Ngày nay với sự phát triển của xã hội, kinh tế phát triển, mức sống của con người
ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao ngày
càng tăng cao, điều này đòi hỏi những nhà sản xuất không ngừng tìm hiểu và nâng cao
sản phẩm của mình, cũng như đối với nhà sản xuất mặt hàng kem đánh răng, người
tiêu dùng cũng quan tâm rất nhiều đến chất lượng của nó, và những mong đợi từ sản
phẩm này, muốn làm trắng răng bằng kem đánh răng, diệt khuẩn, tránh hôi miệng,
Nhưng thực trạng hiện nay các nguồn thực phẩm đa dạng khiến nhu cầu ăn uống gia
tăng, ẩn chứa đằng sau những món ăn ngon là hàng trăm loại vi khuẩn gây hôi miệng
và làm phá vỡ men răng gây mất thẩm mỹ, vì vậy nhu cầu sử dụng kem đánh răng thì
không có điểm dừng, cho nên nhiều sản phẩm kem đánh răng với nhiều chủng loại
khác nhau đã có mặt ở mọi nơi trên thị trường. Chắc răng - khỏe nứu là tiêu chuẩn
hàng đầu của người sử dụng kem đánh răng vậy con người quan tâm đến sức khỏe của
mình như thế nào? Bên cạnh đó, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó
khăn trong cuộc chiến giành giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Nếu biết cách
tận dụng và phát huy lợi thế thì họ mới có thể đứng vững trong cuộc chiến đầy khắc
nghiệt đó, và điều quan trọng hơn là phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua hàng của người tiêu dùng; nếu nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp nghiên cứu, hiểu
rõ, ứng dụng các đặc điểm đó vào các quyết định marketing thì họ sẽ có cơ hội được
phục vụ nhu cầu của khách hàng và khả năng thu lại lợi nhuận cao. Từ những lí do
trên, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và xây dựng
chiến lược marketing cho sản phẩm kem đánh răng Colgate”
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4031 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và xây dựng chiến lƣợc marketing cho sản phẩm kem đánh răng colgate, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP CAO HỌC K22 NGÀY 2
***
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHIẾN
LƢỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM
KEM ĐÁNH RĂNG COLGATE
GVHD: TS ĐINH CÔNG TIẾN
Nhóm học viên thực hiện:
1. Ngô Minh Hằng
2. Bùi Hoàng Hiệp
3. Lý Loan Loan
4. Dương Hồng Quân
5. Trần Văn Sắc
Tp HCM, Tháng 10, 2013
Mục Lục
Mục Lục ................................................................................................................................................. 1
Lời mở đầu............................................................................................................................................. 2
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU COLGATE ............................................................................................. 3
1.3 Giới thiệu công ty Colgate Palmolive .................................................................................. 3
1.4 Sản phẩm kem đánh răng Colgate ...................................................................................... 3
1.5 Thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh ........................................................................................ 3
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA COLGATE
TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................................... 5
2.1 Các yếu tố khảo sát hệ thống marketing của Colgate ........................................................ 5
2.1.1 Mô hình giá trị dành cho khách hàng ......................................................................... 5
2.1.2 Lực kéo ........................................................................................................................... 7
2.1.3 Lực đẩy........................................................................................................................... 7
2.1.4 Sự hài lòng ..................................................................................................................... 8
2.1.5 Lòng trung thành .......................................................................................................... 9
2.1.6 Các công cụ công ty sử dụng ...................................................................................... 11
2.2 Khảo sát và phân tích kết quả............................................................................................ 12
2.3 So sánh đối thủ cạnh tranh................................................................................................. 15
2.4 Xác định vấn đề tồn tại trong hệ thống marketing của Colgate ..................................... 18
CHƢƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO COLGATE ............................................ 18
3.1 Vấn đề marketing cần cải thiện ......................................................................................... 18
3.1.1 Thƣơng hiệu..................................................................................................................... 19
3.1.2 Phân phối ......................................................................................................................... 21
3.2 Kế hoạch hoạt động ............................................................................................................ 22
3.3 Dự toán kinh phí ................................................................................................................. 23
CHƢƠNG IV: TỔNG KẾT ............................................................................................................... 26
CHƢƠNG V: PHỤ LỤC .................................................................................................................... 27
5.1 Bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................................................... 27
5.2 Phân tích kết quả khảo sát ................................................................................................. 31
1
Lời mở đầu
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, kinh tế phát triển, mức sống của con người
ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao ngày
càng tăng cao, điều này đòi hỏi những nhà sản xuất không ngừng tìm hiểu và nâng cao
sản phẩm của mình, cũng như đối với nhà sản xuất mặt hàng kem đánh răng, người
tiêu dùng cũng quan tâm rất nhiều đến chất lượng của nó, và những mong đợi từ sản
phẩm này, muốn làm trắng răng bằng kem đánh răng, diệt khuẩn, tránh hôi miệng,
Nhưng thực trạng hiện nay các nguồn thực phẩm đa dạng khiến nhu cầu ăn uống gia
tăng, ẩn chứa đằng sau những món ăn ngon là hàng trăm loại vi khuẩn gây hôi miệng
và làm phá vỡ men răng gây mất thẩm mỹ, vì vậy nhu cầu sử dụng kem đánh răng thì
không có điểm dừng, cho nên nhiều sản phẩm kem đánh răng với nhiều chủng loại
khác nhau đã có mặt ở mọi nơi trên thị trường. Chắc răng - khỏe nứu là tiêu chuẩn
hàng đầu của người sử dụng kem đánh răng vậy con người quan tâm đến sức khỏe của
mình như thế nào? Bên cạnh đó, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó
khăn trong cuộc chiến giành giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Nếu biết cách
tận dụng và phát huy lợi thế thì họ mới có thể đứng vững trong cuộc chiến đầy khắc
nghiệt đó, và điều quan trọng hơn là phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua hàng của người tiêu dùng; nếu nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp nghiên cứu, hiểu
rõ, ứng dụng các đặc điểm đó vào các quyết định marketing thì họ sẽ có cơ hội được
phục vụ nhu cầu của khách hàng và khả năng thu lại lợi nhuận cao. Từ những lí do
trên, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và xây dựng
chiến lược marketing cho sản phẩm kem đánh răng Colgate”.
2
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU COLGATE
1.3 Giới thiệu công ty Colgate Palmolive
Công ty Colgate Palmolive ra đời năm 1806 - là một công ty đa quốc gia trong lĩnh
vực hàng tiêu dùng của Mỹ tập trung về sản xuất và phân phối các chất tẩy rửa, vệ
sinh nhà cửa, thân thể đến vệ sinh răng miệng.
Colgate Palmolive có mặt trên 70 quốc gia với hơn 35000 nhân viên và hàng trăm nhà
máy.
1.4 Sản phẩm kem đánh răng Colgate
Kem đánh răng Colgate đánh dấu sự có mặt ở Việt Nam vào năm 1995, với việc liên
doanh với công ty Sơn Hải, công ty sở hữu nhãn hàng Dạ Lan, Sau đó Colgate mua
đứt 30% cổ phần của công ty Sơn Hải vào năm 1998 trong liên doanh. Khi đó P/S
đang chiếm 65% thị phần, Dạ Lan chiếm 30%. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam,
Unilever dẫn đầu với thị phần trên 65%, bỏ xa con số 25% của Colgate, còn P&G với
thương hiệu Crest hoàn toàn mờ nhạt. Trên thị trường thế giới Colgate Palmolive
chiếm 45%, Unilever 9%, P&G 15%.
Các dòng sản phẩm của Colgate tại Việt Nam:
Colgate bảo vệ răng miệng toàn diện:
o Colgate Total Giảm Mảng Bám – Đánh Bóng Răng
o Colgate Total Làm Trắng Răng
o Colgate Total Bạc Hà Tinh Khiết
o Colgate Total Chăm Sóc Nướu Chuyên Biệt
Colgate cho hơi thở thơm mát:
o Colgate Max Fresh Hương Bạc Hà
o Colgate Max Fresh Trà Xanh
o Colgate Max Fresh Bạc Hà Băng Mát Lạnh
o Colgate Max Fresh Ngăn Vi Khuẩn qua đêm
o Colgate Vitamin C Thơm Mát
Colgate ngừa sâu răng:
o Colgate Ngừa Sâu Răng Tối Đa
o Colgate Chắc Răng Thơm Miệng
o Colgate cho răng ê buốt:
o Colgate Sensitive Pro-Relief - Giảm Ê Buốt Răng
o Colgate Sensitive Fresh Mint - Bạc Hà Thơm Mát
o Colgate Sensitive Whitening - Làm Trắng Răng Hiệu Quả
1.5 Thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh
Thị trƣờng hiện tại:
3
- Vào thị trường cùng một thời điểm, cùng một chiến thuật mua lại doanh
nghiệp (DN) nội địa, nhưng tính toán sai chiến lược, Colgate đã phải nhường
gần như toàn bộ thị phần cho Unilever. Để đặt chân vào thị trường kem đánh
răng Việt Nam một cách nhanh nhất, cả Unilever và Colgate Palmolive đều
chọn chiến thuật “mua lại thương hiệu” của các DN nội địa. Unilever đã mua
được P/S và Colgate đã mua Dạ Lan. Tuy nhiên đến nay Colgate chỉ chiếm
25% thị phần, và trong khi đó Unilever đến 65%.
- Hiện những nhãn hàng kem đánh răng nhập khẩu như Twin Lotus của Công ty
Twin Lotus - Thái Lan; Crest của Công ty P&G; Sensodyne, Aquafresh của
Công ty GlaxoSmithKline (GSK) và một số sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản,
Hàn Quốc… cũng đang bắt đầu len chân vào thị trường.
- Trong đó, đáng chú ý nhất là hai nhãn hàng của GSK hiện đã bắt đầu có chỗ
đứng tại thị trường kem đánh răng Việt. Khoảng năm 2009, kem đánh răng
Sensodyne được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với hai loại Freshmint và
Cool Gel là loại kem đánh răng dành cho “răng nhạy cảm”. Tiếp đó, năm 2010
GSK tiếp tục đưa nhãn hàng kem đánh răng Aquafresh: Aquafresh Cavity
Protection (Ngừa sâu răng hiệu quả) và Aquafresh Extra Fresh (Thơm mát vượt
trội) cũng bắt đầu bước chân vào thị trường Việt. Hiện công ty này cũng đang
chú trọng đầu tư khá tốt cho việc quảng cáo qua truyền hình, kèm theo đó là
hàng loạt chương trình khuyến mại sản phẩm tặng kèm cốc, bình uống nước,
giảm giá…và có nhiều chính sách bán hàng, phân phối sản phẩm thu hút người
tiêu dùng. Nên hiện nay, hai loại kem đánh răng này cũng được nhiều siêu thị
lớn bày bán ở nhiều vị trí “đắc địa”.
- Tuy nhiên, nếu tính về số lượng thì hiện hai loại kem đánh răng này vẫn chưa
thể thu hút được phần đông khách hàng bình dân do giá thành cao và chưa
được phần đông người tiêu dùng “nhận diện” sản phẩm. “Hiện hai loại kem
đánh răng này bán không chạy bằng mấy loại P/S, Colgate vì giá của những
loại này đắt hơn hẳn, bởi Sensodyne loại 100g mà đã hơn 30.000 đồng/ hộp”.
Nhưng nếu kiên trì tiếp tục sự quảng bá và phát triển kênh phân phối như hiện
nay thì việc nâng cao thị phần tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
- Mặc dù một số người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn kem đánh
răng ngoại như trên nhưng với đa số còn lại, họ vẫn đang mua hàng theo thói
quen, bởi vấn đề vệ sinh “răng miệng” của người Việt vẫn đang dừng ở mức
cần có chứ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, vấn đề chất lượng
chỉ hơn kém nhau không đáng kể, không có những nổi bật khác biệt nên mua
loại nào hình như cũng không khác nhau là mấy, vì thế, giá cả của các loại kem
đánh răng mới là yếu tố quyết định đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Đối thủ cạnh tranh: hiện tại kem đánh răng Colgate có hai sản phẩm cạnh
tranh chính là P/S, CloseUp cùng của Unilever
- Unilever mua lại P/S của Việt Nam năm 1995, cho đến nay hầu hết nhiều
người còn nhầm lẫn rằng P/S là sản phẩm của doanh nghiệp Việt, nhờ thế mà
Unilever có thể nhanh chóng chiếm được 60 – 70% thị phần, đánh bại Colgate
dù thâm nhập vào Việt Nam cùng thời.
4
- Kem đánh răng P/S có khắp mọi nơi, các chương trình quảng cáo mạnh mẽ rầm
rộ, giúp khách hàng ngày càng sử dụng P/S nhiều hơn.
- Mức giá của P/S ở mức trung bình phù hợp với túi tiền cùa tầng lớp bình dân
Việt Nam, Unilever định vị P/S với giá rẻ và chất lượng cao.
- Các mẫu mã của PS đa dạng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn: Kem đánh
răng P/S muối, Kem đánh răng P/S trà xanh, Kem đánh răng 3 lần trắng, Kem
đánh răng Ngừa sâu răng vượt trội, Kem đánh răng P/S lõi xanh, Kem đánh
răng P/S bé ngoan, Kem đánh răng P/S trà xanh hoa cúc…
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
COLGATE TẠI VIỆT NAM
2.1 Các yếu tố khảo sát hệ thống marketing của Colgate
Khảo sát hệ thống marketing kem đánh răng Colgate dựa trên: giá trị dành cho
khách hàng, lực kéo, lực đẩy, sự hài lòng, lòng trung thành, các công cụ sử dụng
2.1.1 Mô hình giá trị dành cho khách hàng
Theo Phillips Koler và Kevin Lane Keller, giá trị dành cho khách hàng
là chênh lệch giữa tổng giá trị mà khách hàng nhận được và tổng chi phí mà
khách hàng phải trả cho một sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Tổng giá trị mà khách hàng nhận được là toàn bộ những lợi ích mà họ
trông đợi ở một sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, nó bao gồm một tập hợp các
giá trị thu được từ bản thân sản phẩm/dịch vụ, các dịch vụ kèm theo, nguồn
nhân lực và hình ảnh công ty.
Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là toàn bộ những phí tổn phải chi
ra để nhận được những lợi ích mà họ mong muốn. Trong tổng chi phí này,
những bộ phận chủ yếu thường bao gồm: giá tiền sản phẩm/dịch vụ, phí tổn
thời gian, phí tổn công sức và phí tổn tinh thần mà khách hàng đã bỏ ra trong
quá trình mua hàng
Tuy nhiên, cũng như Porter (1985), Philip Kotler cho rằng trong môi
trường cạnh tranh, khách hàng chỉ chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp nào
khi nó cung cấp cho khách hàng một giá trị vượt trội so với các đối thủ và điều
này chỉ được tạo ra khi doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm, dịch vụ “tốt
hơn, mới hơn, nhanh hơn và rẻ hơn”. Trong đó:
+ Tốt hơn có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ của công ty phải được cải tiến so với
sản phẩm, dịch vụ hiện có;
+ Mới hơn có nghĩa là phải phát triển một giải pháp chưa từng có trước đó;
+ Nhanh hơn có nghĩa là phải giảm thời gian thực hiện hay giao hàng liên quan
đến việc sử dụng hay mua một sản phẩm, dịch vụ;
5
+ Rẻ hơn có nghĩa là có thể mua được sản phẩm, dịch vụ tương tự với số tiền ít
hơn.
Song, Philip Kotler cũng cho rằng, việc giảm bớt chi phí cho khách hàng
để giá bán rẻ hơn có thể phạm sai lầm, vì các lý do:
+ Thứ nhất, một sản phẩm “rẻ hơn” so với các đối thủ của nó thường bị hoài
nghi chất lượng không tốt, ngay cả khi nó tốt thực sự;
+ Thứ hai, để giảm chi phí cho khách hàng doanh nghiệp thường cắt giảm các
dịch vụ, nhưng điều này sẽ làm giảm sự thỏa mãn, vì thế dễ mất khách hàng.
+ Thứ ba, đối thủ cạnh tranh có thể bất ngờ tung ra một sản phẩm còn “rẻ hơn”
do tìm được nơi sản xuất và chi phí thấp hơn.
Vì thế, theo Philip Kotler, vấn đề có tính quyết định đến giá trị dành cho
khách hàng là doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt các đối thủ về bốn yếu tố
cơ bản là sản phẩm, dịch vụ, nhân sự hay hình ảnh của công ty. Trong đó:
+ Đối với sản phẩm là sự khác biệt về tính chất, công dụng, mức độ phù hợp,
tuổi thọ, độ tin cậy, khả năng sửa chữa được, kiểu dáng và kết cấu thông qua
hoạt động cải tiến hoặc đổi mới;
+ Đối với giá trị dịch vụ là sự khác biệt về giao hàng, lắp đặt, huấn luyện khách
hàng sử dụng, tư vấn, sửa chữa và một số dịch vụ khác;
+ Đối với giá trị nhân sự là sự khác biệt về năng lực, thái độ nhã nhặn, có tín
nhiệm, tin cậy, nhiệt tình và biết giao thiệp của nhân viên;
+ Đối với giá trị hình ảnh là sự khác biệt về biểu tượng, phương tiện truyền
thông, bầu không khí và các sự kiện bảo trợ tạo ra sự hãnh diện, thích thú trong
tâm tưởng của khách hàng. (Philip Kotler, 2001, tr. 33 -345).
Về sự thỏa mãn, theo Philip Kotler (2001, tr. 49), đó là trạng thái cảm
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm,
dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Trong đó:
+ Kết quả thu được từ sản phẩm, dịch vụ là những lợi ích khách hàng nhận
được trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
+ Kỳ vọng của khách hàng thể hiện mong muốn của khách hàng về những lợi
ích đem lại từ sản phẩm, dịch vụ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm mua
sắm trước đó; ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp cùng những thông tin hứa hẹn
của những người làm maketing và đối thủ cạnh tranh.
Song, những lợi ích khách hàng nhận được trong quá trình tiêu dùng sản
phẩm, dịch vụ được quyết định bởi giá trị dành cho khách hàng. Hơn nữa, cũng
giống như kỳ vọng, khách hàng có thể nhận thức giá trị họ được cung cấp theo
nhiều cách khác nhau dựa trên giá trị cá nhân, nhu cầu, sở thích và nguồn lực
tài chính của họ. Vì thế, mức độ thỏa mãn của khách hàng trước hết và quan
trọng được quyết định bởi giá trị (chất lượng) sản phẩm dịch vụ; kinh nghiệm
và những ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp (gọi chung là nhóm tham khảo) và
đặc tính cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,
vv) của khách hàng.
6
Tóm lại, theo Philip Kotler, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm của khách hàng là các yếu tố chính cơ bản quyết định giá trị và sự thỏa
mãn của khách hàng, đó là giá trị (chất lượng) sản phẩm, dịch vụ; giá trị nhân
sự; giá trị hình ảnh. Bên cạnh đó, đặc tính cá nhân của khách hàng là những
yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.
2.1.2 Lực kéo
Đây là chiến lược lôi kéo khách hàng mua lẻ hay người tiêu dùng, mua hàng của mình bằng
cách dùng các công cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu như:
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình, Internet, radio,
brochure…).
- Tổ chức sự kiện (event) như ngày hội tuổi thơ, ngày thế giới không sâu răng, khánh thành
hay khởi công một công trình với sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp, tung ra mặt hàng mới
với sự xuất hiện của các nghệ sĩ danh tiếng tham gia giới thiệu sản phẩm...
- Quan hệ công chúng (public relation) nhằm tạo quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông để
họ giới thiệu một cách khách quan về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, người tiêu dùng.
- Tổ chức sử dụng thử (uống, ăn, đi thử…) cho khách hàng nhưng chưa bán sản phẩm, làm
cho nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, càng muốn có sản phẩm hoặc dịch vụ đó ngay.
Qua các công cụ marketing trên, mục tiêu của nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ là làm sao
để tác động lôi kéo, gây sự chú ý, tạo nhu cầu cần thiết, kích thích sự ham muốn phải có ngay
sản phẩm/dịch vụ đó trong tâm trí khách hàng. Và khi đã có nhu cầu, khách hàng sẽ tìm đến
các cấp trung gian (đại lý, nhà phân phối) để mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Các yếu tố :
- Các chỉ số nhận biết (brand awareness)
- Hình ảnh (brand image attribute)
2.1.3 Lực đẩy
Đây là chiến lược chú trọng vào việc “đẩy” hàng từ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến
các cấp trung gian, chú trọng việc phân phối sỉ, các cấp trung gian hay người bán.
Khi hàng hóa tại kho các cấp trung gian đầy ắp, ắt họ sẽ tìm cách đẩy hàng đến cấp trung gian
tiếp theo hoặc đến tay người tiêu dùng. Bởi các cấp trung gian này luôn muốn bán được nhiều
hàng để hưởng lợi càng nhiều và mau chóng giải phóng kho bãi. Vậy nhà sản xuất hay nhà
cung cấp dịch vụ bằng cách nào để có thể đẩy hàng đến các cấp trung gian hiệu quả?
Thông thường nhà sản xuất bán hàng có chiết khấu cho đại lý qua nhiều hình thức: ký gửi
hàng, thanh toán 100% hay thanh toán nhiều đợt, gối đầu sản phẩm… Để thuyết phục được
đại lý bán hàng cho mình, nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ luôn có sẵn một đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp như: hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực… Các cấp nhân viên này
đều được công ty cung cấp các kiến thức về sản phẩm, huấn luyện kỹ năng bán hàng, kỹ năng
giám sát, quản lý…
7
Tùy từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể mà sẽ có hoặc không, ít hoặc nhiều các cấp và số
lượng nhân viên trên để hỗ trợ các cấp trung gian bán hàng. Ngoài công việc chính là hỗ trợ
và chăm sóc các đại lý, các cấp nhân viên này còn làm nhiệm vụ thu thập thông tin, tình hình
thị trường, đối thủ cạnh tranh, phân khúc khách hàng… nhằm kịp thời báo cáo về nhà sản
xuất để có các đối sách kịp thời với tình hình biến đổi đó.
Các yếu tố:
- Chỉ số phân phối như Độ phủ (coverage)
- Mức sẵn có sản phẩm (availability)
- Mức nhìn thấy thương hiệu (brand visibility)
2.1.4 Sự hài lòng
Có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng với hơn 15,000
bài luận và công trình của nhiều tác giả (Peterson và Wilson, 1992) và thực tế
có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Nói một cách đơn giản, sự hài
lòng của khách hàng chính là trạng thái/cảm nhận của khách hàng đối với nhà
cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó (Terrence Levesque và Gordon
H.G McDougall, 1996). Cụ thể hơn, sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi
tình cảm/toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên
cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận đuợc so với mong đợi