Đề tài Đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Bình

Môi trường nước theo nghĩa rộng bao gồm hai bộ phận môi trường nước trên mặt và môi trường nước dưới đất. Môi trường nước dưới đất còn gọi là môi trường địa chất thủy văn. Nghiên cứu môi trường địa chất thủy văn có liên quan mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người nên bao gồm sự tìm hiểu điều kiện địa chất thủy văn môi trường và tác dụng địa chất thủy văn môi trường. Trong quá trình tiến hóa lâu dài của môi trường địa chất nước dưới đất cùng với đá, thổ nhưỡng, khí thiên nhiên và sinh vật hình thành được mối quan hệ cân bằng. Nhưng các nhân tố nhân tạo về khai thác, tháo khô, tưới nước, ô nhiễm. đã phá hoại sự cân bằng ấy dẫn đến sự biến đổi các đặc trưng về thành phần, tính chất, trạng thái và động lực. của nước Chính vì sự cần thiết và tầm quan trọng như đã nêu trên, sau đây để hiểu sâu hơn về môn học “Địa chất thủy văn môi trường” tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu.

docx16 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 41232 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT MÔN HỌC ĐỊA CHẤT THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS Nguyễn Văn Lâm THỰC HIỆN Học viên: Mai Phú Lực Lớp: Cao học ĐCTV K31 Hà Nội, tháng 06/2016 MỞ ĐẦU Môi trường nước theo nghĩa rộng bao gồm hai bộ phận môi trường nước trên mặt và môi trường nước dưới đất. Môi trường nước dưới đất còn gọi là môi trường địa chất thủy văn. Nghiên cứu môi trường địa chất thủy văn có liên quan mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người nên bao gồm sự tìm hiểu điều kiện địa chất thủy văn môi trường và tác dụng địa chất thủy văn môi trường. Trong quá trình tiến hóa lâu dài của môi trường địa chất nước dưới đất cùng với đá, thổ nhưỡng, khí thiên nhiên và sinh vật hình thành được mối quan hệ cân bằng. Nhưng các nhân tố nhân tạo về khai thác, tháo khô, tưới nước, ô nhiễm... đã phá hoại sự cân bằng ấy dẫn đến sự biến đổi các đặc trưng về thành phần, tính chất, trạng thái và động lực... của nướcChính vì sự cần thiết và tầm quan trọng như đã nêu trên, sau đây để hiểu sâu hơn về môn học “Địa chất thủy văn môi trường” tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển duy nhất ở Bắc Bộ không có núi. Nằm ở hạ lưu hệ thống sông Hồng với diện tích 1541,9 km2 và 1787900 dân. Thái Bình được chia thành 8 huyện thị. Thị xã Thái Bình là trung tâm hành chính, kinh tế, dân cư quan trọng nhất của tỉnh, các huyện lỵ, Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải và Vũ Thư cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, dân cư quan trọng của địa phương. Thái Bình có chung địa giới với Nam Hà, Nam Định ở phía Tây và phía Nam, với Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng ở Phía Bắc còn phía Đông giáp biển. Toạ độ địa lý như sau: Vĩ Độ Bắc: 20005'15'' đến 20043'57'' Kinh độ Đông: 1060 06'33'' đến 106037'35'' Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu Thái Bình được xem như một ốc đảo, ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, đó là: phía Bắc và Đông Bắc là sông Hoá- phân lưu của sông Luộc, chảy qua bộ phận biên giới tỉnh dài 35,5km; phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc- sông phân lưu của sông Hồng, chảy qua bộ phân biên giới tỉnh dài 90 km. Giữa tỉnh có sông Trà Lý - sông phân lưu của sông Hồng, chảy qua địa bàn tỉnh dài 27km. Các sông chảy qua địa bàn tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, mùa hè mực nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm xuống nhiều, hàm lượng phù sa không đáng kể, mặn có thể tiến sâu vào đất liền. Sự hình thành địa thế tự nhiên có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. 1.2. Địa hình Toàn bộ Thái Bình là địa hình đồng bằng thấp thuộc châu thổ sông Hồng. Địa hình bằng phẳng, độ cao tuyệt đối nhỏ (1-2m) hơi dốc về phía Đông với độ dốc rất nhỏ. Vùng cao trên 2,0m (cao nhất 3,5m) có diện tích nhỏ, nhưng có vùng trũng chỉ cao 0,5m, cốt ngập lụt +1,8m, về địa mạo tương đối đồng nhất. Đồng bằng Thái Bình chủ yếu được bồi đắp của phù sa sông Hồng, một phần của sông Thái Bình. 1.3. Khí hậu Cũng như các nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có khí hậu nhiệt đới, nòng ẩm, có gió mùa. Mỗi năm được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, nóng nhất vào tháng 7 với nhiệt độ trung bình 29,20C. Lạnh nhất vào tháng 1 với nhiệt độ 16,20C. Lượng mưa cả năm đạt 1804,8 mm, lượng mưa trong mùa mưa đều lớn hơn 160mm và vượt quá độ bốc hơi nhiều. Mặc dù vào tháng 7 lượng mưa cũng đạt tới 116 mm, trong mùa mưa thường hay có bão. Trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão, bão kèm theo mưa gây úng ngập. Mùa khô lượng mưa nhỏ (dưới 87mm) tháng 12 mưa ít nhất chỉ dạt 22,6mm. Trong mùa này do nhiệt độ thấp và có mưa phùn nên độ bốc hơi cũng không cao. Vào các tháng 2,3,4 độ bốc hơi vẫn nhỏ hơn lượng mưa. Độ ẩm trung bình trong ngày chiếm 50%, độ ẩm cuối mùa khô vào những tháng có mưa phùn độ ẩm trung bình của tháng tới 90%. Do địa hình phẳng nên ở Thái Bình hầu như không có sự khác biệt về khí hậu đáng kể giữa các địa phương. 1.4. Thuỷ văn Do nằm ở hạ lưu của các hệ thống sông lớn nên Thái Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc. Đặc điểm chung là các sông rộng, có độ dốc nhỏ và uốn khúc mạnh, nước sông chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuỷ triều. - Thái bình có hơn 50 km bờ biển cùng 5 cửa sông đổ ra biển, mặt khác biển Thái Bình là biển hở, không có núi non, đảo che chắn cho nên mùa hè hướng gió Đông Nam mang theo hơi nước mát mẻ, mùa Đông hướng gió Đông Bắc từ lục địa thổi ra làm cho đất liền khô ráo. - Trong nội địa Thái Bình có 4 con sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hoá, tổng chiều dài 250km bao bọc xung quanh tỉnh. Bên cạnh đó còn có 11.044 ha ao hồ, kênh rạch có sức chứa hàng tỷ m3 nước, các khối nước ngọt này đóng vai trò hồ điều hoà làm cho khí hậu toàn tỉnh trong lành và mát mẻ. Sông Hồng làm địa giới giữa Thái Bình với Nam Hà ở phía Tây và Nam. Lòng sông khá rộng, trung bình 500 – 800m, mùa lũ còn rộng hơn. Nước chảy yếu do ảnh hưởng của thuỷ triều, nước sông đục quanh năm. Theo tài liệu ở trạm Phú Hào thì tại đây sông sâu 11m. Mực nước cao nhất đạt 3,59m, thấp nhất 0,2m. Vận tốc dòng chảy lớn nhất 2,2m, QM – 4080m3/s, độ đục lớn nhất 5990g/m3. Sông Luộc làm địa giới tự nhiên giữa Thái Bình và Hải Hưng. Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng có tác dụng tải nước từ sông Hồng sang hạ lưu sông Thái Bình. Tại trạm Triều Dương QTB = 544m3/s, Qm = 262m3/s, QM = 1270m3/s. Mực nước cao nhất 4,88m; thấp nhất 0,36m, vận tốc dòng chảy 0,6 đến 2m/s. Đó là một nhánh của sông Hồng nên nước sông Luộc cũng đục như nước sông Hồng. Sông Trà Lý chảy giữa tỉnh Thái Bình, sông Trà Lý chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Tại trạm Quyết tiến mực nước sông Trà Lý cao nhất đạt 4,12m, nhỏ nhất là 0,2m, trung bình 1,5m. Lưu lượng QM = 140m3/s, tốc độ dòng chảy lớn nhất (khi lũ) 2,05m/s, độ đục đạt 2700g/m3. Ở vùng trên thị xã Thái Bình nước sông Trà Lý và sông Hồng đều nhạt (M < 0,2g/l), nước Bicacbonat Canxi, pH ~ 8. Ngoài các sông nêu trên Thái Bình còn có một số sông khác như sông Hoá, sông Cả, sông Lâm, sông Diêm Hộ nối sông Niệm với sông Thái Bình và đổ ra cửa biển Thái Bình. Sông Cả, sông Lâm đã có hệ thống đê biển và tạo nên các hồ nước nhạt để tưới cho các cánh đồng lúa ở Đông Nam của tỉnh. Thái Bình có hệ thống các kênh tưới tiêu dày đặc cùng với hệ thống 375 trạm bơm, 1044 máy bơm đạt lưu lượng 14.486.000 m3/h, có khả năng tưới cho 50.000ha và tiêu 30.900ha hàng năm. Biển Thái Bình cũng giống biển Hải Phòng, có chế độ nhật triều đều. Độ lớn triều đạt tới 2m, nước biển có độ mặn từ 24 - 25%. 1.5. Giao thông Thái Bình là một đồng bằng ven biển, có mật độ sông ngòi cao, rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đặc biển có cảng sông biển Diêm Điền, hàng ngày các tàu chở hàng ở khắp nơi đổ về và các hoạt động của thuyền đánh bắt hải sản trong một vùng biển nông có nhiều doi cát ngầm như cửa Ba Lạt. Hệ thống giao thông đường bộ dày đặc rất thuận lợi cho việc giao lưu thông thương với các tỉnh lân cận như quốc lộ 39 nối Hưng Yên với Thái Bình qua cầu Triều Dương, quốc lộ 10 nối Nam Định, Thái Bình, đi Hải Phòng, các đường liên huyện, liên xã cũng được làm rất tốt, an toàn thuận tiện cho việc đi lại. 1.6. Đặc điểm kinh tế - Nhân văn Thái Bình là một vùng đất quá chật người quá đông với diện tích 1541,9km2, dân số 1787900. Mật độ dân số trung bình (theo thống kê năm 2001) là 1160 người/km2 được trình bày theo bảng thống kê dưới đây. Bảng 1.1. Đặc điểm kinh tế - nhân văn vùng nghiên cứu TT Đơn vị Hành chính Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 2 3 4 5 6 7 8 TX. Thái Bình H. Đông Hưng H. Hưng Hà H. Kiến Xương H. Quỳnh Phụ H. Thái Thụy H. Tiền Hải H. Vũ Thư 43,3 198,4 200,2 213,1 205,6 256,8 225,9 198,5 130700 248000 243000 235800 239800 260900 204200 224600 3018 1250 1218 1106 1166 1016 904 1131 Toàn tỉnh 1541,9 1787900 1160 Là một tỉnh thuần nông (90% là sản xuất nông nghiệp), công nghiệp và thủ công nghiệp chưa phát triển, mới chỉ phát triển một số nghề phụ khác như chiếu cói, mộc, dệt chiếu, chạm bạc, mây tre, thảm len, nuôi trồng thuỷ sản, thêu, đan nón v.v Cây trồng chính ở đây là lúa nước, khoáng sản nghèo nàn. Hiện nay các cơ sở hạ tầng vẫn đang được tỉnh quan tâm xây dựng, các doanh nghiệp nhỏ cũng phát triển rất mạnh. Nhân dân trong tỉnh hầu hết đều thoát nạn mù chữ, học hết cấp 1 chiếm 80% dân số còn lại là hết cấp 2, cấp 3 và đại học. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU Trên lãnh thổ Thái Bình, việc nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn tương đối chi tiết. Tại đây đã tiến hành nghiên cứu, lập bản đồ địa chất thuỷ văn toàn quốc tỷ lệ 1:120.000. Những năm gần đây, Liên đoàn bản đồ địa chất và Liên đoàn Địa chất thủy văn thuộc Cục Địa chất Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, lập bản đồ Địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000. Căn cứ vào các tài liệu trên, Thái Bình là một bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bở rời hệ thứ tư, có nguồn gốc sông biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông dễ khai thác. Tại vùng này, đến nay có rất nhiều cơ quan trung ương và địa phương đến đây nghiên cứu về địa chất, địa chất thủy văn và đã đi đến phân đới thuỷ địa hoá thương phương thẳng đứng và phương ngang cho kết quả khá chính xác. Trên phạm vi tỉnh Thái Bình không gặp nước khe nứt lộ trên mặt. Các đá cứng nứt nẻ chỉ gặp ở các lỗ khoan có chiều sâu từ 80 - 140m. Nước lỗ hổng phân bố trên toàn bộ diện tích tỉnh. Thành tạo bởi rời chứa nước rất đa dạng gồm nhiều nguồn gốc khác nhau, từ trên xuống có thể thấy rõ các tầng chứa nước chứa nước như sau: 2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các thành tạo bở rời đa nguồn gốc Holocen Tầng chứa nước này phủ toàn diện tích tỉnh Thái Bình. Thành phần hoá học chủ yếu là các tập hạt mịn xen các tập hạt thô sét, cát sét xen cát. Nguồn gốc sông, sông biển, biển quy luật phân bố không rõ ràng đặc trưng cho kiểu đồng bằng châu thổ. Mức độ chứa nước của đất đá biến đổi tuỳ thuộc vào thành phần hạt. Ở các tập cát mức độ chứa nước trung bình, còn cát sét chứa nước kém. Nước có độ tổng khoáng hoá biến đổi từ xấp xỉ 1g/l đến 3-4g/l, hàm lượng sắt cao, có phản ứng axit yếu (pH <6,5). Mực nước cách mặt đất 0,5 đến 1m, ở ven biển quan sát thấy mực nước của tầng này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thí dụ tại khu vực Cống Lân các lỗ khoan quan sát động thái trong tầng này xác định sự dao động cùng pha của mực nước trong lỗ khoan với pha của thuỷ triều chỉ có biên độ dao động nhỏ (16cm trong khi biên độ triều ở thời kỳ quan trắc đạt gần 2m). 2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng cát, cuội, sỏi QI-III Phân bố trên toàn diện tích Thái Bình nhưng bị phủ bởi các thành tạo hạt mịn hơn. Chúng được gặp ở độ sâu từ 30 - 50m và bề dày có thể từ vài chục mét đến 50-60m. Thí dụ LK12 gặp từ 42m đến 115m, LK13 từ 23 - 145m, LK100 từ 48 - 120m. Mức độ chứa nước của đất đá từ tốt đến rất tốt, hầu hết các lỗ khoan cho tỷ lưu lượng trên 1l/s. Thành phần hoá học của nước biến đổi phức tạp. Ở phần Bắc và Đông Bắc của tỉnh (Hưng Hà, Đông Hưng) gặp nước nhạt (M 3g/l có khi 9 -10g/l, nước Clorua natri hàm lượng sắt cao. Thí dụ LK701 nước có M = 5,6g/l; LK704 có M = 5,8g/l, LK709 có M = 7,2g/l; LK713 có M = 1,3g/l, LK901 có M = 0,53g/l, LK902 có M = 0,82g/l. Nguồn gốc nước nhạt chưa xác định chính xác song có lẽ chúng được vận động từ Tây Bắc về. 2.3. Tầng chứa nước nghèo hệ tầng Thái Bình Phân bố từ độ sâu 20m, vùng phía Nam sông Trà lý còn nông hơn. Đất đá chứa nước là cát hạt nhỏ lẫn bột sét và cát hạt trung, phần trên có chưa các tàn tích thục vật. Lưu lượng nước từ 0,2-0,2l/s trong nước có chứa hàm lượng sắt cao, loại hình hoá học là nước Clorua Natri hoặc Clorua Bicacbonat Natri. Các giếng đào và giếng khoan của UNICEP trong khu vực thị xã, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hảithường khoan tầng nông. Hiện tại tầng này đang được nhân dân khoan giếng nông, khai thác dùng cho quy mô gia đình, song nước có hàm lượng sắt cao, hơi mặn, do hạt cát nhỏ lọt qua lưới lọc, giảm tuổi thọ giếng khoan, cho nên không có giá trị cung cấp lớn, dễ nhiễm bẩn, nhiễm mặn. 2.4. Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng I Phân bố từ độ sâu 20-25m, thành phần đất đá cách nước là đất sét mịn, màu xám, có giá trị che chắn bảo vệ tầng nước nằm dưới nó và tạo ra nước áp lực cục bộ. 2.5. Tầng chứa nước yếu thuộc hệ tầng Hải Hưng II Phân bố từ độ sâu 25-35m đất đá chứa nước là cát hạt nhỏ, cát bột sét, khả năng cung cấp nước rất nhỏ, trên địa bànThái Bình hiện nay rất ít khi khai thác vào vùng này, nước có tỷ lưu lượng Q<0,05l/m.s, độ tổng khoáng hoá từ 0,94-6,12g/l thuộc loại hình hoá học Clorua Natri. Một số tài liệu thăm dò gần đây cho rằng ở các xã Bắc Vũ Thư khoan vào tầng này gặp nước ngọt, nhưng chưa có cơ sở khoa học. 2.6. Tầng cách nước thuộc hệ tầngVĩnh Phúc I Tầng cách nước này phân bố từ độ sâu 35-45m, đất đá cách nước là sét mịn, màu loang lổ, khả năng cách nước tốt, có giá trị che chắn tầng chứa nước dưới nó và tạo ra áp lực, đồng thời góp phần tạo áp lực tầng trên. Bề dày của tầng cách nước này ổn định và phân bố rất nông. 2.7. Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II Tầng chứa nước này phân bố từ độ sâu 45 - 80m, đất đá chứa nước là cát hạt trung đến thô, khả năng chứa nước tốt, có lưu lượng từ 0,2 - 0,7l/s, tỷ lưu lượng 0,1 - 0,5l/s, cấp giàu nước chỉ đạt chỉ số trung bình, nước có loại hình hoá học là Bicacbonat Clorua Natri Magiê. Đây là tầng chứa nước tương đối phong phú, nước áp lực. Hiện nay các giếng khoan của UNICEF tại Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng thường khoan vào tầng này cho nước ngọt, hàm lượng sắt nhỏ và gặp nước áp lực, tầng này rất có giá trị cung cấp nước sạch nông thôn. 2.8. Tầng chứa nước trong trầm tích cát-cuội-sỏi hệ tầng Hà Nội Hệ tầng này phân bố từ độ sâu 80-140m, đất đá chứa nước là cát, cuội, sỏi có độ lỗ hổng rất lớn, khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp nước cả về số lượng và chất lượng. Song đối chiếu theo bản đồ phân đới thuỷ văn nằm ngang thì tại Thái Bình tầng này có giá trị tại các địa phương thuộc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và một số xã Thái Thụy. Tại các vùng này các giếng khoan sâu thuộc xã Đông Hoàng (Đông Hưng), UBND huyện Quỳnh Phụ, thị trấn Hưng Hà, bệnh viện II Hưng Hà đều khai thác vào tầng này cho chất lượng nước tốt. Nước có lưu lượng từ 14 - 20l/s, tỉ lưu lượng q=0,5 l/s.m, độ khoáng hoá từ 0,3 - 0,5 g/l, loại hình hoá học là Bicacbonat Clorua Natri hoặc Clorua Bicacbonat Natri. Trong tầng này cần lưu ý chỉ nên khai thác tầng này ở địa danh nêu trên, còn các địa danh như thị xã Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, tầng chứa nước này bị nhiễm mặn không dùng được trong sinh hoạt. 2.9. Tầng chứa nước khe nứt các thành tạo Neogen Chỉ gặp ở các lỗ khoan sâu trên 120m. Mức độ chứa nước của đất đá hạn chế, nước mặn là chủ yếu. Tổng khoáng hoá đạt trên 8g/l có khi đến trên 30g/l. Riêng trong phần trên của nước khe nứt nối tiếp giáp với trầm tích bở rời Q, nước cũng có M khá cao, nhưng thường là 8-12g/l. Thí dụ LK 701A nước có công thức Cuốc Lốp. Nhìn chung nước khe nứt ở Thái Bình không thể dùng để cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt. Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.1. Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá Việc đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường nước dưới đất là một trong những nội dung quan trọng giúp cho các nhà chuyên môn cũng như các nhà quản lý tài nguyên nước có cái nhìn tổng quan hơn về tài nguyên nước trên phạm vi nghiên cứu và quản lý, từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược cũng như các giải pháp bảo hộ hiệu quả và bền vững tài nguyên nước dưới đất. Đến nay, UNESCO đã đúc kết được một danh sách khoảng 100 chỉ số có liên quan đến NDĐ, trong đó mỗi chỉ số sẽ mô tả một khía cạnh hay một quá trình của hệ thống NDĐ liên quan cả về số lượng và chất lượng. Nghiên cứu xác định các chỉ số NDĐ đã được UNESCO đưa ra trong bước 6 của IHP có chủ đề là: hội nhập lưu vực sông và động lực học NDĐ. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà chuyên môn. Dưới sự hỗ trợ của IAEA và IAH, một nhóm nghiên cứu đã được thành lập để xây dựng một bộ chỉ số NDĐ. Đến nay, UNESCO đã có danh mục rất nhiều chỉ số NDĐ, trong đó thường tập trung vào 6 chỉ số thích hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu cũng như nguồn tài liệu hiện nay. Các chỉ số NDĐ để đánh giá tính bền vững tài nguyên môi trường NDĐ hiện đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu mà các chỉ số này được đánh giá theo các phạm vi khác nhau: - Cấp độ thế giới: thường được các tổ chức Quốc tế như UNESCO, IHAthực hiện trên quy mô toàn thế giới hoặc châu lục nhằm xác định tình trạng nguồn NDĐ, xây dựng các chương trình hành động, xác định các nơi có áp lực đối với nguồn NDĐ và đề xuất các giải pháp khắc phục. - Cấp độ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, lưu vực sông: được các quốc gia thực hiện riêng lẻ như ở Nam Phi, Tây Ban Nha, BrazilTùy mục đích nghiên cứu và mức độ đầu tư, người ta sẽ lựa chọn phạm vi đánh giá các chỉ số NDĐ. Một số nơi vùng nghiên cứu nhỏ (Tây Ban Nha) hoặc quan tâm mức độ quốc gia (Nam Phi) người ta chỉ tính toán chỉ số NDĐ cho toàn vùng. Riêng bang São Paulo đã thực hiện nghiên cứu này khá toàn diện với bộ chỉ số gồm 6 chỉ số NDĐ được đánh giá theo 22 khu vực liên quan đến các đơn vị quản lý NDĐ (HRMU). Với điều kiện ở Việt Nam hiện nay có thể tiếp cận hướng đánh giá của bang São Paulo, cụ thể: Các chỉ số được chọn lựa là: 1) Tài nguyên NDĐ có thể phục hồi/đầu người (sẽ được gọi tắt là Chỉ số tổng lượng NDĐ trên đầu người). 2) Tổng lượng khai thác tài nguyên NDĐ/lượng cung cấp cho NDĐ (sẽ được gọi tắt là Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập). 3) Tổng lượng khai thác tài nguyên NDĐ/tổng tài nguyên NDĐ có khả năng khai thác (sẽ được gọi tắt là Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng). 4) Tổng lượng nước NDĐ cho sinh hoạt/tổng lượng nước cần cho sinh hoạt (sẽ được gọi tắt là Chỉ số nước cho sinh hoạt). 5) Chỉ số can kiệt NDĐ. 6) Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ. - Các chỉ số NDĐ có thể được đánh giá theo đơn vị cấp quận/huyện/thị xã - Phương pháp tính toán chủ đạo: có thể sử dụng mô hình NDĐ, lập bản đồ và các tính toán chuyên môn liên quan. 3.2. Lựa chọn chỉ số đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất Như đã phân tích ở trên việc đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất cần đánh giá tổng hợp nhiều chỉ số, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ lựu chọ một chỉ số có đầy đủ tài liệu của cùng nghiên cứu nhất để tính toán đo là Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng. - Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng khai thác sử dụng NDĐ cần phải hiểu rõ được lượng bổ cập và trữ lượng tĩnh. Do đó, chỉ số này dùng để so sánh tổng lượng NDĐ được khai thác hàng năm và lượng bổ cập NDĐ để nhận ra được vấn đề khai thác quá mức nếu có (xâm phạm trữ lượng tĩnh). Cũng như chỉ số trên, chỉ số này thường được sử dụng kết hợp với chỉ số sử dụng nước dưới đất so với lượng bổ cập và chỉ số cạn kiệt NDĐ. Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng cũng được xem là chỉ số biểu thị tính bền vững đối với khai thác NDĐ. Khi khai thác vượt ngưỡng giới hạn này chắc chắn là ảnh hưởng tới sự thay đổi chất lượng và ảnh hưởng phần nào đến cân bằng sinh thái trong vùng, kể cả xung quanh. Ngưỡng khai thác này không được khuyến khích, ngoại trừ đối với các vùng khô hạn và bán khô hạn như vùng Duyên hải miền Nam Trung Bộ. Cách tính toán chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng Chỉ số này được xác định theo công thức: Tổng lượng khai thác NDĐ Trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ×100% Kết quả tính toán đã xác định giá trị của Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng theo quận/huyện/thị xã. Thang đánh giá chỉ số này như sau: - Thấp: <25% (Bền vững) - Trung bình: 25 – 40% (Kém bền vững) - Cao: ≥40% (Không bền vững) Sử dụng ký hiệu màu xanh, vàng và đỏ tương ứng với các mức bền vững, kém bền vững và không bền v
Luận văn liên quan