Đề tài Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con người, là tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đất có thể làm ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng. Như vậy đất đai đã gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài người. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi công sức lẫn sương máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ được nguồn tài nguyên vô gía ấy và phải biết cách quản lý thật chặt chẽ, sử dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước đang ngay một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tất cả những vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Các mâu thuẫn đó đang có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất phải được đặt ra cho các nhà quản lý đất đai, nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả cao. Đây là vấn đề xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất. Ngày nay vấn đề đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thông qua việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai như : Luật Đất đai 1989, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi và bổ sung năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003 và một loạt các Thông tư, Nghị định, Chỉ thị về đất đai. Luật Đất đai hiện hành là Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 đã chỉ ra 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến từng địa phương Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ, được sự nhất trí của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, được sự phân công trực tiếp của khoa Đất và Môi trường, cùng sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo hướng dẫn, em đi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006”.

doc95 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, các Cô trong trường nói chung, trong khoa Đất và Môi trường nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức về cơ bản về chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong công tác sau này. Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô trong khoa Đất và Môi trường, cùng các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và các phòng ban khác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao. Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, các Cô và các bạn, để luận văn được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là nhũng kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này. Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên , kính chúc các Thầy, các Cô và toàn thể các cô chú tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con người, là tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đất có thể làm ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng... Như vậy đất đai đã gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài người. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi công sức lẫn sương máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ được nguồn tài nguyên vô gía ấy và phải biết cách quản lý thật chặt chẽ, sử dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước đang ngay một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tất cả những vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Các mâu thuẫn đó đang có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất phải được đặt ra cho các nhà quản lý đất đai, nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả cao. Đây là vấn đề xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất. Ngày nay vấn đề đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thông qua việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai như : Luật Đất đai 1989, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi và bổ sung năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003 và một loạt các Thông tư, Nghị định, Chỉ thị về đất đai. Luật Đất đai hiện hành là Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 đã chỉ ra 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến từng địa phương Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ, được sự nhất trí của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, được sự phân công trực tiếp của khoa Đất và Môi trường, cùng sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo hướng dẫn, em đi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006”. 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất. - Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006. Trên cơ sở đó, đánh giá về việc thực hiện theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của huyện Tiên Lữ trong thời gian qua. Qua đó thấy được những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất của huyện và đề xuất một số biện pháp giúp chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước. 2.2. Yêu cầu - Nắm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai - Nắm vững những văn bản pháp luật liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. - Đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng ở địa phương trong giai đoạn 2000-2006. - Đưa ra những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực tế ở địa phương. PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Sơ lược lịch sử của ngành địa chính và Quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ Công tác địa chính ở nước ta đã có từ rất lâu đời. Khi xã hội loài người hình thành và phát triển ngày một văn minh, của cải làm ra ngày một nhiều và dư thừa. Trong xã hội xuất hiện một lớp người tìm cách chiếm đoạt của cải dư thừa đó để làm của riêng. Trong đó đất đai cũng bị họ chiếm dụng để phục vụ lợi ích riêng cho mình. Những người bị mất đất canh tác phải làm thuê, mướn cho những người có đất. Họ được hưởng một phần lợi ích từ những sản phẩm của đất, ngược lại họ cũng phải nộp thuế đầy đủ cho chủ đất. Do vậy, để đánh thuế công bằng và hợp lý, họ phải nắm được phần diện tích và chủ sử dụng đất. Như vậy, công tác địa chính ra đời. Khi Nhà nước xuất hiện với tư cách là một tổ chức chính trị, Nhà nước cũng chiếm giữ một phần diện tích đất đai nhất định để phục vụ cho lợi ích KT-CT-XH Công tác địa chính ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước. Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì công tác địa chính có những biểu hiện khác nhau. Điều này bị chi phối bởi các quan hệ đất đai. Ở Việt Nam, đã tồn tại các hình thức sở hữu đất đai như: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Hiện nay tồn tại một hình thức sở hữu duy nhất đó là sở hữu toàn dân về đất đai. Do Nhà nước ta là ‘‘Nhà nước của dân, do dân và vì dân’’ nên hình thức sở hữu Nhà nước cũng là sở hữu toàn dân. Các mối quan hệ đất đai này đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công tác quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử. 1.1.1 Công tác Quản lý đất đai ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 *Trong thời kỳ đầu lập nước: Thời kỳ này quan hệ đất đai có nhiều hình thức sở hữu khác nhau quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà vua và của các quan lại, một phần thuộc công xã nông thôn. *Trong thời kỳ Bắc thuộc: Hình thức sở hữu của công xã nông thôn vẫn tồn tại và phát triển vững chắc. Hình thức này được duy trì suốt một ngàn năm Bắc thuộc. Mặc dù dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, hình thức này không còn được nguyên vẹn như trước. *Trong thời kỳ phong kiến: + Thời kỳ nhà Đinh- Lê: Quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà vua và các quan lại, chế độ công xã vẫn được bảo tồn. + Thời kỳ Lý- Trần: Ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà vua là chủ yếu, sở hữu tư nhân được công nhận và dần phát triển. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu tập thể. + Thời kỳ nhà Hồ và Hậu Lê: Vào thế kỷ XV chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai được xác định đầy đủ. Trong thời kỳ này, Nhà nước can thiệp nhiều vào quan hệ đất đai nhằm tạo ra sự quản lý tập trung thống nhất vào tay Nhà nước. Dưới thời nhà Hồ với chính sách ‘‘hạn điền’’ được ban bố nhằm củng cố chế độ sở hữu của Nhà nước và hạn chế việc biến ruộng đất công thành ruộng tư. Dưới thời nhà Lê Nhà vua đã ban hành chính sách ‘‘lộc điền’’ và ‘‘quân điền’’, đồng thời tiến hành thống kê đất đai, lập sổ địa bạ nằm phân phối lại ruộng đất công cho nhân dân. Đặc biệt trong giai đoạn này, Bộ luật đầu tiên ở nước ta được ban hành là ‘‘Luật Hồng Đức’’ (1481). Trong đó có 60 điều nói về Luật Đất đai. Tinh thần chính của luật là điều chỉnh quan hệ đất đai và triệt để bảo vệ đất công, tuyên bố đất đai là tài sản của Nhà nước. Mặc dù vậy qúa trình tư hữu về ruộng đất vẫn diễn ra trong xã hội và dần chiếm ưu thế. + Thời kỳ nhà Nguyễn: Thời kỳ nhà Nguyễn Tây Sơn (1789-1802): Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, giảm nhẹ tô thuế cho nhân dân, chiêu hồi dân phiêu tán. Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1884): Thời kỳ này Gia Long, nhà Nguyễn (1806) đã hoàn thành công tác đo đạc lập sổ địa bạ còn dở từ thời nhà Lê cho 18000 xã từ Mục Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Nguyễn Ánh còn cho ban hành Luật Gia Long, có 14 điều nói về Luật Đất đai. Trong đó xác định quyền sở hữu tối thượng của Nhà vua đối với ruộng đất và chia ra ruộng đất công quản, đất tư quản. Thuế đất được xác định cụ thể được thu triệt để cho ngân sách quốc gia. Đến đời vua Minh mạng thực hiện chế độ hạn điền lần thứ hai, thành công trong chính sách khai khẩn đất hoang nhà Nguyễn đã đặt hệ thống chính quyền sở hữu từ Trung ương tới địa phương, ra sức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất công. Đến 1844, Nhà nước đã chấp nhận quyền cầm cố đất công một cách có thời hạn của các làng xã. Sau này Nhà vua đã ban hành nhiều quy định củng cố quyền tư hữu ruộng đất và đảm bảo quyền thu thuế ruộng đất. + Thời thuộc Pháp :Pháp hoàn thành cuộc xâm lược ở nước ta,chúng tự ý điều chỉnh quan hệ đất đai theo ý chúng. Thực dân Pháp còn thực hiện chia cắt nước ta thành 3 kỳ để dễ bề cai trị là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. ở mỗi kỳ chúng áp dụng một chế độ chính trị và sử dụng chế độ quản lý đất đai khác nhau. Cùng với bọn thực dân và tư bản Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến cũng ra sức bóc lột nhân dân, ruộng đất được tích tụ cao vào tay chúng. Quyền sở hữu của bọn thực dân phong kiến được pháp luật của chính quyền bảo hộ bảo vệ. Tóm lại trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám 1945 với hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên cùng song song với chế độ sở hữu Nhà nước còn có chế độ sở hữu công xã tồn tại dai dẳng qua các thời đại. Ngoài ra còn tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. 1.1.2. Công tác Quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 Sau cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngành Địa chính được duy trì. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta đã phải trải qua một thời kỳ lịch sử phức tạp, nền kinh tế bị sa sút, lạc hậu. Cụ thể là nạn đói năm 1945. Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương ‘‘Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp’’. Để cứu đói cho dân các chính sách đất đai lúc này đều nhằm chấn hưng nông nghiệp. Hàng loạt các Thông tư, Chỉ thị, Nghị định của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, Chính Phủ đã có nhiều chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng chủ, đất tịch thu từ bọn thực dân việt gian phản động. Từ năm 1950, người cày được giảm tô khi canh tác trên đất vắng chủ. Ngày 14/2/1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất, đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thực dân. Triệt để thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng’’. Ngày 03/07/1958 cơ quan Quản lý đất đai được thành lập, đó là Sở địa chính thuộc Bộ tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Từ 1959, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh tế tập thể. Hiến pháp 1959 ra đời quy định 3 hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Ngày 14/12/19959 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 404/TTg cho phép thành lập Cục đo đạc và bản đồ trực thuộc phủ Thủ tướng để nắm chắc địa hình và tài nguyên đất. Ngày 9/12/1960 Chính phủ ban hành NĐ số 70/NĐ - CP về việc chuyển ngành Địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp và đổi tên thành ngành Quản lý ruộng đất. * Giai đoạn 1980-1991: Hiến pháp 1980 quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Thời kỳ này chúng ta chưa có một hệ thống tổ chức quản lý đất đai đủ mạnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc. Nhà nước mới chỉ quan tâm chủ yếu tới đất nông nghiệp nên việc giao đất diễn ra tuỳ tiện. Để khắc phục tình trạng đó, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai được ra đời nhằm tăng cường công tác về quản lý, sử dụng đất. + Quyết định 201/CP ngày 01/7/1981 của Chính phủ về công tác quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trên cả nước. + Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc bản đồ giải thửa nhằm nắm chắc quỹ đất trong cả nước để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính + Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/4/1981 của Ban bí thư TW Đảng về việc khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong nhóm HTX nông nghiệp. Ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành Bộ Luật Đất đai đầu tiên. Tiếp đó là một dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp là Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Đây là việc làm cụ thể để khẳng định việc chuyển biến từ một nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hoá. * Giai đoạn 1992-nay: Hiến pháp 1992 ra đời quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài...” Năm 1993, Luật Đất đai được ban hành lấy Hiến pháp năm 1992 làm nền tảng. Điểm nổi bật của luật 1993 là cho phép người sử dụng đất có 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế. Ngoài ra Nhà nước còn có một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đây là cơ sở pháp lý giúp người dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trên mảnh đất được giao.Điều 13 Luật Đất đai 1993 còn nêu ra 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Tiếp theo Luật Đất đai 1993 là Luật sửa đổi và bổ sung một số điều Luật Đất đai 1998 và 2001 để hoàn thiện dần chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất. Trong giai đoạn hiện nay, gắn với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. Điều này đã được thể hiện qua Luật Đất đai 2003 ra đời ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2004 và một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thi hành Luật Đất đai 2003 như : Nghị định 181, Nghị định 187, Nghị định 188 ... 1.2. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất Hiện nay phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về đất đai. Ở nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất : Sở hữu toàn dân, với Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng việc được Nhà nước trao cho QSDĐ. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm thực tiễn của đất nước qua các giai đoạn. Ngoài ra hệ thống các cơ quan chuyên môn của các cấp thực hiện việc giám sát việc quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và theo pháp luật. Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thể hiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. + Hiến pháp 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều này tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1988, 1993, Luật sửa đổi năm 1998 và 2001 và Luật Đất đai 2003. Như vậy, Luật Đất đai 1993 và 2003 là công cụ hỗ trợ cho đắc lực giúp cho Nhà nước trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Cùng với Luật Đất đai, Nhà nước cũng ban hành một loạt các văn bản pháp luật khác tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất. + Ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết số 201/CP về việc tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước. + Chỉ thị 299/TTg ngày 18/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. + Chỉ thị 100/CT - TW ngày 13/01/1981 của ban Bí thư Trung ương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm tới nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp. + Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về giá đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. + Nghị định số 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ về việc phân hạng, tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và bản đồ Nhà nước. + Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. + Nghị định số 12/CP ngày 22/2/1994 của Chính phủ ban hành “Thành lập Tổng Cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng cục quản lý ruộng đất và Cục đo đạc”. +Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ ban hành “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính”. + Nghị định số 87/CP được Chính phủ ban hành ngày 17/08/1994 quy định khung giá các loại đất và Nghị định số 90/CP về việc đền bù thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. + Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính. + Chỉ thị số 247 /TTg ngày 28/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. + Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. + Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. + Nghị định số 38/CP năm 2000 về thu tiền sử dụng đất. + Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định thi hành về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. + Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 29/9/2001 của Chính phủ quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/ NĐ-CP. + Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy họach, kế hoạch sử dụng đất. + Nghị định số 79/2001/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001. + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai. + Quyết định số 24/2004/QĐ-BTN&MT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ. + Quyết định số 25 /2004/QĐ - BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2003. + Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. + Thông tư số 28/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 1.3. Kết quả quản lý sử dụng đất của cả nước trong những năm qua - Công tác ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan tới đất đai đã được ban hành và ngày càng được củng cố hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, để công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả. Từ Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi 1998, 2001 và Luật hiện hành là luật 2003, cùng với đó là một loạt các văn bản, Nghị định, Thông tư...đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất. - Về công tác đo đạc bản đồ: Đã tập trung hơn về chức năng quản lý Nhà nước, hội đồn