Đề tài Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 1998- 2003 và những giải pháp thực hiện quy chế dân chủ

Một trong bài học lớn được rút ra tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI cña §¶ng (12-1986) là: Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bài học đó khẳng định dân là nguồn lực quan trọng nhất, nên cần phải phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ con người làm mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động. Bài học đó có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là yếu tố cơ bản phát triển nhanh bền vững của cộng đồng; để thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", đây là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng. Thông qua cơ chế đó, từng bước chúng ta hoàn thiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nhân dân thực sự là người làm chủ và mọi việc của cộng đồng đều được giải quyết theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhằm cụ thể hoá những tư tuởng, quan điểm về phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta; ngày 18-2-1998 Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành chỉ thị số 30/CT-TW về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đây là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân. Chỉ thị được ban hành đúng lúc đáp ứng sự mong đợi của nhân dân nên đã được nhân dân hưởng ứng, sớm đi vào cuộc sống. Chấp hành Chỉ thị của Bộ chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 về thực hiện quy chế dân chủ ở xã (phường, thị trấn); Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động ở cơ quan; Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13-2-1999 về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Sau mỗi nghị định đều có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của các Ban, ngành trung ương. Ngày 11-11-1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 38/CT-TTg hướng dẫn triển khai quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. ngày 5-12-1998 Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn Thông tư số 10 triển khai hoạt động quy chế dân chủ ở cơ quan. Tiếp ®Õn, ngày 28-3-2002 Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) ban hành Chỉ thị số 10/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 7-7-2003 Chính phủ tiếp tục ra Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở xã (phường, thị trấn) thay cho Nghị định số 29/1998/NĐ-CP trước đây, sau đó Bộ Nội vụ có Thông tư số 12/2004/TT về hướng dẫn thực hiện nghị định này. Quán triệt các văn bản của Bộ chính trị và Chính phủ, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện nội dung các văn bản trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Sau hơn 5 năm tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã và đang ®i vµo cuộc sống mang lại kết quả thiết thực, từng bước đi vào cuộc sống. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù có đạt được kết quả trên, song chưa thật bền vững, còn có những thiếu sót, hạn chế. Để QCDC cơ sở trở thành động lực mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; thì công tác tổng kết việc thực hiện QCDC của toàn tỉnh cần được kiểm điểm, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ để tiếp tục đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành nền nếp trong đời sống hàng ngày của xã hội. Được sự quan tâm của Hội đồng khoa học tỉnh Lào Cai, Ban dân vận - Dân tộc tỉnh uỷ Lào Cai thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 1998-2003 và những giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình giai đoạn 2004-2010. §Ò tµi cÇn ®¹t ®­îc c¸c néi dung sau: Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình. Đánh giá đúng thực chất kết quả triển khai, những mặt được, chưa được, những khó khăn hạn chế khuyết điểm, thiểu sót, nguyên nhân thiếu sót và rút ra được các bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra được nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp tình hình địa phương đến năm 2010 một cách có hiệu quả. Góp phần phát triển mọi mặt của địa phương, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 1998- 2003 và những giải pháp thực hiện quy chế dân chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Một trong bài học lớn được rút ra tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI cña §¶ng (12-1986) là: Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bài học đó khẳng định dân là nguồn lực quan trọng nhất, nên cần phải phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ con người làm mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động. Bài học đó có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là yếu tố cơ bản phát triển nhanh bền vững của cộng đồng; để thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", đây là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng. Thông qua cơ chế đó, từng bước chúng ta hoàn thiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nhân dân thực sự là người làm chủ và mọi việc của cộng đồng đều được giải quyết theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhằm cụ thể hoá những tư tuởng, quan điểm về phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta; ngày 18-2-1998 Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành chỉ thị số 30/CT-TW về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đây là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân. Chỉ thị được ban hành đúng lúc đáp ứng sự mong đợi của nhân dân nên đã được nhân dân hưởng ứng, sớm đi vào cuộc sống. Chấp hành Chỉ thị của Bộ chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 về thực hiện quy chế dân chủ ở xã (phường, thị trấn); Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động ở cơ quan; Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13-2-1999 về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Sau mỗi nghị định đều có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của các Ban, ngành trung ương. Ngày 11-11-1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 38/CT-TTg hướng dẫn triển khai quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. ngày 5-12-1998 Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn Thông tư số 10 triển khai hoạt động quy chế dân chủ ở cơ quan. Tiếp ®Õn, ngày 28-3-2002 Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) ban hành Chỉ thị số 10/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 7-7-2003 Chính phủ tiếp tục ra Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở xã (phường, thị trấn) thay cho Nghị định số 29/1998/NĐ-CP trước đây, sau đó Bộ Nội vụ có Thông tư số 12/2004/TT về hướng dẫn thực hiện nghị định này. Quán triệt các văn bản của Bộ chính trị và Chính phủ, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện nội dung các văn bản trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Sau hơn 5 năm tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã và đang ®i vµo cuộc sống mang lại kết quả thiết thực, từng bước đi vào cuộc sống. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù có đạt được kết quả trên, song chưa thật bền vững, còn có những thiếu sót, hạn chế. Để QCDC cơ sở trở thành động lực mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; thì công tác tổng kết việc thực hiện QCDC của toàn tỉnh cần được kiểm điểm, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ để tiếp tục đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành nền nếp trong đời sống hàng ngày của xã hội. Được sự quan tâm của Hội đồng khoa học tỉnh Lào Cai, Ban dân vận - Dân tộc tỉnh uỷ Lào Cai thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 1998-2003 và những giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình giai đoạn 2004-2010. §Ò tµi cÇn ®¹t ®­îc c¸c néi dung sau: Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình. Đánh giá đúng thực chất kết quả triển khai, những mặt được, chưa được, những khó khăn hạn chế khuyết điểm, thiểu sót, nguyên nhân thiếu sót và rút ra được các bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra được nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp tình hình địa phương đến năm 2010 một cách có hiệu quả. Góp phần phát triển mọi mặt của địa phương, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Nội dung nghiên cứu của đề tài: §ánh giá kÕt qu¶ việc thực hiện quy chế dân chủ ở ba loại hình cơ sở x· (ph­êng, thÞ trÊn) c¬ quan vµ c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc; vÒ nh÷ng thµnh c«ng vµ ch­a thµnh c«ng. Rót ra ®­îc bµi häc kinh nghiÖm, trªn c¬ së ®ã ®Ò ra ®­îc nhiÖm vô, gi¶i ph¸p thùc hiÖn quy chÕ d©n chñ ë c¬ së giai ®o¹n tiÕp theo. Phương pháp nghiên cứu, ®ề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp lý luận với thực tiễn. Thực hiện theo các phương pháp điều tra xã hội học, trong đó có phương pháp thu thËp th«ng tin qua phỏng vấn bằng phiếu ®iÒu tra và phương pháp phỏng vấn trùc tiÕp, phương pháp phân tích tổng hợp. - Điều tra theo Nghị định số 29/NĐ-CP trước đây, nay là Nghị định số 79/NĐ-CP (Quy chế dân chủ xã phường, thị trấn). Loại hình này đề tài chọn 27 xã, phường thị trấn ở 9 huyện thị đại diện cho 3 vùng. Bao gồm những hộ làm nghề công nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, thương nghiệp (theo mẫu 79a). Các xã vùng thấp, vùng cao bao gồm các hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản theo mẫu phiếu 79b, số phiếu điều tra là 3% số hộ. - Loại hình cơ sở theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ban hành quy chế dân chủ trong cơ quan. Tổng số cơ quan chọn điều tra là 23 cơ quan trong đó, 5 cơ quan cấp tỉnh và 18 cơ quan cấp huyện. Số phiếu điều tra của mỗi cơ quan là 10 phiếu, tổng số phiếu sẽ là 230 phiếu. - Loại hình cơ sở theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ban hành quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước. Chọn 5 doanh nghiệp nhà nước ở thị xã và 3 doanh nghiệp ở Bảo Thắng, Văn Bàn, mỗi doanh nghiệp điều tra 20 phiếu. Ý nghĩa khoa học, hiệu quả của đề tài, thông qua thực hiện đề tài, tiếp tục nâng cao nhận thức việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, của cán bộ đảng viên và nhân dân về phát huy dân chủ. Làm chuyển biến một bước nhận thức về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thông qua đó tạo thêm động lực mới để thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, của các cấp, các ngành. Những nơi quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện còn yếu, cấp uỷ các cấp cần phải quan tâm lãnh đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùi tiêu cực, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Đồng thời giúp cho cấp uỷ các cấp vận dụng các bài học kinh nghiệm, biện pháp được rút ra qua kết quả thực hiện đề tài này vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở đơn vị, địa phương mình, góp phần vào việc đẩy mạnh các mặt hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị. Nội dung, bố cục của đề tài: Phần mở đầu của đề tài giới thiệu một cách khái quát tầm quan trọng, ý nghĩa của dân chủ; các chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư… của Trung ương về việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài.. Phần nội dung chính của đề tài gồm 4 chuyên đề sau: - Chuyên đề I: Thực trạng và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở x· (ph­êng, thÞ trÊn) tØnh Lµo Cai theo Nghị định số 29-CP trước đây (nay được thay thế bằng Nghị định số 79-CP ngày 7-7-2003). - Chuyên đề II: KÕt qu¶ và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong ho¹t ®éng ë c¬ quan theo Nghị định số 71-CP ngày 8-9-1998. - Chuyên đề III: T×nh h×nh vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp nhµ n­íc theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 03-02-1999. - Chuyên đề IV: Kết luận chung về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cña ba lo¹i h×nh, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn. Đánh giá chung việc thực hiện quy chế dân chủ c¬ së ở Lào Cai qua 5 năm qua. Một số giải pháp và kiến nghị tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở Lào Cai đến năm 2010. - Phụ lục: - Một số mô hình tiêu biểu của 3 loại hình - Biểu mẫu thống kê Chuyªn ®Ò I thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p thùc hiÖn Quy chÕ d©n chñ ë x· (ph­êng, thÞ trÊn) tØnh Lµo Cai (Theo Nghị định số 29 nay là Nghị định số 79). I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QCDC Ở Xà (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) 1/. Kết quả điều tra bằng phiếu : Qua triển khai điều tra bằng phiếu tại 27Xã, Phường, Thị trấn của 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh, được phân bổ chọn mẫu cho 3 vùng (cao, giữa, thấp). vùng thấp bao gồm các hộ ở thị trấn đại diện cho những người làm nghề phi sản xuất nông nghiệp chiếm 17,73%, vùng giữa và vùng cao là những hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 82,27%. Trong số đó nam chiếm 77,40%, nữ chiếm 24,60%. Hoàn cảnh kinh tế: nghèo chiếm 9,55%, trung bình chiếm 57,62%; khá 29,16%; giàu 3,65%. Dân tộc Kinh 34,55%, dân tộc Mông 14,46%, dân tộc Dao 11,28%, dân tộc Tày 21,38%,dân tộc Nùng 7,94%,dân tộc Phù lá 1,80%, dân tộc khác 7,70%. Qua phiếu điều tra cho thấy, trong tổng số 2.544 phiếu điều tra của 27 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị được điều tra, với tổng số 86.496 tiêu chí cần hỏi thì chỉ có 76.050 tiêu chí chiếm 88% số phiếu trả lời là có, nghĩa là thực hiện QCDC ở cơ sở là tốt. 10.446 tiêu chí chiếm 12% trả lời Không đồng ý có nghĩa là thực hiện QCDC không tốt, hoặc chưa đến nơi đến chốn. Có nhiều huyện, xã, thị trấn, số tiêu chí trả lời “Không đồng ý” chiếm tỷ lệ không đáng kể như: huyện Mường Khương 5,7%, huyện Bát Xát 6,5%, thị xã nay là thành phố Lào Cai 7%, huyện Si Ma Cai 6,9%, xã Mường Khương huyện Mường Khương 2,8% xã Ý Tý (Bát Xát) 3,8%, xã Cam Đường thành phố Lào Cai 4,7%.... Trong khi đó, lại có một số địa phương có số tiêu chí không đồng ý chiếm tỷ lệ tương đối cao như huyện Bảo Yên, huyện Sa Pa, huyện Bảo Thắng, xã Thượng Hà 32,5%, xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) 13,8%, xã Chiềng Ken (Văn Bàn) 12,6%....Qua số liệu trên phản ảnh lên thực tế là: những địa phương này thời gian qua đều là nơi có vấn đề “Nóng” như truyền đạo trái phép hoặc di cư tự do. KÕt qu¶ kh¶o s¸t ë c¸c ®Þa ph­¬ng nh­ sau: - Huyện Bảo Thắng: có 567 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 19.278 tiêu chí, trong đó có 2.937 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 12,4%. Các đơn vị được điều tra là: xã Xuân Quang, Thái Niên, thị trấn Phố Lu. - Thị xã Lào Cai (nay là Thành phố Lào Cai): có 210 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 7.140 tiêu chí, trong đó có 505 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 7,7%. Các đơn vị được điều tra là xã Hợp Thành, xã Cam Đường, phường Cốc Lếu. - Huyện Mường Khương có 243 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 8262 tiêu chí, trong đó có 471 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 5,7%. Các đơn vị được điều tra là xã Nấm Lư, xã Thanh Bình, xã Mường Khương. - Huyện Bắc Hà có 231 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 7.854 tiêu chí, trong đó có 933 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 11,8%. Các đơn vị được điều tra là xã Lùng Phình, xã Bảo Nhai, thị trấn Bắc Hà. - Huyện Bát Xát có 300 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 10.200 tiêu chí, trong đó có 665 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 6,5%. Các đơn vị được điều tra là xã Mường Hum, xã Ý Tý, thị trấn Bát Xát. - Huyện Bảo Yên có 372 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 12.648 tiêu chí, trong đó có 2.831 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 23,8%. Các đơn vị được điều tra là xã Vĩnh Yên, xã Thượng Hà, thị trấn Phố Ràng. - Huyện Văn Bàn có 336 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 11424 tiêu chí, trong đó có 1.290 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 11,3%. Các đơn vị được điều tra là xã Liêm Phú, Chiềng Ken, thị trấn Khánh Yên. - Huyện Si Ma cai có 140 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 4760 tiêu chí, trong đó có 328 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 6,9%. Các đơn vị được điều tra là xã Sín Chéng, Cán Cấu, xã Si Ma Cai. - Huyện Sa Pa có 165 phiếu, với tổng số tiêu chí cần điều tra là 5610 tiêu chí, trong đó có 1.046 tiêu chí được trả lời là “ Không đồng ý” chiếm 18,6%. Các đơn vị được điều tra là xã San Sả Hồ, Sa Pả, thị trấn Sa Pa. 2. Về tổ chức quán triệt học tập QCDC: Nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng việc quán triệt học tập, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDC), một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Cho nên, sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Nghị định số 29-NĐ/CP (nay là Nghị định số 79-NĐ/CP của Chính phủ), Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình quán triệt, triển khai học tập tới toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Thành lập Ban chỉ đạo, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban, đồng chí Trưởng ban Tổ chức chính quyền nay là (sở Nội vụ) làm Phó ban thường trực, MTTQ và các đoàn thể chính trị là thành viên Ban chỉ đạo. Các huyện, thị cũng thành lập Ban chỉ đạo như ở tỉnh. Tiến hành mở Hội nghị quán triệt học tập Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị định số 79-NĐ/CP. Ban chỉ đạo tỉnh chọn 3 xã, phường thị trấn làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng. Thực hiện kế hoạch triển khai của tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của các huyện, thị, xã, phường, thị trấn cũng được thành lập BCĐ. Tiến hành tæ chøc triÓn khai tới cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn học tập thực hiện những nội dung của Quy chế dân chủ gắn với Pháp lệnh công chức viên chức tại các cơ quan đơn vị. Tính đến nay (12-2004) đã có 100% cơ quan, đơn vị, cơ sở và trên 90% quần chúng nhân dân tham gia học tập thực hiện QCDC ở cơ sở. Qua tổng hợp kết quả điều tra, có 97-98% số người được hỏi về nội dung I (quán triệt học tập) trả lời có. Điều này tiếp tục khẳng định quy chế dân chủ ở cơ sở Xã, (phường, thị trấn) theo Nghị định số 79 của Chính phủ đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai tổ chức quán triệt, thực hiện tốt trong những năm qua, nhÊt lµ nh÷ng năm gÇn ®©y. Một số địa phương có tỷ lệ phiếu đồng tình cao như huyện Mường Khương (94,3%), Bát Xát (93,5%), huyện Si Ma Cai (93,1%), xã Ý Tý-Bát xát (96,2%), xã Cam Đường- Lào Cai (95,3%)… KÕt qu¶ qua phiÕu ®iÒu tra còng phù hợp với thực tế kết quả triển khai quán triệt thực hiện quy chế dân chủ ở những nơi này có nổi trội hơn, tình hình nhân dân ổn định hơn. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước trong toàn tỉnh đã xây dựng qui chế hoạt động, có cơ chế rõ ràng việc dân chủ hoá, công khai các nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị và cơ sở xã, phường, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. Từng bước khắc phục tình trạng áp đặt, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, xã phường, thị trấn đều có phòng tiếp dân. Nhiều cơ sở đã niêm yết công khai tại trụ sở, hoặc nhà văn hoá thôn, bản, nhà trường những việc cần thông báo cho nhân dân biết để nhân dân bàn và tham gia thực hiện. Vì vậy nhiều thắc mắc, đơn thư, khiếu kiện của nhân dân phần lớn đều được giải quyết dứt điểm từ cơ sở nên tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp giảm hẳn, hạn chế khiếu kiện đông người. H×nh thøc ho¹t ®éng còng cã sù ®æi míi, Uỷ ban nhân dân các cấp đã ký kết chương trình phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có lịch giao ban hàng tháng, qúy để nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và có ý kiến chỉ đạo thực hiện. Nhiều nơi như thị xã Lào cai, thị trấn Sa Pa, thị trấn Bát Xát đã làm tốt việc thu thập ý kiến tố giác của nhân dân về tiêu cực, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Nhân dân thị xã Lào Cai phát hiện thêm gần 500 con nghiện trên địa bàn qua hòm thư tố giác, giúp cho cấp ủy chính quyền có cơ sở chỉ đạo cai nghiện cộng đồng và cai tại công truờng 06. 3. Tồn tại: Trong tổng số 2544 phiếu, có 2,35% số phiếu trả lời không cho rằng việc tổ chức quán triệt học tập QCDC chưa tốt, hoặc triển khai qua loa, hình thức, chất lượng thấp, dân không nắm được nội dung. Có 1,92% số phiếu cho rằng việc quán triệt triển khai các chính sách pháp lệnh của nhà nước chưa tốt. Kết quả kiểm tra toàn diện huyện Bảo Thắng, Bảo Yên năm 1998, Văn Bàn năm 2002, Mường Khương năm 2003, Bát Xát năm 2004; cho thấy do nhận thức của một số cán bộ cấp uỷ về vai trò quan trọng của việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết nói chung, và Quy chế dân chủ nói riêng, còn chưa toàn diện, thiếu s©u s¾c, mới chỉ dừng lại ở khâu triển khai trong cấp uỷ và cán bộ đảng viên. Việc triển khai học tập cho quần chúng nhân dân nhìn chung chưa sâu, chưa rộng khắp, nặng về phổ biến chung chung, hình thức Qua kiểm tra thôn Nậm Rúc xã Thanh Bình và thôn Tả Thàng xã Tả Thàng (M­êng Kh­¬ng) thì các trưởng thôn đều trả lời là thôn chưa bao giờ tổ chức triển khai học tập Nghị quyết, kể cả QCDC; thời gian triển khai còn chậm so với kế hoạch, chương trình hành động còn chung chung, chưa bám sát Nghị quyết để xây dựng cho phù hợp với địa phương, đơn vị mình và phải sửa đi sửa lại nhiều lần, thậm chí có đơn vị không xây dựng chương trình hành động. Thông qua trực tiếp kiểm tra 15 đơn vị ở Mường Khương chi bộ Toà án, Nông trường Thanh Bình, Khối Dân vận xã Nậm Chảy, xã Nấm Lư, Trường bồi dưỡng - ĐT giáo dục và Đảng uỷ Quân sự... phát hiện 7 đơn vị (chiếm 46,6%) không có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, chỉ thị về QCDC. II. kÕt qu¶ thùc hiÖn nh÷ng néi dung cña quy chÕ d©n chñ ë x· (ph­êng, thÞ trÊn) 1. KÕt qu¶ mét sè néi dung qua thiÕu kh¶o s¸t 14 viÖc chÝnh quyền cần thông báo cho dân biết ®ã được thực hiện khá tốt. Một số nội dung tiêu chí điều tra có tỷ lệ phiếu trả lời có tương đối cao như : Các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND xã đạt tỷ lệ 98,11%. chương trình, kế hoạch cho vay vốn xóa đói giảm nghèo đạt tỷ lệ 97,52%. Công tác văn hóa xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an toàn trật tự xã hội đạt tỷ lệ 97,2%... Kết quả này cùng với kết quả kiểm tra, giám sát qua các đợt của tỉnh khẳng định: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác công khai những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, đến với nhân dân, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và ra sức thực hiện có hiệu quả. Trong số 5 tiêu chí đươc hỏi về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp. Có một số tiêu chí được nhiều người ủng hộ như: xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản đạt tỷ lệ 96,3%, chủ trương đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi đạt tỷ lệ 92,72%, tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường 92,3%. Về những việc nhân dân bàn,tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định có 6 tiêu chí cần hỏi, trong đó số tiêu chí được trả lời có chiếm tỷ lệ từ 76%-88,3%, cao nhất đó là dự thảo Nghị quyết HĐND xã, quy hoạch phát triển KT-XH, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, ngành nghề đạt tỷ lệ 88,3%. Về mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, tỷ lệ phiếu tán thành là 91,8%, giữa đoàn thể với nhân dân 94%, đội ngũ cán bộ tăng cường với dân 85,5%. Hỏi về suy nghĩ của dân về thực hiện QCDC, tỷ lệ phiếu trả lời cần thiết chiếm 97,7%. Có 84,3% số phiếu cho rằng cán bộ đảng viên đã có sự gương mẫu trong thực hiện QCDC, số phiếu cho rằng cần thiết thường xuyên kiểm tra thực hiện QCDC chiÕm 97,8%. Qua kiểm tra toàn diện của Tỉnh ủy, kiểm tra chuyên đề của Ban chỉ đạo QCDC, kết quả giám sát của HĐND, khảo sát đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về công tác vận động quần chúng giai đoạn 2001-2005... cho thấy kết quả cùng đồng thuận với điều tra. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội có nhận thức đúng đắn ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, nên lĩnh vực này có chuyển biến tốt. Cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân đã chủ động, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết của chi, Đảng bộ, HĐND - UBND, các công việc trong cộng đồng dân cư, thôn, bản,