trường: nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán hay là môi trường thực hiện việc trao đổi Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với sản xuất hàng hóa: - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng để chuyển hóa thành tiền. Sản phẩm một khi đã được sản xuất, nếu không đem ra trao đổi, mua bán, tiêu thụ sẽ không thực hiện được mục tiêu của nhà sản xuất là kiếm lời. - Tiêu thụ sản phẩm là để thực hiện quá trình tái sản xuất. Nếu không có tiêu thụ sản phẩm thì không thể có quá trình tái sản xuất diễn ra, sản xuất sẽ bị đình trệ - Tiêu thụ sản phẩm là để thực hiện chức năng giá trị của sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm có vai trò làm tăng giá trị gia tăng ngoại sinh với sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm có vai trò nâng cao vị thế của doanh nghiệp . Thông qua chất lượng, giá cả sản phẩm, phương thức giao dịch, mua bán thuậ tiện, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo... Mà doanh nghiệp tăng thêm được khối lượng sản phẩm bán, lôi kéo được khác hàng, và mở rộng thị phần. Những nhân tố ảnh hương tới tiêu thụ hàng hóa. - Nhóm nhân tố thị trường bao gồm: nhu cầu thị trường, lượng cung ứng và giá cả. Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng và cơ cấu dân cư của từng vùng, từng khu vực. Thông thường thu nhập tăng tỷ lệ thuận với tăng nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên đối với sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu có nhu cầu giảm, ngược lại sản phẩm cao cấp, được chế biến lại tăng mạnh. - Nhóm nhân tố về công nghệ chế biến: Công nghệ chế biến tiên tiến sẽ tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó nâng cao giá cả bán ra. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống giao thông, phương tiện thông tin, vận chuyển, kho tàng, bến bãi, tốt sẽ đảm bảo lưu thông nhanh chóng và kịp thời. - Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ: trình độ của người sản xuất trong việc phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa nông sản từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng. Ngoài ra, trình độ của người sản xuất trong việc nắm bắt thông tin thị trường, kiến thức marketing và tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phấm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ và giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. - Nhóm nhân tố về sản xuất: Việc lựa chọn sản xuất cây trồng, vật
Luận văn liên quan